Bạo lực học đường là gì? Hãy cùng nói không với bạo lực học đường

Hà Nội Honey

Mật ngon Hà Nội
Bạo lực học đường nguyên do vì sao mà có? Vấn đề này đều đang trong tình trạng báo động và làm sao để kiềm tỏa nó?

Bạo lực học đường - Diễn đàn giáo dục.jpg

Bạo lực học đường đã trở nên báo động và ngày càng trẻ hóa.​

1. Bạo lực học đường là gì?

Bạo lực
là việc sử dụng sức mạnh thể chất để thực hiện hành vi như: Đánh đập thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm,… tác động đến thân thể của một người khiến họ bị tổn thương về mặt thể chất và tinh thần.

Học đường là môi trường, không gian sinh hoạt, học tập của các đối tượng là học sinh, sinh viên. Tại đây học sinh, sinh viên sẽ được nhà trường đào tạo, giảng dạy những kiến thức văn hóa xã hội và rèn luyện thể lực,… để trở thành một người có ích cho xã hội.

Từ hai khái niệm trên ta có thể hiểu Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học mà đối tượng gánh chịu chủ yếu là các học sinh và sinh viên.

Một số hành vi bạo lực học đường phổ biến bao gồm:

– Hình vi đánh nhau giữa học sinh với học sinh với nhau, mang vũ khí đến trường hoặc các hình phạt thể chất của nhà trường;

– Bạo lực tinh thần, bao gồm cả việc tấn công bằng lời nói;

– Bạo lực tình dục, bao gồm hiếp dâm và quấy rối tình dục mà đối tượng gánh chịu là học sinh, sinh viên;

– Cách hình vi khác.

2. Thực trạng của bạo lực học đường hiện nay tại Việt Nam

Hiện nay theo thống kê của các nhà nghiên cứu thì Việt Nam đang là một trong những nước đứng đầu về tỷ lệ bạo lực học đường và đang có dấu hiệu gia tăng và chưa có dấu hiệu dừng lại. Những vụ bạo lực học đường không chỉ gia tăng về số lượng mà còn gia tăng về mức độ nguy hiểm của nó.

Đáng chú ỳ là những hành vi bạo lực học đường chủ yếu bắt nguồn từ những xô xát rất nhỏ nhặt nhưng lại trở thành nghiêm trọng. Tình trạng bạo lực học đường không chỉ xuất hiện ở một cá nhân, một trường hợp mà đã lan rộng đến môi trường của nhiều trường học và mọi nơi từ nông thôn cho đến thành thị.

Về đối tượng của bạo lực học đường cũng có sự đa dạng và phức tạp, diễn ra tại các cấp bậc từ tiểu học cho đến đại học. Bạo lực học đường không chỉ xảy ra ở những đối tượng là nam giới mà còn cả ở nữ giới (Đặc biệt đối với cấp bậc THCS và THPT) ; không chỉ giữa học sinh với học sinh mà còn có bạo lực giữa học sinh với giáo viên và giáo viên với học sinh.

Theo một số thông tin, dữ liệu của Bộ giáo dục và đào tạo, trung bình chỉ trong khoảng thời gian một năm học xuất hiện khoảng 1600 vụ bạo lực học đường trong phạm vi trong và ở ngoài nhà trường. Theo thống kê này thì cứ khoảng 5200 học sinh thì lại có 1 vụ đánh nhau và khoảng 11000 học sinh lại có một em phải nghỉ học vì đánh nhau.

Ở Việt Nam bạo lực học đường không chỉ diễn ra ở hình thức đánh nhau tác động đến thể chất mà còn nhiều hành vi tấn công về mặt tinh thần như hâm dọa, chửi rủa,…. Điều này có thể làm ảnh hưởng tới quá trình phát triển hoàn chỉnh của học sinh sau này.

Theo luatduonggia.vn
 
Nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường: Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực học đường từ chủ quan đến khách quan.

Bạo lực học đường - Diễn đào giáo dục.jpg


Cụ thể:

Từ phía học sinh


Học sinh chủ yếu là những đối tượng từ 12 – 17 tuổi đang trong quá trình học tập và biến đổi về thể chất, mặt tâm sinh lý; trong giai đoạn này sẽ hình thành nên tính cách của con người. Đây cũng là giai đoạn mà đòi hỏi nhà trường và gia đình có các biện pháp bảo vệ trẻ từ các yếu tố độc hại bên ngoài bởi khi trong giai đoạn này các em sẽ là đối tượng mà các thế lực tiêu cực trong xã hội nhắm đến.

Trong giai đoạn này khi trẻ chịu sự tác động, kích thích từ các nhân tố độc hại và các đối tượng xấu trong xã hội, môi trường xung quanh của trẻ sẽ khiến các em học theo, hình thành lên tâm lý thích bắt nạt bạn bè, dẫn đến nhiều vụ bạo lực học đường tại nhà trường. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường ở Việt Nam.

Từ phía nhà trường

Nhà trường có nhiệm vụ chính là giáo dục và đào tạo giúp cung cấp kiến thức, kỹ năng, hình thành lên tính cách và thái độ của hình sinh, sinh viên; chính vì vậy khi nhà trường có chương trình đào đạo không hợp lý không phát huy được các điều kiện cần đáp ứng của một tổ chức giáo dục con người sẽ là một trong nguyên nhân chính dẫn đến xảy ra các mặt tiêu cực trong nhà trường.

Ngày nay giáo dục của nhà trường còn nặng về các kiến thức văn hóa, đôi khi lãng quên đi nhiệm vụ giáo dục con người “tiên học lễ, hậu học văn” chưa có nhiều sự kết hợp với giáo dục pháp luật, các chương trình thực tế đưa trẻ tham gia vào các hoạt động có ích cho xã hội. Mặt khác cuộc sống thực dụng chạy theo đồng tiền của một phần trái của xã hội đã đẩy ngã những giá trị quan trọng của nhà trường, đạo đức của một bộ phận thầy cô giáo.

Từ phía gia đình

Nếu nhà trường đặc đánh giá là một thiết chế giáo dục con người ở vị trí thứ hai thì vị trí thứ nhất không phải thiết chế nào khác là của thiết chế gia đình. Trong môi trường gia đình là yếu tố trực tiếp quan trọng nhất tác động vào tâm lý hình thành lên các cư xử của trẻ giúp trẻ phân biệt được các điều có lợi và có hại khi thực hiện hành vi, biết lễ nghĩa kính trên nhường dưới, tôn trọng người nhiều tuổi hơn mình và giúp đỡ, che chở ngoài nhỏ tuổi, yếu thế hơn mình,…

Tuy nhiên hiện nay thay vì lựa chọn các hình thức giao dục nhẹ nhàng thì các bậc phụ huynh loại thường nặng lời quát tháo, thậm chí dùng tác động vật lý lên trẻ để giáo dục con cái cũng dễ dẫn đến những tình trạng bạo lực học đường.

Một yếu tố cần được quan tâm nữa đó là cùng với sự phát triển của xã hội, các bậc phụ huynh thường chạy đua theo các lợi ích của xã hội mà quên mất việc dành tình cảm đến con người; do ít được cha, mẹ quan tâm lên trẻ thường thiếu thốn tình cảm dẫn đến không hình thành hoàn chỉnh tính cách tích cực cho bản thân

Ngoài ra còn nhiều trường hợp phụ huynh bị stress trong công việc và trong cuộc sống và xả stress bằng bạo hành gia đình lên chính con cái của mình, hoặc bạo hành ngay trước mặt con trẻ những vụ bạo hành gia đình như này cũng không phải là chuyện hiếm gặp.

Chính những hành động như này của bố mẹ lại ảnh hưởng sâu sắc theo chiều hướng tiêu cực đến con cái. Đáng buồn hơn nữa tình trạng này ngày càng có xu hướng gia tăng trong một xã hội đang ngày càng phát triển hiện đại.

Cấp II và cấp III là giai đoạn học sinh hình thành nhân cách chỉ cần một tác động xấu từ gia đình và xã hội có thể gây nên tổn thương không thể chữa lành, hình thành những nhân cách không đúng về giá trị sống dẫn đến những vụ bạo lực học đường.

Từ phía xã hội


Ngoài những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực học đường ở trên thì các yếu tố của xã hội cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng tác động trực tiếp gây ra tình trạng bạo lực học đường

Đây là những yếu tố chịu ảnh hưởng từ môi trường văn hóa bao lực như trong các bộ phim bạo lực cấm trẻ em dưới 18 tuổi, sách báo, game điện tử chứa nhiều hành vi bạo lực, đồ chơi mang tính bạo lực (kiếm, súng..),…

Đây đều là những yếu tố đang thu hút rất nhiều trẻ em tham gia, bởi nó đang được phát tán công khai trên các trang mạng xã hội, cửa hàng,…mà khi trẻ tiếp cận sẽ ảnh hưởng khá lớn đến quá trình hình thành tâm lý ở hiện tại và trong tương lai.
 

Giải pháp phòng tránh tình trạng bạo lực học đường


THCS Lý Thường Kiệt  adsà.jpg

Hãy thường xuyen quan tâm, trao yêu thương và lắng nghe



Đối với học sinh:

– Để phòng, tránh, ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường thì học sinh, sinh viên cần tích cực rèn luyện văn hóa sống, ngoan ngoãn lễ phép với ông bà, bố mẹ, với thầy cô giáo.

– Học sinh cần phải nghiêm chỉnh Chấp hành tốt nội quy của nhà trường và lớp học.

– Học sinh cần tránh xa các nhân tố bạo lực trong môi trường xung quanh.

– Học sinh nên học cách kiềm chế cảm xúc để xảy ra những hậu quả nghiêm trọng không đáng có.

– Học sinh nên tích cực tham gia vào các hoạt động tình nguyện mà nhà trường tổ chức nhằm tăng tính thiện và tính hướng thiện trong con người các em.

Đối với nhà trường và các cơ quan quản lý giáo dục:

– Nhà trường và đội ngũ giáo viên cần tích cực hoàn thiện chương trình đào tạo và đưa bộ môn giảng dạy kỹ năng sống vào chương trình giáo dục

– Nhà trường cần phải tổ chức nhiều hoạt động rèn luyện, thi đua thể thao tại sân trường hay các chương trình tình nguyện đem lại giá trị cho xã hội để học sinh, sinh viên tham gia.

– Nhà trường cần có những hình phạt và cách giáo dục nghiêm khắc, phù hợp đối với những học sinh gây ra bạo lực, và có hình thức hỗ trợ kịp thời đối với nạn nhân của các vụ bạo lực.

– Nhà trường nên phối hợp với bộ phận công an tổ chức nhiều buổi tọa đàm, truyền đạt các kiến thức về bạo lực học đường và các phòng tránh

Đối với giáo viên:

– Đội ngũ giáo viên cần phải thường xuyên theo dõi, quan tâm và nắm bắt tình hình của các em học sinh trong lớp mình chủ nhiệm.

– Có biện pháp can thiệp kịp thời đến các nhân tố xấu của thế giới bên ngoài và trong nhà trường có thể tác động xấu đến học sinh, sinh viên của mình quản lý.

– Tạo môi trường học tập và giảng dạy trong sáng lành mạnh cho trẻ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

– Tích cực tham gia, phối hợp với gia đình và nhà trường để giúp việc quản lý và giáo dục học sinh để có thể quan tâm và hỗ trợ kịp thời những khó khăn mà học sinh gặp phải.

Đối với gia đình:

– Trong môi trường gia đình các bậc phụ huynh cần có sự quan tâm đến trẻ và nên dành thời gian giáo dục, dạy bảo trẻ để trẻ có sự cảm nhận từ tình cảm của người thân tạo một môi trường sống lành mạnh.

– Bố, mẹ nên hạn chế các hành vi bạo lực gia đình trước mặt trẻ.

– Đồng thời gia đình nên có sự phối hợp chặt chẽ với nhà trường và giáo viên chủ nhiệm để kịp thời nắm bắt tình hình học tập của con em mình tại trường học.

Nguồn: Thạc sỹ Đinh Thùy Dung,​

Luật Dương Gia​

 
Dân trí đã có trao đổi với PGS.TS Trần Thu Hương, Giảng viên Khoa Tâm lý học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội để có nhìn nhận rõ hơn về vấn đề này.

Nhà trường cần chung tay cùng gia đình xử lý

Thưa Phó Giáo sư (PGS), vụ việc tại trường quốc tế ở TPHCM tiếp nối rất nhiều vụ bạo lực học đường xảy ra thời gian gần đây. Bà có suy nghĩ gì sau vụ việc này?

- Tôi cho rằng vấn đề bạo lực học đường vẫn luôn luôn có, thường xuyên xảy ra ở mọi cấp học. Trong thời điểm hiện tại, các vụ việc có thể sẽ ngày càng gia tăng do những tác động khác nhau, đặc biệt là sau đại dịch Covid-19.

Việc trẻ có thời gian dài ở nhà, không được giao tiếp nhiều, mất kết nối với những người xung quanh, kể cả những người trong gia đình sẽ khiến trẻ trở nên khó chịu. Vì vậy, mức độ gây hấn của đứa trẻ gia tăng. Điều cần làm là nhà trường, cộng đồng, Chính phủ, Nhà nước phải nghiên cứu để đưa ra những chính sách, chương trình hành động giảm thiểu tình trạng bạo lực trong học đường.

Thực ra, nếu nói rằng một cá nhân, một đứa trẻ mong muốn có sự bạo hành với người khác thì cũng không đúng. Sẽ có những nguyên do dẫn đến hành vi này. Thông thường, hành vi bạo lực liên quan đến sự mất kết nối với những người khác, sự khó chịu ngay trong chính bản thân trẻ. Cũng có những bạn đi gây hấn, bạo lực bởi mình từng bị người khác bạo lực.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng phải xem xét căn nguyên vì sao họ hành xử như vậy để có cái nhìn đúng nhất. Có thể trong cuộc sống hàng ngày, trong gia đình đã tồn tại những hành vi bạo lực, thế nên khi có hành vi bạo lực với người khác thì về mặt bản chất là trẻ đã quen với điều đó; hoặc một nguyên nhân sâu xa nào khác.

Tóm lại, không có nguyên nhân cụ thể nào để giải thích cho hành vi bạo lực, mà sẽ là sự kết hợp của rất nhiều nguyên nhân khác nhau làm thúc đẩy, gia tăng bạo lực. Nhà trường là nơi trẻ bộc lộ hành vi này. Nếu nói nhà trường là nơi làm xuất phát, làm nảy sinh bạo lực thì không hẳn đúng.
Xôn xao bạo lực học đường tại trường quốc tế: Chuyên gia tâm lý nói gì? - 1

Hình ảnh từ clip đang gây xôn xao cộng đồng mạng vụ bạo lực học đường ở trường quốc tế (Ảnh chụp màn hình).

Tranh cãi khác xung quanh vụ việc này là về cách xử lý của nhà trường. Theo bà, khi xảy ra bạo lực học đường, nhà trường nên có hướng xử lý thế nào là tốt nhất?

- Kể cả khi bạo lực xảy ra ở trong trường hay ở ngoài trường thì nhà trường cũng cần chung tay cùng với gia đình để xử lý. Thực ra, nhà trường cũng không phải trọng tài để có thể đứng ra phán xét, kết luận. Nhưng điều quan trọng, nhà trường sẽ là yếu tố trung gian, cùng làm việc với cả hai bên cha mẹ, từ đó vụ việc mới có thể được giải quyết.

Tôi cho rằng ở đây, tất cả các bên đều trong một trạng thái "đổ lỗi hoặc là bị đổ lỗi", nhà trường cũng vậy. Khi ở trong tâm thế mình bị đổ lỗi hoặc là mình đổ lỗi cho người khác thì đều sẽ giải quyết vấn đề theo hướng bằng mọi cách không có trách nhiệm của mình nhiều nhất có thể. Như thế sẽ khó giải quyết một cách êm đẹp vấn đề này.

Chúng ta nên ở trong tâm thế sẽ có bên có lỗi, nhưng cần cùng giải quyết với nhau để sửa, điều chỉnh lại hành vi không đúng. Nếu cứ ở trong tình trạng phải có bên thắng, bên thua thì rõ ràng sẽ không bao giờ giải quyết được vấn đề. Theo tôi, cả ba bên bao gồm nhà trường nên ngồi lại với nhau, trong tâm thế không phải "thắng - thua" mà mang tính xây dựng.

Bạo lực học đường bao giờ chấm dứt?

Rõ ràng dù chúng ta đã có nhiều giải pháp truyền thông, cảnh báo để giảm thiểu nhưng vấn nạn học đường vẫn phổ biến suốt nhiều năm nay. Mỗi khi có thêm một vụ việc, dư luận luôn đặt câu hỏi "Bạo lực học đường bao giờ mới kết thúc?" Ý kiến của PGS về vấn đề này như thế nào?

Rất khó để chấm dứt. Chúng ta cần hiểu hành vi gây hấn của con người là bản năng, sẽ không thể nào chấm dứt, chỉ có cách làm giảm thiểu bằng những giải pháp khác nhau.

Điều quan trọng phụ thuộc vào nền tảng giáo dục. Nếu xã hội, cộng đồng, gia đình giáo dục đứa trẻ về những giá trị không chứa đựng sự bạo lực; giáo dục việc ứng phó một cách hiệu quả với bạo lực thì các vụ bạo lực sẽ giảm đi. Ngược lại nếu chưa có sự giáo dục tốt thì rõ ràng vấn nạn này sẽ không giảm thiểu được, vẫn duy trì tình trạng như hiện nay, thậm chí là gia tăng.
Xôn xao bạo lực học đường tại trường quốc tế: Chuyên gia tâm lý nói gì? - 2

Nếu chưa có sự giáo dục tốt, vấn nạn bạo lực học đường sẽ không thể giảm (Ảnh minh họa).

Để giáo dục trẻ tốt, bản thân phụ huynh cũng phải có những ứng xử đúng, tức không có hành vi bạo lực, hạn chế sự đổ lỗi và có quan điểm ứng phó phù hợp trong tình huống mình bị bạo lực. Việc dạy trẻ không phức tạp theo nghĩa cha mẹ phải dạy thành từng bài học, mà bằng ứng xử của người lớn hàng ngày, đứa trẻ sẽ tự học hỏi theo các hành động ấy. Nên giáo dục con ngay từ khi còn nhỏ, thậm chí từ 2-3 tuổi chứ không chờ lúc trẻ lớn mới hướng dẫn.

Những vụ bạo lực học đường xảy ra gần đây, bao gồm cả vụ ở trường quốc tế tại TPHCM có điểm chung là xảy ra ở học sinh lớp 7, lớp 8. Tâm sinh lý ở lứa tuổi này có phải là một trong những nguyên nhân khiến trẻ dễ có hành vi gây hấn?

- Trẻ học cấp 2 và cấp 3 (12-18 tuổi) là lứa tuổi dễ có hành vi gây hấn và bạo lực với người khác. Các nghiên cứu khoa học cũng đều khẳng định điều này. Trẻ có nhiều sự nổi loạn, dễ rơi vào tình huống khó ứng phó được với các vấn đề. Bởi vậy, cha mẹ có con trong độ tuổi này nên tìm hiểu về những vấn đề con có thể gặp phải và cần có sự thấu hiểu, đồng hành cùng trẻ; giảm bớt việc áp đặt, kiểm soát. Điều này sẽ giúp trẻ có thể thoải mái chia sẻ vấn đề của mình để cha mẹ hỗ trợ.

Cần các chính sách giúp trẻ có nền tảng gia đình tốt

Một đứa trẻ bị bạo lực học đường sẽ phải đối mặt với những tổn thương nào, thưa PGS?

- Trẻ bị bạo lực có thể đối mặt với rất nhiều vấn đề, tất nhiên tùy thuộc vào mức độ bạo lực và đặc tính của mỗi bạn. Trên thực tế, đã có những bạn rơi vào tình trạng lo âu, trầm cảm, ở trong trạng thái ám ảnh suốt thời gian dài. Một số trẻ có sự rối loạn, không kiểm soát được cảm xúc cũng như hành vi, dẫn đến có hành vi nguy cơ, tự làm cho mình đau. Thậm chí, có những trẻ đi đến câu chuyện toan tự sát.

Theo bà, các cơ quan quản lý nên có những chính sách hoặc định hướng dài hơi nào để phòng chống, giảm thiểu tối đa vấn nạn bạo lực học đường?

- Trên thực tế, các cơ quan Nhà nước, ví dụ như Cục Trẻ em của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các nhà trường,… vẫn quan tâm đến việc xây dựng các chính sách, các chương trình giáo dục cho trẻ em trong nhà trường. Từ xưa đến nay chúng ta vẫn làm, không phải không có.

Theo tôi, vấn đề ở chỗ các chương trình mới chỉ đang chú tâm đến đứa trẻ mà chưa chú tâm đến xuất phát điểm của đứa trẻ, hay nói cách khác là chưa chú tâm đến nền tảng gia đình. Việc giáo dục những đứa trẻ thôi là không đủ, mà cần giáo dục nhận thức của toàn bộ xã hội, gia đình và nhà trường về các vấn đề của đứa trẻ, đặc biệt là sự phát triển của trẻ. Cần giải thích tại sao ở trong thời điểm đó, những đứa trẻ đó lại dễ có hành vi gây hấn, bạo lực với người khác hoặc dễ ở trong tình trạng bị các bạn khác bạo lực.

Các vấn đề của trẻ em là biểu hiện của những vấn đề trong gia đình mà chúng ta cần giải quyết; nếu chỉ hướng tới riêng trẻ em thì sẽ không làm giảm thiểu được. Bởi vậy, các chương trình, các chính sách bảo trợ cho trẻ em nên tập trung cả tới các vấn đề trong gia đình.

Nguồn: báo Dân Trí
 
Quan điểm của chị Trần Hà Thủy, PHHS vụ việc con chị - học sinh bị bạo lực học đường ở trường Quốc tế

Một lần nữa tôi xin khẳng định tôi đứng ngoài và không liên quan đến bất cứ thuyết âm mưu nào mà nhiều bạn cố tình gán ghép cho tôi…

Thứ tôi cần không phải là tiền,không phải công lý,thứ tôi cần là con tôi phải được an toàn khi đến trường và văn hoá chịu trách nhiệm của nhà trường với những người đã gây ra sự tổn thương cho con tôi và các bạn của nó!Vì các con xứng đáng được sống và học tập một cách an toàn và hạnh phúc!

Hãy đặt câu hỏi về môi trường giáo dục và cách hành xử của đấng sinh thành ra cô bé khi cô bé sử dụng bạo lực đối với bạn của mình và vẫn được bao che…

Văn hoá nhận lỗi và nhìn ra cái sai là điều cần thiết để những lỗi sai ko lặp lại.

Nếu các sự việc tương tự xảy ra,nhà trường tiếp tục đứng ngoài những hành vi bạo lực của con trẻ.Và bố mẹ tiếp tục cổ suý,không phân tích phải trái cho những hành vi bạo lực của con mình với bạn thì nạn nhân tiếp theo sẽ không chỉ dừng lại ở con tôi mà có thể là CON CỦA CHÍNH CÁC BẠN-những người đang đọc bài viết này…

Điều tôi mong muốn nhất ở đây là một sự nhìn nhận công tâm về văn hoá chịu trách nhiệm của người lớn! Cách giáo dục dạy dỗ đúng đắn của gia đình,nhà trường và xã hội….


Bao luc hoc duong trường quốc tế - vnkienthuc.jpg


Rất mong chị sớm nhận được lời "Xin lỗi" từ những người có liên quan.

Nguồn: FB cá nhân chị Trần Thủy
 

Đính kèm

  • Bạo lực học đường trường quốc tế tại TP HCM.png
    Bạo lực học đường trường quốc tế tại TP HCM.png
    33 KB · Lượt xem: 9
Ngày xưa đi học cũng đánh nhau nhiều lắm ấy chứ. Chỉ là, bố mẹ có đánh tiếp hay không thôi kk
Ngày xưa, khi lời nói bất lực thì "nấm đấm" ra đời. Còn giờ, nhận thức cao hơn con người ta phải đủ bình tĩnh để lắng nghe và tìm cách hòa giải.
 
Có phải do chúng ta kỳ vọng quá cao?

Anh @nguoi Dien viết khá hay. Xin trích về:

Người thầy giỏi không phải là người thầy có thể biến đứa trẻ thiểu năng thành đứa trẻ giỏi giang, mà người thầy giỏi là người thầy khiến cho trẻ phát triển tối đa khả năng vốn có của đứa trẻ đó.

Trường tốt không có nghĩa trường đó có nhiều học sinh giỏi, đạt nhiều thành tích này nọ. Trường tốt là một môi trường tạo điều kiện tốt nhất để đứa trẻ phát huy hết khả năng của chính mình. Ngoài ra, còn có thêm một tiêu chí là phù hợp kinh tế với khả năng của cha mẹ.

Tôi hay văn vở nên bạn hữu cũng thường tham khảo ý kiến để chọn trường cho con, tôi thường nói thế và chả ai tin cả.

Một bộ phận cha mẹ bây giờ, thường ảo tưởng về năng lực của bản thân và của con cái. Thế nên cho con học trường công thì chê trường công. Cho con chuyển sang trường tư thì lại chửi trường tư. Cho con học trường "Quốc tế", "Xẻng tế" thì lại chửi trường "Quốc tế", "Xẻng tế" ấy khi mà họ không đạt được những kỳ vọng của bản thân.

Nói như ông anh làm chỗ mình thì: "Bố tổ! Thế nào cũng nói được!"

Các bậc cha mẹ, hãy suy nghĩ một cách thấu đáo, rồi chọn trường cho con nhé!
 

VnKienthuc lúc này

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top