Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
VĂN HÓA - ĐỜI SỐNG
NỘI TRỢ
Món Ngon
Bánh gio chấm mật, món quà quê xứ Bắc
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="ButNghien" data-source="post: 11530" data-attributes="member: 18"><p>Bánh gio là một trong những món ngon xứ Bắc, nhưng đối với những vùng khác nhau thì cách thức làm bánh cũng có phần khác biệt. Bánh có hương vị ngai ngái, nồng nồng nhưng khi ăn vào có vị mát thanh khiết</p><p></p><p><img src="https://congan.com.vn/dulieu/am%20thuc/thang10/banh-gio.gif" alt="" class="fr-fic fr-dii fr-draggable " data-size="" style="" /></p><p></p><p>Trước hết phải đốt lá tre, lá xoan lấy tro, gạn nước gio trong, ngâm gạo nếp một đêm rồi dùng gạo đó gói bánh (đương nhiên còn thêm một số thành phần và điều kiện khác)</p><p></p><p>Chiếc bánh gio được gói lá chuối, luộc xong, bóc nó ra, ruột bánh mang màu vàng hổ phách, trong suốt, không mùi vị, vẫn còn nhìn thấy lơ mơ hình những hạt gạo đã biến hình hài như chưa hoà tan hết vào kiếp khác. Nó là gạo nếp nhưng không phải còn rõ ràng như bánh chưng, mà cũng không là một khối bột chín như ruột bánh xu xê, bánh nếp, bánh giò.</p><p></p><p>Chiếc bánh gio không to, không đầy, từng đôi buộc chặt với nhau bằng những sợi lạt tước nhỏ, còn óng ánh màu vàng thô lá đã chín kỹ. Bóc mấy đôi như thế đặt vào lòng chiếc đĩa sứ trắng tinh, đĩa to thì dăm chiếc, đĩa nhỏ thì vài chiếc. Tưới nhẹ nhàng lên đĩa bánh thứ mật giọt, mật mía ngọt sắc, thì cái ruột bánh tưởng là không mùi vị kia bỗng có hồn, bỗng như được thổi một làn sinh khí tưng bừng cho cái lưỡi phải đam mê khoái trá.</p><p></p><p>Người kỹ tính không ăn mật mía mà rắc lên bánh vài thìa đường trắng, để một lúc lâu, đường kính tan ra thành thứ dung dịch như mật ong trong suốt, thấm đẫm vào bánh</p><p></p><p>Miếng bánh gio man mát, tê tê, nhờ nhờ đắng, nồng nồng dư vị thoảng qua của tro bếp, của mùi vôi cùng vị thoảng qua của tro bếp, của mùi vôi cùng vị ngọt của đường của mật, không vương một chút béo ngấy nào của mỡ, của thịt, lại ăn nó trong không khí giao mùa không nóng, không rét, ăn trong thư thả, vừa ăn vừa ngẫm nghĩ về dã vị đồng quê đọng lại…mới cảm nhận được thứ bánh dân gian mà thanh lịch, ăn ít mà ngon nhiều, ăn chơi mà thú vị.</p><p></p><p>Từ chỗ tưởng không có hương vị gì bỗng ta thấy, ta cảm được chứa chan hương vị xa xôi của một thứ bánh mộc mạc không phải lúc nào cần ăn cũng có ngay, càng không phải là thứ bánh có thể ăn đến no đến chán, càng không thể nhồm nhoàm ăn lấy được, ăn cho bõ. Nó ngọt mà đắng, thanh vẫn nồng, trong suốt mà vẫn đậm đặc, thật ít tiền mà vẫn đáng quí đáng trọng. Ăn xong mấy miếng bánh vẫn cảm thấy thòm thèm</p><p></p><p>Nó là món quà trưa giản dị, thông thường, như hễ cứ vào dịp giao mùa thì nó mới xuất hiện đúng vào thời điểm, lúc cái bụng ta ngang ngang, không muốn ăn món quà béo hay quá ngọt, không muốn món buốt chân răng hay xuýt xoa vừa ăn vừa thổi…</p><p></p><p>Bánh gio là một hương vị lạ, lạ đến nỗi mỗi năm chưa ăn nó một lần là thắc thỏm nhớ nó, nên dù chẳng thiếu của ngon vật lạ, bánh trái cao cấp từ các nước nhập về… nhưng người ta vẫn hẹn nhau gửi cho nhau mấy cặp bánh gio cho cái lưỡi, cái mắt được dự vào một không gian vừa quen vừa lạ khác ngày thường, đời thường, từ cái màu, cái hương, cái vị đến một động tác nhai nó với cảm giác mới mẻ trong không gian giao mùa đổi thay thời tiết…</p><p></p><p> Theo CAO</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="ButNghien, post: 11530, member: 18"] Bánh gio là một trong những món ngon xứ Bắc, nhưng đối với những vùng khác nhau thì cách thức làm bánh cũng có phần khác biệt. Bánh có hương vị ngai ngái, nồng nồng nhưng khi ăn vào có vị mát thanh khiết [IMG]https://congan.com.vn/dulieu/am%20thuc/thang10/banh-gio.gif[/IMG] Trước hết phải đốt lá tre, lá xoan lấy tro, gạn nước gio trong, ngâm gạo nếp một đêm rồi dùng gạo đó gói bánh (đương nhiên còn thêm một số thành phần và điều kiện khác) Chiếc bánh gio được gói lá chuối, luộc xong, bóc nó ra, ruột bánh mang màu vàng hổ phách, trong suốt, không mùi vị, vẫn còn nhìn thấy lơ mơ hình những hạt gạo đã biến hình hài như chưa hoà tan hết vào kiếp khác. Nó là gạo nếp nhưng không phải còn rõ ràng như bánh chưng, mà cũng không là một khối bột chín như ruột bánh xu xê, bánh nếp, bánh giò. Chiếc bánh gio không to, không đầy, từng đôi buộc chặt với nhau bằng những sợi lạt tước nhỏ, còn óng ánh màu vàng thô lá đã chín kỹ. Bóc mấy đôi như thế đặt vào lòng chiếc đĩa sứ trắng tinh, đĩa to thì dăm chiếc, đĩa nhỏ thì vài chiếc. Tưới nhẹ nhàng lên đĩa bánh thứ mật giọt, mật mía ngọt sắc, thì cái ruột bánh tưởng là không mùi vị kia bỗng có hồn, bỗng như được thổi một làn sinh khí tưng bừng cho cái lưỡi phải đam mê khoái trá. Người kỹ tính không ăn mật mía mà rắc lên bánh vài thìa đường trắng, để một lúc lâu, đường kính tan ra thành thứ dung dịch như mật ong trong suốt, thấm đẫm vào bánh Miếng bánh gio man mát, tê tê, nhờ nhờ đắng, nồng nồng dư vị thoảng qua của tro bếp, của mùi vôi cùng vị thoảng qua của tro bếp, của mùi vôi cùng vị ngọt của đường của mật, không vương một chút béo ngấy nào của mỡ, của thịt, lại ăn nó trong không khí giao mùa không nóng, không rét, ăn trong thư thả, vừa ăn vừa ngẫm nghĩ về dã vị đồng quê đọng lại…mới cảm nhận được thứ bánh dân gian mà thanh lịch, ăn ít mà ngon nhiều, ăn chơi mà thú vị. Từ chỗ tưởng không có hương vị gì bỗng ta thấy, ta cảm được chứa chan hương vị xa xôi của một thứ bánh mộc mạc không phải lúc nào cần ăn cũng có ngay, càng không phải là thứ bánh có thể ăn đến no đến chán, càng không thể nhồm nhoàm ăn lấy được, ăn cho bõ. Nó ngọt mà đắng, thanh vẫn nồng, trong suốt mà vẫn đậm đặc, thật ít tiền mà vẫn đáng quí đáng trọng. Ăn xong mấy miếng bánh vẫn cảm thấy thòm thèm Nó là món quà trưa giản dị, thông thường, như hễ cứ vào dịp giao mùa thì nó mới xuất hiện đúng vào thời điểm, lúc cái bụng ta ngang ngang, không muốn ăn món quà béo hay quá ngọt, không muốn món buốt chân răng hay xuýt xoa vừa ăn vừa thổi… Bánh gio là một hương vị lạ, lạ đến nỗi mỗi năm chưa ăn nó một lần là thắc thỏm nhớ nó, nên dù chẳng thiếu của ngon vật lạ, bánh trái cao cấp từ các nước nhập về… nhưng người ta vẫn hẹn nhau gửi cho nhau mấy cặp bánh gio cho cái lưỡi, cái mắt được dự vào một không gian vừa quen vừa lạ khác ngày thường, đời thường, từ cái màu, cái hương, cái vị đến một động tác nhai nó với cảm giác mới mẻ trong không gian giao mùa đổi thay thời tiết… Theo CAO [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
VĂN HÓA - ĐỜI SỐNG
NỘI TRỢ
Món Ngon
Bánh gio chấm mật, món quà quê xứ Bắc
Top