Thach Thao
New member
- Xu
- 0
Câu chuyện trong bài viết này thời chống Mỹ, ở miền Bắc hầu như ai cũng biết. Từ đó đến nay, có câu chuyện chỉ còn nằm trong ngăn tủ của bảo tàng, hoặc trong quyển lịch sử địa phương... mà ít ai biết được những con người làm nên những câu chuyện lưu danh này bây giờ đang sống ra sao.
Năm 1965, tôi - cậu bé gầy đen như que củi cháy, người khét mùi nắng và mùi... trâu, lon ton chạy theo đám trẻ trong làng để xem cho tận mắt "tên giặc lái", nói theo ngôn từ hồi ấy, đó là Rôbe Su-mêch-cơ. Viên thiếu tá phi công này đã có thâm niên (đến lúc bị bắn rơi) trên 1.000 giờ bay, trong đó có gần 200 giờ bay thấp và là một trong 11 phi công vũ trụ Mỹ được điều động khẩn cấp đến Hạm đội 7 để trực tiếp chỉ huy việc thị sát thăm dò hỏa lực phòng không miền Bắc.
Su-mêch-cơ (xin ghi đúng lại cái tên phiên âm này vì có chuyện liên quan sẽ nói ở phần sau) là phi công thứ hai của Mỹ bị bắt sống ở miền Bắc. Đối với chúng tôi, thú vị nhất ở chỗ, Su-mêch-cơ là phi công... vũ trụ! Còn nhớ, lúc ấy đã gần nửa đêm, khi dân quân giải viên thiếu tá phi công đến thì ông già Nghiêm trong làng leo lên xà nhà (vì viên phi công quá cao), cầm cây thước gỗ dứ dứ vào đầu.
Trở lại chuyện Su-mêch-cơ. Tài liệu hỏi cung sau này ghi lại rằng, ngày 11/2/1965, trong khi các đồng đội của y đang ném bom để thăm dò hỏa lực của đối phương thì Su-mêch-cơ cho hạ độ cao xuống sát mặt biển rồi bất ngờ lao vào khu vực thành Đồng Hới. Nhưng bộ đội và dân quân Quảng Bình đã không bất ngờ, ngay những loạt đạn từ súng bộ binh đầu tiên, chiếc máy bay F8U bốc khói. Su-mêch-cơ chỉ còn kịp mở dù. Ngay lập tức, hệ thống loa truyền thanh thời chiến ở Đồng Hới vang lên khẩu lệnh: "Phi công Mỹ đã nhảy dù, hãy bắt sống nó!".
Người tóm được Su-mêch-cơ là một chiến sĩ công an tên là Phạm Xuân Tánh và Xã đội trưởng xã Lý Ninh Trần Đình Vưng và hai tiểu đội dân quân của xã.
Trung tá Nguyễn Tiếng - nguyên Chủ nhiệm Pháo binh của Tỉnh đội Quảng Bình kể rằng, khi những người có trách nhiệm mang theo một phiên dịch tiếng Anh của ta đến để hỏi cung thì Su-mêch-cơ ra hiệu... không hiểu! Tưởng viên thiếu tá phi công này là người nước khác không biết tiếng Anh nên chính ông Tiếng đã nói chuyện với y bằng... tiếng Pháp. Và ông trở thành người phiên dịch cho cuộc lấy khẩu cung. Kể lại chuyện này, cựu chiến binh Nguyễn Tiếng rút ra một bài học rất sâu sắc trong chuyện học ngoại ngữ, vì Su-mêch-cơ là người Mỹ chính gốc, nhưng người phiên dịch của ta đã nói bằng một thứ tiếng Anh mà... người Mỹ không hiểu. May mà anh ta biết tiếng Pháp. Sau này các hồ sơ, tài liệu và báo chí đều phiên tên của viên thiếu tá phi công là Rôbe Su-mêch-cơ (phiên theo tiếng Pháp) là vì vậy.
Chiến sĩ công an Phạm Xuân Tánh vì thành tích bắt sống phi công Mỹ đã được tặng Huân chương Chiến công hạng ba. Sau giải phóng đưa cả gia đình vào sống tại quê hương ông ở thị xã Đông Hà (Quảng Trị), năm 1986 ông về hưu với chức vụ Phó giám đốc Công an TP Huế và qua đời năm 2002. Hiện gia đình đang sống trong ngôi nhà nhỏ do Nhà nước hóa giá.
Xã đội trưởng Lý Ninh Trần Đình Vưng nay đã thành ông Trần Đình Vưng ở độ tuổi thất thập sống trong ngôi nhà được xây cất hơn ba mươi năm trước. Ông kể về việc bắt phi công... vũ trụ Mỹ bằng một giọng thản nhiên: "Khi anh Tánh giật máy bộ đàm, tước súng, thu cờ của tên phi công, chúng tôi chĩa súng vào làm hắn... ướt hết cả quần". Kể rồi, ông tất tả chuẩn bị dụng cụ để lên trang trại, đúng y như câu thơ của Tố Hữu: Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa.
Nguyễn Thế Thịnh
Năm 1965, tôi - cậu bé gầy đen như que củi cháy, người khét mùi nắng và mùi... trâu, lon ton chạy theo đám trẻ trong làng để xem cho tận mắt "tên giặc lái", nói theo ngôn từ hồi ấy, đó là Rôbe Su-mêch-cơ. Viên thiếu tá phi công này đã có thâm niên (đến lúc bị bắn rơi) trên 1.000 giờ bay, trong đó có gần 200 giờ bay thấp và là một trong 11 phi công vũ trụ Mỹ được điều động khẩn cấp đến Hạm đội 7 để trực tiếp chỉ huy việc thị sát thăm dò hỏa lực phòng không miền Bắc.
Su-mêch-cơ (xin ghi đúng lại cái tên phiên âm này vì có chuyện liên quan sẽ nói ở phần sau) là phi công thứ hai của Mỹ bị bắt sống ở miền Bắc. Đối với chúng tôi, thú vị nhất ở chỗ, Su-mêch-cơ là phi công... vũ trụ! Còn nhớ, lúc ấy đã gần nửa đêm, khi dân quân giải viên thiếu tá phi công đến thì ông già Nghiêm trong làng leo lên xà nhà (vì viên phi công quá cao), cầm cây thước gỗ dứ dứ vào đầu.
Trở lại chuyện Su-mêch-cơ. Tài liệu hỏi cung sau này ghi lại rằng, ngày 11/2/1965, trong khi các đồng đội của y đang ném bom để thăm dò hỏa lực của đối phương thì Su-mêch-cơ cho hạ độ cao xuống sát mặt biển rồi bất ngờ lao vào khu vực thành Đồng Hới. Nhưng bộ đội và dân quân Quảng Bình đã không bất ngờ, ngay những loạt đạn từ súng bộ binh đầu tiên, chiếc máy bay F8U bốc khói. Su-mêch-cơ chỉ còn kịp mở dù. Ngay lập tức, hệ thống loa truyền thanh thời chiến ở Đồng Hới vang lên khẩu lệnh: "Phi công Mỹ đã nhảy dù, hãy bắt sống nó!".
Người tóm được Su-mêch-cơ là một chiến sĩ công an tên là Phạm Xuân Tánh và Xã đội trưởng xã Lý Ninh Trần Đình Vưng và hai tiểu đội dân quân của xã.
Trung tá Nguyễn Tiếng - nguyên Chủ nhiệm Pháo binh của Tỉnh đội Quảng Bình kể rằng, khi những người có trách nhiệm mang theo một phiên dịch tiếng Anh của ta đến để hỏi cung thì Su-mêch-cơ ra hiệu... không hiểu! Tưởng viên thiếu tá phi công này là người nước khác không biết tiếng Anh nên chính ông Tiếng đã nói chuyện với y bằng... tiếng Pháp. Và ông trở thành người phiên dịch cho cuộc lấy khẩu cung. Kể lại chuyện này, cựu chiến binh Nguyễn Tiếng rút ra một bài học rất sâu sắc trong chuyện học ngoại ngữ, vì Su-mêch-cơ là người Mỹ chính gốc, nhưng người phiên dịch của ta đã nói bằng một thứ tiếng Anh mà... người Mỹ không hiểu. May mà anh ta biết tiếng Pháp. Sau này các hồ sơ, tài liệu và báo chí đều phiên tên của viên thiếu tá phi công là Rôbe Su-mêch-cơ (phiên theo tiếng Pháp) là vì vậy.
Chiến sĩ công an Phạm Xuân Tánh vì thành tích bắt sống phi công Mỹ đã được tặng Huân chương Chiến công hạng ba. Sau giải phóng đưa cả gia đình vào sống tại quê hương ông ở thị xã Đông Hà (Quảng Trị), năm 1986 ông về hưu với chức vụ Phó giám đốc Công an TP Huế và qua đời năm 2002. Hiện gia đình đang sống trong ngôi nhà nhỏ do Nhà nước hóa giá.
Xã đội trưởng Lý Ninh Trần Đình Vưng nay đã thành ông Trần Đình Vưng ở độ tuổi thất thập sống trong ngôi nhà được xây cất hơn ba mươi năm trước. Ông kể về việc bắt phi công... vũ trụ Mỹ bằng một giọng thản nhiên: "Khi anh Tánh giật máy bộ đàm, tước súng, thu cờ của tên phi công, chúng tôi chĩa súng vào làm hắn... ướt hết cả quần". Kể rồi, ông tất tả chuẩn bị dụng cụ để lên trang trại, đúng y như câu thơ của Tố Hữu: Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa.
Nguyễn Thế Thịnh