Bằng những sự kiện lịch sử có chọn lọc, anh (chị) hãy chứng minh những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc

ThuyenNhanXaXu

New member
Xu
0
Bằng những sự kiện lịch sử có chọn lọc, anh (chị) hãy chứng minh những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1921 đến năm 1924 đã chuẩn bị gieo hạt giống của chủ nghĩa xã hội vào công cuộc giải phóng dân tộc Việt Nam.
 
Bằng những sự kiện lịch sử có chọn lọc, anh (chị) hãy chứng minh những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1921 đến năm 1924 đã chuẩn bị gieo hạt giống của chủ nghĩa xã hội vào công cuộc giải phóng dân tộc Việt Nam.

1. Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước mới cho công cuộc giải phóng dân tộc Việt Nam - đi theo con đường cách mạng vô sản

Đến năm 1920, Nguyễn Ái Quốc là người Việt Nam đấu tiên tiếp nhận chủ nghĩa Mác- Lenin. Công lao to lớn đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc trong quá trình hoạt động cách mạng là đã tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc – con đường cách mạng vô sản, cứu nước đồng thời cứu dân, giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

Từ đây Nguyễn Ái Quốc tích cực hoạt động để truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào phong trào cách mạng trong nước, hướng công cuộc giải phóng dân tộc đi theo con đường cách mạng vô sản.

2. Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1921 - 1924 nhằm gieo hạt giống chủ nghĩa xã hội vào công cuộc giải phóng dân tộc Việt Nam

Các hoạt động:

- 1921: Người sáng Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa Pháp để tuyên truyền, tập hợp lực lượng chống chủ nghĩa đế quốc.

- 1922 : Ra báo “ Le Paria” ( Người cùng khổ ) vạch trần chính sách đàn áp, bóc lột dã man của chủ nghĩa đế quốc, góp phần thức tỉnh các dân tộc bị áp bức đứng lên tự giải phóng.

- 1923 : Sang Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân, sau đó làm việc ở Quốc tế Cộng sản.

- 1924 : Dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V. Tại Đại hội, Nguyễn Ái Quốc đã nêu lên những lập trường và quan điểm của mình về vai trò của giai cấp nông dân trong công cuộc giải phóng ở các nước thuộc địa, về vị trí và mối quan hệ giữa cách mạng thuộc địa và cách mạng chính quốc...

Ngoài ra, Người còn viết nhiều bài cho báo Nhân Đạo, Đời sống công nhân và viết cuốn sách nổi tiếng “ Bản án chế độ thực dân Pháp” - đòn tấn công quyết liệt vào chủ nghĩa thực dân Pháp-

Ý nghĩa:

Nhưng hoạt động trên
của Nguyễn Ái Quốc (chủ yếu trên mặt trận tư tưởng chính trị) nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào nước ta. Nguyễn Ái Quốc đã chuẩn bị gieo hạt giống chủ nghĩa xã hội vào công cuộc giải phóng dân tộc, điều này thể hiện rõ ở sự chuẩn bị của Nguyễn Ái Quốc thông qua các luận điểm chủ yếu sau:

- Chủ nghĩa tư bản, đế quốc là kẻ thù chung của giai cấp vô sản các nước và nhân dân các thuộc địa. Đó là mối quan hệ mật thiết giữa cách mạng chính quốc và thuộc địa.

- Xác định giai cấp công nhân và nông dân là lực lượng nòng cốt của cách mạng.

- Giai cấp công nhân có đủ khả năng lãnh đạo cách mạng, thông qua đội tiên phong là Đảng Cộng sản.

Thời gian này tuy chưa thành lập chính đảng của giai cấp vô sản ở Việt Nam, nhưng những tư tưởng Người truyền bá sẽ làm nền tảng tư tưởng của Đảng sau này.

Hội Việt Nam cách mạng thanh niên thực hiện vai trò gieo hạt giống chủ nghĩa Mác Lenin vào mảnh đất màu mỡ của phong trào yêu nước Việt Nam.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam trong giai đoạn từ 1920 đến 1930 được thể hiện trên các mặt sau đây:

Nguyễn Ái Quốc là người đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam

Nguyễn Ái Quốc sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh đất nước bị thực dân Pháp xâm lược và thống trị, nhân dân ta trở thành nô lệ. Các cuộc vùng dậy đấu tranh của nhân dân ta đều thất bại. Cứu nước, giải phóng dân tộc đã trở thành yêu cầu bức thiết của toàn dân tộc.

Nguyễn Ái Quốc sinh ngày 19/5/1890 tại làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Người xuất thân trong một gia đình trí thức yêu nước, lớn lên từ một miền quê có truyền thống đấu tranh quật khởi, lại được chứng kiến sự thất bại của một loạt các cuộc đấu tranh chống Pháp, được tiếp xúc với nhiều nhà cách mạng đương thời. Những yếu tố đó sớm nung nấu quyết tâm tìm đường cứu nước của người thanh niên yêu nước Nguyễn Ái Quốc.

Sớm có lòng yêu nước và cũng sớm nhận thấy những hạn chế trong chủ trương cứu nước của các bậc tiền bối, Người đã quyết định đi sang phương Tây tìm con đường cứu nước mới với một nhận thức rất đúng đắn là: Muốn đánh đuổi kẻ thù, phải biết rõ về kẻ thù đó.

Ngày 5/6/1911, Người đi từ cảng Nhà Rồng (Sài Gòn, nay là Thành phố Hồ Chí Minh). Người lấy tên mới là Văn Ba, làm phụ bếp cho tàu vận tải Latusơ Tơrêvin sang Pháp. Tàu cập bến cảng Mácxây ngày 6/7/1911. Trên đường đi, Người có ghé qua cảng Côlôngbô (Xâylan), cảng Poxait (Ai Cập).

Năm 1912, Người tiếp tục làm thuê cho một tàu khác để từ Pháp đi Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Tuynidi, Angiêri, Ghinê Xích đạo, Cônggô,… Cuối năm 1912, Người đi Mĩ. Cuối năm 1913, Người từ Mĩ trở về Anh, sau đó Người sang Pháp.

Sau nhiều năm bôn ba qua nhiều nước tư bản chủ nghĩa và thuộc địa, làm nhiều công việc khác nhau để kiếm sống và hoạt động, Người đã phân biệt rõ bạn và thù: “Ở đâu cũng chỉ có hai loại người là thiểu số đi áp bức bóc lột và đại đa số quần chúng lao động là những người bị áp bức bóc lột”.

Năm 1919, Người gửi tới Hội nghị Vecxai bản yêu sách 8 điểm đòi quyền lợi cho các dân tộc Đông Dương. Bản yêu sách không được bọn đế quốc chấp nhận, nhưng đã gây tiếng vang lớn trong dư luận và trong giới Việt kiều ở Pháp. Từ sự kiện này, Người rút ra bài học quan trọng là: Sự nghiệp giải phóng dân tộc mình chủ yếu phải do mình quyết định chứ không phải chủ yếu dựa vào bên ngoài.

Cuộc cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại (1917), sự ra đời Quốc tế Cộng sản (1919) là những sự kiện trọng đại có tác động rất lớn tới những chiến sĩ của phong trào cách mạng và phong trào công nhân thế giới, trong đó có Nguyễn Ái Quốc. Đặc biệt, bản Sơ thảo luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa (7/1920) của Lênin đã có tác động mạnh mẽ tới sự nhận thức và chuyển biến tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc. Từ đây, Người hoàn toàn tin theo Lênin, dứt khoát đứng về Quốc tế thứ ba.

Quyết tâm của Nguyễn Ái Quốc càng được khẳng định rõ khi tại Đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp họp ở Tua (Tháng 12/1920), Người đã bỏ phiếu tán thành Quốc tế thứ ba, trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên và là một trong những người tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.

Sự kiện đó đánh dấu một bước nhảy vọt trong quá trình chuyển biến tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc. Từ một người yêu nước chân chính, Nguyễn Ái Quốc đã trở thành một người cộng sản. Người đã tìm ra con đường cách mạng đúng đắn cho dân tộc Việt Nam, đó là kết hợp độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, kết hợp tinh thần yêu nước với tinh thần quốc tế vô sản. “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”.

Nguyễn Ái Quốc là người tích cực chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cách mạng cho sự hình thành chính đảng vô sản ở Việt Nam

Từ khi tiếp thu chủ nghĩa Mác Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã ra sức học tập, nghiên cứu lí luận và tìm cách truyền bá chủ nghĩa Mác Lênin vào Việt Nam, chuẩn bị cho việc thành lập chính đảng vô sản ở nước
Xem thêm file đính kèm
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top