ngan trang
New member
- Xu
- 159
Bát Nàn Tướng Quân (Vũ Thị Thục) https://www.lichsuvietnam.vn/index2.php?option=com_content&task=view&id=401&pop=1&page=0&Itemid=34
Bát Nàn Tướng Quân (Vũ Thị Thục) (Đinh Sửu 17 – Quí Mão 43)
Công chúa, cũng gọi là Bát Nàn, có sách chép là Bát Não.
Theo truyền thuyết và thần tích làng Tiên La, huyện Duyên Hà, tỉnh Thái Bình, cùng thần tích thờ miếu ở xã Phượng Lâu, huyện Phù Ninh, nay thuộc Vĩnh Phú (thần tích do danh thần thời hậu lê là Hàn Lâm đại học sĩ Nguyễn Bính phụng soạn): Bát Nạn công chúa là vị anh hùng như thời Trưng Vương, Bà Vốn là con của Võ Công Chất và Hoàng Thị Mầu. Thân phụ bà là hào trưởng ở Phượng Lâu khi bà chào đời cha mẹ đặt tên là thục. Về sau bà nổi tiếng tài sắc, tục gọi là Thục nương. Bà có chồng là Phạm Danh Hương (có sách chép là vị Lạc hầu Trương Quán) quê ở Đức Bác (tức Liệp Trang, huyện Lập Thạch). Vợ chồng bà đều có lòng yêu nước, ngầm lo việc cứu nước giúp dân.
Bấy giờ có tên hào mục là Trần căm tức vì không cưới được Thục nương có ý “làm phản”, nên bắt giết đi.
Năm Kỉ Hợi 39, khi Đặng Thi Sánh bị giết ở Châu Diên, thì chồng bà cũng bị giết ở Duyên Hà. Quân Tô Định vây dinh trại, chồng bà bị hại, nửa đêm bà cầm dao sông đao, mở đường máu chạy đến làng Tiên La, vào chùa ẩn thân. Từ ấy, nặng nợ nước thù nhà bà quyết chí báo phục, đêm ngày chiêu tập hào kiệt dựng cờ khởi nghĩa.
Năm Canh tí 40, tháng 3, Hai Bà Trưng lãnh đạo quân dân toàn quận phát động cuộc khởi nghĩa. Bà theo giúp cùng với nữ tướng Lê Chân thống lãnh quân tiên phong.
Cứu quốc thành công, nước nhà độc lập, Trưng vương phong bà làm Bát Nạn đại tướng quân Trinh thục công chúa. Bà từ chối tước lộc, chỉ xin đem đầu giặc tế chồng một tuần. Tế xong, bà cởi bỏ nhung trang trở lại chùa làng Tiên La. Nhưng chẳng bao lâu nghe tin Mã Viện kéo binh sang, bà dấn chân cứu nước lần nữa. Chị em Trưng vương tuẫn quốc trong ngày 6 tháng 2, bà cũng tử tiết trong ngày 16 tháng 3 năm Quí mão 43.
Các triều đại sau đều có truy phong bà làm thần:
+ Đời Lê Thánh tông, sắc phong: Ý đức đoan trang Trinh thục công chúa.
+ Đời Minh Mạng nhà Nguyễn sắc phong: Dực bảo trung hưng linh phù chi thần.
+ Đời Khải Định sắc phong: Dực bảo trung hưng linh phù thượng đẳng thần.
Vì khi cầm binh đuổi giặc, từ cửa sông Đáy về ngã ba sông Nông, bà thường cai quản những 18 cửa ngàn, nên tục gọi bà là Thượng ngàn. Và ngôi chùa mà bà ở tu, sách chép là chùa Nam Liên ở trên núi, nên tục cũng gọi bà là sư nữ Nam Liên.
Nguồn:Nguyễn Q. Thắng, Nguyễn Bá Thế 2006, Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, TP. Hồ Chí Minh, Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, Tr. 21-22.
Bát Nàn Tướng Quân (Vũ Thị Thục) (Đinh Sửu 17 – Quí Mão 43)
Công chúa, cũng gọi là Bát Nàn, có sách chép là Bát Não.
Theo truyền thuyết và thần tích làng Tiên La, huyện Duyên Hà, tỉnh Thái Bình, cùng thần tích thờ miếu ở xã Phượng Lâu, huyện Phù Ninh, nay thuộc Vĩnh Phú (thần tích do danh thần thời hậu lê là Hàn Lâm đại học sĩ Nguyễn Bính phụng soạn): Bát Nạn công chúa là vị anh hùng như thời Trưng Vương, Bà Vốn là con của Võ Công Chất và Hoàng Thị Mầu. Thân phụ bà là hào trưởng ở Phượng Lâu khi bà chào đời cha mẹ đặt tên là thục. Về sau bà nổi tiếng tài sắc, tục gọi là Thục nương. Bà có chồng là Phạm Danh Hương (có sách chép là vị Lạc hầu Trương Quán) quê ở Đức Bác (tức Liệp Trang, huyện Lập Thạch). Vợ chồng bà đều có lòng yêu nước, ngầm lo việc cứu nước giúp dân.
Bấy giờ có tên hào mục là Trần căm tức vì không cưới được Thục nương có ý “làm phản”, nên bắt giết đi.
Năm Kỉ Hợi 39, khi Đặng Thi Sánh bị giết ở Châu Diên, thì chồng bà cũng bị giết ở Duyên Hà. Quân Tô Định vây dinh trại, chồng bà bị hại, nửa đêm bà cầm dao sông đao, mở đường máu chạy đến làng Tiên La, vào chùa ẩn thân. Từ ấy, nặng nợ nước thù nhà bà quyết chí báo phục, đêm ngày chiêu tập hào kiệt dựng cờ khởi nghĩa.
Năm Canh tí 40, tháng 3, Hai Bà Trưng lãnh đạo quân dân toàn quận phát động cuộc khởi nghĩa. Bà theo giúp cùng với nữ tướng Lê Chân thống lãnh quân tiên phong.
Cứu quốc thành công, nước nhà độc lập, Trưng vương phong bà làm Bát Nạn đại tướng quân Trinh thục công chúa. Bà từ chối tước lộc, chỉ xin đem đầu giặc tế chồng một tuần. Tế xong, bà cởi bỏ nhung trang trở lại chùa làng Tiên La. Nhưng chẳng bao lâu nghe tin Mã Viện kéo binh sang, bà dấn chân cứu nước lần nữa. Chị em Trưng vương tuẫn quốc trong ngày 6 tháng 2, bà cũng tử tiết trong ngày 16 tháng 3 năm Quí mão 43.
Các triều đại sau đều có truy phong bà làm thần:
+ Đời Lê Thánh tông, sắc phong: Ý đức đoan trang Trinh thục công chúa.
+ Đời Minh Mạng nhà Nguyễn sắc phong: Dực bảo trung hưng linh phù chi thần.
+ Đời Khải Định sắc phong: Dực bảo trung hưng linh phù thượng đẳng thần.
Vì khi cầm binh đuổi giặc, từ cửa sông Đáy về ngã ba sông Nông, bà thường cai quản những 18 cửa ngàn, nên tục gọi bà là Thượng ngàn. Và ngôi chùa mà bà ở tu, sách chép là chùa Nam Liên ở trên núi, nên tục cũng gọi bà là sư nữ Nam Liên.
Nguồn:Nguyễn Q. Thắng, Nguyễn Bá Thế 2006, Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, TP. Hồ Chí Minh, Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, Tr. 21-22.