Kim Sang Yong
New member
- Xu
- 0
Du lịch Bangkok
Giống như bất kỳ người nước ngoài nào khi đến một vùng đất lạ, việc đầu tiên của tôi là mua một tấm bản đồ du lịch và khoanh vùng những địa chỉ cần đến. Mới sáng sớm, anh bạn dẫn đường người Thái tên là Phusot có nước da đen nhẻm và vui tính đã đánh xe tuk-tuk (giống xe lam ở Việt Nam) đến đón.
Nơi đầu tiên tôi ghé thăm là Cung điện Hoàng gia. Đây là một trong những điểm tham quan hấp dẫn nhất tại Bangkok. Dòng người đông nghẹt cứ tuần tự tiến, trên tay mỗi người một nén nhang và một bông sen trắng. Ở Thái Lan, có hai tầng lớp được đặc biệt kính trọng. Thứ nhất là những người trong Hoàng gia mà đứng đầu là Đức vua. Thứ hai là các sư sãi.
Có thể dễ dàng nhận thấy sự kính trọng Hoàng gia được thể hiện rõ qua những tấm ảnh khổ lớn in chân dung Đức vua được treo trên từng ngôi nhà, từng góc phố hay trên các tòa cao ốc, đại lộ... Phần lớn người dân Thái Lan theo đạo Phật nên đất nước này rất nhiều chùa. Phụ nữ vào chùa mặc váy ngắn lập tức bị ngăn lại từ cổng. Và đặc biệt, phụ nữ nếu muốn đưa một vật gì đó cho nhà sư thì phải nhờ đàn ông chứ không được đưa trực tiếp.
Từ Cung điện Hoàng gia đi sang chùa Vàng mất chừng 30 phút. Hầu như ai vào ngôi chùa này cũng cố gắng mua cho bằng được một, hai tấm quỳ vàng để dát vào các pho tượng Phật lấy may. Trong chùa đông khủng khiếp, giống như phủ Tây Hồ (Hà Nội) trong các ngày rằm, mùng một nên dù rất muốn, tôi cũng không thể chen nổi.
Chúng tôi bước vào một nhà hàng khá lớn trên đường Ratchadaphisek ở quận Din Daeng. Cuốn thực đơn khiến tôi hoa cả mắt vì quá nhiều món được minh họa rất đẹp. Tôi chọn một món lẩu thập cẩm với giá 600 baht (khoảng 300.000 đồng). Nhưng quả thực là khó ăn vì lẩu Thái vừa cay lại vừa... ngọt và rất ít rau mà món nào cũng kèm theo một cốc đường.
Đành để anh Phusot ăn lẩu một mình, tôi gọi thêm đĩa cơm rang trứng giá 30 baht (15.000 đồng) ăn tạm. Bất ngờ, anh quản lý nhà hàng ngay lập tức ra xin lỗi vì đã để khách không hài lòng. Cả ngày lang thang, đi nhiều nơi, gặp nhiều người nhưng tôi không có thấy một ai cáu giận. Tất cả đều rất thân thiện, mến khách.
Ngày tiếp theo, với mong muốn được tự khám phá Bangkok, tôi không nhờ Phusot nữa mà tự đi một mình. Tôi lên một chiếc xe buýt mà không cần biết điểm đến là đâu. Trên xe có nhiều sinh viên, học sinh và người lao động nghèo. Điểm cuối lại là bến tàu thủy của sông Chao Phraya chạy vòng quanh thành phố. Tôi mạnh dạn lên tàu.
Đi tàu trên dòng Chao Phraya lại được khám phá thêm những điều kỳ thú của Bangkok. Dòng sông nhỏ này không chỉ để phục vụ khách du lịch mà còn là một phương tiện giao thông rất hữu dụng với tầng lớp bình dân nơi đây với giá chỉ 10 baht/lượt (khoảng 5.000 đồng).
Dọc theo sông cũng có những điểm dừng đỗ đón trả khách như xe buýt. Dù chưa biết chiếc tàu thủy loại nhỏ sẽ đưa mình đến đâu nhưng được ngắm nhìn Bangkok từ dưới sông và có thêm được những khám phá mới. Những khu dân cư yên bình nằm dọc theo hai bên bờ sông và những đứa trẻ tắm sông ngơ ngác nhìn thấy người trên tàu cầm máy ảnh, máy quay phim hướng vào mình… Tàu đã đi khá xa, đến tận đoạn sông có tên Sansab Canal, tôi lên bờ để rồi mất thêm 300 baht (khoảng 150.000 đồng) đi tuk-tuk mới về được khách sạn...
Trước chuyến du lịch Bangkok, một số người bạn của tôi cảnh báo: “Một trong những niềm vui tại thủ đô này chính là mua sắm. Cẩn thận kẻo không còn tiền để về nhà!”.
Bangkok có hai hệ thống mua bán chủ yếu là các siêu thị, trung tâm thương mại và hàng loạt khu chợ ngoài trời bám dọc theo các trục đường phố chính. Trong đó, nổi tiếng nhất là các Trung tâm thương mại Siam Paragon, Central World, siêu thị Top, Big C, Pratunam, Baiyoke… Các địa điểm này rất rộng, hoành tráng, hàng hóa đa dạng với nhiều thương hiệu nổi tiếng trên thế giới. Tại các tầng 1 dành để bố trí các khu ẩm thực để khách hàng sau khi bụng đã đói, chân đã mỏi sau hàng giờ mua sắm có chỗ để nghỉ ngơi và nạp năng lượng trước khi… tiếp tục mua sắm.
Central World, nằm ở góc đường Ratchaprarop. Mặt tiền trung tâm thương mại này rộng như quảng trường lớn, trông rất lộng lẫy với những tấm bảng điện tử giới thiệu những thương hiệu nổi tiếng như Giorgio Bettoni, Armani, JAS, Adidas, Nike… nhấp nháy mời gọi. Phía bên trong thì quá “xịn”, từ hàng hóa cho đến thái độ phục vụ chuyên nghiệp của các nhân viên bán hàng, tiếp thị. Và đặc biệt là giá cũng rất “xịn”, chỉ nhìn qua cũng đã thấy… choáng!
Sang đến Siam Paragon cũng vậy. Khách rất đông, hàng hóa nhìn hoa cả mắt. Cô sinh viên người Thái Lan nháy mắt cười trong khi chúng tôi loay hoay, nhấc lên hạ xuống đống áo, váy: “Cũng chỉ xem thôi! Nơi đây chủ yếu phục vụ khách du lịch từ khắp nơi đến và những người Thái giàu có, không tiếc tiền mua sắm!”.
Quả đúng như hướng dẫn của người taxi, siêu thị Big C và Pratunam phù hợp với nhiều tầng lớp. Những chỗ này có cả hàng “hiệu” cho người giàu và vô vàn sản phẩm cho tầng lớp bình dân. Big C ở Băngkok trang trí khá giống với Big C Thăng Long - Hà Nội. Hàng cũng đủ chủng loại, Thái có, Nhật có, Malaysia…, thậm chí cả sản phẩm nhập từ Việt Nam. Quầy giày dép và mỹ phẩm được nhiều người mua vì các sản phẩm này tại Thái Lan rất rẻ mà tốt. Tôi chọn mua đôi giày rất đẹp tại quầy cũng chỉ có giá 799 baht (khoảng 400.000 đồng). Chiếc xe đẩy hàng của tôi đã đầy cứng nhưng vợ tôi vẫn không ngừng chọn đồ.
Tầng 1 của Big C có nhiều thực khách đang cắm cúi ăn uống và đọc báo. Muốn ăn uống ở đây, khách hàng phải đem tiền ra quầy tiếp tân mua thẻ. Có tới hàng chục quầy chế biến hàng ăn với nhiều món ăn khác nhau, có thể đáp ứng được ngay cả khẩu vị của những người khó tính nhất. Chọn món ăn nào, đồ uống nào, nhân viên quầy sẽ “cà” thẻ vào máy để trừ tiền dần. Ăn xong mang thẻ trở lại quầy tiếp tân thanh tiền thừa. Còn nếu muốn ăn nữa mà trong thẻ không đủ tiền, xin mời ra mua tấm thẻ khác.
Người Thái rất tự hào về các khu chợ ngoài trời phổ biến khắp Bangkok như chợ Chattuchak, chợ đêm Patpong... Tất cả đều bám chặt vào vỉa hè, chỉ để lại những khoảng trống vừa đủ cho người đi bộ. “Trên là trời, dưới là hàng”, nhiều vô thiên lủng nhưng nhiều nhất vẫn là quần áo, giày dép... Trước khi sang Thái, tôi được bạn bè dặn phải học thật thuộc bảng số và phát âm cho thật chuẩn câu “Lo ra kha dai mai?” (có nghĩa là “Có giảm giá được không?”). Mua hàng ở những chợ này, nếu trả giá trên 50% thì chắc chắn, bạn đã bị mua đắt.
Bí kíp “Lo ra kha dai mai?” đã phát huy tác dụng to lớn ngay ở Chattuchak, chợ ngoài trời đầu tiên ở Bangkok mà tôi đặt chân tới. Tạt vào hàng giày dép. Quan sát vẻ mặt khách hàng nhằm đánh giá mức độ thiện chí mua hàng, chủ hàng sẽ ra giá. Không biết đắt rẻ ra sao, tôi cứ chê đắt và yêu cầu giảm giá. Lập tức, giá đã giảm xuống còn 70%. Thêm một lần “Lo ra kha dai mai?”, giá xuống chỉ còn 30%. Tôi phì cười trong khi vợ tôi móc tiền trả và lẩm bẩm: “Mặc cả ác cứ như là chợ Đồng Xuân!”.
Nếu có đưa vợ (hoặc người yêu) vào chợ Chattuchack, chợ Baiyoke hoặc chợ đêm Patpong, người đàn ông sẽ khổ sở bởi bỗng nhiên bị biến thành phu khiêng vác. Khu chợ ngoài trời dưới chân tòa tháp Baiyoke có những quầy hàng bán “một giá”. Sản phẩm có thể khác nhau nhưng giá thì giống nhau, mặc cả thế nào cũng chỉ nhận được nụ cười cũng cái lắc đầu từ chối của chủ hàng.
Nhưng họ lại có cách giảm giá khác khiến cho khách hàng rất khó từ chối. Một cái quần bò Thái loại bình dân có giá 200 baht (khoảng 100.000 đồng). Tôi trả 190, thậm chí 195 baht/chiếc vẫn không thể mua nhưng nếu chấp nhận mua liền 2 cái trở lên, giá sẽ chỉ còn 150 baht/chiếc. Tại các khu quần áo của người lớn và trẻ em, khu bán đồ mỹ phẩm cũng vậy. Mua ít thì thiệt nên khách phải phải chịu móc ví liên tục. Có lẽ phải gọi đó chính là “nghệ thuật” bán hàng của người Thái.
Quay đi quay lại một lúc, khi cảm thấy mỏi vai, mỏi tay, tôi mới để ý rằng trên tay mình là gần chục túi xách các loại, còn chiếc vai gầy yếu của tôi đang “đeo” gần chục chiếc quần bò… Lúc về đến khách sạn, người bạn cùng đoàn phá lên cười: “Trông cậu như cái mắc áo!”
Giống như bất kỳ người nước ngoài nào khi đến một vùng đất lạ, việc đầu tiên của tôi là mua một tấm bản đồ du lịch và khoanh vùng những địa chỉ cần đến. Mới sáng sớm, anh bạn dẫn đường người Thái tên là Phusot có nước da đen nhẻm và vui tính đã đánh xe tuk-tuk (giống xe lam ở Việt Nam) đến đón.
Nơi đầu tiên tôi ghé thăm là Cung điện Hoàng gia. Đây là một trong những điểm tham quan hấp dẫn nhất tại Bangkok. Dòng người đông nghẹt cứ tuần tự tiến, trên tay mỗi người một nén nhang và một bông sen trắng. Ở Thái Lan, có hai tầng lớp được đặc biệt kính trọng. Thứ nhất là những người trong Hoàng gia mà đứng đầu là Đức vua. Thứ hai là các sư sãi.
Có thể dễ dàng nhận thấy sự kính trọng Hoàng gia được thể hiện rõ qua những tấm ảnh khổ lớn in chân dung Đức vua được treo trên từng ngôi nhà, từng góc phố hay trên các tòa cao ốc, đại lộ... Phần lớn người dân Thái Lan theo đạo Phật nên đất nước này rất nhiều chùa. Phụ nữ vào chùa mặc váy ngắn lập tức bị ngăn lại từ cổng. Và đặc biệt, phụ nữ nếu muốn đưa một vật gì đó cho nhà sư thì phải nhờ đàn ông chứ không được đưa trực tiếp.
Từ Cung điện Hoàng gia đi sang chùa Vàng mất chừng 30 phút. Hầu như ai vào ngôi chùa này cũng cố gắng mua cho bằng được một, hai tấm quỳ vàng để dát vào các pho tượng Phật lấy may. Trong chùa đông khủng khiếp, giống như phủ Tây Hồ (Hà Nội) trong các ngày rằm, mùng một nên dù rất muốn, tôi cũng không thể chen nổi.
Chúng tôi bước vào một nhà hàng khá lớn trên đường Ratchadaphisek ở quận Din Daeng. Cuốn thực đơn khiến tôi hoa cả mắt vì quá nhiều món được minh họa rất đẹp. Tôi chọn một món lẩu thập cẩm với giá 600 baht (khoảng 300.000 đồng). Nhưng quả thực là khó ăn vì lẩu Thái vừa cay lại vừa... ngọt và rất ít rau mà món nào cũng kèm theo một cốc đường.
Đành để anh Phusot ăn lẩu một mình, tôi gọi thêm đĩa cơm rang trứng giá 30 baht (15.000 đồng) ăn tạm. Bất ngờ, anh quản lý nhà hàng ngay lập tức ra xin lỗi vì đã để khách không hài lòng. Cả ngày lang thang, đi nhiều nơi, gặp nhiều người nhưng tôi không có thấy một ai cáu giận. Tất cả đều rất thân thiện, mến khách.
Ngày tiếp theo, với mong muốn được tự khám phá Bangkok, tôi không nhờ Phusot nữa mà tự đi một mình. Tôi lên một chiếc xe buýt mà không cần biết điểm đến là đâu. Trên xe có nhiều sinh viên, học sinh và người lao động nghèo. Điểm cuối lại là bến tàu thủy của sông Chao Phraya chạy vòng quanh thành phố. Tôi mạnh dạn lên tàu.
Đi tàu trên dòng Chao Phraya lại được khám phá thêm những điều kỳ thú của Bangkok. Dòng sông nhỏ này không chỉ để phục vụ khách du lịch mà còn là một phương tiện giao thông rất hữu dụng với tầng lớp bình dân nơi đây với giá chỉ 10 baht/lượt (khoảng 5.000 đồng).
Dọc theo sông cũng có những điểm dừng đỗ đón trả khách như xe buýt. Dù chưa biết chiếc tàu thủy loại nhỏ sẽ đưa mình đến đâu nhưng được ngắm nhìn Bangkok từ dưới sông và có thêm được những khám phá mới. Những khu dân cư yên bình nằm dọc theo hai bên bờ sông và những đứa trẻ tắm sông ngơ ngác nhìn thấy người trên tàu cầm máy ảnh, máy quay phim hướng vào mình… Tàu đã đi khá xa, đến tận đoạn sông có tên Sansab Canal, tôi lên bờ để rồi mất thêm 300 baht (khoảng 150.000 đồng) đi tuk-tuk mới về được khách sạn...
Trước chuyến du lịch Bangkok, một số người bạn của tôi cảnh báo: “Một trong những niềm vui tại thủ đô này chính là mua sắm. Cẩn thận kẻo không còn tiền để về nhà!”.
Bangkok có hai hệ thống mua bán chủ yếu là các siêu thị, trung tâm thương mại và hàng loạt khu chợ ngoài trời bám dọc theo các trục đường phố chính. Trong đó, nổi tiếng nhất là các Trung tâm thương mại Siam Paragon, Central World, siêu thị Top, Big C, Pratunam, Baiyoke… Các địa điểm này rất rộng, hoành tráng, hàng hóa đa dạng với nhiều thương hiệu nổi tiếng trên thế giới. Tại các tầng 1 dành để bố trí các khu ẩm thực để khách hàng sau khi bụng đã đói, chân đã mỏi sau hàng giờ mua sắm có chỗ để nghỉ ngơi và nạp năng lượng trước khi… tiếp tục mua sắm.
Central World, nằm ở góc đường Ratchaprarop. Mặt tiền trung tâm thương mại này rộng như quảng trường lớn, trông rất lộng lẫy với những tấm bảng điện tử giới thiệu những thương hiệu nổi tiếng như Giorgio Bettoni, Armani, JAS, Adidas, Nike… nhấp nháy mời gọi. Phía bên trong thì quá “xịn”, từ hàng hóa cho đến thái độ phục vụ chuyên nghiệp của các nhân viên bán hàng, tiếp thị. Và đặc biệt là giá cũng rất “xịn”, chỉ nhìn qua cũng đã thấy… choáng!
Sang đến Siam Paragon cũng vậy. Khách rất đông, hàng hóa nhìn hoa cả mắt. Cô sinh viên người Thái Lan nháy mắt cười trong khi chúng tôi loay hoay, nhấc lên hạ xuống đống áo, váy: “Cũng chỉ xem thôi! Nơi đây chủ yếu phục vụ khách du lịch từ khắp nơi đến và những người Thái giàu có, không tiếc tiền mua sắm!”.
Quả đúng như hướng dẫn của người taxi, siêu thị Big C và Pratunam phù hợp với nhiều tầng lớp. Những chỗ này có cả hàng “hiệu” cho người giàu và vô vàn sản phẩm cho tầng lớp bình dân. Big C ở Băngkok trang trí khá giống với Big C Thăng Long - Hà Nội. Hàng cũng đủ chủng loại, Thái có, Nhật có, Malaysia…, thậm chí cả sản phẩm nhập từ Việt Nam. Quầy giày dép và mỹ phẩm được nhiều người mua vì các sản phẩm này tại Thái Lan rất rẻ mà tốt. Tôi chọn mua đôi giày rất đẹp tại quầy cũng chỉ có giá 799 baht (khoảng 400.000 đồng). Chiếc xe đẩy hàng của tôi đã đầy cứng nhưng vợ tôi vẫn không ngừng chọn đồ.
Tầng 1 của Big C có nhiều thực khách đang cắm cúi ăn uống và đọc báo. Muốn ăn uống ở đây, khách hàng phải đem tiền ra quầy tiếp tân mua thẻ. Có tới hàng chục quầy chế biến hàng ăn với nhiều món ăn khác nhau, có thể đáp ứng được ngay cả khẩu vị của những người khó tính nhất. Chọn món ăn nào, đồ uống nào, nhân viên quầy sẽ “cà” thẻ vào máy để trừ tiền dần. Ăn xong mang thẻ trở lại quầy tiếp tân thanh tiền thừa. Còn nếu muốn ăn nữa mà trong thẻ không đủ tiền, xin mời ra mua tấm thẻ khác.
Người Thái rất tự hào về các khu chợ ngoài trời phổ biến khắp Bangkok như chợ Chattuchak, chợ đêm Patpong... Tất cả đều bám chặt vào vỉa hè, chỉ để lại những khoảng trống vừa đủ cho người đi bộ. “Trên là trời, dưới là hàng”, nhiều vô thiên lủng nhưng nhiều nhất vẫn là quần áo, giày dép... Trước khi sang Thái, tôi được bạn bè dặn phải học thật thuộc bảng số và phát âm cho thật chuẩn câu “Lo ra kha dai mai?” (có nghĩa là “Có giảm giá được không?”). Mua hàng ở những chợ này, nếu trả giá trên 50% thì chắc chắn, bạn đã bị mua đắt.
Bí kíp “Lo ra kha dai mai?” đã phát huy tác dụng to lớn ngay ở Chattuchak, chợ ngoài trời đầu tiên ở Bangkok mà tôi đặt chân tới. Tạt vào hàng giày dép. Quan sát vẻ mặt khách hàng nhằm đánh giá mức độ thiện chí mua hàng, chủ hàng sẽ ra giá. Không biết đắt rẻ ra sao, tôi cứ chê đắt và yêu cầu giảm giá. Lập tức, giá đã giảm xuống còn 70%. Thêm một lần “Lo ra kha dai mai?”, giá xuống chỉ còn 30%. Tôi phì cười trong khi vợ tôi móc tiền trả và lẩm bẩm: “Mặc cả ác cứ như là chợ Đồng Xuân!”.
Nếu có đưa vợ (hoặc người yêu) vào chợ Chattuchack, chợ Baiyoke hoặc chợ đêm Patpong, người đàn ông sẽ khổ sở bởi bỗng nhiên bị biến thành phu khiêng vác. Khu chợ ngoài trời dưới chân tòa tháp Baiyoke có những quầy hàng bán “một giá”. Sản phẩm có thể khác nhau nhưng giá thì giống nhau, mặc cả thế nào cũng chỉ nhận được nụ cười cũng cái lắc đầu từ chối của chủ hàng.
Nhưng họ lại có cách giảm giá khác khiến cho khách hàng rất khó từ chối. Một cái quần bò Thái loại bình dân có giá 200 baht (khoảng 100.000 đồng). Tôi trả 190, thậm chí 195 baht/chiếc vẫn không thể mua nhưng nếu chấp nhận mua liền 2 cái trở lên, giá sẽ chỉ còn 150 baht/chiếc. Tại các khu quần áo của người lớn và trẻ em, khu bán đồ mỹ phẩm cũng vậy. Mua ít thì thiệt nên khách phải phải chịu móc ví liên tục. Có lẽ phải gọi đó chính là “nghệ thuật” bán hàng của người Thái.
Quay đi quay lại một lúc, khi cảm thấy mỏi vai, mỏi tay, tôi mới để ý rằng trên tay mình là gần chục túi xách các loại, còn chiếc vai gầy yếu của tôi đang “đeo” gần chục chiếc quần bò… Lúc về đến khách sạn, người bạn cùng đoàn phá lên cười: “Trông cậu như cái mắc áo!”
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: