• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Bảo vệ rừng ngập mặn- Giải pháp chống biến đổi khí hậu

Y Nắng Tình

New member
Xu
0
BẢO VỆ RỪNG NGẬP MẶN- GIẢI PHÁP CHỐNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
[SUB]


Rừng ngập mặn không chỉ là nơi cư trú mà còn là nơi cung cấp nguồn dinh dưỡng, hỗ trợ cho sự tồn tại và phát triển phong phú của các quần thể sinh vật cửa sông ven biển, đồng thời là nơi duy trì đa dạng sinh học cho biển.
[/SUB]

[SUB] Tầm quan trọng của rừng ngập mặn đối với môi trường sinh thái đã được các nhà khoa học khẳng định từ lâu. Đặc biệt trong tương lai, rừng ngập mặn còn là cứu cánh của con người trong việc ứng phó với sự biến đổi khí hậu, khi mực nước biển dâng cao. So với các tỉnh miền Tây Nam bộ, diện tích rừng ngập mặn của Quảng Ngãi không nhiều nhưng nó có một vai trò quan trọng đối việc bảo vệ môi trường ven biển. Mặc dù vậy, nhưng lâu nay rừng ngập mặn lại ít được quan tâm khôi phục, bảo vệ và phát triển. Ở Quảng Ngãi diện tích rừng ngập mặn ngày càng thu hẹp lại do sự tàn phá của con người.

Quảng Ngãi có chiều dài bờ biển 130 km. Do đặc điểm tự nhiên nên tỷ lệ diện tích rừng ngập mặn rất ít, phần lớn rừng hiện có ở các huyện ven biển là rừng phòng hộ ven biển (trên 18.000 ha). Tuy nhiên, cả hai loại rừng này đều không được quan tâm đúng mức của chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng. Bên cạnh sự xâm hại nghiêm trọng từ việc phát triển nuôi trồng thủy sản tự phát của người dân cũng như do sự tác động tiêu cực của việc biến đổi khí hậu và nước biển dâng cao dẫn đến tình trạng sạt lở bờ biển, cửa biển và các khu dân cư ven biển ngày càng nghiêm trọng.

Khu vực bờ tràn, giáp ranh giữa xã Tịnh Hòa và Tịnh Khê (huyện Sơn Tịnh), cách đây khoảng 12 năm, quần thể động thực vật nơi đây vô cùng phong phú với loài chiếm ưu thế là cây bần. Khi nghề nuôi tôm nước lợ bắt đầu xuất hiện cũng là lúc quần thể sinh vật này bị đe dọa, tiêu diệt. Không biết bao nhiêu cây bần đã bị chặt phá để nhường chỗ cho các ao nuôi tôm,… kéo theo đó là sự biến mất của rất nhiều loài động, thực vật khác. Mất đi cây bần, có nghĩa là mất đi thức ăn tự nhiên cho tôm, mất đi những vi sinh vật trong tự nhiên giúp tôm kháng bệnh. Cây bần bị mất đi, nghề nuôi tôm nước lợ cũng bị khốn đốn. Những năm gần đây, các hồ tôm này cũng lại bị bỏ hoang và môi trường sinh thái nơi đây bị hủy hoại. Bởi lẽ người ta đã không biết rằng, chính môi trường tự nhiên trước kia mới là điều kiện thuận lợi để con tôm phát triển.

Tại Quảng Ngãi, rừng ngập mặm bị tàn phá, nhường chỗ cho những đìa tôm, ao cá không phải là ít. Hiện chưa có số liệu thống kê về diện tích rừng ngập mặn đã bị tàn phá bởi chính bàn tay con người và của quá trình công nghiệp hóa.

Theo quy luật tự nhiên, thực vật ngập mặn phát triển ở nơi giao nhau giữa sông và biển, nơi thường xuyên có sự biến đổi mực nước, độ mặn cũng như môi trường theo thay đổi của thủy triều. Do đó, động thực vật ở đây đa dạng, phong phú, vừa sống được dưới nước, vừa sống được trên cạn, lại thích nghi với môi trường nước lợ. Nhiều loài cá đều trải qua một phần thời gian sinh trưởng trong vòng đời của mình ở rừng ngập mặn. Những loài giáp xác như tôm, cua sinh ra ở biển khơi, ấu trùng của chúng được dòng chảy trong đại dương đưa chúng vào rừng ngập mặn, nơi đây chúng sinh trưởng đến lúc sinh sản chúng lại di cư trở lại ở vùng nước sâu để đẻ. Nhiều loài chim đến rừng ngập mặn theo mùa để kiếm ăn hoặc trú ẩn và có thể hình thành các đàn lớn. Mất đi rừng ngập mặn cũng đồng nghĩa với việc mất đi nguồn sống của bà con ngư dân đánh bắt hải sản ven bờ.

Bên cạnh các giá trị về đa dạng sinh học, rừng ngập mặn còn đóng vai trò quan trọng trong việc điều hoà khí hậu, hạn chế bão lũ, triều cường. Rừng ngập mặn có khả năng hạn chế xâm nhập mặn và bảo vệ nước ngầm. Hệ rễ cây chằng chịt trên mặt đất làm giảm cường độ của sóng nên hạn chế dòng chảy vào nội địa khi triều cường. Khi mực nước biển dâng cao, chúng ta phải đối diện với nguy cơ mất đất ở, đất sản xuất, đồng thời nước ngầm cũng sẽ bị nhiễm mặn. Trong khi đó, rừng ngập mặn lại có khả năng giữ và cố định vật chất lơ lửng, phù sa, từ đó sẽ tạo nên một vùng đất mới. Nhờ có hệ rễ dày đặc trên mặt đất, cây rừng ngập mặn còn góp phần vào việc giảm tốc độ dòng chảy của thuỷ triều, giảm sự xói lở do sóng biển gây ra. Hạt nảy mầm khi còn ở trên cây, mầm rơi xuống nước và trôi đến chỗ cạn, nếu gặp điều kiện thuận lợi cho hệ rễ phát triển thì nơi đó bắt đầu cho sự hình thành một hòn đảo mới. Nhờ cây con, quả, hạt có khả năng sống dài ngày trong nước cho nên cây ngập mặn có thể phát tán rộng vào đất liền. Nước biển dâng đến đâu thì cây mọc đến đó.

Có thể thấy những lợi ích, hiệu quả mà rừng ngập mặn mang lại. Rừng ngập mặn có thể được xem như “vị cứu tinh” của con người khi mực nước biển dâng cao. Song những diễn biến phức tạp, khó lường của thiên tai, nhiệt độ trái đất đang ấm dần lên, mực nước biển dâng lên ngày càng cao,...vấn đề đặt ra là hiện nay là làm thế nào để bảo vệ, khôi phục và trồng lại những khu rừng ngập mặn đã bị tàn phá, tiếp tục mở rộng diện tích trồng rừng mới vẫn đang là bài toán khó. Vì lợi ích kinh tế, vì kế sinh nhai, rừng vẫn có thể bị chặt phá nếu không được trông coi, giám sát chặt chẽ.

Theo ông Nguyễn Quốc Tân- Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh Quảng Ngãi, Tuy vai trò của rừng ngập mặn đã được khẳng định từ lâu nhưng thực tế, chúng ta vẫn chưa quan tâm nhiều đến rừng ngập mặn. Trước kia có bao nhiêu, mất bao nhiêu thì cũng chưa có thống kê cụ thể. Còn hay mất gì thì cũng không ai quan tâm. Quảng Ngãi cũng là một trong những địa phương sẽ chịu hậu quản nặng nề do sự biến đối khí hậu. Và rừng ngập mặn đóng vai trò lớn giúp chúng ta chống chọi với vấn nạn này. Từ trước đến nay, chúng chỉ đề cập đến rừng ngập mặn về tính ta dạng sinh học chứ ít nói đến vấn đề này. Đặc tính của rừng ngập mặn là hướng ra biển, do đó, chúng sẽ là một bức tường thành vững chắc bảo vệ con người.
Đề án “Khôi phục và phát triển rừng ngập mặn ven biển, giai đoạn 2008-2015” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, với mục tiêu thiết lập hệ thống rừng ngập mặn để phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường một cách ổn định. Trong giai đoạn đầu, sẽ trồng và nâng cao chất lượng rừng với diện tích trên 32.800 ha, trồng thêm hơn 97.500 ha, nâng tổng diện tích rừng ngập mặn cả nước lên trên 307.200 ha vào năm 2015.

Tại Hội nghị quốc gia “Khôi phục và phát triển rừng ngập mặn Việt Nam nhằm giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu” tổ chức tại TP Hồ Chí Mịnh vào tháng 11/2008, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT phát biểu: “Với bờ biển dài và những đồng bằng dài có nhiều sông ngòi, Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu”. Hơn 1/3 dân số và khoảng 16% diện tích đất sẽ bị ảnh hưởng nếu mực nước biển dâng cao. Hàng trăm loài động thực vật sẽ bị đe doạ tuyệt chủng bởi sự suy giảm các dải san hô ngầm hay sự thu hẹp các khu rừng ngập mặn.
Mới đây (ngày 30/11/2010), trong cuộc họp liên quan đến dự án Phục hồi và phát triển rừng ngập mặn ven biển trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2011-2015, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trương Ngọc Nhi đã giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp cùng các huyện ven biển và huyện đảo L‎‎ý Sơn khẩn trương rà soát diện tích có khả năng phục hồi và phát triển rừng ngập mặn hiện có để lập dự án triển khai thực hiện, với diện tích ít nhất từ 500-600 ha.

Việc khôi phục và phát triển rừng ngập mặn ở Quảng Ngãi là vấn đề hết sức cấp thiết và bảo vệ môi trường ven biển bền vững. Tuy nhiên, việc khôi phục và trồng lại những khu rừng ngập mặn là vô cùng khó khăn, tốn kém. Nhưng với quyết tâm cao, những khó khăn trở ngại từ nhận thức của người dân đến công tác chỉ đạo, triển khai, tuyên truyền, vận động trồng và bảo vệ rừng sẽ được tháo gỡ và dự án sẽ phát huy tác dụng nhiều mặt, đặc biệt là phòng ngừa thảm họa thiên tai.

[/SUB] Sưu tầm







 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Nhận thức được tầm quan trọng của RNM, chính phủ Việt Nam đã có chương trình “Khôi phục và phát triển rừng ngập mặn, giai đoạn 2008- 2020”.


• Rất khó thiết lập rừng ngập mặn, và tỉ lệ thành rừng chỉ khoảng 50%. Do: chọn giống không tốt, cây con kém chất
lượng, thiếu sự bảo vệ cây con khỏi các tác động vật lý trong giai đoạn đầu, phương pháp trồng chưa phù hợp với lập địa


.• Dự án GIZ Kien Giang, ICZM /CCCEP tổ chức nghiên cứu đánh giá và tìm hiểu nguyên do thành công hoặc thất bại trong
việc trồng rừng trên nhiều khu vực sinh thái.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top