Bão ở Việt Nam?

Câu 1 và 2
Bão hình thành ở các vùng nhiệt đới vì hiện tượng thiên nhiên này cần một dòng nước rất nóng, tối thiểu là 26 độ ở độ sâu ít nhất là 50m dưới nuớc.
Nước nóng tạo nên tình trạng bốc hơi mạnh, mà sự bốc hơi chính là nhiên liệu của bão. Khối khí rất ẩm này sẽ lên cao đến 15 cây số. Ở đó, khí sẽ trở nên lạnh, cô đặc và khiến những đám mây bão không cố định trở nên lớn hơn.​
Khi khí lạnh trở xuống, nó lại hút đầy khí ẩm và nóng. Và nó bị hút với tốc độ rất cao vào bên trong ống khí bay lên cao. Sở dĩ có hiện tượng này vì áp suất ở đây thấp hơn những nơi khác. Điều này giải thích tại sao mây cuộn xung quanh ống khói này.

Do trái đất quay, ở Bắc bán cầu là chiều ngược lại của kim đồng hồ, còn ở Nam bán cầu là cùng chiều với kim đồng hồ, nên bao giờ bão cũng quay theo cùng 1 chiều.

Nước càng nóng, guồng máy nhiệt độ càng lên cao và gió cũng tăng tốc. Lúc này, bão tăng sức mạnh. Sức của nó đôi khi đạt đến mức tương đương 5 quả bom hạt nhân/mỗi giây. Nhưng ngay khi gặp một dòng nước lạnh hơn hoặc gặp đất liền, bão giảm cường độ vì thiếu khí nóng bốc hơi.​


 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
câu 1:
Tại sao lại có bão ?
Câu 2:
Tại sao bão lại đổ bộ chậm dần từ bắc vào nam ?

Tớ bổ sung

1 Vòng đời của bão

Tại các nơi có áp thấp (nhất là ở một số vùng nhiệt đới) là nơi có áp lực của không khí thấp --> không khí sẽ bị hút lên cao và khi có hơi ẩm trong không khí thì không khí ẩm đó sẽ được đưa lên cao và sinh ra mây. do là nơi áp thấp nên tại các hạ áp này sẽ hút không khí từ các cao áp tạo nên hoàn lưu gió trên thế giới (vì vậy mà bạn thấy rằng mỗi năm như vậy luôn có bão). nhưng bão chỉ hình thành trên những vùng có nhiều hơi nước (đặc biệt là các đại dương). do tại nơi có khí áp thấp ở đại dương thì hơi nước sẽ bốc lên rất mạnh và đẩy lên cao --> hình thành tâm áp thấp, do có sự chênh lệch về áp suất nên không khí ở các nới khác tràn vào hình thành xoáy bão.

Tại tâm bão không khí đi từ trên xuống dưới, tại các vùng xung quanh thì không khí bốc mạnh từ dưới lên. chính điều này tạo thành từng đám mây rất dày đặc khi có bão, tạo ra những cơn mưa rất lớn và gió xoáy. khi mức gió lên đến 62km/giờ thì áp thấp nhiệt đới này biến thành bão (chỉ là sự đổi tên theo mức gió). bão được hình thành dựa trên các luồng không khí nóng ẩm bốc lên (có xu hướng hình thành tại các đại dương), khi bão di chuyển vào đất liền hoặc các vùng biển lạnh hơn thì mất dần nguồn hơi nước nóng ẩm (đây là nguyên liệu và năng lượng của cơn bão) và gặp nhiều lực cản khi đi vào trong đất liền nên suy yếu thành áp thấp nhiệt đới và biến mất.

2 Bão chậm dần từ Bắc vào Nam:

Ở Việt Nam, bão phát sinh từ tháng 5 đến tháng 12 trên khu vực biển Đông. Sau khi đạt tới trình độ phát triển mạnh, bão di chuyển theo hướng từ Đông sang Tây, về phía đất liền và thường tan đi khi đã đổ bộ vào bờ biển. Từ Bắc vào Nam mùa bão chậm dần phù hợp với sự di chuyển của dải hội tụ nhiệt đới: từ Móng Cái - Thanh Hoá (tháng 7,8), Thanh Hoá - Quảng Trị (tháng 9), Quảng Trị - Bồng Sơn (tháng 10), Bồng Sơn - TPHCM (tháng 11), TPHCM - Cà Mau (tháng 12).
 
có bão khi nhiệt độ nước biển trên 25 0 C và lực Coooroorriolit đủ lớn.
bão chậm dần từ bắc vào nam do di chuyển cùng với dải hội tụ nhiệt đới, bị các khối khí lạnh ở lục địa á âu lấn xuống
(tức là di chuyển theo gió mùa Đông bắc)
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top