Học sinh đánh nhau, thậm chí chém giết vì những mâu thuẫn nhỏ xảy ra trong trường học hoặc tình cảm riêng tư đã liên tiếp xảy ra.
Mới đây, một học sinh ở Xuân Lộc (Đồng Nai) đâm chết bạn học cùng lớp. Nguyên nhân bạo lực học đuờng bắt đầu từ đâu? Làm sao ngăn chặn?
Tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn, Đại học Quốc gia TP.HCM:
Phải bắt đầu từ việc dạy người!
Chuyện bạo lực học đường đúng là không phải bây giờ mới có mà mâu thuẫn trong trường học đã tồn tại từ lâu.
Những tín hiệu đáng sợ
Tuy nhiên, chuyện nữ sinh đánh nhau xảy ra ở cả nông thôn và thành thị, ở cả môi trường học đường và công cộng phải chăng là bạo lực đã gia tăng? Không chỉ là đánh đơn lẻ mà còn đánh hội đồng; không chỉ đánh hù dọa hay xâu đầu đánh võ biền mà đánh có nhóm, có kế hoạch thì phải chăng đủ để nói rằng đã có sự gia tăng đáng kể. Đó là chưa kể đến chuyện đánh nhau đến chết, đánh nhau một cách tàn nhẫn. Thậm chí sự vô cảm, thờ ơ khi thấy bạo lực diễn ra ngay trước mắt mình, với người bạn thân của mình mới là đáng sợ.
Chính các em nhận ra mình đang bị dồn nén, chính các em có nhiều điều muốn nói nhưng cũng không biết phải giải tỏa như thế nào. Xung năng ấy đã thôi thúc các em phản ứng bằng những hành vi xa lạ. Đánh nhau để khẳng định mình, đánh nhau để giải tỏa tâm lý, đánh nhau vì những mâu thuẫn không được giải quyết, đánh nhau để dằn mặt đối tượng, đánh nhau để gây scandal…
Lây nhiễm từ vết đen xã hội
Ở góc độ sâu xa hơn, không thể phủ nhận rằng xã hội đang tồn tại những vết đen. Đã bảo rằng trường học là xã hội thu nhỏ thì sao trường học có thể miễn nhiễm từ xã hội. Đó là chưa kể ngay trong trường học, văn hóa học đường còn khá mông lung và mơ hồ, việc dạy làm người còn bị xem nhẹ; chuyện chỉ dồn ép để học tập vẫn được đặt để như một yêu cầu tối quan trọng. Chưa kể việc thiếu mềm mại trong cách thức giáo dục, thiếu đầu tư cho việc tìm hiểu và tác động giáo dục... Việc giáo dục con người không thể chỉ “bán cái” cho nhà trường. Liệu gia đình đã làm tốt trách nhiệm của mình? Liệu những cơ quan quan tâm đến việc giáo dục thanh thiếu nhi đã bám sát đời sống của các em để đưa ra những định hướng phù hợp hay chưa?
Tình cảm thân thiện thầy trò. Ảnh minh họa: HTD
Nói như thế không có nghĩa là nhà trường giảm trách nhiệm. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng việc dạy làm người vẫn còn lạc hậu, một số thầy cô giáo vẫn thường áp đặt và “chặt chém” các em theo kiểu bề trên. Các môn học làm tốt chức năng này hay chưa? Những thầy cô giáo có đầu tư đủ thời gian, đúng hướng và thích ứng để giáo dục học sinh làm người hay chưa? Câu hỏi này còn bỏ ngỏ, muốn trả lời cũng không thể!!!
Có thể nói việc bạo lực học đường liên quan chặt chẽ đến nhiều vấn đề khác nhau và nó được xem như một hệ lụy. Hệ lụy của việc gia đình thiếu quan tâm, chăm sóc con cái, nhà trường chưa thực sự làm tốt việc giáo dục đạo đức - giáo dục làm người, một số tổ chức có liên quan đến việc giáo dục học sinh vẫn chưa theo kịp những diễn tiến phức tạp về tâm lý nhóm trong sự biến chuyển của xã hội.
Đi tìm văn hóa học đường đúng nghĩa
Về giải pháp làm giảm, thậm chí là “triệt tiêu” bạo lực học đường, có thể nói giải pháp căn cơ vẫn phải bắt đầu bằng việc xây dựng một văn hóa học đường đúng nghĩa. Học sinh cần được chia sẻ, được quan tâm, động viên khi cần thiết, cần được trang bị kiến thức hay những bài học về làm người, những kỹ năng sống để bước vào môi trường học đường sống đúng nghĩa và có thể chuẩn bị ra xã hội một cách đường hoàng. Điều này đòi hỏi gia đình phải cùng tham gia để trở thành những gia đình văn hóa đúng nghĩa mà không phải chỉ là danh hiệu.
Lẽ đương nhiên cần có những nghiên cứu sâu về nhu cầu giới trẻ - học sinh, những mong đợi trong tâm lý, những diễn tiến xu thế hành vi để có thể định hướng một cách đúng đắn về ứng xử cho các em.
PGS Văn Như Cương, Hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội:
Môn giáo dục đạo đức đang dạy quá lứa tuổi
Theo dõi sát sao các vụ bạo lực trong giới học sinh trong thời gian gần đây, tôi thật sự thấy buồn và lo lắng.
Ngày xưa chuyện học sinh thụi nhau, đá đít nhau vài cái không hiếm nhưng hành động chỉ mang tính bột phát. Ngày nay nữ sinh đánh nhau có tổ chức, có âm mưu, có băng đảng. Còn với nam học sinh đi kèm theo vũ khí, gậy gộc chẳng khác nào việc thanh toán của bọn xã hội đen.
Nguyên nhân bắt nguồn từ đâu ư? Nhà trường chỉ là một trong nhiều chủ thể tác động đến học sinh. Nhà trường không phải là một ốc đảo có thể một mình dạy dỗ. Và một đứa trẻ hư thì là lỗi của cả ba nhóm đối tượng: nhà trường - gia đình - xã hội. Chính chiếc kiềng ba chân này đã ảnh hưởng trực tiếp đến tính cách một đứa trẻ và không bao giờ tác động độc lập.
Về chương trình giáo khoa, những môn học có tính giáo dục đạo đức, nhân cách trong chương trình của Bộ GD&ĐT hiện nay như môn Giáo dục công dân, Văn học hiện nay đã quá xa thực tế, không phù hợp với lứa tuổi. Học sinh lớp 10 mà học như sinh viên Trường Nguyễn Ái Quốc. Lớp 11 lại học về thế nào là tiền tệ, là hàng hóa, thị trường.
Vì vậy, nhà trường cần dạy thêm cho các em các môn học ngoại khóa có tác dụng giáo dục thiết thực như dạy học sinh biết thế nào là tự lo cho mình; phải quan hệ với ông bà, bố mẹ, bạn bè như thế nào để đúng là con ngoan, trò giỏi. Tại Trường Lương Thế Vinh nghiêm cấm học sinh nhuộm tóc. Nếu đánh nhau là sẽ bị đuổi học ngay. Quan điểm này đi ngược với nhiều trường, thậm chí của ngành giáo dục. Thế nhưng trong tập thể, có một anh tham nhũng mà không bị xử lý nghiêm thì sẽ có ngày cả tập thể đó tham nhũng.
Để hạn chế những tình trạng trên, phải chữa được bệnh thành tích trong ngành giáo dục. Ví dụ như phong trào Trường học thân thiện, học sinh tích cực đã thất bại bởi chỉ mang tính hình thức. Cũng vì bệnh đó có trường tìm cách bịt thông tin khi học sinh của mình quậy phá.
Mới đây, một học sinh ở Xuân Lộc (Đồng Nai) đâm chết bạn học cùng lớp. Nguyên nhân bạo lực học đuờng bắt đầu từ đâu? Làm sao ngăn chặn?
Tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn, Đại học Quốc gia TP.HCM:
Phải bắt đầu từ việc dạy người!
Chuyện bạo lực học đường đúng là không phải bây giờ mới có mà mâu thuẫn trong trường học đã tồn tại từ lâu.
Những tín hiệu đáng sợ
Tuy nhiên, chuyện nữ sinh đánh nhau xảy ra ở cả nông thôn và thành thị, ở cả môi trường học đường và công cộng phải chăng là bạo lực đã gia tăng? Không chỉ là đánh đơn lẻ mà còn đánh hội đồng; không chỉ đánh hù dọa hay xâu đầu đánh võ biền mà đánh có nhóm, có kế hoạch thì phải chăng đủ để nói rằng đã có sự gia tăng đáng kể. Đó là chưa kể đến chuyện đánh nhau đến chết, đánh nhau một cách tàn nhẫn. Thậm chí sự vô cảm, thờ ơ khi thấy bạo lực diễn ra ngay trước mắt mình, với người bạn thân của mình mới là đáng sợ.
Chính các em nhận ra mình đang bị dồn nén, chính các em có nhiều điều muốn nói nhưng cũng không biết phải giải tỏa như thế nào. Xung năng ấy đã thôi thúc các em phản ứng bằng những hành vi xa lạ. Đánh nhau để khẳng định mình, đánh nhau để giải tỏa tâm lý, đánh nhau vì những mâu thuẫn không được giải quyết, đánh nhau để dằn mặt đối tượng, đánh nhau để gây scandal…
Lây nhiễm từ vết đen xã hội
Ở góc độ sâu xa hơn, không thể phủ nhận rằng xã hội đang tồn tại những vết đen. Đã bảo rằng trường học là xã hội thu nhỏ thì sao trường học có thể miễn nhiễm từ xã hội. Đó là chưa kể ngay trong trường học, văn hóa học đường còn khá mông lung và mơ hồ, việc dạy làm người còn bị xem nhẹ; chuyện chỉ dồn ép để học tập vẫn được đặt để như một yêu cầu tối quan trọng. Chưa kể việc thiếu mềm mại trong cách thức giáo dục, thiếu đầu tư cho việc tìm hiểu và tác động giáo dục... Việc giáo dục con người không thể chỉ “bán cái” cho nhà trường. Liệu gia đình đã làm tốt trách nhiệm của mình? Liệu những cơ quan quan tâm đến việc giáo dục thanh thiếu nhi đã bám sát đời sống của các em để đưa ra những định hướng phù hợp hay chưa?
Tình cảm thân thiện thầy trò. Ảnh minh họa: HTD
Có thể nói việc bạo lực học đường liên quan chặt chẽ đến nhiều vấn đề khác nhau và nó được xem như một hệ lụy. Hệ lụy của việc gia đình thiếu quan tâm, chăm sóc con cái, nhà trường chưa thực sự làm tốt việc giáo dục đạo đức - giáo dục làm người, một số tổ chức có liên quan đến việc giáo dục học sinh vẫn chưa theo kịp những diễn tiến phức tạp về tâm lý nhóm trong sự biến chuyển của xã hội.
Đi tìm văn hóa học đường đúng nghĩa
Về giải pháp làm giảm, thậm chí là “triệt tiêu” bạo lực học đường, có thể nói giải pháp căn cơ vẫn phải bắt đầu bằng việc xây dựng một văn hóa học đường đúng nghĩa. Học sinh cần được chia sẻ, được quan tâm, động viên khi cần thiết, cần được trang bị kiến thức hay những bài học về làm người, những kỹ năng sống để bước vào môi trường học đường sống đúng nghĩa và có thể chuẩn bị ra xã hội một cách đường hoàng. Điều này đòi hỏi gia đình phải cùng tham gia để trở thành những gia đình văn hóa đúng nghĩa mà không phải chỉ là danh hiệu.
Lẽ đương nhiên cần có những nghiên cứu sâu về nhu cầu giới trẻ - học sinh, những mong đợi trong tâm lý, những diễn tiến xu thế hành vi để có thể định hướng một cách đúng đắn về ứng xử cho các em.
PGS Văn Như Cương, Hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội:
Môn giáo dục đạo đức đang dạy quá lứa tuổi
Theo dõi sát sao các vụ bạo lực trong giới học sinh trong thời gian gần đây, tôi thật sự thấy buồn và lo lắng.
Ngày xưa chuyện học sinh thụi nhau, đá đít nhau vài cái không hiếm nhưng hành động chỉ mang tính bột phát. Ngày nay nữ sinh đánh nhau có tổ chức, có âm mưu, có băng đảng. Còn với nam học sinh đi kèm theo vũ khí, gậy gộc chẳng khác nào việc thanh toán của bọn xã hội đen.
Nguyên nhân bắt nguồn từ đâu ư? Nhà trường chỉ là một trong nhiều chủ thể tác động đến học sinh. Nhà trường không phải là một ốc đảo có thể một mình dạy dỗ. Và một đứa trẻ hư thì là lỗi của cả ba nhóm đối tượng: nhà trường - gia đình - xã hội. Chính chiếc kiềng ba chân này đã ảnh hưởng trực tiếp đến tính cách một đứa trẻ và không bao giờ tác động độc lập.
Về chương trình giáo khoa, những môn học có tính giáo dục đạo đức, nhân cách trong chương trình của Bộ GD&ĐT hiện nay như môn Giáo dục công dân, Văn học hiện nay đã quá xa thực tế, không phù hợp với lứa tuổi. Học sinh lớp 10 mà học như sinh viên Trường Nguyễn Ái Quốc. Lớp 11 lại học về thế nào là tiền tệ, là hàng hóa, thị trường.
Vì vậy, nhà trường cần dạy thêm cho các em các môn học ngoại khóa có tác dụng giáo dục thiết thực như dạy học sinh biết thế nào là tự lo cho mình; phải quan hệ với ông bà, bố mẹ, bạn bè như thế nào để đúng là con ngoan, trò giỏi. Tại Trường Lương Thế Vinh nghiêm cấm học sinh nhuộm tóc. Nếu đánh nhau là sẽ bị đuổi học ngay. Quan điểm này đi ngược với nhiều trường, thậm chí của ngành giáo dục. Thế nhưng trong tập thể, có một anh tham nhũng mà không bị xử lý nghiêm thì sẽ có ngày cả tập thể đó tham nhũng.
Để hạn chế những tình trạng trên, phải chữa được bệnh thành tích trong ngành giáo dục. Ví dụ như phong trào Trường học thân thiện, học sinh tích cực đã thất bại bởi chỉ mang tính hình thức. Cũng vì bệnh đó có trường tìm cách bịt thông tin khi học sinh của mình quậy phá.
DUY TÍNH- TỐ NHƯ
Giải pháp còn lẩn quẩn
Mới đây, tại Trường THPT Hồng Bàng (huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai), chỉ vì một mâu thuẫn học trò Lưu Thanh Tú (lớp 10C8) đã bị bạn cùng lớp rút dao đâm trước sự chứng kiến của các học sinh và thầy cô giáo. Điều làm nhiều người phải bất ngờ lẫn xót xa, đó là lời khẳng định của thầy hiệu trưởng “hai em đều là học sinh ngoan”.
Cách đây vài năm, tìm thông tin về bạo lực học đường e rằng không dễ. Ngày nay, chỉ cần gõ cụm từ này trên trang mạng tìm kiếm Google thì có đến hơn 8,6 triệu kết quả. Nhiều giả định, lý giải nguyên nhân bạo lực học đường là do trò chơi bạo lực, giáo dục gia đình không được quan tâm, ảnh hưởng của bạn bè đồng trang lứa…. Có nhiều diễn đàn, hội nghị để đi tìm giải pháp ngăn chặn bạo lực học đường nhưng xem ra vẫn chưa có hiệu quả. Dao vẫn được lận trong cặp đến trường, giờ tan học vẫn diễn ra những vụ hỗn chiến sặc mùi xã hội đen…
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Trần Quang Quý từng đưa ra giải pháp: đuổi học, đưa vào trường giáo dưỡng những học sinh hành hung, chủ mưu hành hung bạn hoặc phát tán clip; ban giám hiệu hoặc giáo viên chủ nhiệm để xảy ra bạo lực sẽ bị khiển trách đến cảnh cáo…
Chính quyền TP Côn Minh, Vân Nam của Trung Quốc đã tuyển “điệp viên”, cảnh sát mật… là học sinh để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý những vụ bạo lực học đường. Tại nước ta, Tiến sĩ Phùng Khắc Bình, nguyên Vụ trưởng Vụ Công tác HSSV, Bộ Giáo dục và Đào tạo, cũng đề xuất ý kiến bộ này nên kết hợp cùng Bộ Công an thông qua hệ thống mạng lưới cộng tác viên để nắm bắt, quản lý các em học sinh ngoài giờ học.
Có ý kiến cho rằng đó là giải pháp tình thế. Giáo dục đạo đức, nền tảng lối sống cho các em mới chính là căn cơ lâu dài nhưng xem ra giải pháp lâu dài còn đang lẩn quẩn để tìm hướng triển khai hợp lý.
Theo PLTP.
Cách đây vài năm, tìm thông tin về bạo lực học đường e rằng không dễ. Ngày nay, chỉ cần gõ cụm từ này trên trang mạng tìm kiếm Google thì có đến hơn 8,6 triệu kết quả. Nhiều giả định, lý giải nguyên nhân bạo lực học đường là do trò chơi bạo lực, giáo dục gia đình không được quan tâm, ảnh hưởng của bạn bè đồng trang lứa…. Có nhiều diễn đàn, hội nghị để đi tìm giải pháp ngăn chặn bạo lực học đường nhưng xem ra vẫn chưa có hiệu quả. Dao vẫn được lận trong cặp đến trường, giờ tan học vẫn diễn ra những vụ hỗn chiến sặc mùi xã hội đen…
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Trần Quang Quý từng đưa ra giải pháp: đuổi học, đưa vào trường giáo dưỡng những học sinh hành hung, chủ mưu hành hung bạn hoặc phát tán clip; ban giám hiệu hoặc giáo viên chủ nhiệm để xảy ra bạo lực sẽ bị khiển trách đến cảnh cáo…
Chính quyền TP Côn Minh, Vân Nam của Trung Quốc đã tuyển “điệp viên”, cảnh sát mật… là học sinh để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý những vụ bạo lực học đường. Tại nước ta, Tiến sĩ Phùng Khắc Bình, nguyên Vụ trưởng Vụ Công tác HSSV, Bộ Giáo dục và Đào tạo, cũng đề xuất ý kiến bộ này nên kết hợp cùng Bộ Công an thông qua hệ thống mạng lưới cộng tác viên để nắm bắt, quản lý các em học sinh ngoài giờ học.
Có ý kiến cho rằng đó là giải pháp tình thế. Giáo dục đạo đức, nền tảng lối sống cho các em mới chính là căn cơ lâu dài nhưng xem ra giải pháp lâu dài còn đang lẩn quẩn để tìm hướng triển khai hợp lý.
Theo PLTP.