Theo các nhà khoa học, tần suất xuất hiện của những cơn đau đầu dày đặc nhất khi chúng mình bước sang tuổi 15 (có thể sớm hoặc muộn hơn 1-2 năm tùy cơ địa của từng bạn).
Đôi khi những cơn đau đầu chỉ là “nhói một phát”, nhưng cũng có lúc chúng khiến bạn thấy “choáng váng” trong nhiều giờ liền.
1. Nguồn gốc của những cơn đau đầu
Không phải bất cứ cơn đau đầu nào cũng là do một tác nhân gây ra. Nguyên nhân gây ra chứng đau đầu hiện vẫn là một vấn đề gây rất nhiều tranh cãi trong giới y khoa. Chứng đau đầu sơcấp (primary headache) như chứng đau nửa đầu có thể là do sự thay đổi một cách khác thường hoạt động của các neuron thần kinh trong não, hoặc là do sự thay đổi áp suất trong các mạch máu có nhiệm vụ cung cấp máu lên não. Chứng đau đầu thứ cấp (secondary heahache) có thể là dấu hiệu của những thương tổn nghiêm trọng trong não như u não, áp suất trong não tăng cao, huyết áp cao, đột quỵ, viêm màng não...Tuy nhiên loại này thường hiếm khi xảy ra ở độ tuổi dậy thì.
2. Phân loại các cơn đau đầu
Đau đầu thông thường
Đau đầu thông thường gây cho chúng ta cảm giác mệt mỏi, khó chịu. Nặng hơn là bệnh đau nửa đầu hay đau đầu do suy nhược thần kinh. Cơn đau sẽ mạnh hơn và thường kéo dài, đôi khi còn kèm theo sốt và nôn mửa.
Hầu hết những cơnđau đầu là do làm việc căng thẳng hoặc thay đổi thời tiết, thường không gây nguy hiểm cho sức khoẻ. Tuy nhiên, hãy cẩn thận với những cơn đau dữ dội và kéo dài. Đó là triệu chứng ban đầu của các căn bệnh như: não, tim mạch, rối loạn kinh nguyệt, các bệnh về mắt, răng, viêm tai giữa, viêm xoang…
Đau nửa đầu
Bệnh đau nửađầu rất khóchịu, thường đi kèm với buồn nôn và hay tái phát. Những dấu hiệu báo trước khi cơn đau nửa đầu tấn công như mạch đập nhanh, hoa mắt…
Đau nửa đầu là một trường hợp đặc biệt thuộc nhóm đau đầu mãn tính, thường gọi làđau đầu Migraine. Dấu hiệu rõ nhất của nó là: đau dạ dày, có cảm giác buồn nôn hoặc nôn mửa, một nửa đầu có cảm giác đau nhói liên tục. Các cơn đau sẽ dần biến mất sau khi bạn có một giấc ngủ ngon. Bệnh này thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn nam giới, nhất là nữ giới trong công sở tỷ lệ 2/1.
Đây là loại bệnh không nguy hiểm đến tính mạng, ngoại trừ các thể đặc biệt như biến chứng thần kinh. Mặc dầu vậy, những cơn đau nửa đầu dữ dội kéo dài làm ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả công việc cũng như chất lượng cuộc sống.
3. Điều trị chứng đau đầu
Cách tốt nhất để trị chứng bệnh này là phòng tránh nó trước. Các cơn đau đầu xảy ra có thể là do ảnh hưởng của các loại thực phẩm, đồ uống hoặc sự thay đổi thời tiết, môi trường…Dưới đây là những nguyên nhân thường xuyên gây đau đầu bạn cần biết để tránh:
- Ngủ không đủ giấc, thức khuya dậy sớm
- Stress trong học tập, gia đình, bạn bè…
- Nạp quá nhiều những loại thực phẩm và đồ uống như sô cô la, rượu vang đỏ, cam quýt, đậu và các thực phẩm có nhiều chất béo sô-cô-la, rượu, chất caffeine, thịt - cá xông khói, bơ già, các loại hạt, sản phẩm có chất nitrate, sản phẩm có đường hóa học (nước ngọt, kẹo), mù-tạt...
- Các loại trái cây không thuộc họ cam quýt, trà tươi, sữa không kem, sữa đậu nành, dầu cá, cá hồi, thịt gà, rau diếp, húng quế, các loại mầm, cà rốt, bông cải xanh, bánh mì... là những thực phẩm rất tốt cho các bệnh nhân mắc chứng đau đầu.
- Các thực phẩm có chứa chất phụ gia như MSG (có trong thực phẩm đóng gói), nitrates (trong xúc xích, hot dog), hoặc tyramine (trong một số loại rượu, cá chiên hoặc rán sẵn…) cũng là nguyên nhân gây đau đầu.
- Sử dụng đồ uống có chứa caffein hoặc cồn một cách quá độ.
- Những sự thay đổi thời tiết, môi trường như: tiếp xúc trực tiếp với luồng sáng mạnh, hoặc mùi hôi thối.
- Cơ thể bị mất nước do say nắng, ăn uống không đầy đủ chất dinh dưỡng.
- Một số girl sẽ cảm thấy đau đầu trong những thời điểm nhất định khi “đèn đỏ” ghé thăm hoặc sử dụng thuốc tránh thai.
Hoặc bạn cũng có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau như acetaminophen hay ibuprofen với liều lượng hợp lívà nên nhớ uống thuốc ngay khi cơn đau đầu kéo đến bạn nhé!
Khi nào cần phải lo lắng? Nếu bạn gặp phải một số triệu chứng sau đây, tốt nhất là hãy đến gặp bác sĩ để được điều trị bạn nhé!
- Các cơn đau kéo dài liên tục vàcóxu hướng nặng dần lên sau mỗi ngày.
- Có cảm giác choáng váng khi đứng dậy hay đi lại một cách thường xuyên.
- Đau đầu hoặc nôn mửa khi thức dậy vào buổi sáng.
Đôi khi những cơn đau đầu chỉ là “nhói một phát”, nhưng cũng có lúc chúng khiến bạn thấy “choáng váng” trong nhiều giờ liền.
1. Nguồn gốc của những cơn đau đầu
Không phải bất cứ cơn đau đầu nào cũng là do một tác nhân gây ra. Nguyên nhân gây ra chứng đau đầu hiện vẫn là một vấn đề gây rất nhiều tranh cãi trong giới y khoa. Chứng đau đầu sơcấp (primary headache) như chứng đau nửa đầu có thể là do sự thay đổi một cách khác thường hoạt động của các neuron thần kinh trong não, hoặc là do sự thay đổi áp suất trong các mạch máu có nhiệm vụ cung cấp máu lên não. Chứng đau đầu thứ cấp (secondary heahache) có thể là dấu hiệu của những thương tổn nghiêm trọng trong não như u não, áp suất trong não tăng cao, huyết áp cao, đột quỵ, viêm màng não...Tuy nhiên loại này thường hiếm khi xảy ra ở độ tuổi dậy thì.
2. Phân loại các cơn đau đầu
Đau đầu thông thường
Đau đầu thông thường gây cho chúng ta cảm giác mệt mỏi, khó chịu. Nặng hơn là bệnh đau nửa đầu hay đau đầu do suy nhược thần kinh. Cơn đau sẽ mạnh hơn và thường kéo dài, đôi khi còn kèm theo sốt và nôn mửa.
Hầu hết những cơnđau đầu là do làm việc căng thẳng hoặc thay đổi thời tiết, thường không gây nguy hiểm cho sức khoẻ. Tuy nhiên, hãy cẩn thận với những cơn đau dữ dội và kéo dài. Đó là triệu chứng ban đầu của các căn bệnh như: não, tim mạch, rối loạn kinh nguyệt, các bệnh về mắt, răng, viêm tai giữa, viêm xoang…
Đau nửa đầu
Bệnh đau nửađầu rất khóchịu, thường đi kèm với buồn nôn và hay tái phát. Những dấu hiệu báo trước khi cơn đau nửa đầu tấn công như mạch đập nhanh, hoa mắt…
Đau nửa đầu là một trường hợp đặc biệt thuộc nhóm đau đầu mãn tính, thường gọi làđau đầu Migraine. Dấu hiệu rõ nhất của nó là: đau dạ dày, có cảm giác buồn nôn hoặc nôn mửa, một nửa đầu có cảm giác đau nhói liên tục. Các cơn đau sẽ dần biến mất sau khi bạn có một giấc ngủ ngon. Bệnh này thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn nam giới, nhất là nữ giới trong công sở tỷ lệ 2/1.
Đây là loại bệnh không nguy hiểm đến tính mạng, ngoại trừ các thể đặc biệt như biến chứng thần kinh. Mặc dầu vậy, những cơn đau nửa đầu dữ dội kéo dài làm ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả công việc cũng như chất lượng cuộc sống.
Cách tốt nhất để trị chứng bệnh này là phòng tránh nó trước. Các cơn đau đầu xảy ra có thể là do ảnh hưởng của các loại thực phẩm, đồ uống hoặc sự thay đổi thời tiết, môi trường…Dưới đây là những nguyên nhân thường xuyên gây đau đầu bạn cần biết để tránh:
- Ngủ không đủ giấc, thức khuya dậy sớm
- Stress trong học tập, gia đình, bạn bè…
- Nạp quá nhiều những loại thực phẩm và đồ uống như sô cô la, rượu vang đỏ, cam quýt, đậu và các thực phẩm có nhiều chất béo sô-cô-la, rượu, chất caffeine, thịt - cá xông khói, bơ già, các loại hạt, sản phẩm có chất nitrate, sản phẩm có đường hóa học (nước ngọt, kẹo), mù-tạt...
- Các loại trái cây không thuộc họ cam quýt, trà tươi, sữa không kem, sữa đậu nành, dầu cá, cá hồi, thịt gà, rau diếp, húng quế, các loại mầm, cà rốt, bông cải xanh, bánh mì... là những thực phẩm rất tốt cho các bệnh nhân mắc chứng đau đầu.
- Các thực phẩm có chứa chất phụ gia như MSG (có trong thực phẩm đóng gói), nitrates (trong xúc xích, hot dog), hoặc tyramine (trong một số loại rượu, cá chiên hoặc rán sẵn…) cũng là nguyên nhân gây đau đầu.
- Những sự thay đổi thời tiết, môi trường như: tiếp xúc trực tiếp với luồng sáng mạnh, hoặc mùi hôi thối.
- Cơ thể bị mất nước do say nắng, ăn uống không đầy đủ chất dinh dưỡng.
- Một số girl sẽ cảm thấy đau đầu trong những thời điểm nhất định khi “đèn đỏ” ghé thăm hoặc sử dụng thuốc tránh thai.
Hoặc bạn cũng có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau như acetaminophen hay ibuprofen với liều lượng hợp lívà nên nhớ uống thuốc ngay khi cơn đau đầu kéo đến bạn nhé!
- Các cơn đau kéo dài liên tục vàcóxu hướng nặng dần lên sau mỗi ngày.
- Có cảm giác choáng váng khi đứng dậy hay đi lại một cách thường xuyên.
- Đau đầu hoặc nôn mửa khi thức dậy vào buổi sáng.
Cuasotinhyeu