Lê Thu Phương Quỳnh
I. Vị trí của thơ ca trong tiểu thuyết cổ điển Trung Hoa :
Việc đưa thơ ca, từ phẩm vào văn bản tác phẩm không phải là một nét mới trong lịch sử hình thành và phát triển của tiểu thuyết cổ điển Trung Hoa. Tự hào mình là đất nước của thơ ca, người Trung Hoa ưa thích chen những đoạn thơ ca vào giữa những lời văn xuôi. Ngay từ thời Đường, ta thấy giữa những đoạn truyện truyền kỳ có sự xuất hiện của một vài đoạn thơ, bài thơ nho nhỏ. Điều đó cũng thật dễ hiểu nếu ta biết về môi trường diễn xướng của chuyện kể. Ngoài việc được ấn hành trên giấy, ở Trung Hoa còn một hình thức lưu truyền chuyện kể nữa, đó là thông qua những nghệ nhân dân gian. Những đoạn thơ được chen vào giữa những lời kể nhằm mục đích thư giãn giữa tình tiết gay cấn hồi hộp, lại vừa tạo thêm dáng phong nhã cho câu chuyện. Cũng không phải chỉ có những truyện giai nhân tài tử mới có đoạn thêm thắt thơ ca vào mà ngay cả những truyện phiêu lưu, lịch sử, chí quái, phong tục cũng vẫn có thơ như trường hợp của Tây Du Ký, Tam Quốc Chí, Kim Bình Mai. Những bài thơ, câu hát này có khi không ăn nhập gì với chuyện kể, nhân vật cả, như trường hợp mấy bài ca Di muội khúc, Thái liên khúc rất thanh thoát tình tứ trong Kim Bình Mai ; nhưng cũng có trường hợp thơ ca lại trở thành một phương tiện đắc dụng dùng để miêu tả tâm tính nhân vật. Loại thơ này nếu tách đứng riêng ra một mình, nó khó mà có chỗ đứng trong làng thơ Trung Hoa vốn đã quá nhiều những tuyệt phẩm. Chẳng hạn nếu xét bài thơ này trong một vị trí đơn lẻ, người ta sẽ bảo lời lẽ sao mà xoàng xĩnh, ý tứ sao mà cũ kỹ đến vậy:
Đào lý phương phi lê hoa tiếu
Chẩm tỷ ngã chi đầu xuân ý náo
Thược dược a na lý hoa tiêu
Chẩm tỷ ngã vũ nhuận hồng tư kiều
Hương trà nhất trản nghinh quân đáo
Tinh nhi dao dao
Vân nhi phiêu phiêu
Hà tất tây thiên vạn lý dao ?
Hoan lạc tự tại kim triêu
(Dịch nghĩa :
Đào mận ngát hương, hoa lê hé nở
Sao bằng được em : trên cành ý xuân xốn xang rạo rực
Hoa thược dược mềm mại, hoa mận xinh tươi
Sao bằng được em : mưa thấm ướt cánh sen hồng thuỳ mỵ đẹp đẽ
Trà thơm một chén đón chàng đến
Sao sáng lung linh
Mây trôi lững lờ
Việc gì phải đi xa ngàn dặm đến Tây thiên ?
Hãy hoan lạc ngay tại ngày hôm nay)
Nhưng nếu biết đây là bài ca của nhân vật Hạnh Tiên Cô, một cây hạnh thành tinh, hát lên để quyến rũ Đường Tăng thì người ta lại thấy sao mà lời ca có vẻ rất tình tứ và đáng yêu.
Những bài thơ như thế này làm câu chuyện trở nên phong phú hơn, đa dạng và hấp dẫn hơn. Nó cũng chứng minh cho thấy sức dung nạp lớn của tiểu thuyết cổ điển Trung Hoa với các thể loại khác như thơ, phú, từ, âm nhạc,…
Tuy nhiên phải nhận xét rằng rất nhiều thơ ca, từ phú trong tiểu thuyết cổ điển có giá trị nghệ thuật không cao lắm. Bên cạnh đó, sức liên kết giữa thơ ca với nội dung chính trong truyện chẳng mấy chặt chẽ. Người ta có thể bỏ đi dễ dàng những đoạn thơ mà vẫn cảm thấy hết được cái phong vị của truyện, không gây ảnh hưởng gì lớn lắm đến nghệ thuật và cốt truyện. Không có những đoạn hát của Lưu Kỳ Thư thì đời sống đại gia Tây Môn Khanh vẫn đường hoàng diễn ra phô bày hết vẻ ô trọc của mình. Không có những bài thơ Đường Tăng, Tây Lương Nữ Quốc hay vài cô yêu nữ ngâm vịnh thì người ta cũng chẳng thấy truyện Tây Du mất đi phong vị là bao.
II. Vị trí của thơ ca trong Hồng Lâu Mộng:
Có thể nói đến Tào Tuyết Cần, thơ ca được đưa vào trong truyện đã trở thành đỉnh cao. Gọi là đỉnh cao vì nó phát huy hết được sức mạnh nghệ thuật của mình. Thơ ca trong tác phẩm của Tào Chiêm không phải chỉ là để giữ nhịp thư thái cho giọng truyện nữa mà trở thành một công cụ đắc lực, gắn chặt với cốt truyện và trở thành một phần không thể thiếu được trong truyện.
Thơ ca trong tác phẩm của Tào đạt được cả hai mặt nội dung và nghệ thuật. Như vậy tác giả đã vừa hoà mình vào xu thế chung của thời đại với việc đưa thi ca vào tiểu thuyết lại vừa tạo được bản sắc riêng cho những bài ca ấy. Những bài thơ trong Hồng Lâu Mộng tuy là mượn lời nhân vật làm ra nhưng đều do Tào Tuyết Cần sáng tác.Vì thế Trương Nghi Tuyền nói về thơ Tào như sau “Thơ của ngài không phải là thơ để nhàn ngâm” và Đôn Thành cũng nói “ Yêu chất thơ của ngài vì có phong cách lạ”. Quả thật không uổng công chắt lọc tinh huyết đời mình như Tào Tuyết Cần viết :
Xem ra chữ chữ toàn bằng huyết,
Cay đắng mười năm khéo lạ lùng
1. Thơ ca – phương tiện diễn tả cuộc sống phong lưu nhà họ Giả :
Trong truyện họ Giả được miêu tả là một gia tộc quyền quý, có đời sống phong lưu. Ngay cả cách hưởng thụ của họ trong từng cuộc vui cũng thể hiện được nét tinh tế trong thẩm mỹ của họ, nhất là ở những nhân vật nữ trong khuê các. Mật độ xuất hiện dày dặc của những cuộc đố thơ, nối thơ, vịnh cảnh, đề câu đối, làm từ khúc, chơi tửu lệnh cho thấy cuộc sống của gia tộc này nhàn nhã mà hưởng lạc phú quý đến đâu. Chưa bao giờ trong tiểu thuyết Trung Hoa lại chứng kiến một cuộc phô bày thơ ca với mật độ dày đặc đến vậy. Các cảnh làm thơ phú, văn chương liên tiếp hiện ra trong các hồi : 5, 17, 18, 27, 28, 34, 37, 38, 40, 45, 48, 49, 50, 51, 52, 62, 64, 70, 76, 78, 79. Có thể nói hết ¼ tác phẩm chìm trong thơ ca. Thi ca thành ra một phần không thể tách rời trong cuộc sống phủ Giả. Một mặt nó chứng minh về sự sang trọng trong đời sống tinh thần cũng như vật chất nơi nhà họ Giả, mặt khác nó cũng cho thấy những người con gái trong họ này rất thông tuệ, tài hoa chứ không phải là bọn giàu sang kệch cỡm. Cùng tả về cách sinh hoạt, đời sống ngày thường nơi danh gia vọng tộc nhưng trong Kim Bình Mai vắng bóng hẳn những bài thơ kiểu này vì rõ ràng bọn người trong Kim Bình Mai hầu như chỉ là bọn trọc phú hợm hĩnh ô trọc. Đời sống nhà họ Già không phải là không tồn tại những chuyện trăng gió dục sắc nhưng bên cạnh đó không thiếu những người thanh nhã, biết cách thưởng thức nghệ thuật một cách tinh tế.
Trong cách diễn đạt thơ ca theo mục đích này, ta nhận thấy những cuộc thơ của những công tử, tiểu thư nhà họ Giả bao giờ cũng được miêu tả kèm với một khung cảnh tao nhã, trữ tình hay sang trọng : hoặc nơi cung điện nguy nga của Đại Quan Viên buổi tỉnh thân, hoặc nơi đào hoa rơi vừa chớm xuân đi, hoặc nơi thanh nhã của Ao Tinh quán ngày trăng tròn,…hay cùng lắm, đến mức cuối là ở những buổi đố thơ, chơi tửu lệnh phong lưu của đám quần thoa phủ Giả. Ngay cả cảnh làm thơ bên am Lư Tuyết hay làm thơ bên bàn tiệc cua vịnh hoa cúc thì khung cảnh hiện lên vẫn có cái gì rất cao sang phong lưu khác hẳn với đời sống thường nhật của bình dân. Nói theo đúng lời thơ của Tào Tuyết Cần thì đây là vẻ đẹp :
Vạc cổ pha trà phượng tuỷ hương
Hiếm thay chén ngọc rót quỳnh tương
Đừng cho là lượt không phong nhã
Hãy ngắm kim nương cạnh ngọc lang
Có thể nói thơ ca góp một phần quan trọng trong việc thành một đối trọng với những chi tiết tả về sự hủ bại nơi phủ Giả. Nó xua tan bớt được phần nào không khí u uất của truyện. Có thơ ca xuất hiện, vẻ đẹp của nhà họ Giả được phô bày ra một cách trầm lắng hơn, thanh sạch hơn, bên cạnh vẻ hào nhoáng về tài sản và thế lực gia tộc.
Các cuộc vui chơi trong nhà danh gia vọng tộc này đều có vẻ ly kỳ khác người của nó. Từ cuộc xem hát, cuộc nghe nhạc, cuộc đọc tửu lệnh đến chơi Trung Thu, ăn nguyên tiêu, thưởng tuyết, ngắm mai,…tất cả đều mang một phong thái cực kỳ tao nhã, lạ lùng khác người. Chính vì thế, các cuộc thưởng thơ cũng mang một dáng dấp khác thường. Ta vẫn nghe về đời sống phong nhã của bậc nho sĩ, thưởng trăng làm thơ, nhưng đến Hồng Lâu Mộng ta mới cảm nhận được hết đến đỉnh cao của loại nghệ thuật này. Chẳng có ở đâu việc làm thơ, vịnh cảnh lại trởp thành một phần không tách rời của đời sống như trong Hồng Lâu Mộng cả. Và liệu có thể có một khung cảnh, một hồi truyện nào đẹp bằng hồi thưởng trăng nối thơ ở Ao Tinh Quán của Lâm Tiêu Tương và Sử Chẩm Hà ?
Ở đây, ta có thể nói thêm rằng thơ ca trong Hồng Lâu Mộng không chỉ được diễn tả qua những bài thơ, bài từ, phú…mà còn qua những lời bình, nhận xét của nhân vật về thơ. Những lý luận về thơ đươc nêu lên một cách cực kỳ tinh tế, chính xác. Nó vừa cho thấy tài năng thẩm định thơ ca của Tào Tuyết Cần vừa góp phần không nhỏ trong việc bộc lộ tài trí, kiến thức, sự đĩnh ngộ, thông tuệ nơi các cô gái trong Đại Quan Viên. Chỉ bằng một câu ngắn gọn và xúc tích, Tiết Bảo Thoa đã tóm tắt được phong cách riêng biệt của các nhà thơ lớn đời Đường “ Thơ Đỗ Công Bộ trầm uất thâm trầm, thơ Vi Tô Châu tao nhã thanh đạm, thơ Ôn Bát Thoa văn chương hay đẹp, Thơ Lý Nghĩa Sơn kín đáo sắc xảo”. Và Bảo Thoa cũng lại là người đưa ra những lý luận về thơ rất tài tình, mới lạ. Những lời nàng nói nhiều khi có thể sánh ngang được với lời của những nhà phê bình văn học đời xưa. Về đề tài và cách lập ý, nàng cho rằng “Đề tài không cần phải lắt léo quá. Cứ xem thơ người xưa, đề bài đâu cần kỳ quặc, vần đâu cần hiểm hóc. Nếu đề bài lắt léo quá, vần hiểm hóc, thơ không thể nào hay được, đôi khi còn gò bó hẹp hòi. Thơ cố nhiên phải tránh sáo ngữ , nhưng không nên quá cầu kỳ, cốt lập ý cho mới, tự nhiên lời thơ sẽ không tục.” Về cách hạn vần, Bảo Thoa lại nói “ Xưa nay tôi không thích hạn vần, thơ cốt cho hay, cớ gì phải trói vần”. Hoặc như đoạn Đại Ngọc dạy Hương lăng làm thơ, ta cũng thấy được trình độ thẩm thơ và lý luận về thi ca của nàng rất uyên thâm. Đại Ngọc cho rằng “Những lời và câu văn là phù du, cần nhất là phải đặt từ cho sát. Nếu từ sát thực thì câu văn không cần điêu luyện vẫn hay. Như thế gọi là : không nên lấy lời hại ý.”
Xét về phương diện nghệ thuật, ta còn cảm nhận được rằng nhờ có những bài thơ này mà dường như nhịp văn của Tào Tuyết Cần đi chậm rãi hơn, nhẹ nhàng hơn. Ngần ấy sự kiện trôi qua mà không nặng nề dồn dập là bao. Người đọc truyện thấy mình đi nhẹ bẫng giữa những nhân vật, cốt truyện, tình tiết. Điều đó cho thấy sự cao tay về nghệ thuật của Tào Chiêm. Điểm này khác xa rất nhiều trong 40 hồi cuối do Cao Ngạc viết. Có thể nói thơ ca trong Hồng Lâu Mộng là nghệ thuật lồng trong nghệ thuật.
2.Thơ ca – phương tiện tiên đoán về thân phận nhân vật:
Thơ ca trong Hồng Lâu Mộng không chỉ có tác dụng báo trước về cuộc đời nhân vật mà còn báo trước luôn cả về số phận của một dòng họ. Sự suy tàn của dòng họ Giả ngay lúc đầu đã được khái quát trong bài Hảo Liễu ca của Mang Mang đạo sĩ và Chân Sĩ Ẩn :
Giờ đây lều cỏ vắng tanh
Trước kia trâm hốt sắp quanh đầy giường
Giờ đây cây cỏ ngổn ngang
Trước kia vũ tạ ca trường là đây
Xà chạm kia, nhện giăng đầy
Màn the nay rũ cạnh ngay cửa bồng
Xưa sao phấn đượm hương nồng
Mà nay sương nhuộm như bông trên đầu
Bãi tha ma có xa đâu
Là nơi màn thắm là lầu uyên ương
Ngay ở hồi 5, ta đã bắt gặp một loạt các bài thơ có nội dung tiên đoán về số phận những người con gái nơi phủ Giả và về sự suy tàn bất hạnh nơi đời sống gia tộc này. Hồi 5 chính là một hồi đặc biệt có tác dụng tiên tri. Về nghệ thuật, đây không phải là những bài thơ hay, nhưng nếu xét về ý nghĩa nội dung nó mang lại thì đây lại là những bài thơ góp phần làm cho câu truyện thêm lý thú và hấp dẫn. Qua những bài thơ này, ta thấy phần nào tính cách cũng như cuộc đời nhân vật được vạch ra bằng những nét khái quát. Hựu phó sách viết về Tình Văn và Tập Nhân, Phó sách viết về Hương Lăng, Chính sách viết về Lâm, Tiết, Nguyên Xuân, Thám Xuân, Tương Vân, Diệu Ngọc, Nghênh Xuân, Tích Xuân, Hy Phượng, Xảo Thư, Lý Hoàn, Tần Khả Khanh. Đa phần những bài thơ này không ẩn ý ghép chữ thì lại để dưới dạng đoán tên người, tên sự kiện. Ví dụ như nói sông Tương là hàm ý chỉ Tương Vân, nói chim phượng là chỉ Vương Hy Phượng hoặc nhắc đào lý ngụ ý viết về Lý Hoàn,…hoặc nói về sự kiện thí nhắc ưu linh là chỉ Tưởng Ngọc Hàm sau này lấy Tập Nhân, nhắc giống sói Trung Sơn là chỉ người chồng của Nghênh Xuân, nhắc một ngọn đèn xanh cạnh phật bà là chỉ Tích Xuân xuất gia,…
Trong những bài thơ nhân vật tự làm cũng thường hay có ngụ ý báo trước về số phận của mình. Nhiều bài thơ của Lâm Đại Ngọc có những câu nói về sự chết yểu của nàng :
Sang năm đào lý trổ hoa
Sang năm buồng gấm biết là còn ai
(…) Sang năm hoa lại đâm bông
Biết đâu người vắng lầu hồng còn trơ
(Táng hoa từ)
Hoặc
Tiếng quyên bỗng gọi xuân đi
Rèm này lặng lẽ, trăng kia lờ mờ
(Đào hoa hành)
Hoặc câu thơ nổi tiếng của Đại Ngọc trong lần ngâm vịnh cùng Tương Vân cũng cho thấy sự yểu mệnh của nàng : “Hồn hoa chôn chặt dưới vành trăng trong”
Việc Thám Xuân lấy chồng xa, ly biệt gia đình cũng được nhắc đến qua nhiều bài thơ. Lần thứ nhất là trong Kim Lăng thập nhị thoa chính sách và Phân cốt nhục. Lần thứ hai là qua đoạn Thám Xuân viết câu đố đèn về chiếc diều :
Trẻ con ngửa mặt nhìn trời
Thanh minh là tiềt rong chơi hợp thì
Mỏng manh một sợi du ti
Biệt ly đừng có trách gì gió đông
Lần thứ ba là qua bài Nam Kha từ do chính Thám Xuân làm :
Dây đâu treo lơ lửng
Sợi khéo rủ lòng thòng
Buộc buộc xe xe cũng khó lòng
Thôi đành chia các ngả nam bắc tây đông
Số phận Thám Xuân thường được ví với chiếc diều đứt dây. Trong bức tranh ở Kim Lăng thập nhị thoa chính sách, chiếc diều ấy nằm trong tay hai người đứng ngoài bến thả. Như vậy diều vốn chẳng bao giờ tự định đoạt được lấy thân phận mình. Tục lệ người Trung Hoa lại thường thả diều bao giờ cũng cắt dây để điều bay đí, xem như rũ bỏ vận xui. Như vậy diều lại thêm lần nữa chao đảo vô định, tuỳ cho gió thổi phương nào bay phương ấy. Diều bay cao, nhưng càng cao thì lại càng chao đảo. Đời Thám Xuân về sau quả nhiên tuy lấy được người cao sang nhưng bấp bênh trôi nổi như thế.
Ngay cả Tiết Bảo Thoa trong lần viết câu đố đèn cũng đã tự báo trước về cuộc sống lạnh lẽo , bẽ bàng của mình sau này bằng bài viết về ngọn đèn lồng :
Áo chầu dầy khói để ai mang
Đàn đấy chăn đây luống bẽ bàng
Chú lính sớm không cần đếm thẻ
Chị hầu đêm cũng biếng thêm hương
Vùi đầu trải biết bao hôm sớm
Đốt ruột không nài mấy tuyết sương
Thấm thoát bóng xuân đà đáng tiếc
Kể gì thay đổi cuộc tang thương
Việc Tích Xuân đi tu cũng lại vẫn được nói lên qua lần đố đèn này :
Kiếp trước long đong ngán phận mình
Nghe ca không thích, thích nghe kinh
Đừng cho thân thế chìm trong bể
Chói lọi còn nguyên chữ tính linh
Như vậy các bài thơ này mang trong mình nhiều ý nghĩa. Nó vừa chứng tỏ tài hoa nơi những người con gái họ Giả, vừa góp phần miêu tả cuộc sống nhàn nhã, lại vừa tiên báo về số phận nhân vật. Đưa các chi tiết báo trước vào truyện không phải là một điểm nghệ thuật mới. Nhiều tác phẩm khác trước Tào Tuyết Cần đã làm điều này rồi. Nhưng trong không khí ảo ảo, mộng mộng của câu truyện thì việc đưa vào đây những lời sấm, lời đoán về cuộc đời có một vẻ thích hợp kỳ lạ. Nhiều chi tiết thơ phải đến kết truyện hoặc đọc đi đọc lại nhiều lần người đọc mới thấu hết được ngụ ý trong lời tiên đoán. Khi hiểu được lời tiên đoán lại muốn giở trang truyện đọc lại thêm lần nữa để ngẫm nghĩ lại cái ý vị trong lời tiên báo. Đó cũng là một điểm thu hút độc giả của truyện vậy.
3. Thơ ca – phương tiện bộc bạch tâm tính nhân vật:
Cách dùng thơ để bộc lộ tâm tính nhân vật cũng vẫn không phải là một biện pháp nghệ thuật mới. Nhưng cũng lại vì Tào Tuyết Cần đã rất khéo léo làm cho những bài thơ này mỗi bài mỗi phong cách, mỗi bài mỗi dấu ấn cá nhân của từng nhân vật nên những bài thơ này như chiếc áo vừa sít xao với vóc hình nhân vật do ông tạo nên.
Việc bộc lộ tâm sự và tính cách nhân vật không chỉ được diễn đạt qua những tác phẩm thi ca đã hoàn chỉnh mà còn qua cả quá trình làm thơ và lý luận về thơ ca của các nhân vật. Trong phần này, người viết sẽ trình bày vấn đề thông qua phân tích một số thi nhân tiêu biểu trong vườn Đại Quan.
a. Tiêu Tương phi tử :
Về số phận nhân vật này, chúng ta đều đã quá rõ. Nàng mồ côi từ tấm bé, phải ở nhờ nhà bên ngoại. Tuy ai cũng hết mực yêu thương nhưng trong tâm Đại Ngọc vẫn có cái tâm lý hay hờn hay tủi phận phải nương nhờ nơi người khác. Dường như trong nhân vật này chung đúc hết cả bao nhiêu nỗi sầu. Mỗi hành động, mỗi cử chỉ của nàng đều toát lên vẻ u muộn. Chính vì thế những bài thơ của Đại Ngọc từ Táng hoa từ, những bài vịnh cúc, vịnh hải đường, vịnh liễu nhứ đến Đào hoa hành, Thu song phong vũ tịch, Đề mạt tam tuyệt cú cũng chỉ mang một vẻ u uất, buồn bã. Trong thơ toàn những hình ảnh làm mão lòng người ta vì sự khổ sở. Dòng thơ nào, bài thơ nào cũng chứa chan nước mắt.
Lúc nào gió tắt mưa cầm
Thì đây lệ đã ướt đầm song the
(Thu song phong vũ tịch)
Cõi nguyệt tiên may tay áo trắng
Buồng thu khách gạt hạt châu sa
(Vịnh hoa hải đường)
Tỉnh giấc nỗi niềm ai đã tỏ
Cỏ khô khói lạnh ngổn ngang lòng
(Cúc mộng)
Ba trăm sáu chục thoi đưa
Gươm sương đao gió những chờ đâu đây
Tốt tươi xuân được mấy ngày
Chốc đà phiêu bạt bèo mây thêm sầu
(Táng hoa từ)
Và nhất là trong Đề mạt tam tuyệt cú , cả ba bài không dòng nào là không nhắc đến nước mắt.
Đại Ngọc lại là người ý thức được cái tài của mình mà dám công khai bộc lộ cái tài ấy ra, vì vậy nên thơ nàng có một vẻ đẹp diễm lệ của biết bao là hình ảnh có sức gợi. Sắc ảnh trong trong thơ Lâm Đại Ngọc hiện ra với những nét u uẩn và có màu sắc hơi u tối, màu sắc của nỗi buồn. Chỉ có trong thơ Lâm Đại Ngọc mới có những câu đầy hình ảnh gợi mở như thế này :
Chiều hôm quyên lặng tiếng rồi
Vác mai về đóng cửa ngoài buồn tênh
Ngả người trước ngọn đèn xanh
Ngoài song mưa tạt bên mình chăn đơn
(Táng hoa từ)
Nhà nào gió chẳng tới thăm
Nơi nào mưa chẳng rì rầm bên song
Gió thu lạnh toát chăn hồng
Mưa thu như giục tiếng đồng hồ reo
(Thu song phong vũ tịch)
Hay :
Ngoài rèm hoa vẫn nở đầy
Mà trong rèm lại người gầy hơn hoa
(Đào hoa hành)
Câu thơ tuy gợi nhắc đến “Thân sánh hoa vàng gầy quắt” (Nhân tỷ hoàng hoa sấu) của Lý Thanh Chiếu nhưng đang ghép vào thấy không vụng gượng mà lại hợp tình hợp cảnh, hợp với nhân vật cô Lâm
Một hình ảnh thường lặp đi lặp lại trong thơ nàng là những đoá hoa rơi, giống như một ứng cảm về thân phận chính mình vậy. Hoa lá trong thơ Tiêu tương phi tử bao giờ cũng rất đẹp, cũng hưong sắc diễm lệ như tuổi xuân, vẻ đẹp, tài năng của chính nàng và những người con gái khác nhưng cũng đồng thời ánh lên một nỗi ứat ức vì sự phù du tàn úa chực chờ ùa chực đến. Lâm Đại Ngọc là người ý thức được rất rõ về tuổi trẻ, thanh xuân chóng tàn của mình vì nàng nàng người tự tôn, có ý thức về tài tình bản thân, lại hay ốm đau, bệnh tật từ bé, lớn lên thì hay tủi phận, thương thân. Chính vì thế, khi nghe mấy câu hát Trước sau hồng tía đua chen, giờ sao giếng lấp tường nghiêng thế này và vì nàng đẹp như hoa, tuổi trôi như nước , lại thêm thương mình ở chốn thâm khuê trong Mẫu Đơn Đình, lập tức trường liên tưởng của nàng xuất hiện, miên man nghĩ về tuổi xuân, bất hạnh đời người hoa trôi dòng nước đỏ ngòm, muôn sầu vơ vẩn héo hon lòng này , rồi lại nước chảy hoa tàn, khéo vô tình, nước chảy hoa trôi xuân đã hết, trên đời cõi tục . Rồi sau này khi nhìn sang viện Di Hồng, thấy bao người đến thăm Bảo Ngọc, nhìn lại quang cảnh bóng trúc xanh tịch mịch nơi Tiêu Tương quán, nàng lại ngay lập tức nghĩ đến câu thơ trong Tây Sương: Nơi vắng vẻ không người qua lại, dấu rêu xanh sương trắng lạnh tanh . Có thể thấy rõ ràng rằng trong tâm trí Lâm Đại Ngọc chỉ hầu như ghi dấu lại những câu thơ có hình ảnh buồn thảm như vậy. Điều này cũng được chứng minh qua lần đọc tửu lệnh trong sinh nhật Bảo Ngọc. Theo lệ của Tương Vân, một tửu lệnh hoàn chỉnh phải có trình tự như sau “vào đầu đọc một câu cổ văn, một câu thơ cũ, một câu tên bài, một câu tên khúc hát, lại phải có một câu trong uyển lịch ; đến cuối phải có một câu tên một thứ quả một thức ăn liên quan đến việc người.”. Một tửu lệnh dài dòng rắc rối như thế mà Đại Ngọc đã đọc ngay được :
Chim vụ cùng bay với ráng chiều
Qua sông gió lặng nhạn buồn kêu
Thế là nhạn đã què đôi cẳng
Khiến người chín khúc ruột hắt hiu
…Hạt dẻ đâu phải là đá giặt
Tiếng đâu đập áo khắp muôn nhà
Những hình ảnh trong đoạn này rất buồn. Tất cả đều hiu hắt, ảm đạm, trái ngược hẳn với đoạn tửu lệnh sau của Tương Vân đầy khí thế, mạnh mẽ.
Sự nhạy cảm về cảm giác với hình ảnh còn thể hiện cả trong hồi Đại Ngọc đọc tửu lệnh cùng mọi người. Uyên Ương xướng phu bài của Đại Ngọc là : trường lục, tứ lục, nhị lục. Quân trường lục còn có tên là quan thiên bài gồm sáu điểm, nửa đỏ, nửa xanh nên Đại Ngọc đối “Ngày vui cảnh đẹp tự trời biết sao . Quân tứ lục còn gọi là quân cẩm bình gồm trên đỏ dưới xanh, vì thế nên Đại Ngọc đối “Song the nào thấy ả Hồng báo tin” , trong đó song the ứng với 6 điểm xanh, ả Hồng ứng với 4 điểm đỏ. Quân nhị lục gồm trên hai dưới sáu, xếp ngay ngắn gợi cho Đại Ngọc liên tưởng “Trước sân điện ngọc sắp chầu hai bên” . Câu này lấy từ Tử Thần điện thối triều khẩu hiệu của Đỗ Phủ “Hộ hạ Chiêu Dung tử tụ thuỳ, song chiêm ngự toạ dẫn triều nghi” Hai điểm trên sánh với điện Chiêu Dung, sáu điểm dưới sánh với hai hàng quan chầu. Ba quân ấy lại tạo thành chiếc giỏ hoa nên gợi cho Đại Ngọc hình dung ra câu thơ “Gánh hoa thược dược thơm lừng gậy tiên” .
Trong một cuộc nối thơ khác cùng các chị em trong Đại Quan Viên, ta cũng có dịp so sánh thơ của Đại Ngọc với những người khác. Quả thật điểm mạnh trong tho Đại Ngọc là cách dùng hình ảnh tạo nên sức gợi. Lý Hoàn nhận xét rất đúng về thơ Lâm Đại Ngọc “hay ở chỗ lắt léo mà không ra vẻ rườm ra và trúc trắc”.
Ngoài ra một đặc điểm nữa trong thơ Lâm Đại Ngọc là sự tự do không gò bó về cách dùng điển, trích dẫn. nàng không câu nệ, sẵn sàng trích Tây Sương vào cuộc tửu lệnh, miễn sao cảm thấy hay, thấy hợp.
Cách làm thơ của Đại Ngọc cũng tỏ ra nàng là con người cao ngạo khác thường. Chẳng bao giờ nàng ra vẻ khó nhọc trong cách làm thơ. Khi ai cũng chăm chú chau mày, im lặng suy nghĩ về đề bài hải đường thì Đại Ngọc “khi vịn cây ngô đồng, khi nhìn trời thu, khi đùa với bọn a hoàn”, đến lục ai cũng xong cả, Đại Ngọc mới đến “cầm bút ngoáy một lúc, rồi vứt cho mọi người”. Và bài thơ của nàng được tán thưởng vô cùng. Điều đó chứng tỏ Đại Ngọc có tài văn chương thơ phú trội hơn hẳn. Khi đọc nối thơ ở am Lư Tuyết nàng cũng là người tranh đọc với Tương Vân một cách hào hứng.
b. Hành Vu Quân:
Bảo Thoa là con người mà ngay mấy hồi đầu Tào Tuyết Cần đã đưa ra nhận xét rằng “điềm đạm, ít lời, có người cho là giả dại, tuỳ thời đối xử, tự mình biết phận mình”. Nàng cho rằng “con gái không có tài chính là đức vậy.” Đối với chuyện con gái làm thơ như Hương Lăng, Bảo Thoa cũng không lấy gì làm ủng hộ. Trong đám chị em, nàng là người làm thơ ít nhất. Trong các cuộc đọc tửu lệnh hay nối thơ, nàng chẳng bao giờ tranh giành đọc cùng với những người khác. Lúc nào đưa thơ mình ra nàng cũng nhũn nhặn chê không hay và tán thưởng thơ chị em xung quanh. Thế nhưng con người sắc xảo này lại có những ý kiến rất am hiểu và độc đáo về thơ ca, cũng như sáng tác của nàng bao giờ cũng mang một phong vị mới lạ.
Thơ của Bảo Thoa cũng thể hiện chính xác phong thái của nàng. Nàng ưa ăn mặc giản dị, phong thái ung dung, giữ mình ở mức vừa đủ gọi là trung dung. Mọi cử chỉ của Bảo Thoa đều nhũn nhặn và chính cái nhũn nhặn ấy tôn địa vị của nàng lên. Hình ảnh trong thơ bảo Thoa cũng rất đẹp nhưng đó là một vẻ đẹp khác hẳn hình ảnh trong thơ Đại Ngọc. Thơ Tiêu Tương phi tử đẹp kiểu tinh hoa phát tiết ra ngoài, chữ nào dùng cũng phải đặt thật sát. Âm hưởng chủ đạo thơ cô Lâm là đẹp một cách diễm lệ. Trái lại, thơ Bảo Thoa làm ta thấy như thể rõ ràng là có tả cảnh ở đây nhưng cảnh vật cứ trôi tuột đi đâu mất mà chỉ còn để lại dư vị thật dài thật lâu, càng lúc càng ngấm càng say, chỉ cỏ thể cảm giác về hình ảnh thôi chứ còn hình dáng của cảnh, sắc thì bay biến đi đâu cả, đúng với một câu thơ của chính Hành Vu Quân “Rượu pha nước trúc nhấp vào càng say”. Và đúng thật là thơ của nàng lúc nào cũng trong sáng, mát lành như câu thơ trên.
Ngoài ra ta còn thấy điều đó trong những câu
Nhạt nồng vẻ trội trăng vờn gió,
Gân guốc tay đưa thu đượm sương
(Hoạ cúc)
Vườn hoang giậu vắng thu đâu nhỉ
Trăng lạnh sương trong mộng thấy chưa
(Ức cúc)
Cành kia lá nọ xem nhường lung lay
Sáng trong nhẹ bước đường mây.
(Tức cảnh liên cú ngũ ngôn bài luật nhất thủ, hạn nhị tiêu vận)
Đại Ngọc có cụm từ gọi đúng thủ pháp nghệ thuật Tương Vân dùng trong câu “Vườn chơi chiều nọ nhớ hay quên”, nhưng xem ra biện pháp này có lẽ dùng cho Bảo Thoa thì chính xác hơn, đó là “đánh phấn mặt sau”. Thơ Bảo Thoa đẹp như một bức tranh thuỷ mặc điềm đạm. Những đường nét đẹp được che giấu ẩn khuất một cách kín đáo. Điều này được thể hiện chính xác qua những câu thơ nàng làm :
Lạt thếch hoa càng thêm đượm vẻ
Buồn tênh ngọc cũng phải chau mày
(Vịnh hoa hải đường)
Vì những câu này mà Lý Hoàn phải công nhận bài của Bảo Thoa hàm súc hồn hậu, vượt trội hơn cả Đại Ngọc tình tứ phong lưu. Thực ra Bảo Thoa hơn Đại Ngọc ở chỗ nào, không ít người sẽ băn khoăn. Nếu đọc kỹ lại ta sẽ khám phá ra: đó chính là cách lập ý tân kỳ, luôn luôn tìm cách lật ý cổ nhân. Từ cách đặt đầu đề cho bài Bảo Thoa đã suy tính đến việc này. Khi bàn với Tương Vân về đề hoa cúc, nàng nói “Bây giờ lấy hoa cúc làm khách, lấy người làm chủ. Mình nghĩ ra mấy đầu bài mỗi đầu bài có hai chữ, mỗi đầu bài có hai chữ : một chữ hư, một chữ thực. Chữ thực là “cúc” còn chữ “hư” muốn dùng chữ gì thì dùng. Như thế vừa vịnh cúc lại vừa kể việc. Người xưa chưa làm thế, cũng không đến nỗi rơi vào sáo cũ. Tả cảnh và vịnh vật, hai cái ấy đi đôi với nhau, như thế mới rộng rãi và mới mẻ”.
Trong hồi 64, bàn về thơ Ngũ mỹ của Đại Ngọc, Bảo Thoa cũng có một nhận định tương tự “Làm thơ không kể là đầu bài gì, cốt khéo lật lại ý cổ nhân là được. Nếu cứ theo dấu vết người trước mà làm dù chữ có hay, câu có khéo thế nào đi nữa, cũng là kém, không gọi thơ hay được”.
Và tài năng của Bảo Thoa biểu hiện xuất sắc nhất trong lần viết về liễu nhứ. Bông liễu mỏng manh luôn gợi cho người ta một cái gì phù du và yếu ớt. Chính Bảo Thoa cũng nhận định “Tôi nghĩ bông hoa liễu vẫn là một thứ mỏng manh không bám vào đâu, nhưng ý tôi, phải nói cho nó tốt thì mới thoát được sáo cũ.” Những bài trước ai cũng viết với một âm điệu buồn bã.
Tương Vân vốn hồn nhiên khoáng đạt vậy mà cũng đặt những câu u uất :
Tay tiên nhặt đem về
Quyên khóc yến hờn cũng mặc
Hoặc bài của Đại Ngọc thì còn bi thương hơn nữa
Quả cầu bay nối tiếp từng đoàn
Xiêu dạt khác chi người bạc mệnh
Chỉ mình bài của Bảo Thoa cất lên âm điệu lạc quan, phấn chấn :
Bạch ngọc trước thềm xuân biết múa
Gió đông khéo cuốn đều đều
Ong bướm hàng đàn lượn dập dìu
Bao phen dòng nước trôi theo
Muôn sợi tơ mành nào khác trước
Hợp tan mặc sức gieo neo
Xuân chớ cười ta giống cheo leo
Nhờ gió đưa lên mãi
Trên mây ngất ngưởng trèo.
Bài từ này mặt khác cũng có thấy tâm trạng đắc ý của Bảo Thoa với hai câu cuối bài. Nó thể hiện đúng tình cảnh đời sống hiện tại của nàng, không có chi phải lo phiền, ai cũng quý, cũng yêu. Nó cho thấy sự tự tin về vị trí của Bảo Thoa trong phủ họ Giả.
c. Chẩm Hà cựu hữu:
Số phận của Sử Tương Vân trong hồi 5 được khái quát bằng bài ca Lạc bi trung: ”Anh hào được tính hiên ngang, Duy tình nhi nữ chưa vương vít lòng”. Cũng có nhà nghiên cứu gọi Tương Vân có phong độ như danh sĩ đời Nguỵ Tấn.
Quả thực tình cảnh của Tương Vân bất hạnh chẳng kém gì Lâm Đại Ngọc. Nàng cũng mồ côi cha mẹ từ sớm, ở với ông chú, suốt ngày phải làm lụng vất vả. Thế nhưng Tương Vân lại luôn luôn hồn nhiên, khoáng đạt trong cách xử sự và cả trong thơ ca.
Còn nhớ bài thơ đầu tiên Tương Vân trình mọi người xem, đã có những câu rất đáng yêu :
Nhà thơ vui nhỏ, ngâm tràn mãi,
Nỡ để chiều hôm cảnh vắng tanh
(Vịnh hoa hải đường)
Rồi đến lần vịnh ngâm cúc, nàng vẫn tiếp tục viết ra được những câu thơ thật ngộ nghĩnh mà cũng đầy phóng khoáng.
Bù đầu lẩn thẩn ngồi bờ giậu
Ôm gối nghêu ngao ngát những hương
(Đối cúc)
Ngông đời ta lại như ai đấy
Đào lý xuân kia cũng biếng nhìn
(Cung cúc)
Bóng còn thoảng đó hồn dừng lại
Sương vẫn in đây mộng tỉnh rồi
(Cúc ảnh)
Giống như thơ Tiêu Tương phi tử, thơ của Chẩm Hà cựu hữu cũng rất đẹp về hình ảnh nhưng vẻ đẹp đó mang một ý khác hẳn. Những hình ảnh thơ trong bài của Chẩm Hà bao giờ cũng mạnh mẽ và mẫn tiệp.
Ví dụ như đoạn tửu lệnh đọc trong sinh nhật Bảo Ngọc, Đại Ngọc đọc lên nghe thảm sầu bao nhiêu thì Tương Vân đọc lên nghe hào hùng bấy nhiêu :
Vùn vụt mênh mông
Trên sông sóng cuộn ngập trời xanh
Phải dùng dây sắt
Buộc lại chiếc thuyền lênh đênh
Gặp khi sóng gió
Không nên xuất hành
Rồi đến khi say, tửu lệnh nàng nói ra cũng đầy vẻ phong lưu “Suối thơm đầy rượu, chén ngọc đầy màu hổ phách, uống cho đến lúc trăng lên đọt mai, say khướt phải dìu về…”
Hay như trong lần đọc nối thơ ở Ao Tinh Quán, nếu để ý ta sẽ thấy được sự khác biệt trong cách đặt thơ giữa Lâm Đại Ngọc và Sử Tương Vân. Thơ Tương Vân toàn những câu như:
Thẻ gieo chén chạm nhộn nhàng vườn hoa
Chia ban một lệnh truyền ra
…Thuyền hoa lần lượt trống liên hồi rền
Bóng trăng lay chuyển sân thềm
…Chiều hoa dạ hợp cuốn đầy khói sân
Dòng thu dọi đá nổi gân
…Bên sông phút đã lờ mờ đèn xanh
Cò rò bóng hạc bên ghềnh
Trong khi thơ Lâm Đại Ngọc vẫn tiếp tục khơi dòng hình ảnh diễm lệ u uẩn của mình với :
Mà màu sương tuyết còn trơ đây này
Sương mai phủ đám nấm dày
…Hồn hoa chôn chặt dưới vành trăng trong
Xét về tài thơ, Tương Vân cũng chẳng thua kém Đại Ngọc và Bảo Thoa. Ở nàng có nét gần gũi với Đại Ngọc hơn. Khi cao hứng, hai người có thể thi nhau đọc nối thơ mãi hết tận đêm. Chẩm Hà cũng có những câu thơ hay không kém gì Đại Ngọc Tương Vân buồn cũng nỗi buồn gần tương tự như Đại Ngọc nhưng nàng bước qua nó bằng nụ cười và sự nhi nhiên khoáng dật của mình. Bởi vậy thơ nàng cũng có được phần nào cái trong sáng trong thơ Bảo Thoa. Để Thuỵ Bình trong Hồng Lâu Hiệt Anh nhận xét về nàng như sau “Giọng thơ hào sảng, uống rượu cũng hào sảng, ngủ hào sảng, ăn cũng hào sảng. Cái cốt cách thoải mái, hào phóng ấy cùng với Lý Bạch trong câu Trường An đô hội, tửu gia ngủ vùi phảng phất tương tự. Dáng dấp phong lưu thoải mái ấy chính là sự hoá thân của niềm khoái lạc vậy”. Bởi thế Lâm Ngữ Đường từng bảo rằng người nào đọc Hồng Lâu Mộng mà yêu nhân vật Tương Vân thì ắt cũng yêu luôn thơ Lý Bạch.
d. Di Hồng công tử:
Trong đám chị em quần thoa khuê các, nếu không kể Tích Xuân còn nhỏ và Nghênh Xuân ít chú ý chuyện chữ nghĩa thì Bảo Ngọc là người làm thơ kém nhất. Thơ của Bảo Ngọc có hai lỗi sau : thứ nhất là tình quá nhiều mà chữ không khéo dùng nên không dung nổi tình ở trong, lại thành ra vụng; thứ hai thơ Bảo Ngọc có được vài câu hay, vài chữ hay trong bài thôi chứ chẳng bao giờ được cả một bài hoàn chỉnh hay cả. Ba lần làm thơ cho thi xã anh chàng đều làm hỏng cả. Khi thì dở nhất, khi thì không xong bài kịp, khi thì bí từ…Chuyện đó cũng là dễ hiều vì Bảo Ngọc vốn là người lười đọc sách, vì thế nên khó học được cách làm thơ, lập ý cho chỉnh, cho sát như cô Lâm, cô Tiết, cô Sử. Anh ta lại chỉ nhớ những điển lạ về khuê các, nữ nhi, cây cỏ chứ chẳng mấy khi nhớ về thánh hiền. Nhưng cũng chính vì đặc điểm này mà nếu áp dụng đem đặt những câu đối, đề biển tựa thì Bảo Ngọc lại làm tốt vì trong một khoảng hạn ngắn, anh ta có thể chọn lựa được từ hay, ý lạ phong lưu, không bị đuối sức như trong lần thử tài của Giả Chính ở Đại Quan Viên. Hình ảnh trong thơ Bảo Ngọc cũng dồn dập quá, nhưng lựa chọn không tinh, dễ làm cho người ta có cảm giác cả một núi hình ảnh chất đống, không tạo được dư vị âm ba.
Cụ thể như đoạn thơ này:
Đêm thu bờ ao gió thổi lạnh
Ấu đỏ sen tàn ngọc lấp lánh
Hoa lau lá ấu buồn làm sao
Móc nặng sương sa cây rã nhánh
Hình ảnh liên tiếp hiện ra, mất cả khoảng dư bạch trong thơ. Bảo Ngọc ưa dùng những chữ mỹ miều, lóng lánh trong thơ, nhưng lại vận dụng không nhã mấy. Thêm vào đó, nhiều câu trong thơ Bảo Ngọc nghe không thông chút nào cả, thậm chí còn hơi thô mộc nữa là khác:
Thương tiếc thì nên chăm bón tưới
Hãy cùng ngõ giếng lánh hồng trần
Vì vậy nên nói Bảo Ngọc làm thơ không tinh là vì thế.
Tuy nhiên cũng phải nhận ra rằng thơ của Bảo Ngọc rất có tình trong đó. Còn nhớ bài Hồng đậu khúc của Bảo Ngọc hát trong tiệc sinh nhật Tiết Bàn. Lời hát của cậu công tử nhà họ Giả cho thấy mối cảm thương sâu sắc với thân phận người con gái khuê các và cả mối tương tư với cô em họ xinh đẹp qua câu ca “Soi không rõ, đứng trước gương lăng mặt héo hon, nét ngài cau cau lại giọt đồng hồ dồn dập hơn”. Trong các tửu lệnh đã đọc hôm ấy, có lẽ Bảo Ngọc làm hay hơn cả. Tửu lệnh của Phùng Tử Anh thì võ biền, của Vân Nhi vì yếu đuối bấp bênh, của Tưởng Ngọc Hàm thì lẳng lơ màu mè, của Tiết Bàn thì thô tục ô trọc. Mỗi tửu lệnh thễ hiện tính cách một con người khác nhau. Tửu lệnh của Bảo Ngọc cho thấy chàng là một người đa cảm và mẫn cảm.
Bài thơ duy nhất Bảo Ngọc làm hoàn chỉnh đàng hoàng là bài Quỷ Hoạch từ. Nhưng trong đó thể hiện quá rõ niềm si mê của anh chàng với đám quần thoa. Bài này Bảo Ngọc làm được mọi người ra sức tán thưởng rằng hay là bởi đề tài quá hợp với tâm tình chàng. Bởi thế nên trong bài mới có những câu rất bạo như :
Nỗi mất đất con trời càng bực
Nhìn trăm quan đầu gục ngồi trơ
Trong triều văn vũ bấy giờ
Đã người nào được như là Lâm nương?
Đem cả thiên tử lẫn văn võ quan lại trong triều không sánh nổi một người con gái. E rằng tự cổ chí kim, chưa ai nói được câu nào dữ dội hơn thế.
Bảo Ngọc còn một bài nữa được đánh giá là hay. Đó chính là bài Tế hoa phù dung. Dường như tác phẩm nào viết ra thể đúng tình si của chàng thì chàng mới làm hay được. Hình ảnh trong bài văn này đẹp vô cùng, ngôn từ thanh nhã, tình cảm dồi dào. Người đọc lên không thể không thấy xúc động trước những câu như
Nét ngài biêng biếc, ta vẽ trước kia, tay ngọc lạnh lùng ai người ủ ấm
Hay :
Định rong chơi khắp khoảng bao la chừ, nỡ bỏ ta trơ trọi dưới cõi trần đây
Nhờ thần gió đẩ xe cho ta chừ, kêu gào mãi có làm chi đây
Sao cô cứ lặng lẽ ngồi yên chừ, hay lòng trời muốn thay đổi thế nào đây
Đã ở yên nơi sâu thẳm chừ, lại còn muốn trở lại kiếp gì đây ?
Hoặc như lần Bảo Ngọc viết nốt bài Nam Kha từ cho Thám Xuân, ta thấy rằng đây là một bài cũng khá.
Rơi xuống chàng đừng tiếc
Bay về thiếp biết thôi
Tiết muộn màng ong bướm bùi ngùi
Sang xuân dù gặp, cách một năm rồi
Như vậy thấy rõ là với Bảo Ngọc, ngay cả cách làm thơ cũng cho ta rõ rằng đây là một người thích được tự do, muốn gì làm nấy, không chịu câu thúc. Với Bảo Ngọc rõ ràng chỉ khi nào có cảm hứng thì thơ mới hay và mới đáng gọi là thơ.
Tuy thế, nhưng khả năng cảm thụ thơ của Bảo Ngọc cũng rất tinh tế. Bảo Ngọc biết nhận được những hình ảnh thơ hay, những cách lập ý tân kỳ, và thực sự là người có lòng yêu thơ. Khi Thám Xuân đề nghị mở hội thơ, anh ta đồng ý ngay. lại còn tiếc sao không mở thi xã sớm hơn. Đến khi có lời đề nghị thưởng tuyết làm thơ thì cả đêm cậu Di Hồng công tử không ngủ nổi, thấp thỏm mong mãi. Sáng sớm chàng lại đến trước tiên để chờ hội thơ. Với những bài thơ của Đại Ngọc, chàng đều có nỗi cảm thông sâu sắc đến nỗi khi thì ngã vật xuống đất, khi thì ngẩn ngơ, khi lại trào nước mắt. Bảo Ngọc nhận biết được hương vị riêng của thơ Đại Ngọc. Vì thế khi Bảo Cầm bảo bài Đào hoa hành là do mình làm viện lý do “ Chẳng lẽ bài nào ông Đỗ Công Bộ cũng có những câu như Khóm cúc tuôn đôi hàng lệ cũ hay sao ? Nhiều bài cũng có những câu như Mưa mai nở nụ hồng hay Cành lau lướt gió giải xanh chứ?” thì Bảo Ngọc nói ngay “Đã đành thế rồi. Nhưng tôi chắc là chị bảo không khi nào cho cô làm những câu buồn rầu như thế. Cô vẫn có tài làm được, chỉ không chịu làm đó thôi. Chứ không phải như cô Lâm gặp nhiều nghịch cảnh, nên hay có những lời ai oán.”
Như vậy Bảo Ngọc bộc lộ tình yêu thương của mình với Lâm Đại Ngọc không chỉ qua những bài thơ viết về nàng mà còn qua luôn cả cách yêu thơ nàng nữa.
Theo: khoavanhoc-ngonngu.edu.vn
I. Vị trí của thơ ca trong tiểu thuyết cổ điển Trung Hoa :
Việc đưa thơ ca, từ phẩm vào văn bản tác phẩm không phải là một nét mới trong lịch sử hình thành và phát triển của tiểu thuyết cổ điển Trung Hoa. Tự hào mình là đất nước của thơ ca, người Trung Hoa ưa thích chen những đoạn thơ ca vào giữa những lời văn xuôi. Ngay từ thời Đường, ta thấy giữa những đoạn truyện truyền kỳ có sự xuất hiện của một vài đoạn thơ, bài thơ nho nhỏ. Điều đó cũng thật dễ hiểu nếu ta biết về môi trường diễn xướng của chuyện kể. Ngoài việc được ấn hành trên giấy, ở Trung Hoa còn một hình thức lưu truyền chuyện kể nữa, đó là thông qua những nghệ nhân dân gian. Những đoạn thơ được chen vào giữa những lời kể nhằm mục đích thư giãn giữa tình tiết gay cấn hồi hộp, lại vừa tạo thêm dáng phong nhã cho câu chuyện. Cũng không phải chỉ có những truyện giai nhân tài tử mới có đoạn thêm thắt thơ ca vào mà ngay cả những truyện phiêu lưu, lịch sử, chí quái, phong tục cũng vẫn có thơ như trường hợp của Tây Du Ký, Tam Quốc Chí, Kim Bình Mai. Những bài thơ, câu hát này có khi không ăn nhập gì với chuyện kể, nhân vật cả, như trường hợp mấy bài ca Di muội khúc, Thái liên khúc rất thanh thoát tình tứ trong Kim Bình Mai ; nhưng cũng có trường hợp thơ ca lại trở thành một phương tiện đắc dụng dùng để miêu tả tâm tính nhân vật. Loại thơ này nếu tách đứng riêng ra một mình, nó khó mà có chỗ đứng trong làng thơ Trung Hoa vốn đã quá nhiều những tuyệt phẩm. Chẳng hạn nếu xét bài thơ này trong một vị trí đơn lẻ, người ta sẽ bảo lời lẽ sao mà xoàng xĩnh, ý tứ sao mà cũ kỹ đến vậy:
Đào lý phương phi lê hoa tiếu
Chẩm tỷ ngã chi đầu xuân ý náo
Thược dược a na lý hoa tiêu
Chẩm tỷ ngã vũ nhuận hồng tư kiều
Hương trà nhất trản nghinh quân đáo
Tinh nhi dao dao
Vân nhi phiêu phiêu
Hà tất tây thiên vạn lý dao ?
Hoan lạc tự tại kim triêu
(Dịch nghĩa :
Đào mận ngát hương, hoa lê hé nở
Sao bằng được em : trên cành ý xuân xốn xang rạo rực
Hoa thược dược mềm mại, hoa mận xinh tươi
Sao bằng được em : mưa thấm ướt cánh sen hồng thuỳ mỵ đẹp đẽ
Trà thơm một chén đón chàng đến
Sao sáng lung linh
Mây trôi lững lờ
Việc gì phải đi xa ngàn dặm đến Tây thiên ?
Hãy hoan lạc ngay tại ngày hôm nay)
Nhưng nếu biết đây là bài ca của nhân vật Hạnh Tiên Cô, một cây hạnh thành tinh, hát lên để quyến rũ Đường Tăng thì người ta lại thấy sao mà lời ca có vẻ rất tình tứ và đáng yêu.
Những bài thơ như thế này làm câu chuyện trở nên phong phú hơn, đa dạng và hấp dẫn hơn. Nó cũng chứng minh cho thấy sức dung nạp lớn của tiểu thuyết cổ điển Trung Hoa với các thể loại khác như thơ, phú, từ, âm nhạc,…
Tuy nhiên phải nhận xét rằng rất nhiều thơ ca, từ phú trong tiểu thuyết cổ điển có giá trị nghệ thuật không cao lắm. Bên cạnh đó, sức liên kết giữa thơ ca với nội dung chính trong truyện chẳng mấy chặt chẽ. Người ta có thể bỏ đi dễ dàng những đoạn thơ mà vẫn cảm thấy hết được cái phong vị của truyện, không gây ảnh hưởng gì lớn lắm đến nghệ thuật và cốt truyện. Không có những đoạn hát của Lưu Kỳ Thư thì đời sống đại gia Tây Môn Khanh vẫn đường hoàng diễn ra phô bày hết vẻ ô trọc của mình. Không có những bài thơ Đường Tăng, Tây Lương Nữ Quốc hay vài cô yêu nữ ngâm vịnh thì người ta cũng chẳng thấy truyện Tây Du mất đi phong vị là bao.
II. Vị trí của thơ ca trong Hồng Lâu Mộng:
Có thể nói đến Tào Tuyết Cần, thơ ca được đưa vào trong truyện đã trở thành đỉnh cao. Gọi là đỉnh cao vì nó phát huy hết được sức mạnh nghệ thuật của mình. Thơ ca trong tác phẩm của Tào Chiêm không phải chỉ là để giữ nhịp thư thái cho giọng truyện nữa mà trở thành một công cụ đắc lực, gắn chặt với cốt truyện và trở thành một phần không thể thiếu được trong truyện.
Thơ ca trong tác phẩm của Tào đạt được cả hai mặt nội dung và nghệ thuật. Như vậy tác giả đã vừa hoà mình vào xu thế chung của thời đại với việc đưa thi ca vào tiểu thuyết lại vừa tạo được bản sắc riêng cho những bài ca ấy. Những bài thơ trong Hồng Lâu Mộng tuy là mượn lời nhân vật làm ra nhưng đều do Tào Tuyết Cần sáng tác.Vì thế Trương Nghi Tuyền nói về thơ Tào như sau “Thơ của ngài không phải là thơ để nhàn ngâm” và Đôn Thành cũng nói “ Yêu chất thơ của ngài vì có phong cách lạ”. Quả thật không uổng công chắt lọc tinh huyết đời mình như Tào Tuyết Cần viết :
Xem ra chữ chữ toàn bằng huyết,
Cay đắng mười năm khéo lạ lùng
1. Thơ ca – phương tiện diễn tả cuộc sống phong lưu nhà họ Giả :
Trong truyện họ Giả được miêu tả là một gia tộc quyền quý, có đời sống phong lưu. Ngay cả cách hưởng thụ của họ trong từng cuộc vui cũng thể hiện được nét tinh tế trong thẩm mỹ của họ, nhất là ở những nhân vật nữ trong khuê các. Mật độ xuất hiện dày dặc của những cuộc đố thơ, nối thơ, vịnh cảnh, đề câu đối, làm từ khúc, chơi tửu lệnh cho thấy cuộc sống của gia tộc này nhàn nhã mà hưởng lạc phú quý đến đâu. Chưa bao giờ trong tiểu thuyết Trung Hoa lại chứng kiến một cuộc phô bày thơ ca với mật độ dày đặc đến vậy. Các cảnh làm thơ phú, văn chương liên tiếp hiện ra trong các hồi : 5, 17, 18, 27, 28, 34, 37, 38, 40, 45, 48, 49, 50, 51, 52, 62, 64, 70, 76, 78, 79. Có thể nói hết ¼ tác phẩm chìm trong thơ ca. Thi ca thành ra một phần không thể tách rời trong cuộc sống phủ Giả. Một mặt nó chứng minh về sự sang trọng trong đời sống tinh thần cũng như vật chất nơi nhà họ Giả, mặt khác nó cũng cho thấy những người con gái trong họ này rất thông tuệ, tài hoa chứ không phải là bọn giàu sang kệch cỡm. Cùng tả về cách sinh hoạt, đời sống ngày thường nơi danh gia vọng tộc nhưng trong Kim Bình Mai vắng bóng hẳn những bài thơ kiểu này vì rõ ràng bọn người trong Kim Bình Mai hầu như chỉ là bọn trọc phú hợm hĩnh ô trọc. Đời sống nhà họ Già không phải là không tồn tại những chuyện trăng gió dục sắc nhưng bên cạnh đó không thiếu những người thanh nhã, biết cách thưởng thức nghệ thuật một cách tinh tế.
Trong cách diễn đạt thơ ca theo mục đích này, ta nhận thấy những cuộc thơ của những công tử, tiểu thư nhà họ Giả bao giờ cũng được miêu tả kèm với một khung cảnh tao nhã, trữ tình hay sang trọng : hoặc nơi cung điện nguy nga của Đại Quan Viên buổi tỉnh thân, hoặc nơi đào hoa rơi vừa chớm xuân đi, hoặc nơi thanh nhã của Ao Tinh quán ngày trăng tròn,…hay cùng lắm, đến mức cuối là ở những buổi đố thơ, chơi tửu lệnh phong lưu của đám quần thoa phủ Giả. Ngay cả cảnh làm thơ bên am Lư Tuyết hay làm thơ bên bàn tiệc cua vịnh hoa cúc thì khung cảnh hiện lên vẫn có cái gì rất cao sang phong lưu khác hẳn với đời sống thường nhật của bình dân. Nói theo đúng lời thơ của Tào Tuyết Cần thì đây là vẻ đẹp :
Vạc cổ pha trà phượng tuỷ hương
Hiếm thay chén ngọc rót quỳnh tương
Đừng cho là lượt không phong nhã
Hãy ngắm kim nương cạnh ngọc lang
Có thể nói thơ ca góp một phần quan trọng trong việc thành một đối trọng với những chi tiết tả về sự hủ bại nơi phủ Giả. Nó xua tan bớt được phần nào không khí u uất của truyện. Có thơ ca xuất hiện, vẻ đẹp của nhà họ Giả được phô bày ra một cách trầm lắng hơn, thanh sạch hơn, bên cạnh vẻ hào nhoáng về tài sản và thế lực gia tộc.
Các cuộc vui chơi trong nhà danh gia vọng tộc này đều có vẻ ly kỳ khác người của nó. Từ cuộc xem hát, cuộc nghe nhạc, cuộc đọc tửu lệnh đến chơi Trung Thu, ăn nguyên tiêu, thưởng tuyết, ngắm mai,…tất cả đều mang một phong thái cực kỳ tao nhã, lạ lùng khác người. Chính vì thế, các cuộc thưởng thơ cũng mang một dáng dấp khác thường. Ta vẫn nghe về đời sống phong nhã của bậc nho sĩ, thưởng trăng làm thơ, nhưng đến Hồng Lâu Mộng ta mới cảm nhận được hết đến đỉnh cao của loại nghệ thuật này. Chẳng có ở đâu việc làm thơ, vịnh cảnh lại trởp thành một phần không tách rời của đời sống như trong Hồng Lâu Mộng cả. Và liệu có thể có một khung cảnh, một hồi truyện nào đẹp bằng hồi thưởng trăng nối thơ ở Ao Tinh Quán của Lâm Tiêu Tương và Sử Chẩm Hà ?
Ở đây, ta có thể nói thêm rằng thơ ca trong Hồng Lâu Mộng không chỉ được diễn tả qua những bài thơ, bài từ, phú…mà còn qua những lời bình, nhận xét của nhân vật về thơ. Những lý luận về thơ đươc nêu lên một cách cực kỳ tinh tế, chính xác. Nó vừa cho thấy tài năng thẩm định thơ ca của Tào Tuyết Cần vừa góp phần không nhỏ trong việc bộc lộ tài trí, kiến thức, sự đĩnh ngộ, thông tuệ nơi các cô gái trong Đại Quan Viên. Chỉ bằng một câu ngắn gọn và xúc tích, Tiết Bảo Thoa đã tóm tắt được phong cách riêng biệt của các nhà thơ lớn đời Đường “ Thơ Đỗ Công Bộ trầm uất thâm trầm, thơ Vi Tô Châu tao nhã thanh đạm, thơ Ôn Bát Thoa văn chương hay đẹp, Thơ Lý Nghĩa Sơn kín đáo sắc xảo”. Và Bảo Thoa cũng lại là người đưa ra những lý luận về thơ rất tài tình, mới lạ. Những lời nàng nói nhiều khi có thể sánh ngang được với lời của những nhà phê bình văn học đời xưa. Về đề tài và cách lập ý, nàng cho rằng “Đề tài không cần phải lắt léo quá. Cứ xem thơ người xưa, đề bài đâu cần kỳ quặc, vần đâu cần hiểm hóc. Nếu đề bài lắt léo quá, vần hiểm hóc, thơ không thể nào hay được, đôi khi còn gò bó hẹp hòi. Thơ cố nhiên phải tránh sáo ngữ , nhưng không nên quá cầu kỳ, cốt lập ý cho mới, tự nhiên lời thơ sẽ không tục.” Về cách hạn vần, Bảo Thoa lại nói “ Xưa nay tôi không thích hạn vần, thơ cốt cho hay, cớ gì phải trói vần”. Hoặc như đoạn Đại Ngọc dạy Hương lăng làm thơ, ta cũng thấy được trình độ thẩm thơ và lý luận về thi ca của nàng rất uyên thâm. Đại Ngọc cho rằng “Những lời và câu văn là phù du, cần nhất là phải đặt từ cho sát. Nếu từ sát thực thì câu văn không cần điêu luyện vẫn hay. Như thế gọi là : không nên lấy lời hại ý.”
Xét về phương diện nghệ thuật, ta còn cảm nhận được rằng nhờ có những bài thơ này mà dường như nhịp văn của Tào Tuyết Cần đi chậm rãi hơn, nhẹ nhàng hơn. Ngần ấy sự kiện trôi qua mà không nặng nề dồn dập là bao. Người đọc truyện thấy mình đi nhẹ bẫng giữa những nhân vật, cốt truyện, tình tiết. Điều đó cho thấy sự cao tay về nghệ thuật của Tào Chiêm. Điểm này khác xa rất nhiều trong 40 hồi cuối do Cao Ngạc viết. Có thể nói thơ ca trong Hồng Lâu Mộng là nghệ thuật lồng trong nghệ thuật.
2.Thơ ca – phương tiện tiên đoán về thân phận nhân vật:
Thơ ca trong Hồng Lâu Mộng không chỉ có tác dụng báo trước về cuộc đời nhân vật mà còn báo trước luôn cả về số phận của một dòng họ. Sự suy tàn của dòng họ Giả ngay lúc đầu đã được khái quát trong bài Hảo Liễu ca của Mang Mang đạo sĩ và Chân Sĩ Ẩn :
Giờ đây lều cỏ vắng tanh
Trước kia trâm hốt sắp quanh đầy giường
Giờ đây cây cỏ ngổn ngang
Trước kia vũ tạ ca trường là đây
Xà chạm kia, nhện giăng đầy
Màn the nay rũ cạnh ngay cửa bồng
Xưa sao phấn đượm hương nồng
Mà nay sương nhuộm như bông trên đầu
Bãi tha ma có xa đâu
Là nơi màn thắm là lầu uyên ương
Ngay ở hồi 5, ta đã bắt gặp một loạt các bài thơ có nội dung tiên đoán về số phận những người con gái nơi phủ Giả và về sự suy tàn bất hạnh nơi đời sống gia tộc này. Hồi 5 chính là một hồi đặc biệt có tác dụng tiên tri. Về nghệ thuật, đây không phải là những bài thơ hay, nhưng nếu xét về ý nghĩa nội dung nó mang lại thì đây lại là những bài thơ góp phần làm cho câu truyện thêm lý thú và hấp dẫn. Qua những bài thơ này, ta thấy phần nào tính cách cũng như cuộc đời nhân vật được vạch ra bằng những nét khái quát. Hựu phó sách viết về Tình Văn và Tập Nhân, Phó sách viết về Hương Lăng, Chính sách viết về Lâm, Tiết, Nguyên Xuân, Thám Xuân, Tương Vân, Diệu Ngọc, Nghênh Xuân, Tích Xuân, Hy Phượng, Xảo Thư, Lý Hoàn, Tần Khả Khanh. Đa phần những bài thơ này không ẩn ý ghép chữ thì lại để dưới dạng đoán tên người, tên sự kiện. Ví dụ như nói sông Tương là hàm ý chỉ Tương Vân, nói chim phượng là chỉ Vương Hy Phượng hoặc nhắc đào lý ngụ ý viết về Lý Hoàn,…hoặc nói về sự kiện thí nhắc ưu linh là chỉ Tưởng Ngọc Hàm sau này lấy Tập Nhân, nhắc giống sói Trung Sơn là chỉ người chồng của Nghênh Xuân, nhắc một ngọn đèn xanh cạnh phật bà là chỉ Tích Xuân xuất gia,…
Trong những bài thơ nhân vật tự làm cũng thường hay có ngụ ý báo trước về số phận của mình. Nhiều bài thơ của Lâm Đại Ngọc có những câu nói về sự chết yểu của nàng :
Sang năm đào lý trổ hoa
Sang năm buồng gấm biết là còn ai
(…) Sang năm hoa lại đâm bông
Biết đâu người vắng lầu hồng còn trơ
(Táng hoa từ)
Hoặc
Tiếng quyên bỗng gọi xuân đi
Rèm này lặng lẽ, trăng kia lờ mờ
(Đào hoa hành)
Hoặc câu thơ nổi tiếng của Đại Ngọc trong lần ngâm vịnh cùng Tương Vân cũng cho thấy sự yểu mệnh của nàng : “Hồn hoa chôn chặt dưới vành trăng trong”
Việc Thám Xuân lấy chồng xa, ly biệt gia đình cũng được nhắc đến qua nhiều bài thơ. Lần thứ nhất là trong Kim Lăng thập nhị thoa chính sách và Phân cốt nhục. Lần thứ hai là qua đoạn Thám Xuân viết câu đố đèn về chiếc diều :
Trẻ con ngửa mặt nhìn trời
Thanh minh là tiềt rong chơi hợp thì
Mỏng manh một sợi du ti
Biệt ly đừng có trách gì gió đông
Lần thứ ba là qua bài Nam Kha từ do chính Thám Xuân làm :
Dây đâu treo lơ lửng
Sợi khéo rủ lòng thòng
Buộc buộc xe xe cũng khó lòng
Thôi đành chia các ngả nam bắc tây đông
Số phận Thám Xuân thường được ví với chiếc diều đứt dây. Trong bức tranh ở Kim Lăng thập nhị thoa chính sách, chiếc diều ấy nằm trong tay hai người đứng ngoài bến thả. Như vậy diều vốn chẳng bao giờ tự định đoạt được lấy thân phận mình. Tục lệ người Trung Hoa lại thường thả diều bao giờ cũng cắt dây để điều bay đí, xem như rũ bỏ vận xui. Như vậy diều lại thêm lần nữa chao đảo vô định, tuỳ cho gió thổi phương nào bay phương ấy. Diều bay cao, nhưng càng cao thì lại càng chao đảo. Đời Thám Xuân về sau quả nhiên tuy lấy được người cao sang nhưng bấp bênh trôi nổi như thế.
Ngay cả Tiết Bảo Thoa trong lần viết câu đố đèn cũng đã tự báo trước về cuộc sống lạnh lẽo , bẽ bàng của mình sau này bằng bài viết về ngọn đèn lồng :
Áo chầu dầy khói để ai mang
Đàn đấy chăn đây luống bẽ bàng
Chú lính sớm không cần đếm thẻ
Chị hầu đêm cũng biếng thêm hương
Vùi đầu trải biết bao hôm sớm
Đốt ruột không nài mấy tuyết sương
Thấm thoát bóng xuân đà đáng tiếc
Kể gì thay đổi cuộc tang thương
Việc Tích Xuân đi tu cũng lại vẫn được nói lên qua lần đố đèn này :
Kiếp trước long đong ngán phận mình
Nghe ca không thích, thích nghe kinh
Đừng cho thân thế chìm trong bể
Chói lọi còn nguyên chữ tính linh
Như vậy các bài thơ này mang trong mình nhiều ý nghĩa. Nó vừa chứng tỏ tài hoa nơi những người con gái họ Giả, vừa góp phần miêu tả cuộc sống nhàn nhã, lại vừa tiên báo về số phận nhân vật. Đưa các chi tiết báo trước vào truyện không phải là một điểm nghệ thuật mới. Nhiều tác phẩm khác trước Tào Tuyết Cần đã làm điều này rồi. Nhưng trong không khí ảo ảo, mộng mộng của câu truyện thì việc đưa vào đây những lời sấm, lời đoán về cuộc đời có một vẻ thích hợp kỳ lạ. Nhiều chi tiết thơ phải đến kết truyện hoặc đọc đi đọc lại nhiều lần người đọc mới thấu hết được ngụ ý trong lời tiên đoán. Khi hiểu được lời tiên đoán lại muốn giở trang truyện đọc lại thêm lần nữa để ngẫm nghĩ lại cái ý vị trong lời tiên báo. Đó cũng là một điểm thu hút độc giả của truyện vậy.
3. Thơ ca – phương tiện bộc bạch tâm tính nhân vật:
Cách dùng thơ để bộc lộ tâm tính nhân vật cũng vẫn không phải là một biện pháp nghệ thuật mới. Nhưng cũng lại vì Tào Tuyết Cần đã rất khéo léo làm cho những bài thơ này mỗi bài mỗi phong cách, mỗi bài mỗi dấu ấn cá nhân của từng nhân vật nên những bài thơ này như chiếc áo vừa sít xao với vóc hình nhân vật do ông tạo nên.
Việc bộc lộ tâm sự và tính cách nhân vật không chỉ được diễn đạt qua những tác phẩm thi ca đã hoàn chỉnh mà còn qua cả quá trình làm thơ và lý luận về thơ ca của các nhân vật. Trong phần này, người viết sẽ trình bày vấn đề thông qua phân tích một số thi nhân tiêu biểu trong vườn Đại Quan.
a. Tiêu Tương phi tử :
Về số phận nhân vật này, chúng ta đều đã quá rõ. Nàng mồ côi từ tấm bé, phải ở nhờ nhà bên ngoại. Tuy ai cũng hết mực yêu thương nhưng trong tâm Đại Ngọc vẫn có cái tâm lý hay hờn hay tủi phận phải nương nhờ nơi người khác. Dường như trong nhân vật này chung đúc hết cả bao nhiêu nỗi sầu. Mỗi hành động, mỗi cử chỉ của nàng đều toát lên vẻ u muộn. Chính vì thế những bài thơ của Đại Ngọc từ Táng hoa từ, những bài vịnh cúc, vịnh hải đường, vịnh liễu nhứ đến Đào hoa hành, Thu song phong vũ tịch, Đề mạt tam tuyệt cú cũng chỉ mang một vẻ u uất, buồn bã. Trong thơ toàn những hình ảnh làm mão lòng người ta vì sự khổ sở. Dòng thơ nào, bài thơ nào cũng chứa chan nước mắt.
Lúc nào gió tắt mưa cầm
Thì đây lệ đã ướt đầm song the
(Thu song phong vũ tịch)
Cõi nguyệt tiên may tay áo trắng
Buồng thu khách gạt hạt châu sa
(Vịnh hoa hải đường)
Tỉnh giấc nỗi niềm ai đã tỏ
Cỏ khô khói lạnh ngổn ngang lòng
(Cúc mộng)
Ba trăm sáu chục thoi đưa
Gươm sương đao gió những chờ đâu đây
Tốt tươi xuân được mấy ngày
Chốc đà phiêu bạt bèo mây thêm sầu
(Táng hoa từ)
Và nhất là trong Đề mạt tam tuyệt cú , cả ba bài không dòng nào là không nhắc đến nước mắt.
Đại Ngọc lại là người ý thức được cái tài của mình mà dám công khai bộc lộ cái tài ấy ra, vì vậy nên thơ nàng có một vẻ đẹp diễm lệ của biết bao là hình ảnh có sức gợi. Sắc ảnh trong trong thơ Lâm Đại Ngọc hiện ra với những nét u uẩn và có màu sắc hơi u tối, màu sắc của nỗi buồn. Chỉ có trong thơ Lâm Đại Ngọc mới có những câu đầy hình ảnh gợi mở như thế này :
Chiều hôm quyên lặng tiếng rồi
Vác mai về đóng cửa ngoài buồn tênh
Ngả người trước ngọn đèn xanh
Ngoài song mưa tạt bên mình chăn đơn
(Táng hoa từ)
Nhà nào gió chẳng tới thăm
Nơi nào mưa chẳng rì rầm bên song
Gió thu lạnh toát chăn hồng
Mưa thu như giục tiếng đồng hồ reo
(Thu song phong vũ tịch)
Hay :
Ngoài rèm hoa vẫn nở đầy
Mà trong rèm lại người gầy hơn hoa
(Đào hoa hành)
Câu thơ tuy gợi nhắc đến “Thân sánh hoa vàng gầy quắt” (Nhân tỷ hoàng hoa sấu) của Lý Thanh Chiếu nhưng đang ghép vào thấy không vụng gượng mà lại hợp tình hợp cảnh, hợp với nhân vật cô Lâm
Một hình ảnh thường lặp đi lặp lại trong thơ nàng là những đoá hoa rơi, giống như một ứng cảm về thân phận chính mình vậy. Hoa lá trong thơ Tiêu tương phi tử bao giờ cũng rất đẹp, cũng hưong sắc diễm lệ như tuổi xuân, vẻ đẹp, tài năng của chính nàng và những người con gái khác nhưng cũng đồng thời ánh lên một nỗi ứat ức vì sự phù du tàn úa chực chờ ùa chực đến. Lâm Đại Ngọc là người ý thức được rất rõ về tuổi trẻ, thanh xuân chóng tàn của mình vì nàng nàng người tự tôn, có ý thức về tài tình bản thân, lại hay ốm đau, bệnh tật từ bé, lớn lên thì hay tủi phận, thương thân. Chính vì thế, khi nghe mấy câu hát Trước sau hồng tía đua chen, giờ sao giếng lấp tường nghiêng thế này và vì nàng đẹp như hoa, tuổi trôi như nước , lại thêm thương mình ở chốn thâm khuê trong Mẫu Đơn Đình, lập tức trường liên tưởng của nàng xuất hiện, miên man nghĩ về tuổi xuân, bất hạnh đời người hoa trôi dòng nước đỏ ngòm, muôn sầu vơ vẩn héo hon lòng này , rồi lại nước chảy hoa tàn, khéo vô tình, nước chảy hoa trôi xuân đã hết, trên đời cõi tục . Rồi sau này khi nhìn sang viện Di Hồng, thấy bao người đến thăm Bảo Ngọc, nhìn lại quang cảnh bóng trúc xanh tịch mịch nơi Tiêu Tương quán, nàng lại ngay lập tức nghĩ đến câu thơ trong Tây Sương: Nơi vắng vẻ không người qua lại, dấu rêu xanh sương trắng lạnh tanh . Có thể thấy rõ ràng rằng trong tâm trí Lâm Đại Ngọc chỉ hầu như ghi dấu lại những câu thơ có hình ảnh buồn thảm như vậy. Điều này cũng được chứng minh qua lần đọc tửu lệnh trong sinh nhật Bảo Ngọc. Theo lệ của Tương Vân, một tửu lệnh hoàn chỉnh phải có trình tự như sau “vào đầu đọc một câu cổ văn, một câu thơ cũ, một câu tên bài, một câu tên khúc hát, lại phải có một câu trong uyển lịch ; đến cuối phải có một câu tên một thứ quả một thức ăn liên quan đến việc người.”. Một tửu lệnh dài dòng rắc rối như thế mà Đại Ngọc đã đọc ngay được :
Chim vụ cùng bay với ráng chiều
Qua sông gió lặng nhạn buồn kêu
Thế là nhạn đã què đôi cẳng
Khiến người chín khúc ruột hắt hiu
…Hạt dẻ đâu phải là đá giặt
Tiếng đâu đập áo khắp muôn nhà
Những hình ảnh trong đoạn này rất buồn. Tất cả đều hiu hắt, ảm đạm, trái ngược hẳn với đoạn tửu lệnh sau của Tương Vân đầy khí thế, mạnh mẽ.
Sự nhạy cảm về cảm giác với hình ảnh còn thể hiện cả trong hồi Đại Ngọc đọc tửu lệnh cùng mọi người. Uyên Ương xướng phu bài của Đại Ngọc là : trường lục, tứ lục, nhị lục. Quân trường lục còn có tên là quan thiên bài gồm sáu điểm, nửa đỏ, nửa xanh nên Đại Ngọc đối “Ngày vui cảnh đẹp tự trời biết sao . Quân tứ lục còn gọi là quân cẩm bình gồm trên đỏ dưới xanh, vì thế nên Đại Ngọc đối “Song the nào thấy ả Hồng báo tin” , trong đó song the ứng với 6 điểm xanh, ả Hồng ứng với 4 điểm đỏ. Quân nhị lục gồm trên hai dưới sáu, xếp ngay ngắn gợi cho Đại Ngọc liên tưởng “Trước sân điện ngọc sắp chầu hai bên” . Câu này lấy từ Tử Thần điện thối triều khẩu hiệu của Đỗ Phủ “Hộ hạ Chiêu Dung tử tụ thuỳ, song chiêm ngự toạ dẫn triều nghi” Hai điểm trên sánh với điện Chiêu Dung, sáu điểm dưới sánh với hai hàng quan chầu. Ba quân ấy lại tạo thành chiếc giỏ hoa nên gợi cho Đại Ngọc hình dung ra câu thơ “Gánh hoa thược dược thơm lừng gậy tiên” .
Trong một cuộc nối thơ khác cùng các chị em trong Đại Quan Viên, ta cũng có dịp so sánh thơ của Đại Ngọc với những người khác. Quả thật điểm mạnh trong tho Đại Ngọc là cách dùng hình ảnh tạo nên sức gợi. Lý Hoàn nhận xét rất đúng về thơ Lâm Đại Ngọc “hay ở chỗ lắt léo mà không ra vẻ rườm ra và trúc trắc”.
Ngoài ra một đặc điểm nữa trong thơ Lâm Đại Ngọc là sự tự do không gò bó về cách dùng điển, trích dẫn. nàng không câu nệ, sẵn sàng trích Tây Sương vào cuộc tửu lệnh, miễn sao cảm thấy hay, thấy hợp.
Cách làm thơ của Đại Ngọc cũng tỏ ra nàng là con người cao ngạo khác thường. Chẳng bao giờ nàng ra vẻ khó nhọc trong cách làm thơ. Khi ai cũng chăm chú chau mày, im lặng suy nghĩ về đề bài hải đường thì Đại Ngọc “khi vịn cây ngô đồng, khi nhìn trời thu, khi đùa với bọn a hoàn”, đến lục ai cũng xong cả, Đại Ngọc mới đến “cầm bút ngoáy một lúc, rồi vứt cho mọi người”. Và bài thơ của nàng được tán thưởng vô cùng. Điều đó chứng tỏ Đại Ngọc có tài văn chương thơ phú trội hơn hẳn. Khi đọc nối thơ ở am Lư Tuyết nàng cũng là người tranh đọc với Tương Vân một cách hào hứng.
b. Hành Vu Quân:
Bảo Thoa là con người mà ngay mấy hồi đầu Tào Tuyết Cần đã đưa ra nhận xét rằng “điềm đạm, ít lời, có người cho là giả dại, tuỳ thời đối xử, tự mình biết phận mình”. Nàng cho rằng “con gái không có tài chính là đức vậy.” Đối với chuyện con gái làm thơ như Hương Lăng, Bảo Thoa cũng không lấy gì làm ủng hộ. Trong đám chị em, nàng là người làm thơ ít nhất. Trong các cuộc đọc tửu lệnh hay nối thơ, nàng chẳng bao giờ tranh giành đọc cùng với những người khác. Lúc nào đưa thơ mình ra nàng cũng nhũn nhặn chê không hay và tán thưởng thơ chị em xung quanh. Thế nhưng con người sắc xảo này lại có những ý kiến rất am hiểu và độc đáo về thơ ca, cũng như sáng tác của nàng bao giờ cũng mang một phong vị mới lạ.
Thơ của Bảo Thoa cũng thể hiện chính xác phong thái của nàng. Nàng ưa ăn mặc giản dị, phong thái ung dung, giữ mình ở mức vừa đủ gọi là trung dung. Mọi cử chỉ của Bảo Thoa đều nhũn nhặn và chính cái nhũn nhặn ấy tôn địa vị của nàng lên. Hình ảnh trong thơ bảo Thoa cũng rất đẹp nhưng đó là một vẻ đẹp khác hẳn hình ảnh trong thơ Đại Ngọc. Thơ Tiêu Tương phi tử đẹp kiểu tinh hoa phát tiết ra ngoài, chữ nào dùng cũng phải đặt thật sát. Âm hưởng chủ đạo thơ cô Lâm là đẹp một cách diễm lệ. Trái lại, thơ Bảo Thoa làm ta thấy như thể rõ ràng là có tả cảnh ở đây nhưng cảnh vật cứ trôi tuột đi đâu mất mà chỉ còn để lại dư vị thật dài thật lâu, càng lúc càng ngấm càng say, chỉ cỏ thể cảm giác về hình ảnh thôi chứ còn hình dáng của cảnh, sắc thì bay biến đi đâu cả, đúng với một câu thơ của chính Hành Vu Quân “Rượu pha nước trúc nhấp vào càng say”. Và đúng thật là thơ của nàng lúc nào cũng trong sáng, mát lành như câu thơ trên.
Ngoài ra ta còn thấy điều đó trong những câu
Nhạt nồng vẻ trội trăng vờn gió,
Gân guốc tay đưa thu đượm sương
(Hoạ cúc)
Vườn hoang giậu vắng thu đâu nhỉ
Trăng lạnh sương trong mộng thấy chưa
(Ức cúc)
Cành kia lá nọ xem nhường lung lay
Sáng trong nhẹ bước đường mây.
(Tức cảnh liên cú ngũ ngôn bài luật nhất thủ, hạn nhị tiêu vận)
Đại Ngọc có cụm từ gọi đúng thủ pháp nghệ thuật Tương Vân dùng trong câu “Vườn chơi chiều nọ nhớ hay quên”, nhưng xem ra biện pháp này có lẽ dùng cho Bảo Thoa thì chính xác hơn, đó là “đánh phấn mặt sau”. Thơ Bảo Thoa đẹp như một bức tranh thuỷ mặc điềm đạm. Những đường nét đẹp được che giấu ẩn khuất một cách kín đáo. Điều này được thể hiện chính xác qua những câu thơ nàng làm :
Lạt thếch hoa càng thêm đượm vẻ
Buồn tênh ngọc cũng phải chau mày
(Vịnh hoa hải đường)
Vì những câu này mà Lý Hoàn phải công nhận bài của Bảo Thoa hàm súc hồn hậu, vượt trội hơn cả Đại Ngọc tình tứ phong lưu. Thực ra Bảo Thoa hơn Đại Ngọc ở chỗ nào, không ít người sẽ băn khoăn. Nếu đọc kỹ lại ta sẽ khám phá ra: đó chính là cách lập ý tân kỳ, luôn luôn tìm cách lật ý cổ nhân. Từ cách đặt đầu đề cho bài Bảo Thoa đã suy tính đến việc này. Khi bàn với Tương Vân về đề hoa cúc, nàng nói “Bây giờ lấy hoa cúc làm khách, lấy người làm chủ. Mình nghĩ ra mấy đầu bài mỗi đầu bài có hai chữ, mỗi đầu bài có hai chữ : một chữ hư, một chữ thực. Chữ thực là “cúc” còn chữ “hư” muốn dùng chữ gì thì dùng. Như thế vừa vịnh cúc lại vừa kể việc. Người xưa chưa làm thế, cũng không đến nỗi rơi vào sáo cũ. Tả cảnh và vịnh vật, hai cái ấy đi đôi với nhau, như thế mới rộng rãi và mới mẻ”.
Trong hồi 64, bàn về thơ Ngũ mỹ của Đại Ngọc, Bảo Thoa cũng có một nhận định tương tự “Làm thơ không kể là đầu bài gì, cốt khéo lật lại ý cổ nhân là được. Nếu cứ theo dấu vết người trước mà làm dù chữ có hay, câu có khéo thế nào đi nữa, cũng là kém, không gọi thơ hay được”.
Và tài năng của Bảo Thoa biểu hiện xuất sắc nhất trong lần viết về liễu nhứ. Bông liễu mỏng manh luôn gợi cho người ta một cái gì phù du và yếu ớt. Chính Bảo Thoa cũng nhận định “Tôi nghĩ bông hoa liễu vẫn là một thứ mỏng manh không bám vào đâu, nhưng ý tôi, phải nói cho nó tốt thì mới thoát được sáo cũ.” Những bài trước ai cũng viết với một âm điệu buồn bã.
Tương Vân vốn hồn nhiên khoáng đạt vậy mà cũng đặt những câu u uất :
Tay tiên nhặt đem về
Quyên khóc yến hờn cũng mặc
Hoặc bài của Đại Ngọc thì còn bi thương hơn nữa
Quả cầu bay nối tiếp từng đoàn
Xiêu dạt khác chi người bạc mệnh
Chỉ mình bài của Bảo Thoa cất lên âm điệu lạc quan, phấn chấn :
Bạch ngọc trước thềm xuân biết múa
Gió đông khéo cuốn đều đều
Ong bướm hàng đàn lượn dập dìu
Bao phen dòng nước trôi theo
Muôn sợi tơ mành nào khác trước
Hợp tan mặc sức gieo neo
Xuân chớ cười ta giống cheo leo
Nhờ gió đưa lên mãi
Trên mây ngất ngưởng trèo.
Bài từ này mặt khác cũng có thấy tâm trạng đắc ý của Bảo Thoa với hai câu cuối bài. Nó thể hiện đúng tình cảnh đời sống hiện tại của nàng, không có chi phải lo phiền, ai cũng quý, cũng yêu. Nó cho thấy sự tự tin về vị trí của Bảo Thoa trong phủ họ Giả.
c. Chẩm Hà cựu hữu:
Số phận của Sử Tương Vân trong hồi 5 được khái quát bằng bài ca Lạc bi trung: ”Anh hào được tính hiên ngang, Duy tình nhi nữ chưa vương vít lòng”. Cũng có nhà nghiên cứu gọi Tương Vân có phong độ như danh sĩ đời Nguỵ Tấn.
Quả thực tình cảnh của Tương Vân bất hạnh chẳng kém gì Lâm Đại Ngọc. Nàng cũng mồ côi cha mẹ từ sớm, ở với ông chú, suốt ngày phải làm lụng vất vả. Thế nhưng Tương Vân lại luôn luôn hồn nhiên, khoáng đạt trong cách xử sự và cả trong thơ ca.
Còn nhớ bài thơ đầu tiên Tương Vân trình mọi người xem, đã có những câu rất đáng yêu :
Nhà thơ vui nhỏ, ngâm tràn mãi,
Nỡ để chiều hôm cảnh vắng tanh
(Vịnh hoa hải đường)
Rồi đến lần vịnh ngâm cúc, nàng vẫn tiếp tục viết ra được những câu thơ thật ngộ nghĩnh mà cũng đầy phóng khoáng.
Bù đầu lẩn thẩn ngồi bờ giậu
Ôm gối nghêu ngao ngát những hương
(Đối cúc)
Ngông đời ta lại như ai đấy
Đào lý xuân kia cũng biếng nhìn
(Cung cúc)
Bóng còn thoảng đó hồn dừng lại
Sương vẫn in đây mộng tỉnh rồi
(Cúc ảnh)
Giống như thơ Tiêu Tương phi tử, thơ của Chẩm Hà cựu hữu cũng rất đẹp về hình ảnh nhưng vẻ đẹp đó mang một ý khác hẳn. Những hình ảnh thơ trong bài của Chẩm Hà bao giờ cũng mạnh mẽ và mẫn tiệp.
Ví dụ như đoạn tửu lệnh đọc trong sinh nhật Bảo Ngọc, Đại Ngọc đọc lên nghe thảm sầu bao nhiêu thì Tương Vân đọc lên nghe hào hùng bấy nhiêu :
Vùn vụt mênh mông
Trên sông sóng cuộn ngập trời xanh
Phải dùng dây sắt
Buộc lại chiếc thuyền lênh đênh
Gặp khi sóng gió
Không nên xuất hành
Rồi đến khi say, tửu lệnh nàng nói ra cũng đầy vẻ phong lưu “Suối thơm đầy rượu, chén ngọc đầy màu hổ phách, uống cho đến lúc trăng lên đọt mai, say khướt phải dìu về…”
Hay như trong lần đọc nối thơ ở Ao Tinh Quán, nếu để ý ta sẽ thấy được sự khác biệt trong cách đặt thơ giữa Lâm Đại Ngọc và Sử Tương Vân. Thơ Tương Vân toàn những câu như:
Thẻ gieo chén chạm nhộn nhàng vườn hoa
Chia ban một lệnh truyền ra
…Thuyền hoa lần lượt trống liên hồi rền
Bóng trăng lay chuyển sân thềm
…Chiều hoa dạ hợp cuốn đầy khói sân
Dòng thu dọi đá nổi gân
…Bên sông phút đã lờ mờ đèn xanh
Cò rò bóng hạc bên ghềnh
Trong khi thơ Lâm Đại Ngọc vẫn tiếp tục khơi dòng hình ảnh diễm lệ u uẩn của mình với :
Mà màu sương tuyết còn trơ đây này
Sương mai phủ đám nấm dày
…Hồn hoa chôn chặt dưới vành trăng trong
Xét về tài thơ, Tương Vân cũng chẳng thua kém Đại Ngọc và Bảo Thoa. Ở nàng có nét gần gũi với Đại Ngọc hơn. Khi cao hứng, hai người có thể thi nhau đọc nối thơ mãi hết tận đêm. Chẩm Hà cũng có những câu thơ hay không kém gì Đại Ngọc Tương Vân buồn cũng nỗi buồn gần tương tự như Đại Ngọc nhưng nàng bước qua nó bằng nụ cười và sự nhi nhiên khoáng dật của mình. Bởi vậy thơ nàng cũng có được phần nào cái trong sáng trong thơ Bảo Thoa. Để Thuỵ Bình trong Hồng Lâu Hiệt Anh nhận xét về nàng như sau “Giọng thơ hào sảng, uống rượu cũng hào sảng, ngủ hào sảng, ăn cũng hào sảng. Cái cốt cách thoải mái, hào phóng ấy cùng với Lý Bạch trong câu Trường An đô hội, tửu gia ngủ vùi phảng phất tương tự. Dáng dấp phong lưu thoải mái ấy chính là sự hoá thân của niềm khoái lạc vậy”. Bởi thế Lâm Ngữ Đường từng bảo rằng người nào đọc Hồng Lâu Mộng mà yêu nhân vật Tương Vân thì ắt cũng yêu luôn thơ Lý Bạch.
d. Di Hồng công tử:
Trong đám chị em quần thoa khuê các, nếu không kể Tích Xuân còn nhỏ và Nghênh Xuân ít chú ý chuyện chữ nghĩa thì Bảo Ngọc là người làm thơ kém nhất. Thơ của Bảo Ngọc có hai lỗi sau : thứ nhất là tình quá nhiều mà chữ không khéo dùng nên không dung nổi tình ở trong, lại thành ra vụng; thứ hai thơ Bảo Ngọc có được vài câu hay, vài chữ hay trong bài thôi chứ chẳng bao giờ được cả một bài hoàn chỉnh hay cả. Ba lần làm thơ cho thi xã anh chàng đều làm hỏng cả. Khi thì dở nhất, khi thì không xong bài kịp, khi thì bí từ…Chuyện đó cũng là dễ hiều vì Bảo Ngọc vốn là người lười đọc sách, vì thế nên khó học được cách làm thơ, lập ý cho chỉnh, cho sát như cô Lâm, cô Tiết, cô Sử. Anh ta lại chỉ nhớ những điển lạ về khuê các, nữ nhi, cây cỏ chứ chẳng mấy khi nhớ về thánh hiền. Nhưng cũng chính vì đặc điểm này mà nếu áp dụng đem đặt những câu đối, đề biển tựa thì Bảo Ngọc lại làm tốt vì trong một khoảng hạn ngắn, anh ta có thể chọn lựa được từ hay, ý lạ phong lưu, không bị đuối sức như trong lần thử tài của Giả Chính ở Đại Quan Viên. Hình ảnh trong thơ Bảo Ngọc cũng dồn dập quá, nhưng lựa chọn không tinh, dễ làm cho người ta có cảm giác cả một núi hình ảnh chất đống, không tạo được dư vị âm ba.
Cụ thể như đoạn thơ này:
Đêm thu bờ ao gió thổi lạnh
Ấu đỏ sen tàn ngọc lấp lánh
Hoa lau lá ấu buồn làm sao
Móc nặng sương sa cây rã nhánh
Hình ảnh liên tiếp hiện ra, mất cả khoảng dư bạch trong thơ. Bảo Ngọc ưa dùng những chữ mỹ miều, lóng lánh trong thơ, nhưng lại vận dụng không nhã mấy. Thêm vào đó, nhiều câu trong thơ Bảo Ngọc nghe không thông chút nào cả, thậm chí còn hơi thô mộc nữa là khác:
Thương tiếc thì nên chăm bón tưới
Hãy cùng ngõ giếng lánh hồng trần
Vì vậy nên nói Bảo Ngọc làm thơ không tinh là vì thế.
Tuy nhiên cũng phải nhận ra rằng thơ của Bảo Ngọc rất có tình trong đó. Còn nhớ bài Hồng đậu khúc của Bảo Ngọc hát trong tiệc sinh nhật Tiết Bàn. Lời hát của cậu công tử nhà họ Giả cho thấy mối cảm thương sâu sắc với thân phận người con gái khuê các và cả mối tương tư với cô em họ xinh đẹp qua câu ca “Soi không rõ, đứng trước gương lăng mặt héo hon, nét ngài cau cau lại giọt đồng hồ dồn dập hơn”. Trong các tửu lệnh đã đọc hôm ấy, có lẽ Bảo Ngọc làm hay hơn cả. Tửu lệnh của Phùng Tử Anh thì võ biền, của Vân Nhi vì yếu đuối bấp bênh, của Tưởng Ngọc Hàm thì lẳng lơ màu mè, của Tiết Bàn thì thô tục ô trọc. Mỗi tửu lệnh thễ hiện tính cách một con người khác nhau. Tửu lệnh của Bảo Ngọc cho thấy chàng là một người đa cảm và mẫn cảm.
Bài thơ duy nhất Bảo Ngọc làm hoàn chỉnh đàng hoàng là bài Quỷ Hoạch từ. Nhưng trong đó thể hiện quá rõ niềm si mê của anh chàng với đám quần thoa. Bài này Bảo Ngọc làm được mọi người ra sức tán thưởng rằng hay là bởi đề tài quá hợp với tâm tình chàng. Bởi thế nên trong bài mới có những câu rất bạo như :
Nỗi mất đất con trời càng bực
Nhìn trăm quan đầu gục ngồi trơ
Trong triều văn vũ bấy giờ
Đã người nào được như là Lâm nương?
Đem cả thiên tử lẫn văn võ quan lại trong triều không sánh nổi một người con gái. E rằng tự cổ chí kim, chưa ai nói được câu nào dữ dội hơn thế.
Bảo Ngọc còn một bài nữa được đánh giá là hay. Đó chính là bài Tế hoa phù dung. Dường như tác phẩm nào viết ra thể đúng tình si của chàng thì chàng mới làm hay được. Hình ảnh trong bài văn này đẹp vô cùng, ngôn từ thanh nhã, tình cảm dồi dào. Người đọc lên không thể không thấy xúc động trước những câu như
Nét ngài biêng biếc, ta vẽ trước kia, tay ngọc lạnh lùng ai người ủ ấm
Hay :
Định rong chơi khắp khoảng bao la chừ, nỡ bỏ ta trơ trọi dưới cõi trần đây
Nhờ thần gió đẩ xe cho ta chừ, kêu gào mãi có làm chi đây
Sao cô cứ lặng lẽ ngồi yên chừ, hay lòng trời muốn thay đổi thế nào đây
Đã ở yên nơi sâu thẳm chừ, lại còn muốn trở lại kiếp gì đây ?
Hoặc như lần Bảo Ngọc viết nốt bài Nam Kha từ cho Thám Xuân, ta thấy rằng đây là một bài cũng khá.
Rơi xuống chàng đừng tiếc
Bay về thiếp biết thôi
Tiết muộn màng ong bướm bùi ngùi
Sang xuân dù gặp, cách một năm rồi
Như vậy thấy rõ là với Bảo Ngọc, ngay cả cách làm thơ cũng cho ta rõ rằng đây là một người thích được tự do, muốn gì làm nấy, không chịu câu thúc. Với Bảo Ngọc rõ ràng chỉ khi nào có cảm hứng thì thơ mới hay và mới đáng gọi là thơ.
Tuy thế, nhưng khả năng cảm thụ thơ của Bảo Ngọc cũng rất tinh tế. Bảo Ngọc biết nhận được những hình ảnh thơ hay, những cách lập ý tân kỳ, và thực sự là người có lòng yêu thơ. Khi Thám Xuân đề nghị mở hội thơ, anh ta đồng ý ngay. lại còn tiếc sao không mở thi xã sớm hơn. Đến khi có lời đề nghị thưởng tuyết làm thơ thì cả đêm cậu Di Hồng công tử không ngủ nổi, thấp thỏm mong mãi. Sáng sớm chàng lại đến trước tiên để chờ hội thơ. Với những bài thơ của Đại Ngọc, chàng đều có nỗi cảm thông sâu sắc đến nỗi khi thì ngã vật xuống đất, khi thì ngẩn ngơ, khi lại trào nước mắt. Bảo Ngọc nhận biết được hương vị riêng của thơ Đại Ngọc. Vì thế khi Bảo Cầm bảo bài Đào hoa hành là do mình làm viện lý do “ Chẳng lẽ bài nào ông Đỗ Công Bộ cũng có những câu như Khóm cúc tuôn đôi hàng lệ cũ hay sao ? Nhiều bài cũng có những câu như Mưa mai nở nụ hồng hay Cành lau lướt gió giải xanh chứ?” thì Bảo Ngọc nói ngay “Đã đành thế rồi. Nhưng tôi chắc là chị bảo không khi nào cho cô làm những câu buồn rầu như thế. Cô vẫn có tài làm được, chỉ không chịu làm đó thôi. Chứ không phải như cô Lâm gặp nhiều nghịch cảnh, nên hay có những lời ai oán.”
Như vậy Bảo Ngọc bộc lộ tình yêu thương của mình với Lâm Đại Ngọc không chỉ qua những bài thơ viết về nàng mà còn qua luôn cả cách yêu thơ nàng nữa.
Theo: khoavanhoc-ngonngu.edu.vn