dulichfidi
New member
- Xu
- 0
Dưới làn nước biển trong xanh, những đàn cá tung tăng bơi lượn xung quanh những bức tượng tuyệt đẹp. Đó là chính là bảo tàng điêu khắc dưới nước ở ngoài khơi khu du lịch Cancun (Mexico).
Đeo trên lưng chiếc bình dưỡng khí, các thợ lặn chuyên nghiệp vừa hoàn thành việc lắp đặt tác phẩm điêu khắc cuối cùng trong tổng số 400 bức tượng có kích cỡ bằng người thật. Đó là bộ sưu tập "Sự tiến hóa thầm lặng” (The Silent Evolution) mà nghệ sĩ người Anh Jason DeCaires Taylor mô tả là bộ sưu tập điêu khắc dưới nước lớn nhất thế giới.
Ở độ sâu 9 mét, những đàn cá biển đang hòa mình vào không gian điêu khắc sống động, với bức tượng người đàn bà đang mang thai, người đàn ông có vẻ mặt đau khổ, một cô bé đang đắm say cùng vũ điệu Mặt Trời, với mái tóc vàng lả lướt bằng tảo biển…
Dự án có tên gọi “Museo Subacuatio del Arte” này được triển khai cách đây gần 2 năm, khi Công viên Hàng hải Cancun hợp tác với nhà điêu khắc DeCaires Taylor - người đã tạo ra những bức tượng điêu khắc dưới nước ở vùng biển Caribê và Anh. Chủ tịch Hiệp hội hàng hải Cancun, ông Roberto Diaz, cho biết ông rât ngưỡng mộ những tác phẩm của Jason DeCaires Taylor trên Internet, thể hiện “bàn tay tài hoa và ý tưởng độc đáo của nhà điêu khắc”.
Các quan chức Công viên Hàng hải Cancun hy vọng bảo tàng điêu khắc dưới nước này có thể thu hút khoảng 750.000 khách du lịch biển mỗi năm. Qua đó, họ có thể giảm bớt tác động của con người đối với môi trường biển. Các rặng san hô đang cần thời gian để phục hồi sinh lực. Các mỏ neo tàu, bão tố và thậm chí sự vô ý thức của khách du lịch đã gây ra nhiều thương tích ngày càng gia tăng đối với các rặng san hô, trong khi giới chuyên gia lo ngại biến đổi khí hậu có thể làm nốt phần còn lại. Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ nhận định nếu cái đà hủy hoại này không được ngăn chặn, khoảng 60% diện tích san hô trên thế giới sẽ biến mất vào năm 2050.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ các loài sinh vật biển, nhà điêu khắc DeCaires Taylor, đồng thời là một thợ lặn chuyên nghiệp, đã quyết định chuyển từ Anh sang Mexico sinh sống và bắt đầu công việc tạc tượng. Đầu tiên, ông cùng một nhóm gồm 5 người địa phương đi lang thang trên đường phố để tìm kiếm môtíp cho các bức tượng.
Công trình nghệ thuật này có kích thước lớn gấp đôi so với dự kiến ban đầu. Để làm nên các bức tượng này, người nghệ sĩ đã phải mất rất nhiều công sức, bởi màu sắc và ánh sáng của các bức tượng ở dưới nước khác xa so với thực tế do sự phản chiếu của ánh sáng Mặt Trời. Không chỉ khắc phục được nhược điểm này, các nghệ sĩ do DeCaires Taylor tập hợp còn làm cho các bức tượng tương tác với những loài thủy sinh, giúp các loài sinh vật như hải miên, tảo biển… sinh sôi và phát triển.
Nhà điêu khắc Jason DeCaires Taylor cho biết đây mới là giai đoạn đầu của công việc. Nhiệm vụ tiếp theo của ông và các đồng nghiệp là khiến cho bảo tàng điêu khắc dưới đáy đại dương này trở nên nổi tiếng, “hút” được nhiều khách du lịch biển để “giải phóng” cho các loài sinh vật biển ở những nơi khác khỏi những tác động hủy hoại của con người.
Nghệ sĩ và tác phẩm điêu khắc
Đeo trên lưng chiếc bình dưỡng khí, các thợ lặn chuyên nghiệp vừa hoàn thành việc lắp đặt tác phẩm điêu khắc cuối cùng trong tổng số 400 bức tượng có kích cỡ bằng người thật. Đó là bộ sưu tập "Sự tiến hóa thầm lặng” (The Silent Evolution) mà nghệ sĩ người Anh Jason DeCaires Taylor mô tả là bộ sưu tập điêu khắc dưới nước lớn nhất thế giới.
Ở độ sâu 9 mét, những đàn cá biển đang hòa mình vào không gian điêu khắc sống động, với bức tượng người đàn bà đang mang thai, người đàn ông có vẻ mặt đau khổ, một cô bé đang đắm say cùng vũ điệu Mặt Trời, với mái tóc vàng lả lướt bằng tảo biển…
Dự án có tên gọi “Museo Subacuatio del Arte” này được triển khai cách đây gần 2 năm, khi Công viên Hàng hải Cancun hợp tác với nhà điêu khắc DeCaires Taylor - người đã tạo ra những bức tượng điêu khắc dưới nước ở vùng biển Caribê và Anh. Chủ tịch Hiệp hội hàng hải Cancun, ông Roberto Diaz, cho biết ông rât ngưỡng mộ những tác phẩm của Jason DeCaires Taylor trên Internet, thể hiện “bàn tay tài hoa và ý tưởng độc đáo của nhà điêu khắc”.
Các quan chức Công viên Hàng hải Cancun hy vọng bảo tàng điêu khắc dưới nước này có thể thu hút khoảng 750.000 khách du lịch biển mỗi năm. Qua đó, họ có thể giảm bớt tác động của con người đối với môi trường biển. Các rặng san hô đang cần thời gian để phục hồi sinh lực. Các mỏ neo tàu, bão tố và thậm chí sự vô ý thức của khách du lịch đã gây ra nhiều thương tích ngày càng gia tăng đối với các rặng san hô, trong khi giới chuyên gia lo ngại biến đổi khí hậu có thể làm nốt phần còn lại. Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ nhận định nếu cái đà hủy hoại này không được ngăn chặn, khoảng 60% diện tích san hô trên thế giới sẽ biến mất vào năm 2050.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ các loài sinh vật biển, nhà điêu khắc DeCaires Taylor, đồng thời là một thợ lặn chuyên nghiệp, đã quyết định chuyển từ Anh sang Mexico sinh sống và bắt đầu công việc tạc tượng. Đầu tiên, ông cùng một nhóm gồm 5 người địa phương đi lang thang trên đường phố để tìm kiếm môtíp cho các bức tượng.
Công trình nghệ thuật này có kích thước lớn gấp đôi so với dự kiến ban đầu. Để làm nên các bức tượng này, người nghệ sĩ đã phải mất rất nhiều công sức, bởi màu sắc và ánh sáng của các bức tượng ở dưới nước khác xa so với thực tế do sự phản chiếu của ánh sáng Mặt Trời. Không chỉ khắc phục được nhược điểm này, các nghệ sĩ do DeCaires Taylor tập hợp còn làm cho các bức tượng tương tác với những loài thủy sinh, giúp các loài sinh vật như hải miên, tảo biển… sinh sôi và phát triển.
Nhà điêu khắc Jason DeCaires Taylor cho biết đây mới là giai đoạn đầu của công việc. Nhiệm vụ tiếp theo của ông và các đồng nghiệp là khiến cho bảo tàng điêu khắc dưới đáy đại dương này trở nên nổi tiếng, “hút” được nhiều khách du lịch biển để “giải phóng” cho các loài sinh vật biển ở những nơi khác khỏi những tác động hủy hoại của con người.