Bắt giảng viên đại học vì hoạt động lật đổ chính quyền
Sáng 29/9, Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an công bố việc bắt giữ, khám xét đối với Phạm Minh Hoàng, giảng viên Đại học Bách khoa TPHCM để điều tra về hành vi “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.
Phạm Minh Hoàng tại cơ quan điều tra
Từ khi thành lập vào năm 1982 đến nay, tổ chức này đã thực hiện nhiều hoạt động khủng bố, đưa lực lượng vũ trang xâm nhập vào Việt Nam nhằm tiến hành các hoạt động bạo loạn, khủng bố, âm mưu cướp chính quyền ở một số vùng chiến lược của Việt Nam nhưng đều bị phát hiện, ngăn chặn và bắt giữ.
Ngoài hoạt động vũ trang, Việt Tân còn cử các thành viên còn giữ bí mật, có vỏ bọc hợp pháp xâm nhập về nước hoạt động dưới nhiều hình thức như thăm thân, du lịch, đầu tư, giáo dục, trí thức… Các lực lượng này có nhiệm vụ tuyên truyền, lôi kéo người mới vào Việt Tân và chống phá nhà nước từ bên trong. Phạm Minh Hoàng là một người trong số đó.
Kết quả điều tra cho thấy Phạm Minh Hoàng tham gia vào tổ chức Việt Tân khi còn ở Pháp. Năm 1998, Nguyễn Thị Thanh Vân và Nguyễn Ngọc Đức lôi kéo Hoàng tham gia tổ chức này.
Thực hiện kế hoạch “Sang sông” của Việt Tân (chuẩn bị cơ sở hạ tầng nhằm dồn tiềm lực ở hải ngoại về Việt Nam, tiến hành các hoạt động tuyên truyền, lôi kéo, kích động biểu tình, kêu gọi lật đổ chế độ chính trị do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo), Hoàng được cử về Việt Nam xin làm giảng viên hợp đồng của ĐH Bách khoa TPHCM vào năm 2002.
Từ tháng 7/2002 đến tháng 5/2010, Hoàng lấy bút danh là Phan Kiến Quốc viết 29 bài có nội dung xuyên tạc đường lối, chính sách của nhà nước gửi cho tổ chức phản động Việt Tân để chúng phát tán trên mạng internet.
Trong thời gian này, theo chỉ đạo của Việt Tân, Hoàng tìm chọn, tập hợp xây dựng lực lượng nòng cốt cho Việt Tân ở trong nước. Hoàng đã lôi kéo vợ (Lê Thị Kiều Oanh) và em ruột (Phạm Duy Khánh) tham gia tổ chức này.
Hoàng còn cùng một số đối tượng cốt cán trong tổ chức nhiều lần nhóm họp, bàn về việc phát triển lực lượng và bộ máy lãnh đạo của tổ chức tại nhà riêng (số 423 Nguyễn Tri Phương, phường 8, quận 10, TPHCM).
Tháng 11/2009, Hoàng cùng vợ và Nguyễn Thanh Hùng đi Malaysia tham dự khóa học “Đấu tranh bất bạo động” do Việt Tân tổ chức. Nội dung khóa học chủ yếu là các kỹ năng bảo mật thông tin trên mạng internet; cách thức tiến hành các cuộc bạo động lật đổ ở Ba Lan và một số nước Đông Âu; thảo luận cách thức áp dụng đấu tranh bất bạo động ở Việt Nam nhằm lật đổ thể chế chính trị hiện nay ở Việt Nam…
Từ tháng 1/2010 đến tháng 5/2010, Hoàng cùng 3 thành viên khác của Việt Tân là Phạm Duy Khánh, Jolie Trang Huỳnh, Huỳnh Châu tổ chức 2 khóa, tổng cộng 4 lớp học về “kỹ năng mềm” tại TPHCM. Đây là một thủ đoạn thu gom người, lồng vào các nội dung tuyên truyền, kích động và phát hiện người để lôi kéo vào tổ chức Việt Tân.
Ngày 30/4/1980 tại California, Hoa Kỳ, Hoàng Cơ Minh (nguyên Phó đô đốc Hải quân ngụy) cùng một số sỹ quan chế độ cũ lập ra “Mặt trận Quốc gia thống nhất giải phóng Việt Nam”, để lãnh đạo mặt trận, nhóm này thành lập ra “Việt Nam Canh tân Cách mạng Đảng”, gọi tắt là Việt Tân.
Từ năm 1982 – 1989, Việt Tân đã đưa nhiều nhóm biệt kích có vũ trang về Việt Nam để tiến hành các chiến dịch Đông Tiến 1, 2, 3. Đưa biệt kích xâm nhập về Việt Nam bằng đường bộ qua Lào, Campuchia nhưng đã bị bộ đội Việt Nam phối hợp cùng bộ đội Lào vây bắt, truy kích, bắt sống 124 tên.
Trong chiến dịch Đông Tiến 2 (7/7/1987), Hoàng Cơ Minh trực tiếp đưa 150 tên cùng nhiều vũ khí xâm nhập vào Việt Nam. Khi qua lãnh thổ Lào, nhóm này bị phát hiện, bị bắt 77 tên và Hoàng Cơ Minh cũng chết trong đợt này.
Dù Hoàng Cơ Minh đã chết nhưng từ năm 1989 đến nay, những kẻ còn lại của Việt Tân vẫn tiến hành củng cố, móc nối nhằm phát triển lực lượng, chuẩn bị phương tiện, vũ khí để khi có điều kiện sẽ tiến hành các hoạt động khủng bố, chống phá Nhà nước CHXHCN Việt Nam.
Nguồn Dân trí.