Nghiên cứu cho thấy, “hình mẫu” của các em học sinh hầu hết là trong các trò chơi game, trong khi đó có tới 77% trò chơi là đánh nhau, giết người… Nỗi lo về nạn “game đen” khiến Bộ trưởng VH-TT&DL “vất vả” với các câu hỏi của đại biểu QH.
Bạo lực học đường xuất phát từ… game online?
Ngay câu đầu tiên chất vấn, đại biểu Nguyễn Phụ Đông (Bắc Ninh) đã đề cập trực diện đến vấn đề mà xã hội và nhiều đại biểu quan tâm, đó là sự xuống cấp đạo đức trong một bộ phận xã hội, được thể hiện qua những vụ học sinh đánh nhau, những vụ giết người dã man xảy ra gần đây.
Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh cho rằng, nguyên nhân do chúng ta hội nhập, bên cạnh việc tốt cũng không tránh khỏi những sự độc hại tràn vào làm vẩn đục mội trường văn hóa. Bên cạnh đó, công tác giáo dục chưa tốt và các văn bản pháp qui, các qui định về hành vi ứng xử chưa chặt chẽ cũng làm trầm trọng thêm vấn nạn này.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân: Game "đen" tạo nên xu hướng bạo lực (ảnh: Việt Hưng)
Thông tin tiếp theo do Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cung cấp dường như khiến nhiều đại biểu thêm “sốt ruột” về vấn nạn “game đen”.
Theo Phó Thủ tướng, thời gian qua, nạn bạo lực học đường mà điển hình là một số học sinh đánh nhau gây xôn xao dư luận có việc “bắt chước” các... hình mẫu. Trong khi đó, nghiên cứu cho thấy “hình mẫu” của các em hầu hết đều trong các… trò chơi game.
“Chúng tôi đã cho kiểm tra và thấy, 77% trò chơi game hiện nay là đánh nhau, giết người, 9% là cờ bạc, chỉ 14% là có yếu tố tích cực”, Phó Thủ tướng, người đứng đầu ngành giáo dục cung cấp số liệu “giật mình”.
Cũng theo Phó Thủ tướng, tỉ lệ chơi game của các cấp học như sau: tiểu học có 2/3 số học sinh chơi game, THCS 81% và đại học là 75%. “Đây là yếu tố tạo nên xu hướng bạo lực”, Phó Thủ tướng khẳng định.
Tiếp nối đề tài “nóng” này, đại biểu Phạm Phương Thảo (TPHCM) khá gay gắt đặt câu hỏi: Các trò chơi bạo lực, cờ bạc chiếm tỉ lệ lớn trong các trò chơi, Bộ trưởng có biết không? Bởi theo bà Thảo, nhiều em học sinh cho biết, “cảm giác ảo, cảm giác được làm bá chủ khi chơi game là rõ lắm”.
Bộ trưởng Hoàng Anh Tuấn hài hước: “Tôi biết quá rõ nội dung và tác hại của game vì trước đây thỉnh thoảng tôi cũng chơi”.
Ngay sau đó, vấn đề quản lý game được chuyển sang Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Lê Doãn Hợp, cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực này.
Bộ trưởng Hợp cho biết, Bộ đã đưa ra biện pháp “3 quản 1 nâng” nhằm quản lý tốt hơn người chơi, nội dung chơi và nâng cao mức xử phạt hành chính để đủ sức răn đe những trường hợp vi phạm. Đồng thời, đang chỉ đạo sản xuất để sớm trình làng các trò chơi “made in Việt Nam” có nội dung lành mạnh.
Bộ trưởng Hợp cũng chia sẻ khó khăn trong quản lý vấn đề này, ví như việc quản lý người chơi. “Người nước ngoài kiểm tra giấy tờ tùy thân rất dễ vì họ luôn mang theo giấy tờ nhưng ở VN kiểm tra có tới hơn 70% người dân không quen mang theo giấy tờ tùy thân.
Nỗi lo “bùng nổ tín ngưỡng”
Đại biểu Nguyễn Ngọc Đào (Hà Nội) lo ngại đặt vấn đề “bùng nổ” tín ngưỡng, qua việc chen lấn xô đẩy xin ấn ở đền Trần (Nam Định), tình trạng chùa thì ít mà hòm công đức thì nhiều. “Luật lễ hội” cũng được đặt ra bởi theo ông Đào, nhiều đồng chí lãnh đạo mất thời gian đi dự lễ, cần qui định lễ nào thì ai đến dự, cấp nào đến dự…
Đại biểu Nguyễn Ngọc Đào (ảnh: Việt Hưng)
Đại biểu Huỳnh Ngọc Đáng (Bình Dương) nhắc lại chuyện năm ngoái có doanh nghiệp đưa lên bàn thờ giỗ tổ bánh chưng… nhân xốp và năm nay có chai rượu khổng lồ?
Bộ trưởng lý giải “việc nhân bánh chưng xốp lúc đó tôi chưa làm Bộ trưởng nhưng làm thế là không nên”. Trả lời về chai rượu khổng lồ trong lễ giỗ tổ năm nay, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh cho biết, ngay sau khi biết tin đã khẳng định là vi phạm việc quảng cáo bia, rượu ở lễ hội nên đã cho dẹp ngay.
Đại biểu Nguyễn Ngọc Huyền (Phú Thọ) đã hỗ trợ Bộ trưởng trấn an các đại biểu bằng việc cung cấp thêm thông tin, theo đó, chiếc bánh chưng và chai rượu khổng lồ thực tế không được đặt lên bàn thờ quốc tổ, chỉ đặt ở khu hội. Ban tổ chức có qui định và kiểm soát khá chặt việc dâng sản vật lên bàn thờ quốc tổ.
Liên quan đến việc thiếu hụt trầm trọng khu vui chơi cho giới trẻ, đại biểu Nguyễn Ngọc Huyền (Phú Thọ) đặt câu hỏi: Bộ trưởng thấy sao khi khu vui chơi của trẻ em quá thiếu, đến với quán internet thuận lợi hơn nhiều đến khu vui chơi. Vì sao Thủ tướng đã yêu cầu ngành văn hóa qui hoạch khu vui chơi cho trẻ nhưng đến nay vẫn không tham mưu được về qui hoạch tổng thể này, bao giờ thì có?
Người đứng đầu ngành văn hóa cho biết, đã bắt tay xây dựng qui định nhưng để qui hoạch thành hiện thực là cả một vấn đề vì đây là công việc rất lớn, chỉ riêng ngành văn hóa làm không được.
Theo Dân trí.
Bạo lực học đường xuất phát từ… game online?
Ngay câu đầu tiên chất vấn, đại biểu Nguyễn Phụ Đông (Bắc Ninh) đã đề cập trực diện đến vấn đề mà xã hội và nhiều đại biểu quan tâm, đó là sự xuống cấp đạo đức trong một bộ phận xã hội, được thể hiện qua những vụ học sinh đánh nhau, những vụ giết người dã man xảy ra gần đây.
Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh cho rằng, nguyên nhân do chúng ta hội nhập, bên cạnh việc tốt cũng không tránh khỏi những sự độc hại tràn vào làm vẩn đục mội trường văn hóa. Bên cạnh đó, công tác giáo dục chưa tốt và các văn bản pháp qui, các qui định về hành vi ứng xử chưa chặt chẽ cũng làm trầm trọng thêm vấn nạn này.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân: Game "đen" tạo nên xu hướng bạo lực (ảnh: Việt Hưng)
Thông tin tiếp theo do Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cung cấp dường như khiến nhiều đại biểu thêm “sốt ruột” về vấn nạn “game đen”.
Theo Phó Thủ tướng, thời gian qua, nạn bạo lực học đường mà điển hình là một số học sinh đánh nhau gây xôn xao dư luận có việc “bắt chước” các... hình mẫu. Trong khi đó, nghiên cứu cho thấy “hình mẫu” của các em hầu hết đều trong các… trò chơi game.
“Chúng tôi đã cho kiểm tra và thấy, 77% trò chơi game hiện nay là đánh nhau, giết người, 9% là cờ bạc, chỉ 14% là có yếu tố tích cực”, Phó Thủ tướng, người đứng đầu ngành giáo dục cung cấp số liệu “giật mình”.
Cũng theo Phó Thủ tướng, tỉ lệ chơi game của các cấp học như sau: tiểu học có 2/3 số học sinh chơi game, THCS 81% và đại học là 75%. “Đây là yếu tố tạo nên xu hướng bạo lực”, Phó Thủ tướng khẳng định.
Tiếp nối đề tài “nóng” này, đại biểu Phạm Phương Thảo (TPHCM) khá gay gắt đặt câu hỏi: Các trò chơi bạo lực, cờ bạc chiếm tỉ lệ lớn trong các trò chơi, Bộ trưởng có biết không? Bởi theo bà Thảo, nhiều em học sinh cho biết, “cảm giác ảo, cảm giác được làm bá chủ khi chơi game là rõ lắm”.
Bộ trưởng Hoàng Anh Tuấn hài hước: “Tôi biết quá rõ nội dung và tác hại của game vì trước đây thỉnh thoảng tôi cũng chơi”.
Ngay sau đó, vấn đề quản lý game được chuyển sang Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Lê Doãn Hợp, cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực này.
Bộ trưởng Hợp cho biết, Bộ đã đưa ra biện pháp “3 quản 1 nâng” nhằm quản lý tốt hơn người chơi, nội dung chơi và nâng cao mức xử phạt hành chính để đủ sức răn đe những trường hợp vi phạm. Đồng thời, đang chỉ đạo sản xuất để sớm trình làng các trò chơi “made in Việt Nam” có nội dung lành mạnh.
Bộ trưởng Hợp cũng chia sẻ khó khăn trong quản lý vấn đề này, ví như việc quản lý người chơi. “Người nước ngoài kiểm tra giấy tờ tùy thân rất dễ vì họ luôn mang theo giấy tờ nhưng ở VN kiểm tra có tới hơn 70% người dân không quen mang theo giấy tờ tùy thân.
Nỗi lo “bùng nổ tín ngưỡng”
Đại biểu Nguyễn Ngọc Đào (Hà Nội) lo ngại đặt vấn đề “bùng nổ” tín ngưỡng, qua việc chen lấn xô đẩy xin ấn ở đền Trần (Nam Định), tình trạng chùa thì ít mà hòm công đức thì nhiều. “Luật lễ hội” cũng được đặt ra bởi theo ông Đào, nhiều đồng chí lãnh đạo mất thời gian đi dự lễ, cần qui định lễ nào thì ai đến dự, cấp nào đến dự…
Đại biểu Nguyễn Ngọc Đào (ảnh: Việt Hưng)
Đại biểu Huỳnh Ngọc Đáng (Bình Dương) nhắc lại chuyện năm ngoái có doanh nghiệp đưa lên bàn thờ giỗ tổ bánh chưng… nhân xốp và năm nay có chai rượu khổng lồ?
Bộ trưởng lý giải “việc nhân bánh chưng xốp lúc đó tôi chưa làm Bộ trưởng nhưng làm thế là không nên”. Trả lời về chai rượu khổng lồ trong lễ giỗ tổ năm nay, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh cho biết, ngay sau khi biết tin đã khẳng định là vi phạm việc quảng cáo bia, rượu ở lễ hội nên đã cho dẹp ngay.
Đại biểu Nguyễn Ngọc Huyền (Phú Thọ) đã hỗ trợ Bộ trưởng trấn an các đại biểu bằng việc cung cấp thêm thông tin, theo đó, chiếc bánh chưng và chai rượu khổng lồ thực tế không được đặt lên bàn thờ quốc tổ, chỉ đặt ở khu hội. Ban tổ chức có qui định và kiểm soát khá chặt việc dâng sản vật lên bàn thờ quốc tổ.
Liên quan đến việc thiếu hụt trầm trọng khu vui chơi cho giới trẻ, đại biểu Nguyễn Ngọc Huyền (Phú Thọ) đặt câu hỏi: Bộ trưởng thấy sao khi khu vui chơi của trẻ em quá thiếu, đến với quán internet thuận lợi hơn nhiều đến khu vui chơi. Vì sao Thủ tướng đã yêu cầu ngành văn hóa qui hoạch khu vui chơi cho trẻ nhưng đến nay vẫn không tham mưu được về qui hoạch tổng thể này, bao giờ thì có?
Người đứng đầu ngành văn hóa cho biết, đã bắt tay xây dựng qui định nhưng để qui hoạch thành hiện thực là cả một vấn đề vì đây là công việc rất lớn, chỉ riêng ngành văn hóa làm không được.
Theo Dân trí.