thanhchung.hti
New member
- Xu
- 0
Ban quản lý Di sản Thiên nhiên thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng cho biết, bảo vệ rừng được quán triệt là nhiệm vụ trọng tâm số một trong nhiều nhiệm vụ và giải pháp cụ thể để nâng cao hơn nữa việc bảo tồn, phát triển bền vững Di sản Thiên nhiên thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng trong thời gian tới.
Theo đó, việc bảo vệ rừng được Ban Quản lý cụ thể hóa bằng các kế hoạch ngắn hạn, dài hạn gắn với phương án bảo vệ rừng hàng năm của đơn vị.
Trên cơ sở kế hoạch bảo vệ rừng được đưa ra, Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng sẽ phân công nhiệm vụ cụ thể đến từng phân khu chức năng, gắn cán bộ kiểm lâm của từng trạm với từng địa bàn vụ thể; tổ chức lực lượng thường xuyên kiểm tra, chốt chặn tại những vị trí xung yếu để ngăn chặn có hiệu quả việc phá rừng nếu có xẩy ra tại đây…
Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền cũng được Ban quản lý Vườn thực hiện thường xuyên nhằm hướng đến việc giúp cho người dân hiểu và cùng chung tay thực hiện Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, Luật Đa dạng sinh học, Luật Di sản văn hóa.
Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng đẩy mạnh việc phối kết hợp với chính quyền địa phương trong vùng di sản để tuyên truyền, kêu gọi các chương trình, dự án đầu tư nhằm góp phần giải quyết sinh kế cho người dân, giúp họ từng bước ổn định cuộc sống, hạn chế tối đa việc phụ thuộc cuộc sống vào rừng…
Hiện nay, Di sản Thiên nhiên Thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng có độ che phủ rừng trên 96%.
Đây là nơi có độ đa dạng sinh học cao và được đánh giá có độ che phủ cũng như tỷ lệ rừng nguyên sinh lớn nhất trong hệ thống các khu rừng đặc dụng ở Việt Nam.
Chính vì vậy, công tác bảo vệ rừng ở đây có giá trị vô cùng to lớn và đặc biệt thiết thực trong việc bảo tồn Di sản Thiên nhiên thế giới.
Đến nay, việc rà soát, quy hoạch ba loại rừng ở đây đã hoàn thành với việc nâng tổng diện tích được giao quản lý lên hơn 125.000 ha.
Trong những năm qua, nhờ đẩy mạnh công tác tuyên truyền nên ý thức của người dân trong việc bảo vệ rừng và di sản ở đây được nâng cao một bước. Trong đó, đáng chú ý có trên 2.315 hộ gia đình, năm cơ quan đơn vị nằm trong vùng di sản đã chủ động ký cam kết bảo vệ rừng, bảo vệ di sản.
Hoạt động giáo dục môi trường ở Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng cũng được quan tâm, đẩy mạnh và thu được kết quả khả quan với việc thiết lập được mạng lưới giáo dục môi trường cộng đồng thông qua các cấp hội và các đoàn thể ở các địa phương.
Đặc biệt, đến nay, đã có 5/7 xã đoàn thuộc vùng đệm di sản ở đây thành lập được câu lạc bộ bảo tồn thiên nhiên với trên 150 thành viên tham gia.../.
Theo đó, việc bảo vệ rừng được Ban Quản lý cụ thể hóa bằng các kế hoạch ngắn hạn, dài hạn gắn với phương án bảo vệ rừng hàng năm của đơn vị.
Trên cơ sở kế hoạch bảo vệ rừng được đưa ra, Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng sẽ phân công nhiệm vụ cụ thể đến từng phân khu chức năng, gắn cán bộ kiểm lâm của từng trạm với từng địa bàn vụ thể; tổ chức lực lượng thường xuyên kiểm tra, chốt chặn tại những vị trí xung yếu để ngăn chặn có hiệu quả việc phá rừng nếu có xẩy ra tại đây…
Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền cũng được Ban quản lý Vườn thực hiện thường xuyên nhằm hướng đến việc giúp cho người dân hiểu và cùng chung tay thực hiện Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, Luật Đa dạng sinh học, Luật Di sản văn hóa.
Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng đẩy mạnh việc phối kết hợp với chính quyền địa phương trong vùng di sản để tuyên truyền, kêu gọi các chương trình, dự án đầu tư nhằm góp phần giải quyết sinh kế cho người dân, giúp họ từng bước ổn định cuộc sống, hạn chế tối đa việc phụ thuộc cuộc sống vào rừng…
Hiện nay, Di sản Thiên nhiên Thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng có độ che phủ rừng trên 96%.
Đây là nơi có độ đa dạng sinh học cao và được đánh giá có độ che phủ cũng như tỷ lệ rừng nguyên sinh lớn nhất trong hệ thống các khu rừng đặc dụng ở Việt Nam.
Chính vì vậy, công tác bảo vệ rừng ở đây có giá trị vô cùng to lớn và đặc biệt thiết thực trong việc bảo tồn Di sản Thiên nhiên thế giới.
Đến nay, việc rà soát, quy hoạch ba loại rừng ở đây đã hoàn thành với việc nâng tổng diện tích được giao quản lý lên hơn 125.000 ha.
Trong những năm qua, nhờ đẩy mạnh công tác tuyên truyền nên ý thức của người dân trong việc bảo vệ rừng và di sản ở đây được nâng cao một bước. Trong đó, đáng chú ý có trên 2.315 hộ gia đình, năm cơ quan đơn vị nằm trong vùng di sản đã chủ động ký cam kết bảo vệ rừng, bảo vệ di sản.
Hoạt động giáo dục môi trường ở Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng cũng được quan tâm, đẩy mạnh và thu được kết quả khả quan với việc thiết lập được mạng lưới giáo dục môi trường cộng đồng thông qua các cấp hội và các đoàn thể ở các địa phương.
Đặc biệt, đến nay, đã có 5/7 xã đoàn thuộc vùng đệm di sản ở đây thành lập được câu lạc bộ bảo tồn thiên nhiên với trên 150 thành viên tham gia.../.
Mạnh Thành (TTXVN/Vietnam+)