huynhphuong118
New member
- Xu
- 0
a. Họ và tên: Huỳnh Thị Phượng
b. Tuổi:25
c. Nghề nghiệp: nhân viên kỹ thuật
Đầu tháng Chạp là đã nghe tiếng lách tách hòa với cái âm ấm bên bếp lửa mùa đông cùng với mùi thơm lừng của nếp ngự. Cứ đến ngày này thì nhà nhà đua nhau đắp lò, rang nếp để làm bánh nổ, một loại đặc sản có nguồn gốc từ Quảng Ngãi. Tam Quan là một thị trấn nằm ở phía Bắc tỉnh Bình Định giáp ranh với phía Nam của tỉnh Quãng Ngãi, có lẽ vì tình cảm hàng xóm láng giềng nên họ đã truyền miệng nhau về quy trình làm bánh nổ, vì thế món bánh truyền thống này đã dần dần xâm nhập vào vùng đất xứ dừa này từ lúc nào mà không ai nhớ nỗi. Nguyên liệu làm bánh chủ yếu là nếp, đường và gừng.
Muốn có những miếng bánh nổ thơm ngon giòn và ngọt, tuy rất đơn giản nhưng nó là cả một quá trình chuẩn bị rất công phu từ đầu năm đến cuối năm.
Trước hết là nguyên liệu nếp, nếp phải là nếp ngự được chuẩn bị ở mùa gặt tháng 3 âm lịch, phơi đủ nắng, bảo quản ở nhiệt độ và độ ẩm thích hợp, mùa khác nếp không chịu nổ hoặc nổ với hạt nổ rất nhỏ, người ta gọi là hạt nổ búp, không thể làm nên một chiếc bánh thơm và ngon được. Vì thế đến cuối tháng 11 âm lịch, nếp lại được đem ra phơi cho thật khô, khi rang mới nổ to, nếp khô được rang trên bếp than hồng, hạt nổ, bung vỏ trấu ra, khoe ruột nổ trắng ngần.
Đường làm bánh là loại đường trắng khi sên đường phải vừa đủ độ sệt để đường có thể giúp kết dính các hạt nổ với nhau.
Gừng dùng làm bánh là loại gừng già, sau khi thu hoạch xong phải bảo quản ủ trong cát chờ gần đến ngày làm bánh mang ra làm bánh nổ.
Sên đường với gừng xay nhuyễn, trộn đều với nếp cho ươn ướt, cho vào khuôn, ép chặt thành chiếc bánh, sau đó được sấy nhẹ bằng than nóng. Lúc này bánh đã có thể thưởng thức.
Đối với bánh Tết người ta thường thích bao giấy màu đỏ hoặc giống bông nên phải làm theo một công đoạn nữa là bao gói đóng bịch nilong. Lúc tôi còn nhỏ, công việc của tôi phụ giúp ba mẹ thường là nhặt trấu, rửa khuôn, gói bánh. Hãy có miếng bánh vụn nào rơi ra thì tôi thưởng thức ngay, mùi nếp thơm lừng cùng với vị cay cay nồng nồng của gừng ngay đầu lưỡi mà không sao quên được. Đến giờ tôi vẫn còn nhớ như in mùi vị của miếng bánh.
Năm đầu ba mẹ tôi mới bắt đầu làm thì chưa được nhiều người biết đến nhưng đến nay đã 4 năm nay rồi, mỗi năm bánh làm càng ngon, năm nào cứ đến Tết thì hàng bán cũng rất đắt, làm không kịp để bán, thường là người quen đặt trước bánh ngon để cúng ông bà, sau Tết họ lại đặt tiếp cho con cái, người quen của họ học tập và làm việc tại TP. HCM ăn dần sau những ngày Tết để thưởng thức lại hương vị quê nhà nơi xứ Người. Bánh có thể bảo quản hơn 6 tháng mà vẫn không bị hư hỏng gì cả. Tết nào về quê tôi cũng đem rất nhiều để làm quà biếu mọi người. Ai ăn cũng tấm tắt khen ngon, tôi rất tự hào vì ba mẹ mình đã làm nên những chiếc bánh ngon tuyệt như vậy.
https://nt2.upanh.com/b5.s32.d1/237d0a2581119e30e8ebd7a03fc31898_52299732.download1280x768.jpg
Giờ thì ba mẹ tôi làm bánh cũng đã có nhiều người biết đến, cũng đã có thương hiệu, hãy nói đến cơ sở sản xuất bánh nổ “Hai Thân” ở khối 8, TT Tam Quan, Hoài Nhơn, Bình Định thì ai ai cũng biết đến. Và quê tôi, một ngôi làng nhỏ đã có rất nhiều cơ sở sản xuất bánh ra đời, trong khoảng 10 hộ thì cũng đã 6 - 7 hộ làm bánh Tết rồi.
Mỗi lần đến tháng Chạp là lòng tôi lại nao nao nhớ về quê, mong muốn được sớm về quê ăn Tết để phụ giúp ba mẹ và đặc biệt hơn cả là được thưởng thức món bánh nổ mà ba mẹ tôi tự tay làm. Cứ hồi tưởng lại đến mùi nếp, mùi gừng, mùi lúc bánh chin thì lại thèm đến lạ lung, không sao tả xiết. Ôi! Cái hương vị quê hương mà mỗi người ở xa quê như tôi đây, mỗi khi gợi nhớ lại lòng lại thăm thẳm, man mát một nỗi niềm riêng.
b. Tuổi:25
c. Nghề nghiệp: nhân viên kỹ thuật
BÁNH NỔ QUÊ TÔI
Cứ mỗi năm đến những ngày đầu tháng chạp thì quê tôi, một miền quê nhỏ ở miền Trung, đua nhau làm bánh Tết, Tết ở quê tôi có truyền thống làm bánh cúng Ông Bà, Tổ Tiên và ăn Tết, rất nhiều loại bánh, nào là bánh in, bánh đậu xanh, bánh thuẩn, bánh tét, bánh bông lan, nhưng món bánh mà tôi nhớ nhất đã ăn sâu vào ký ức tuổi thơ của tôi, đó là bánh nổ. Không có bánh nổ, coi như chưa phải ăn Tết. Người ta gọi là bánh nổ, có lẽ đơn giản chỉ vì người ta rang thóc nếp cho nổ bung ra như hoa cam, hoa chanh để làm bánh. Đầu tháng Chạp là đã nghe tiếng lách tách hòa với cái âm ấm bên bếp lửa mùa đông cùng với mùi thơm lừng của nếp ngự. Cứ đến ngày này thì nhà nhà đua nhau đắp lò, rang nếp để làm bánh nổ, một loại đặc sản có nguồn gốc từ Quảng Ngãi. Tam Quan là một thị trấn nằm ở phía Bắc tỉnh Bình Định giáp ranh với phía Nam của tỉnh Quãng Ngãi, có lẽ vì tình cảm hàng xóm láng giềng nên họ đã truyền miệng nhau về quy trình làm bánh nổ, vì thế món bánh truyền thống này đã dần dần xâm nhập vào vùng đất xứ dừa này từ lúc nào mà không ai nhớ nỗi. Nguyên liệu làm bánh chủ yếu là nếp, đường và gừng.
Muốn có những miếng bánh nổ thơm ngon giòn và ngọt, tuy rất đơn giản nhưng nó là cả một quá trình chuẩn bị rất công phu từ đầu năm đến cuối năm.
Trước hết là nguyên liệu nếp, nếp phải là nếp ngự được chuẩn bị ở mùa gặt tháng 3 âm lịch, phơi đủ nắng, bảo quản ở nhiệt độ và độ ẩm thích hợp, mùa khác nếp không chịu nổ hoặc nổ với hạt nổ rất nhỏ, người ta gọi là hạt nổ búp, không thể làm nên một chiếc bánh thơm và ngon được. Vì thế đến cuối tháng 11 âm lịch, nếp lại được đem ra phơi cho thật khô, khi rang mới nổ to, nếp khô được rang trên bếp than hồng, hạt nổ, bung vỏ trấu ra, khoe ruột nổ trắng ngần.
Đường làm bánh là loại đường trắng khi sên đường phải vừa đủ độ sệt để đường có thể giúp kết dính các hạt nổ với nhau.
Gừng dùng làm bánh là loại gừng già, sau khi thu hoạch xong phải bảo quản ủ trong cát chờ gần đến ngày làm bánh mang ra làm bánh nổ.
Sên đường với gừng xay nhuyễn, trộn đều với nếp cho ươn ướt, cho vào khuôn, ép chặt thành chiếc bánh, sau đó được sấy nhẹ bằng than nóng. Lúc này bánh đã có thể thưởng thức.
Đối với bánh Tết người ta thường thích bao giấy màu đỏ hoặc giống bông nên phải làm theo một công đoạn nữa là bao gói đóng bịch nilong. Lúc tôi còn nhỏ, công việc của tôi phụ giúp ba mẹ thường là nhặt trấu, rửa khuôn, gói bánh. Hãy có miếng bánh vụn nào rơi ra thì tôi thưởng thức ngay, mùi nếp thơm lừng cùng với vị cay cay nồng nồng của gừng ngay đầu lưỡi mà không sao quên được. Đến giờ tôi vẫn còn nhớ như in mùi vị của miếng bánh.
Năm đầu ba mẹ tôi mới bắt đầu làm thì chưa được nhiều người biết đến nhưng đến nay đã 4 năm nay rồi, mỗi năm bánh làm càng ngon, năm nào cứ đến Tết thì hàng bán cũng rất đắt, làm không kịp để bán, thường là người quen đặt trước bánh ngon để cúng ông bà, sau Tết họ lại đặt tiếp cho con cái, người quen của họ học tập và làm việc tại TP. HCM ăn dần sau những ngày Tết để thưởng thức lại hương vị quê nhà nơi xứ Người. Bánh có thể bảo quản hơn 6 tháng mà vẫn không bị hư hỏng gì cả. Tết nào về quê tôi cũng đem rất nhiều để làm quà biếu mọi người. Ai ăn cũng tấm tắt khen ngon, tôi rất tự hào vì ba mẹ mình đã làm nên những chiếc bánh ngon tuyệt như vậy.
https://nt2.upanh.com/b5.s32.d1/237d0a2581119e30e8ebd7a03fc31898_52299732.download1280x768.jpg
Giờ thì ba mẹ tôi làm bánh cũng đã có nhiều người biết đến, cũng đã có thương hiệu, hãy nói đến cơ sở sản xuất bánh nổ “Hai Thân” ở khối 8, TT Tam Quan, Hoài Nhơn, Bình Định thì ai ai cũng biết đến. Và quê tôi, một ngôi làng nhỏ đã có rất nhiều cơ sở sản xuất bánh ra đời, trong khoảng 10 hộ thì cũng đã 6 - 7 hộ làm bánh Tết rồi.
Mỗi lần đến tháng Chạp là lòng tôi lại nao nao nhớ về quê, mong muốn được sớm về quê ăn Tết để phụ giúp ba mẹ và đặc biệt hơn cả là được thưởng thức món bánh nổ mà ba mẹ tôi tự tay làm. Cứ hồi tưởng lại đến mùi nếp, mùi gừng, mùi lúc bánh chin thì lại thèm đến lạ lung, không sao tả xiết. Ôi! Cái hương vị quê hương mà mỗi người ở xa quê như tôi đây, mỗi khi gợi nhớ lại lòng lại thăm thẳm, man mát một nỗi niềm riêng.
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: