Bàn về câu "Ngọc bất trác, bất thành khi. Nhân bất học, bất tri lý"
I. Mở bài:
Sống trong xã hội, con người cần có quá trình học tập để nhận thức về xã hội và ý thức về bản thân mình, nhằm mục đích hoàn thiện nhân cách sống của mỗi con người trong cộng đồng. Ngày nay con người sống trong xã hội hiện đại nhưng con người cũng mang bản năng tự nhiên. Bản năng tự nhiên thì ít mang tính xã hội mà nó mang tính cá nhân. Vì thế cũng như ngọc phải mài giũa mới thể hiện được hết vẻ đẹp và giá trị của nó thì con người cũng phải học tập, thực hành trong lao động sáng tạo.. sẽ thể hiện được những vẻ đẹp và giá trị của mình trong xã hội. Chính vì thế Ngạn ngữ có câu: “Ngọc bất trác bất thành khí. Nhân bất học bất tri lí”
II. GQVĐ
1. Giải thích.
- “Ngọc bất trác bất thành khí”: có nghĩa là viên ngọc, đá quý... nếu không được mài giũa, đẽo gọt thì không thể làm cho nó thể hiện được vẻ đẹp và giá trị của nó. Từ một viên đá quý, một viên ngọc lấy trong tự nhiên nếu không có bàn tay gọt đẽo, mài giũa của con người thì không thành những sản phẩm trang sức đẹp, quý giá được.
- “Nhân bất học bất tri lí”: có nghĩa là nếu con người không được học hành đầy đủ (học cả ở trường lớp và trường đời) thì không biết đến những lí luận, hiểu biết... về mọi sự vật hiện tượng được. Người không có học thì làm sao có những hiểu biết, không có hiểu biết thì không có những lí lẽ, lập luận, bàn luận... về mọi vấn đề của đời sống con người và xã hội.
Vì thế nếu là ngọc thì phải có sự gọt đẽo, mài giũa mới thể hiện được vẻ đẹp và giá trị của nó. Con người cũng như ngọc phải được học tập đầy đủ những kiến thức về tự nhiên, xã hội thì mới trở thành người hoàn thiện về nhân cách, về những hiểu biết và vận dụng những hiểu biết ấy trong cuộc sống bản thân và xã hội.
2. Phân tích, chứng minh, bình luận
- Phân tích: Ngọc là đáng quý! Con người là đáng quý! Nhưng nếu không có sự học tập, mài giũa, rèn luyện thì không trở thành hữu ích cho cuộc sống của chính họ và cho xã họi. Cho nên đã là ngọc thì phải mài giũa, đã là người thì phải học tập.
Ta có thể ví người tài là một viên ngọc quý, cần phải học tập nhiều, tu dưỡng đạo đức, rèn luyện trí tuệ nhiều thì viên ngọc ấy ngày càng thành công, càng khẳng định được vai trò, tầm quan trọng của mình đối với xã hội. Nếu con người sinh ra đã là thông minh nhưng nếu không học tập, mài giũa tu dưỡng nhân cách, phẩm chất và tài năng thì không trở thành thiên tài được.
- Chứng minh:
+ Hồ Chí Minh có bài thơ “Giã gạo” đã thể hiện rất đúng tinh thần ấy:
Gạo đem vào giã bao đau đớn
Gạo giã xong rồi trắng tựa bông
Sống ở trên đời người cũng vậy
Gian nan rèn luyện mới thành công
+ D/c bằng chính bản thân và những người xung quanh
- Bình luận.
Chúng ta là những viên ngọc quý, nhưng viên ngọc ấy có thể hiện hết vẻ đẹp và giá trị của mình hay không ấy là do gọt đẽo mài giũa, học tập và tu dưỡng đạo đức, trí tuệ. Có nhiều người đã “thành khí”, đã rất “tri lí” nhờ học tập, tu dưỡng thường xuyên. Nhưng cũng có nhiều người đã thất bại, không thể hiện được vẻ đẹp và giá trị của mình do không thường xuyên mài giũa, học tập.
3. Mở rộng
III. KTVĐ
- Khẳng định sự đúng đắn của câu ngạn ngữ, ý nghĩa giáo dục, tác động đến mọi người.
- Bài học cho bản thân
(Sưu tầm)
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: