Kuin Sukoagoa
Yêu
- Xu
- 0
Tôi viết truyện ngắn này là vì một người nhưng rất tiếc tôi lại không thể đề tặng nó cho người ấy vì kết thúc đau thương của câu chuyện. Tôi có thể viết khác đi cho câu chuyện đỡ đau thương hơn nhưng rất tiếc tính lôgíc của cuộc đời và của câu chuyện đã không cho phép tôi làm điều đó. Đấy âu cũng là nỗi đau của người cầm bút. Không biết có ai đó hiểu cho nỗi đau này của tôi không?
Đột nhiên , tôi cong cả mười đầu ngón tay lại, quật mạnh tay xuống phím đàn buông ra một hợp âm chói tai để kết thúc bản nhạc. Với đôi tai rất thính của mình, tôi nghe thấy một tiếng “Ôi!” rất khẽ, thoảng thốt từ ngoài vườn lọt qua khung cửa sổ lúc nào cũng đóng kín vào trong nhà. Mẹ ngạc nhiên nhìn tôi.
-Sao hôm nay con lại kết thúc bản nhạc như vậy? Con hãy tưởng tượng ra một buổi hoàng hôn, trời đã tím sẫm, mọi thứ cứ nhòe đàn đi theo thời gian rồi mất hẳn vào đêm. Một cảnh thanh bình, yên tĩnh như muốn níu kéo ta lại….
Tôi đứng dậy, quay người lại. Chắc trong mắt tôi có điều gì lạ lắm nên đang diễn tả cho tôi cái nhạc cảnh mà tôi cần truyền đạt thì mẹ tôi bỗng dừng lại
-Mẹ!—Tôi khẽ kêu lên,--Con còn sống được bao nhiêu lâu nữa để có thể theo được những quy luật khắt khe của âm nhạc, của cuộc đời hả mẹ? Con hiểu ý mẹ muốn. Con cũng hiểu Traicốpski muốn bản nhạc được kết thúc bằng những âm thanh cứ chìm dần, chìm dần rồi dứt hẳn trong cái day dứt của người nghe. Nhưng con không muốn thế.—Đột nhiên tôi nắm tay lại đấm mạnh xuống bàn phím. Một âm thanh chát chúa vang lên lay động cả cái rèm cửa sổ và tôi thoáng thấy một bóng người—Con muốn âm thanh cuối cùng của bản nhạc đời con là một âm hưởng vút lên để thách thức với số phận. Mẹ! Từ nay con sẽ không tập đàn nữa.
Tôi nói với một giọng kiên quyết. Mẹ tôi đau đớn nhìn tôi.
-Thế con định làm gì?—Mẹ hỏi giọng đầy lo lắng.—Con làm gì mẹ cũng ủng hộ.
-Con định viết nhạc mẹ ạ.—Tôi nói to, cố tình để cho bóng trắng ngoài cửa sổ nghe thấy.—Cuộc đời con còn ngắn lắm. Con muốn rằng nếu không thể để lại được cho cuộc đời này cái gì thì ít nhất con cũng có thể để lại được cho người con yêu một bản nhạc của riêng mình.
Tôi lại nghe thấy một tiếng động nữa bên ngoài cửa sổ. Mẹ nhìn tôi sửng sốt
-Con có người yêu rồi sao?
-Vâng!
Tôi trả lời một cách dứt khoát và khẳng định
-Ôi! –Mẹ tôi ôm ngực thốt lên.—Thế thì tốt quá. Cô ta là người như thế nào? Tên là gì?
-Con không biết mẹ ạ
Mẹ tôi sửng sốt nhìn tôi. Tôi ẩn mẹ ra cửa
-Thôi mẹ về phòng mẹ đi. Con muốn ở lại một mình.
Mẹ đi rồi, tôi ngồi xuống bên cây đàn dương cầm của mình, lấy ra tờ giấy viết nhạc đặt lên mặt đàn. Tôi nhìn ra cửa sổ, bên ngoài im lặng không một tiếng động. Có tiếng gió thì thào, tiếng lá cây sào xạc. tôi cố lắng tai nghe và thầm mong có một tiếng động nhẹ ngay sau khung cửa sổ phòng tôi nhưng không thấy. Tôi đứng dậy đi ra mở rộng cánh cửa kính cho âm thanh của đêm tràn vào phòng và tôi lại nhìn thấy một bông hoa hồng trắng nằm ở đấy từ bao giờ đang im lặng nhả hương. Lòng tràn đầy cảm xúc, tôi cầm bông hoa hồng lên đi lại cây đàn và những âm thanh đầu tiên của bản nhạc vang lên khe khẽ, chậm rãi trong tôi.
Hai giờ sáng, ngực tôi bắt đầu nhói buốt. tôi biết là không thể viết tiếp được nữa. Tôi vội vàng lấy một viên thuốc đặt ở dưới lưỡi và lấy một mảnh giấy trắng viết vội mấy dòng
Em!
Anh không biết em là ai. Anh không biết em tên là gì nhưng anh biết em là một cô gái. Cám ơn em vì những bông hồng đêm đêm em đã đặt ở cửa sổ phòng anh. Chắc đêm qua em đã nghe thấy hết những gì mà anh đã nói với mẹ. Đây là chương một của bản nhạc anh định viết tặng riêng em. Nó có tên là hoa hồng. Không biết ngày mai anh có thể viết tiếp chương hai được hay không, Nếu anh còn sống thì đêm mai em hãy đặt lại bản nhạcnày vào chỗ cũ cho anh , anh sẽ viết tiếp
Anh
Viết xong, tôi cuộn bản nhạc đang viết dở và bức thư lại, buộc bằng một sợi chỉ ngũ sắc tháo từ chiếc bùa bình an mà mẹ đã đi tận một chùa nổi tiếng ở Ninh Bình cầu xin cho tôi. Tôi đặt bản nhạc vào sau cửa và đóng cửa sổ lại.
Sáng hôm sau, mẹ tôi vào phòng bà im lặng nhặt những tờ nháp của bản nhạc mà đêm qua tôi vo lại vứt bừa bãi trong phòng. Bà ngồi xuống giường vuốt tóc tôi rồi nhẹ nhàng nói.
-Con có thể đàn cho mẹ nghe phần con viết đêm qua được không?
Tôi vội vàng nhỏm ngay dậy đi ra chỗ cây đàn. Mẹ tôi là giáo viên dương cầm của nhạc viện, một nghệ sỹ ưu tú nên tôi rất muốn bà nghe bản nhạc để góp ý cho mình. Tôi ngồi xuống mở nắp dương cầm. Những tình cảm đêm qua lại ùa về xâm chiếm tâm hồn tôi. Tiếng đàn vang lên dìu dặt. Khi hợp âm cuối cùng của chương một kết thúc, tôi quay sang nhìn mẹ hỏi bà giọng đầy lo lắng
-Mẹ thấy thế nào hả mẹ?
Mẹ tôi lấy tay lau vội giọt nước mắt đang ứa ra . Ánh mắt bà lộ vẻ vừa ngạc nhiên vừa xúc động
-Hay lắm con ạ. Nhưng sao con lại đi ngược hẳn lại với những quy tắc thông thường của âm nhạc thế? Ngay chương một mẹ đã thấy có một cái gì đó đang từ hư vô dâng dần lên tràn đầy trong âm nhạc của cón
Tôi cười.
-Đáng lẽ phải ngược lại phải không mẹ. Từ cuộc đời chìm dần vào hư vô . Mẹ định nói thế đúngkhông ?Nhưng cuộc đời con cũng ngược với các nhạc sỹ khác mà mẹ.
Mẹ tôi trầm tư gật đầu.
-Ừ! Có lẽ cũng đúng thế thật. Thôi con cứ viết tiếp đi.
Đến tối, tôi ra mở cửa sổ. Bản nhạc của tôi nằm ở đấy với một bông hồng trắng và một bức thư vẻn vẹn có một dòng
“Bản nhạc hay lắm anh ạ. Em đợi chương hai của anh”
Tôi cầm bản nhạc quay lại chỗ cây đàn. Một tình cảm mãnh liệt xô đẩy tâm hồn tôi. Có lúc nó dịu dàng vuốt ve những thương tổn trong cơ thể tôi, nó nâng tôi bay bổng đến một chân trời xa lạ. Có lúc nó lại gào thét như muốn đập phá đi tất cả, Những lúc ấy âm thanh của cây đàn dưới tay tôi rung lên trong một khao khát đến vô bờ. Một khát khao được sống. Tôi đàn mà hai má tôi đẫm nước mắt. Tối hôm ấy tôi viết xong được chương hai của bản nhạc.Tôi đặt tên cho chương hai bản nhạc của mình là “Tình yêu”. Tôi lại cuộn bản nhạc lại đặt sau cửa sổ. Tối hôm sau, tôi ra cánh cửa sổ tình yêu của mình. Bản nhạc lại nằm ở đấy, một bông hồng trắng và một mảnh thư đẫm nước mắt
“Em thương anh quá”
Tối hôm ấy tôi ngồi bên cây đàn đến hai giờ sáng mà không viết thêm được một khuông nhạc nào. Tôi cố mường tượng ra cái điều tôi định viết mà không sao hình dung ra nổi. Tôi đành đứng dậy cuộn bản nhạc lại và viết một dòng thư ngắn đính kèm
“Anh xin lỗi anh không thể viết tiếp được . Hẹn em đến tối mai”
Tối hôm sau, tôi cũng không viết được gì. Tối hôm sau nữa cũng thế. Đến tối hôm thứ tư, khi tôi mở bản nhạc ra tôi thấy một dòng chữ của em đề.
“Sao thế hả anh? Sao anh không thể viết được nữa?”
Vừa đọc đến đây thì mắt tôi tối sầm lại. Một cơn đau thắt lồng ngực khiến cho mặt tôi tái nhợt. Tôi lảo đảo gục xuống. Tôi còn kịp nghe thấy tiếng mẹ kêu thất thanh
-Gọi cấp cứu!
*
* *
Khi tỉnh lại tôi thấy mình đang nằm ở bệnh viện trên người tôi toàn những dây dợ chằng chịt. ngước mắt lên, tôi thấy một ống truyền đang chậm rãi nhỏ giọt. Cảnh này với tôi là quá quen thuộc. Hai mươi nhăm năm nay tôi đã liên tục gặp nó. Tôi tưởng rằng mình đã chai đi nhưng sao lần này, cảnh này lại làm cho tôi nặng nề đến vậy?Tôi chỉ muốn dứt tung tất cả những dây dợ chằng chịt đang níu giữ cuộc sống lại cho tôi. Tôi muốn gào lên
-Phật tổ! Sao người bất công vậy?Trời ơi! Con muốn sống . Hãy cho con sống để con làm nốt một việc cuối cùng của cuộc đời.
Nhưng tất cả chỉ là một sự im lặng đến khủng khiếp. Tôi đột nhiên nghĩ đến bản nhạc . Không biết khi tôi gục xuống liệu có ai cất hộ tôi bản nhạc. Nếu tôi chết ở đây hôm nay, liệu em có đến nhà tôi nhận bản nhạc mà tôi đang viết dành riêng cho em. Trời ơi! bản nhạc tôi còn chưa kịp đề một dòng chữ tặng em. Mà em tên là gì tôi cũng đâu đã biết. Không! Tôi không thể chết ở đây hôm nay. Tôi phải về nhà để ít nhất còn viết một dòng chữ tặng em lên bản nhạc của mình. Tôi gượng nhỏm dậy thì một bàn tay giữ tôi lại
-Anh phải nằm im đừng cử động
Tôi quay nhìn sang, một cô gái lạ, nhỏ nhắn đang ngồi bên cạnh giường. Một bàn tay của cô đặt lên ngực tôi giữ tôi lại, Tôi nhìn vào bàn tay,một bàn tay nhỏ có những ngón tay rất dài. Tôi đột nhiên nghĩ “ bàn tay này mà chơi dưông cầm thì thật tuyệt”
-Em là ai?
Tôi buột mồm hỏi. Cô gái nhìn tôi với ánh mắt thân thiết như là chúng tôi đã quen nhau từ lâu lắm rồi
-Em là Bạch diệp. Tại sao anh lại không thể viết tiếp chương ba của bản nhạc. Mà chương ba của anh có tên là gì vậy?
Tôi bàng hoàng không thể tin vào tai và mắt của mình. Tôi hấp tấp hỏi lại
-Là em sao?
Mặt cô gái bỗng đỏ hồng lên. Em khẽ gật đầu
-Vâng! Là em.
Tôi vội vàng nắm chặt lấy tay em như sợ rằng em bỗng nhiên bay đi mất. Tôi có mơ không? Không! Bàn tay của em mềm và ấm không thể là tôi đang trong cơn mơ. Em vẫn để im tay em trong tay tôi, đăm đăm nhìn tôi vừa thân thiết vừa thương cảm.
-Anh trả lời em đi chứ?
Em khẽ nhắc làm tôi quay lại với thực tại. Tôi nhìn em , đắn đo rồi im lặng. Trời ơi! tôi biết nói thế nào với em đây?
-Anh nói đi!
Em lại dục tôi lần nữa
-Chương cuối cùng anh định viết có tên là nụ hôn em ạ.—Nói đến đấy, tôi hơi dừng lại quan sát . Em chăm chú nhìn thẳng vào khuôn mặt tôi, lắng nghe từng lời
-Vâng! Thế thì sao ạ? Sao anh không thể viết tiếp được nữa?
Tôi hít mạnh một hơi rồi nhìn thẳng vào em trả lời
-Vì anh chưa biết đến hương vị của nụ hôn. Bốn hôm liền anh đã cố hình dung ra nó để viết. Nhưng em biết đấy âm nhạc khác hẳn với văn học. Chỉ khi nào ngôn ngữ bất lực mới là lúc âm nhạc lên tiếng. Trong anh không hề có rung cảm của nụ hôn thì làm sao anh viết được.
-Anh chưa từng hôn cô gái nào trong đời sao?
Cô gái nhìn tôi ngạc nhiên. Tôi buồn bã gật đầu xác nhận.
-Chưa! Chưa một lần.
Cô gái nhìn qua những tấm kính nhìn ra ngoài sân bệnh viện. Một khoảng im lặng ngắn ngủi giữa hai đứa chúng tôi. Đột nhiên tôi thấy mặt cô gái cứ hồng dần lên một lần nữa. Cô quay lại phía tôi, gỡ tay mình ra khỏi tay tôi và hỏi lại
-Có đúng là phải có sự rung động thực sự thì âm nhạc mới cất tiếng không anh?
Tôi gật đầu.
-Vậy anh hãy nhắm mắt lại. Lúc nào em cho phép anh mới được mở mắt đấy. Anh hứa đi.
-Anh hứa
Tôi nhắm mắt lại không biết cô gái sẽ làm gì .Đột nhiên tôi thấy một mùi thơm, một hơi thở rất nóng, gấp và nhẹ áp dần đến mặt tôi .Rồi một làn môi mềm êm và ấm đặt lên môi tôi. Tôi rùng mình. Toàn thân tôi tê dại. Một nỗi đê mê dịu ngọt lan khắp toàn thân. Một cảm giác cả đời tôi chưa bao giờ biết đến. Bỗng nhiên, tôi thấy một vị mặn trên môi mình.Nước mắt.! Tôi biết chắc đấy là nước mắt. tôi vội vàng mở bừng mắt ra và còn kịp nhìn thấy em đang cắm đầu chạy ra ngoài cửa, vừa chạy vừa lau nước mắt. Một bông hồng trắng đặt ở đầu giường tôi im lặng nhả hương.
Đến chiều , mẹ tôi đến bệnh viện. Tôi bảo với bà.
-Ngày mai con sẽ ra viện
-Sao vội thế? Con hãy cứ nằm đây mấy ngày cho tim con ổn định đi đã.
-Không mẹ ạ!—Tôi kiên quyết—Con phải về để viết tiếp bản nhạc của mình.
-Viết sau cũng được mà con.
-Không! –Tôi lắc đầu, --Nếu ngày mai con không viết thì sẽ chẳng bao giờ con có thể viết được nữa mẹ ạ.
Mẹ tôi nhìn tôi rồi nhìn bông hồng trắng để trên đầu gường tôi. Có lẽ bà đã hiểu điều gì đang diễn ra trong tôi nên bà im lặng không nói gì nữa.
Hôm sau tôi rời bệnh viện. Bản nhạc đã được mẹ nhặt lên đặt ngay ngắn trên giá nhạc. Tôi ngồi xuống bên cây đàn. Mẹ kê lưng cho tôi bằng một cái gối mỏng và ngồi xuống bên cạnh canh chừng.Tôi cầm bút và viết vào bản nhạc
Chương ba
Nụ hôn
Đột ngột, một hợp âm trưởng đầy mạnh mẽ bung ra dưới tay tôi. Mẹ tôi kinh ngạc. Tôi biết mẹ tôi sẽ kinh ngạc và chính tôi tôi cũng ngạc nhiên với chính mình. Nụ hôn bao giờ cũng được diễn tả bằng những quãng thứ êm dịu. Nhưng mẹ ơi! đây đâu phải chỉ là nụ hôn. Đây là lửa! Một ngọn lửa mãnh liệt, bất diệt mà nàng muốn con cảm nhận được nó. Ngọn lửa ấy đã đốt cháy tâm can con. Đốt cháy tâm can nàng. Nàng đã truyền ngọn lửa ấy sang con và muốn con mang ngọn lửa ấy đốt cháy lên trong những nốt nhạc. Cả căn phòng tràn ngập trong những giai điệu mãnh mẽ và cuồng nhiệt. Tự nhiên bản nhạc lặng đi. Một quãng nghỉ kéo dài rồi một hợp âm thứ bỗng vang lên, ngân mãi trước khi tắt hẳn.
Tôi gục xuống, chỉ còn đủ sức đưa mắt nhìn vào bản nhạc và đưa mắt nhìn ra phía chiếc cửa sổ. Mẹ tôi vuốt ngực cho tôi và nói qua hai hàng nước mắt.
-Mẹ hiểu rồi. mẹ sẽ cuộn bản nhạc lại và đặt vào chỗ cửa sổ cho con. Tôi nở một nụ cười cuối cùng đầy mãn nguyện.
Ba năm sau
Người mẹ đau khổ được mời làm giám khảo của một cuộc thi âm nhạc quốc tế dành cho tuổi trẻ tổ chức tại Hà Nội. Đại diện cho việt nam là một cô gái còn rất trẻ. Bà nhìn vào tờ lịch trình của cuộc thi và bà ngạc nhiên. Cô gái sẽ biểu diễn một bản so nát có một cái tên mà chưa bao giờ bà nghe thấy trong suốt quãng đời giảng dạy âm nhạc của bà bản sô nát “Nụ hôn và những đóa hoa hồng”
Cô gái bước ra sân khấu, duyên dáng cúi chào mọi người nhưng đáng lẽ ngồi xuống bên chiếc đàn dương cầm thì cô lại đi ra giữa sân khấu và cầm lấy mỉcro
-Thưa ban giámkhảo, thưa toàn thể các bạn. Vào đúng ngày này cách đây ba năm, tôi nhận được một bản sô nát viết riêng tặng cho tôi của một nhạc sỹ mà cả cuộc đời ngắn ngủi của anh, anh chỉ viết đưộc mỗi một bản nhạc. Đó là bản sonát “Nụ hôn và những đóa hoa hồng” Món quà tặng quá lớn khiến cho tôi không thể hưởng nó một mình vì vậy đêm nay tôi mang nó đến đây để tặng lại cho các bạn.
Cô gái ngồi xuống bên cây đàn và khi hợp âm đầu tiên của bản nhạc bung ra thì nước mắt bà từ từ lăn dài trên gò má. Bà đã nhận ra đây chính là bản nhạc của con trai mình. Cả hội trường lặng đi chỉ còn tiếng nhạc bay lên lúc cuộn xoáy gào thét . lúc trầm lắng suy tư và khi hợp âm thứ cuối cùng kết thúc của một cung trưởng tắt hẳn , một khoảng im lặng kéo dài rồi hội trường bỗng vỡ tung bởi những tràng pháo tay không dứt. Bà lao lên sân khâu. Họ ôm chầm lấy nhau.
-Anh ấy vẫn sống phải không bác?
Cô gái thầm thì hỏi
-Ừ! Cám ơn con.—giọng bà nghẹn lại cũng gần như thì thầm-- Nhờ con mà nó còn sống mãi với cuộc đời
Hà nội 10—9 –2010
Ba giờ sáng
Đột nhiên , tôi cong cả mười đầu ngón tay lại, quật mạnh tay xuống phím đàn buông ra một hợp âm chói tai để kết thúc bản nhạc. Với đôi tai rất thính của mình, tôi nghe thấy một tiếng “Ôi!” rất khẽ, thoảng thốt từ ngoài vườn lọt qua khung cửa sổ lúc nào cũng đóng kín vào trong nhà. Mẹ ngạc nhiên nhìn tôi.
-Sao hôm nay con lại kết thúc bản nhạc như vậy? Con hãy tưởng tượng ra một buổi hoàng hôn, trời đã tím sẫm, mọi thứ cứ nhòe đàn đi theo thời gian rồi mất hẳn vào đêm. Một cảnh thanh bình, yên tĩnh như muốn níu kéo ta lại….
Tôi đứng dậy, quay người lại. Chắc trong mắt tôi có điều gì lạ lắm nên đang diễn tả cho tôi cái nhạc cảnh mà tôi cần truyền đạt thì mẹ tôi bỗng dừng lại
-Mẹ!—Tôi khẽ kêu lên,--Con còn sống được bao nhiêu lâu nữa để có thể theo được những quy luật khắt khe của âm nhạc, của cuộc đời hả mẹ? Con hiểu ý mẹ muốn. Con cũng hiểu Traicốpski muốn bản nhạc được kết thúc bằng những âm thanh cứ chìm dần, chìm dần rồi dứt hẳn trong cái day dứt của người nghe. Nhưng con không muốn thế.—Đột nhiên tôi nắm tay lại đấm mạnh xuống bàn phím. Một âm thanh chát chúa vang lên lay động cả cái rèm cửa sổ và tôi thoáng thấy một bóng người—Con muốn âm thanh cuối cùng của bản nhạc đời con là một âm hưởng vút lên để thách thức với số phận. Mẹ! Từ nay con sẽ không tập đàn nữa.
Tôi nói với một giọng kiên quyết. Mẹ tôi đau đớn nhìn tôi.
-Thế con định làm gì?—Mẹ hỏi giọng đầy lo lắng.—Con làm gì mẹ cũng ủng hộ.
-Con định viết nhạc mẹ ạ.—Tôi nói to, cố tình để cho bóng trắng ngoài cửa sổ nghe thấy.—Cuộc đời con còn ngắn lắm. Con muốn rằng nếu không thể để lại được cho cuộc đời này cái gì thì ít nhất con cũng có thể để lại được cho người con yêu một bản nhạc của riêng mình.
Tôi lại nghe thấy một tiếng động nữa bên ngoài cửa sổ. Mẹ nhìn tôi sửng sốt
-Con có người yêu rồi sao?
-Vâng!
Tôi trả lời một cách dứt khoát và khẳng định
-Ôi! –Mẹ tôi ôm ngực thốt lên.—Thế thì tốt quá. Cô ta là người như thế nào? Tên là gì?
-Con không biết mẹ ạ
Mẹ tôi sửng sốt nhìn tôi. Tôi ẩn mẹ ra cửa
-Thôi mẹ về phòng mẹ đi. Con muốn ở lại một mình.
Mẹ đi rồi, tôi ngồi xuống bên cây đàn dương cầm của mình, lấy ra tờ giấy viết nhạc đặt lên mặt đàn. Tôi nhìn ra cửa sổ, bên ngoài im lặng không một tiếng động. Có tiếng gió thì thào, tiếng lá cây sào xạc. tôi cố lắng tai nghe và thầm mong có một tiếng động nhẹ ngay sau khung cửa sổ phòng tôi nhưng không thấy. Tôi đứng dậy đi ra mở rộng cánh cửa kính cho âm thanh của đêm tràn vào phòng và tôi lại nhìn thấy một bông hoa hồng trắng nằm ở đấy từ bao giờ đang im lặng nhả hương. Lòng tràn đầy cảm xúc, tôi cầm bông hoa hồng lên đi lại cây đàn và những âm thanh đầu tiên của bản nhạc vang lên khe khẽ, chậm rãi trong tôi.
Hai giờ sáng, ngực tôi bắt đầu nhói buốt. tôi biết là không thể viết tiếp được nữa. Tôi vội vàng lấy một viên thuốc đặt ở dưới lưỡi và lấy một mảnh giấy trắng viết vội mấy dòng
Em!
Anh không biết em là ai. Anh không biết em tên là gì nhưng anh biết em là một cô gái. Cám ơn em vì những bông hồng đêm đêm em đã đặt ở cửa sổ phòng anh. Chắc đêm qua em đã nghe thấy hết những gì mà anh đã nói với mẹ. Đây là chương một của bản nhạc anh định viết tặng riêng em. Nó có tên là hoa hồng. Không biết ngày mai anh có thể viết tiếp chương hai được hay không, Nếu anh còn sống thì đêm mai em hãy đặt lại bản nhạcnày vào chỗ cũ cho anh , anh sẽ viết tiếp
Anh
Viết xong, tôi cuộn bản nhạc đang viết dở và bức thư lại, buộc bằng một sợi chỉ ngũ sắc tháo từ chiếc bùa bình an mà mẹ đã đi tận một chùa nổi tiếng ở Ninh Bình cầu xin cho tôi. Tôi đặt bản nhạc vào sau cửa và đóng cửa sổ lại.
Sáng hôm sau, mẹ tôi vào phòng bà im lặng nhặt những tờ nháp của bản nhạc mà đêm qua tôi vo lại vứt bừa bãi trong phòng. Bà ngồi xuống giường vuốt tóc tôi rồi nhẹ nhàng nói.
-Con có thể đàn cho mẹ nghe phần con viết đêm qua được không?
Tôi vội vàng nhỏm ngay dậy đi ra chỗ cây đàn. Mẹ tôi là giáo viên dương cầm của nhạc viện, một nghệ sỹ ưu tú nên tôi rất muốn bà nghe bản nhạc để góp ý cho mình. Tôi ngồi xuống mở nắp dương cầm. Những tình cảm đêm qua lại ùa về xâm chiếm tâm hồn tôi. Tiếng đàn vang lên dìu dặt. Khi hợp âm cuối cùng của chương một kết thúc, tôi quay sang nhìn mẹ hỏi bà giọng đầy lo lắng
-Mẹ thấy thế nào hả mẹ?
Mẹ tôi lấy tay lau vội giọt nước mắt đang ứa ra . Ánh mắt bà lộ vẻ vừa ngạc nhiên vừa xúc động
-Hay lắm con ạ. Nhưng sao con lại đi ngược hẳn lại với những quy tắc thông thường của âm nhạc thế? Ngay chương một mẹ đã thấy có một cái gì đó đang từ hư vô dâng dần lên tràn đầy trong âm nhạc của cón
Tôi cười.
-Đáng lẽ phải ngược lại phải không mẹ. Từ cuộc đời chìm dần vào hư vô . Mẹ định nói thế đúngkhông ?Nhưng cuộc đời con cũng ngược với các nhạc sỹ khác mà mẹ.
Mẹ tôi trầm tư gật đầu.
-Ừ! Có lẽ cũng đúng thế thật. Thôi con cứ viết tiếp đi.
Đến tối, tôi ra mở cửa sổ. Bản nhạc của tôi nằm ở đấy với một bông hồng trắng và một bức thư vẻn vẹn có một dòng
“Bản nhạc hay lắm anh ạ. Em đợi chương hai của anh”
Tôi cầm bản nhạc quay lại chỗ cây đàn. Một tình cảm mãnh liệt xô đẩy tâm hồn tôi. Có lúc nó dịu dàng vuốt ve những thương tổn trong cơ thể tôi, nó nâng tôi bay bổng đến một chân trời xa lạ. Có lúc nó lại gào thét như muốn đập phá đi tất cả, Những lúc ấy âm thanh của cây đàn dưới tay tôi rung lên trong một khao khát đến vô bờ. Một khát khao được sống. Tôi đàn mà hai má tôi đẫm nước mắt. Tối hôm ấy tôi viết xong được chương hai của bản nhạc.Tôi đặt tên cho chương hai bản nhạc của mình là “Tình yêu”. Tôi lại cuộn bản nhạc lại đặt sau cửa sổ. Tối hôm sau, tôi ra cánh cửa sổ tình yêu của mình. Bản nhạc lại nằm ở đấy, một bông hồng trắng và một mảnh thư đẫm nước mắt
“Em thương anh quá”
Tối hôm ấy tôi ngồi bên cây đàn đến hai giờ sáng mà không viết thêm được một khuông nhạc nào. Tôi cố mường tượng ra cái điều tôi định viết mà không sao hình dung ra nổi. Tôi đành đứng dậy cuộn bản nhạc lại và viết một dòng thư ngắn đính kèm
“Anh xin lỗi anh không thể viết tiếp được . Hẹn em đến tối mai”
Tối hôm sau, tôi cũng không viết được gì. Tối hôm sau nữa cũng thế. Đến tối hôm thứ tư, khi tôi mở bản nhạc ra tôi thấy một dòng chữ của em đề.
“Sao thế hả anh? Sao anh không thể viết được nữa?”
Vừa đọc đến đây thì mắt tôi tối sầm lại. Một cơn đau thắt lồng ngực khiến cho mặt tôi tái nhợt. Tôi lảo đảo gục xuống. Tôi còn kịp nghe thấy tiếng mẹ kêu thất thanh
-Gọi cấp cứu!
*
* *
Khi tỉnh lại tôi thấy mình đang nằm ở bệnh viện trên người tôi toàn những dây dợ chằng chịt. ngước mắt lên, tôi thấy một ống truyền đang chậm rãi nhỏ giọt. Cảnh này với tôi là quá quen thuộc. Hai mươi nhăm năm nay tôi đã liên tục gặp nó. Tôi tưởng rằng mình đã chai đi nhưng sao lần này, cảnh này lại làm cho tôi nặng nề đến vậy?Tôi chỉ muốn dứt tung tất cả những dây dợ chằng chịt đang níu giữ cuộc sống lại cho tôi. Tôi muốn gào lên
-Phật tổ! Sao người bất công vậy?Trời ơi! Con muốn sống . Hãy cho con sống để con làm nốt một việc cuối cùng của cuộc đời.
Nhưng tất cả chỉ là một sự im lặng đến khủng khiếp. Tôi đột nhiên nghĩ đến bản nhạc . Không biết khi tôi gục xuống liệu có ai cất hộ tôi bản nhạc. Nếu tôi chết ở đây hôm nay, liệu em có đến nhà tôi nhận bản nhạc mà tôi đang viết dành riêng cho em. Trời ơi! bản nhạc tôi còn chưa kịp đề một dòng chữ tặng em. Mà em tên là gì tôi cũng đâu đã biết. Không! Tôi không thể chết ở đây hôm nay. Tôi phải về nhà để ít nhất còn viết một dòng chữ tặng em lên bản nhạc của mình. Tôi gượng nhỏm dậy thì một bàn tay giữ tôi lại
-Anh phải nằm im đừng cử động
Tôi quay nhìn sang, một cô gái lạ, nhỏ nhắn đang ngồi bên cạnh giường. Một bàn tay của cô đặt lên ngực tôi giữ tôi lại, Tôi nhìn vào bàn tay,một bàn tay nhỏ có những ngón tay rất dài. Tôi đột nhiên nghĩ “ bàn tay này mà chơi dưông cầm thì thật tuyệt”
-Em là ai?
Tôi buột mồm hỏi. Cô gái nhìn tôi với ánh mắt thân thiết như là chúng tôi đã quen nhau từ lâu lắm rồi
-Em là Bạch diệp. Tại sao anh lại không thể viết tiếp chương ba của bản nhạc. Mà chương ba của anh có tên là gì vậy?
Tôi bàng hoàng không thể tin vào tai và mắt của mình. Tôi hấp tấp hỏi lại
-Là em sao?
Mặt cô gái bỗng đỏ hồng lên. Em khẽ gật đầu
-Vâng! Là em.
Tôi vội vàng nắm chặt lấy tay em như sợ rằng em bỗng nhiên bay đi mất. Tôi có mơ không? Không! Bàn tay của em mềm và ấm không thể là tôi đang trong cơn mơ. Em vẫn để im tay em trong tay tôi, đăm đăm nhìn tôi vừa thân thiết vừa thương cảm.
-Anh trả lời em đi chứ?
Em khẽ nhắc làm tôi quay lại với thực tại. Tôi nhìn em , đắn đo rồi im lặng. Trời ơi! tôi biết nói thế nào với em đây?
-Anh nói đi!
Em lại dục tôi lần nữa
-Chương cuối cùng anh định viết có tên là nụ hôn em ạ.—Nói đến đấy, tôi hơi dừng lại quan sát . Em chăm chú nhìn thẳng vào khuôn mặt tôi, lắng nghe từng lời
-Vâng! Thế thì sao ạ? Sao anh không thể viết tiếp được nữa?
Tôi hít mạnh một hơi rồi nhìn thẳng vào em trả lời
-Vì anh chưa biết đến hương vị của nụ hôn. Bốn hôm liền anh đã cố hình dung ra nó để viết. Nhưng em biết đấy âm nhạc khác hẳn với văn học. Chỉ khi nào ngôn ngữ bất lực mới là lúc âm nhạc lên tiếng. Trong anh không hề có rung cảm của nụ hôn thì làm sao anh viết được.
-Anh chưa từng hôn cô gái nào trong đời sao?
Cô gái nhìn tôi ngạc nhiên. Tôi buồn bã gật đầu xác nhận.
-Chưa! Chưa một lần.
Cô gái nhìn qua những tấm kính nhìn ra ngoài sân bệnh viện. Một khoảng im lặng ngắn ngủi giữa hai đứa chúng tôi. Đột nhiên tôi thấy mặt cô gái cứ hồng dần lên một lần nữa. Cô quay lại phía tôi, gỡ tay mình ra khỏi tay tôi và hỏi lại
-Có đúng là phải có sự rung động thực sự thì âm nhạc mới cất tiếng không anh?
Tôi gật đầu.
-Vậy anh hãy nhắm mắt lại. Lúc nào em cho phép anh mới được mở mắt đấy. Anh hứa đi.
-Anh hứa
Tôi nhắm mắt lại không biết cô gái sẽ làm gì .Đột nhiên tôi thấy một mùi thơm, một hơi thở rất nóng, gấp và nhẹ áp dần đến mặt tôi .Rồi một làn môi mềm êm và ấm đặt lên môi tôi. Tôi rùng mình. Toàn thân tôi tê dại. Một nỗi đê mê dịu ngọt lan khắp toàn thân. Một cảm giác cả đời tôi chưa bao giờ biết đến. Bỗng nhiên, tôi thấy một vị mặn trên môi mình.Nước mắt.! Tôi biết chắc đấy là nước mắt. tôi vội vàng mở bừng mắt ra và còn kịp nhìn thấy em đang cắm đầu chạy ra ngoài cửa, vừa chạy vừa lau nước mắt. Một bông hồng trắng đặt ở đầu giường tôi im lặng nhả hương.
Đến chiều , mẹ tôi đến bệnh viện. Tôi bảo với bà.
-Ngày mai con sẽ ra viện
-Sao vội thế? Con hãy cứ nằm đây mấy ngày cho tim con ổn định đi đã.
-Không mẹ ạ!—Tôi kiên quyết—Con phải về để viết tiếp bản nhạc của mình.
-Viết sau cũng được mà con.
-Không! –Tôi lắc đầu, --Nếu ngày mai con không viết thì sẽ chẳng bao giờ con có thể viết được nữa mẹ ạ.
Mẹ tôi nhìn tôi rồi nhìn bông hồng trắng để trên đầu gường tôi. Có lẽ bà đã hiểu điều gì đang diễn ra trong tôi nên bà im lặng không nói gì nữa.
Hôm sau tôi rời bệnh viện. Bản nhạc đã được mẹ nhặt lên đặt ngay ngắn trên giá nhạc. Tôi ngồi xuống bên cây đàn. Mẹ kê lưng cho tôi bằng một cái gối mỏng và ngồi xuống bên cạnh canh chừng.Tôi cầm bút và viết vào bản nhạc
Chương ba
Nụ hôn
Đột ngột, một hợp âm trưởng đầy mạnh mẽ bung ra dưới tay tôi. Mẹ tôi kinh ngạc. Tôi biết mẹ tôi sẽ kinh ngạc và chính tôi tôi cũng ngạc nhiên với chính mình. Nụ hôn bao giờ cũng được diễn tả bằng những quãng thứ êm dịu. Nhưng mẹ ơi! đây đâu phải chỉ là nụ hôn. Đây là lửa! Một ngọn lửa mãnh liệt, bất diệt mà nàng muốn con cảm nhận được nó. Ngọn lửa ấy đã đốt cháy tâm can con. Đốt cháy tâm can nàng. Nàng đã truyền ngọn lửa ấy sang con và muốn con mang ngọn lửa ấy đốt cháy lên trong những nốt nhạc. Cả căn phòng tràn ngập trong những giai điệu mãnh mẽ và cuồng nhiệt. Tự nhiên bản nhạc lặng đi. Một quãng nghỉ kéo dài rồi một hợp âm thứ bỗng vang lên, ngân mãi trước khi tắt hẳn.
Tôi gục xuống, chỉ còn đủ sức đưa mắt nhìn vào bản nhạc và đưa mắt nhìn ra phía chiếc cửa sổ. Mẹ tôi vuốt ngực cho tôi và nói qua hai hàng nước mắt.
-Mẹ hiểu rồi. mẹ sẽ cuộn bản nhạc lại và đặt vào chỗ cửa sổ cho con. Tôi nở một nụ cười cuối cùng đầy mãn nguyện.
Ba năm sau
Người mẹ đau khổ được mời làm giám khảo của một cuộc thi âm nhạc quốc tế dành cho tuổi trẻ tổ chức tại Hà Nội. Đại diện cho việt nam là một cô gái còn rất trẻ. Bà nhìn vào tờ lịch trình của cuộc thi và bà ngạc nhiên. Cô gái sẽ biểu diễn một bản so nát có một cái tên mà chưa bao giờ bà nghe thấy trong suốt quãng đời giảng dạy âm nhạc của bà bản sô nát “Nụ hôn và những đóa hoa hồng”
Cô gái bước ra sân khấu, duyên dáng cúi chào mọi người nhưng đáng lẽ ngồi xuống bên chiếc đàn dương cầm thì cô lại đi ra giữa sân khấu và cầm lấy mỉcro
-Thưa ban giámkhảo, thưa toàn thể các bạn. Vào đúng ngày này cách đây ba năm, tôi nhận được một bản sô nát viết riêng tặng cho tôi của một nhạc sỹ mà cả cuộc đời ngắn ngủi của anh, anh chỉ viết đưộc mỗi một bản nhạc. Đó là bản sonát “Nụ hôn và những đóa hoa hồng” Món quà tặng quá lớn khiến cho tôi không thể hưởng nó một mình vì vậy đêm nay tôi mang nó đến đây để tặng lại cho các bạn.
Cô gái ngồi xuống bên cây đàn và khi hợp âm đầu tiên của bản nhạc bung ra thì nước mắt bà từ từ lăn dài trên gò má. Bà đã nhận ra đây chính là bản nhạc của con trai mình. Cả hội trường lặng đi chỉ còn tiếng nhạc bay lên lúc cuộn xoáy gào thét . lúc trầm lắng suy tư và khi hợp âm thứ cuối cùng kết thúc của một cung trưởng tắt hẳn , một khoảng im lặng kéo dài rồi hội trường bỗng vỡ tung bởi những tràng pháo tay không dứt. Bà lao lên sân khâu. Họ ôm chầm lấy nhau.
-Anh ấy vẫn sống phải không bác?
Cô gái thầm thì hỏi
-Ừ! Cám ơn con.—giọng bà nghẹn lại cũng gần như thì thầm-- Nhờ con mà nó còn sống mãi với cuộc đời
Hà nội 10—9 –2010
Ba giờ sáng