Báo động virus xâm nhập, tấn công DDoS tại Việt Nam

  • Thread starter Thread starter Butchi
  • Ngày gửi Ngày gửi

Butchi

VPP Sơn Ca
Xu
92
Báo động virus xâm nhập, tấn công DDoS tại Việt Nam

Liên tiếp nhiều website lớn tại Việt Nam bị virus xâm nhập thời gian gần đây (trong đó có báo Vietnamnet), lộ thông tin quan trọng hay bị tấn công DDoS đang là vấn đề gây lo lắng trong xã hội.

ImageView.aspx


Qua nghiên cứu, các chuyên gia của Bkav đã phát hiện một số nhóm hacker đã cài đặt virus xâm nhập vào các hệ thống mạng tại Việt Nam, qua đó đánh cắp thông tin bí mật nội bộ của các tổ chức. Bên cạnh đó, họ còn kiểm soát được các website chuyên download phần mềm nhằm cài đặt virus vào các máy tính tải phần mềm từ các website này. Từ đó họ có thể điều khiển mạng lưới máy tính ma - botnet - để tấn công DDoS vào các hệ thống lớn tại Việt Nam. Đây là tình trạng đáng báo động vì ngoài việc các hệ thống lớn có thể bị tấn công bất cứ lúc nào, còn có hàng chục nghìn máy tính trên cả nước đang bị hacker điều khiển, có thể gây ảnh hưởng đến an ninh quốc gia.


Ông Vũ Ngọc Sơn - giám đốc bộ phận nghiên cứu Công ty Bkav - khuyến cáo để máy tính của mình không rơi vào tầm kiểm soát của các hacker này, người sử dụng cần hết sức cảnh giác khi tải các phần mềm về máy tính. Chỉ nên tải các phần mềm cần thiết từ website của chính nhà sản xuất, hạn chế tối đa việc tải phần mềm từ các nguồn trung gian, kể cả đó là các nguồn phổ biến. Đồng thời người sử dụng cũng cần cập nhật thường xuyên phần mềm diệt virus trên máy tính của mình để kịp thời ngăn chặn virus xâm nhập.
Giả mạo và phá hủy dữ liệu, xu hướng mới của virus

58,6 triệu lượt máy tính bị nhiễm

58,6 triệu lượt máy tính tại Việt Nam bị nhiễm virus là tổng kết năm 2010 từ Hệ thống giám sát virus của Bkav. Trung bình một ngày có hơn 160.000 máy tính bị nhiễm virus, con số báo động về tình hình virus máy tính tại Việt Nam. Có 57.835 dòng virus xuất hiện mới, nhưng virus lây lan nhiều nhất lại là một dòng virus cũ W32.Conficker.Worm.

Các virus siêu đa hình (Metamorphic virus) tiếp tục đứng trong top 3 những virus lây nhiễm nhiều nhất trong năm và là nỗi ám ảnh với người sử dụng máy tính tại Việt Nam. Với khả năng “thay hình đổi dạng” để lẩn trốn, hai dòng virus Vetor và Sality đã lan truyền trên 5,9 triệu lượt máy tính.

Theo phân tích của Bkav, có hơn 1,4 triệu lượt máy tính đã bị nhiễm dòng virus giả mạo thư mục, giả mạo file ảnh, file word, excel… thời gian qua. Dòng virus này sẽ là một xu hướng mới trong thời gian tới.
Bằng cách sử dụng icon để ngụy trang, file thực thi của virus trông có vẻ giống hệt một thư mục hay một file dữ liệu dạng ảnh, file word, file excel… Điều này đã dễ dàng đánh lừa cảm quan của người sử dụng, thậm chí là cả các chuyên gia có kinh nghiệm, khiến họ dễ dàng mở file virus và bị nhiễm mà không chút nghi ngờ. Đây cũng là lý do khiến dòng virus này tuy mới xuất hiện nhưng đã lan truyền với tốc độ chóng mặt.

Bkav cũng cảnh báo virus phá dữ liệu đang quay trở lại với tốc độ lây lan nhanh chóng, sẽ gây ra những hậu quả khôn lường khi lây lan trên diện rộng. Để phòng tránh virus này, người dùng nên sử dụng phần mềm diệt virus có bản quyền và quét virus thường xuyên. Đồng thời nên sao lưu dữ liệu quan trọng ra các thiết bị lưu trữ khác để đảm bảo an toàn khi máy tính xảy ra sự cố.

Động cơ virus?

Rootkit sẽ là một xu hướng mới khi đã trở thành công cụ “đại chúng hóa” chứ không còn là “đặc quyền” của một số tin tặc “biết nghề” như trước. Các dòng virus siêu đa hình sẽ kết hợp nhiều kỹ thuật mới để tạo ra những sự lây lan dai dẳng kéo dài nhiều năm.

Cùng với sự phổ biến của Windows 7 có khả năng đảm bảo an ninh cao và mọi quyết định thực thi quan trọng trên máy tính sẽ thuộc về người sử dụng, xu hướng virus đánh lừa người sử dụng bằng cảm quan sẽ phát triển mạnh. Trường hợp các virus giả mạo file dữ liệu (Fake icon) là những biểu hiện đầu tiên và xu hướng này sẽ tiếp tục trong năm 2011.

Virus mang động cơ chính trị - xã hội sẽ xuất hiện nhiều, lợi dụng các trang download phần mềm phổ biến để phát tán, tạo ra mạng botnet, tấn công có chủ đích các mục tiêu định trước, lấy trộm các thông tin bí mật của tổ chức, cá nhân.

Sẽ có nhiều cuộc tấn công, lừa đảo trên điện thoại di động trong năm 2011. Có thể sẽ ghi nhận những cuộc phát tán mã độc đầu tiên trên điện thoại di động, với hình thức tấn công chủ yếu dưới dạng các trojan, ẩn náu và ăn cắp thông tin cá nhân.

Danh sách 15 virus lây nhiều nhất trong năm 2010:

1 W32.Conficker.Worm
2 W32.Vetor.PE
3 W32.Sality.PE
4 W32.AutoRunUSB.Worm
5 W32.SecretCNC.Heur
6 W32.ForeverX.Worm
7 W32.CmVirus.Trojan
8 W32.UpdateUSBA.Worm
9 W32.StuxnetQKE.Trojan
10 X97M.XFSic
11 W32.SilityVJ.PE
12 W32.BedolabD.Worm
13 W32.Regsvr.Trojan
14 W32.DownRefronE.Worm
15 W32.SysdiagTHA.Trojan


PHƯƠNG ANH - TTO
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top