lephongk49pdl
New member
- Xu
- 0
Báo động tình trạng nước đá cây bẩn
MỘT LẦN “ MỤC SỞ THỊ”
NƯỚC DÙNG LÀM ĐÁ BỊ Ô NHIỄM
Một lần, trong những ngày đầu hè, tôi theo chân đoàn kiểm tra liên nghành của thành phố Hà Nội kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh đá cây. Nếu bạn là tôi, bạn sẽ hoàn toàn tin chắc, việc Tào Tháo đuổi do ăn phải đá không đảm bảo vệ sinh là hoàn toàn có thể xảy ra. Hay nói cách khác, chỉ một lần chứng kiến quy trình sản xuất của các cơ sở đó, bạn sẽ phải thề là “ không bao giờ dám ăn đá lạnh ngoài đường nữa”. Và chắc chắn bạn sẽ “bóp mồm bóp miệng” để thực hiện “lời thề”! Để khẳng định những điều tôi vừa nói, bạn hãy cùng tôi đến thăm cơ sở sản xuất đá cây Thanh Tùng (552 đường Tam Trinh- Hà Nội)
Nhìn những cây đá trắng tinh, sạch sẽ. Bạn không thể ngờ chúng lại được sản xuất từ một nơi sặc mùi ô nhiễm. Bước qua một cái cống hở sộc mùi hôi thối, bạn sẽ tới ngay nơi sản xuất. Mỗi ngày 180 cây, mỗi cây nặng 40kg, tương đương với 7,2 tấn đá được sản xuất từ đây. Nước được đưa lên từ giếng khoan, lọc qua quýt rồi đổ vào những khuôn gỉ sét, vàng ố. Thọc tay vào những cây đá chưa đông hết, tôi vớt ra được không ít những vật thể lạ. Mặt nước trên cùng của khay đá trở nên ráng vàng... Được hỏi nước dùng để làm đá được lấy từ đâu, những người thợ trực tiếp sản xuất trở nên ấp úng. Người thì bảo nước giếng khoan, kẻ thì nói nước “ thành phố”, còn người hàng xóm thì nói “hình như họ dùng nước dưới hồ lên”
Lúc này tôi mới nhìn ra phía sau của nơi sản xuất. Thì ra ngay bên cạnh giếng khoan là một cái hồ, hay nói đúng hơn là một cái đầm nuôi cá. “ Người ta nuôi cá bằng phân đấy” người đi bên cạnh tôi thì thào. Thấy tôi mắt tròn, mắt dẹt nhìn chằm chằm vào một túp lều có diện tích khoản 1m2, xung quanh che chắn bằng những tấm nilon rách nát, gió bay phần phật, ngự toạ trên mặt đầm cá, giọng người đó trở nên ngập ngừng: Cầu tiêu đấy! Thức ăn của cá mà!
Thạc sĩ Lê Nhân Tuấn, Chánh thanh tra Sở y tế, người dẫn đầu đoàn thanh tra nối trong tiếng máy chạy đá ầm ầm: Cho dù nước lấy từ giếng khoan đi nữa thì cũng không đảm bảo về mặt chất lượng vì giếng khoan làm ngay mép của đầm cá nên sẽ bị ô nhiễm do sự thẩm thấu của nước từ đầm nuôi cá. Có thể khẳng định ngay rằng, cơ sở sản xuất này không đảm bảo một điều kiện nào về mặt chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
CÁN BỘ PHƯỜNG THIẾU HIỂU BIẾT
Trước đề nghị của thạc sĩ Lê Nhân Tuấn về việc lập biên bản và đình chỉ ngay hoạt động của cơ sở này, ông Phạm Như Khoa- cán bộ phụ trách quản lý thị trường của phường Hoàng Văn Thụ ( Quận Hai Bà Trưng) đã có phản ứng lại. Rằng đá của cơ sở này không phải là một mặt hàng thực phẩm vì chúng được sản xuất ra để nhập cho những người bán cá dùng để ướp lạnh cá. Rằng đã không là thực phẩm thì không phải đăng ký chất lượng mà chỉ cần đăng ký kinh doanh là đủ... Cũng đủ hiểu lý do tại sao một đơn vị làm ăn vô trách nhiệm như vậy lại tồn tại được mấy năm trời giữa địa bàn Thủ đô! Được biết vào năm 2000, kiểm tra liên nghành đã một lần tới đây, đã cảnh báo và yêu cầu chủ cơ sở làm thủ tục đăng ký chất lượng tại trung tâm y tế quận. Nhưng đến nay, chủ cơ sở Thanh Tùng vẫn không chấp hành và vẫn hoạt động mà không có giấy đăng ký chất lượng!
Vậy mặt hành đá lạnh có được chia làm 2 loại như lời ông Khoa nói hay không? Thạc sĩ Lê Nhân Tuấn khẳng định ngay rằng, đá lạnh chỉ là một mặt hàng, mà là mặt hàng thực phẩm nằm trong danh mục mà bộ y tế quy định là phải đăng ký chất lượng. Hơn nữa việc dùng đá để ướp cá cũng đòi hỏi đá phải đảm bảo vệ sinh, nếu không đá kạnh sẽ làm ô nhiễm cá- một loại thực phẩm tươi sống.
*
* *
Trong những tháng nắng nóng này, nhu cầu dùng đá của nhân dân lên cao hơn bao giờ hết. Không fải gia đình nào cũng có đủ điều kiện tự làm lấy đá ăn. Để đáp ứng nhu cầu đó, các chủ cơ sở sản xuất fải tự mình “xoay xở”, bất chấp cả hậu quả sẽ đến với người tiêu dùng. Thậm chí theo lời thạc sĩ Lê Nhân Tuấn, vào những ngày cao điểm “đầu nậu” còn fải huy động đá nhập từ các tỉnh lân cận để đưa vào thị trường Hà Nội như Hải Phòng, Hải Dương... gây nhiều khó khăn cho việc kiểm tra chất lượng và nguồn gốc.
Những cây đá trắng phau đc sản xuất ra cà cung cấp đến tay người tiêu dùng trong điều kiện như thế. Cũng có khá nhiều lần trên đường đi làm ngang qua phố Lò Đúc tôi cungc đc tận mắt thấy các nhà hàng dịch vụ đã “sơ chế” đá trước khi đưa đến các nhà hàng giải khát rất “công nghiệp, đơn giản” và không kém phần tuỳ tiện. Trên vỉa hè các cây đá đc xếp tự nhiên trên một tấm nilông nhỏ không đủ rộng để các cây đá có phần còn tiếp xúc trực tiếp xuống vỉa hè! Họ dùng búa (giống như búa đónh đinh) đập nhỏ đá và dùng xẻng nhựa (giống cây xẻng hót rác) để “hót” những viên đá nhỏ đã đc “ơ chế” vào các phích qua những chiếc muỗng khá “mĩ miều” để phục vụ khách. Ai biết đc để bảo rằng những viên đá đó lại ko sạch! Nghĩ mà thấy thật rùng mình.
Điều đáng rùng mình hơn và cũng thật lạ lùng hơn là không hiểu vì sao nhiều cơ sở sản xuất đá kiểu như cơ sở Thanh Tùng kia khi bị các đoàn thanh tra chuyên môn, thanh tra chuyên nghành fát hiện là họ sản xuất đá khi chưa đăng kí chất lượng và đá sản xuất trong điều kiện không đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm mà vẫn tồn tại một cách ngang nhiên? Những cơ sở sản xuất này vẫn tiếp tục cung cấp những đá bẩn và không đủ chất lượng như thế? Phải chăng do những cán bộ có trách nhiệm ( trực tiếp hay gián tiếp) thiếu hiểu biết hay vì những lí do gì khác nữa?
Vì vậy trước thực trạng sản xuất đá như hiện nay (nguy cơ nhiễm độc từ những cây đá kém chất lượng hoặc ko rõ nguồn gốc là rất cao) người tiêu dùng trước hết hãy tự mình bảo vệ lấy mình để không fải lĩnh hậu quả đáng tiếc. Tốt nhất là nên hạn chế việc ăn uống ở ngoài đường, ngoài chợ; nếu có điều kiện, hãy tự sản xuất đá ăn cho gia đình bằng nước đun sôi để nguội, như vậy mới đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình.