Chẳng chọn ta, ta cũng không hề lựa chọn
Máu Việt
Như sự sống, tình yêu, cái chết...
Việc phá bỏ các tượng phật lớn nhất thế giới ở Afganistan do Taliban thực hiện là nhân danh bản sắc; những cuộc xung đột sắc tộc ở Nam Tư, Nga và Indonesia là nhân danh bản sắc; những cuộc tàn sát của Ðức quốc xã nhằm vào người Do Thái trước đây cũng nhân danh bản sắc. Và còn biết bao nhiêu sự kiện bi thảm khác.
Thế nhưng chúng ta cũng không thể không nói đến niềm hân hoan khi tiếp xúc với những miền đất lạ, những tiếng nói lạ hay những giai điệu xa xôi. Những gì diễn ra trong quan hệ giữa các nền văn hoá vào phút giây gặp gỡ gieo trồng những cảm xúc giống như tình yêu trai gái khi lần đầu ánh mắt giao nhau.
Tất cả nói lên điều gì? Bản sắc đóng vai trò như thế nào trong đời sống nhân loại? Và sự đa dạng về bản sắc có cần đạt đến bằng mọi giá hay không?
Chúng ta sẽ cùng nhau tìm câu trả lời, nhưng có lẽ cũng không khó khẳng định ngay, rằng niềm tự hào về bản sắc văn hoá cũng chính đáng như thái độ dũng cảm của mỗi cá nhân dám tự là mình, nhưng nó dễ đưa chúng ta đến một thái độ tự lừa phỉnh kiểu A.Q , hay đến chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, thứ chủ nghĩa kỳ dị và lố bịch, đôi khi thậm chí có thể coi là tội phạm, trong đời sống nhân loại, một cộng đồng đang ngày càng gắn bó khăng khít hơn cùng với xu hướng toàn cầu hoá.
I. Huyền thoại về Kẻ khác
Trong những thế kỷ trước, những người châu Âu đi xâm chiếm thuộc địa thường tự nhận là những người khai hoá văn minh. Tôi cho rằng không phải tất cả những người có thái độ đó đều giả dối - trong số họ, bên cạnh những kẻ độc ác và tự thị còn có cả những người có thiện chí và thành tâm. Trong khi đó, dưới con mắt những người dân bản địa, những người bị họ coi là dã man, thì chính họ lại là lũ quỷ sứ. Bộ phim lịch sử của Trung Quốc Tể tướng Lưu gù kể lại một chi tiết thú vị xảy ra dưới thời nhà Thanh. Vua Càn Long được người Anh dâng tặng cho một số phụ nữ châu Âu để làm phong phú thêm khu hậu cung vốn đã đông đúc của ông. Vị Hoàng đế Trung Hoa đã từ chối. Ông tin rằng những nàng quỷ trắng này không có đầu gối như người Hoa và do đó không xứng với lầu son gác tía của ông.
Tôi không có điều kiện kiểm tra tính xác thực của câu chuyện đó, nhưng trong cuốn Ðất nước đứng lên của Nguyên Ngọc, một tác phẩm viết về những người du kích Tây Nguyên ở thế kỷ XX, có một chuyện tương tự, có thể coi như một phiên bản hiện đại của câu chuyên vừa kể. Những người nông dân Tây Nguyên không tin rằng người Pháp có máu. Bằng cách bắn Pháp chảy máu, nhân vật chính của quyển sách, một nhân vật được dựng nên theo nguyên mẫu của anh hùng Núp ngoài đời thực, đã chứng tỏ cho dân làng thấy rằng người Pháp cũng có máu, cũng là người, cũng có thể chết, nghĩa là cũng có thể bị đánh bại.
Những chuyện tương tự như thế xảy ra ở mọi nơi, mọi thời đại, và chúng ta cần phải suy ngẫm về chúng không đơn thuần chỉ với sự hiếu kỳ. Theo tôi, chúng đều dựa trên một huyền thoại chung: huyền thoại về kẻ khác.
Trước hết, chúng ta có thể khẳng định ngay rằng chính sự tiếp xúc của các cộng đồng người đã buộc và tạo điều kiện để các cộng đồng nhìn nhận mình và nhìn nhận kẻ khác. Một cộng đồng biệt lập, cũng như một cá nhân biệt lập, sẽ không cần và không thể nói đến bản sắc.
Dĩ nhiên đó chỉ là một cách hình dung, bởi chúng ta đều biết rằng trên thực tế không bao giờ có những cộng đồng và cá nhân biệt lập như thế. Mọi nền văn hoá đều không ngừng biến đổi, chịu tác động của vô số các yếu tố tự nhiên và xã hội, đồng thời cũng tác động qua lại, ảnh hưởng, hấp thụ và thậm chí xâm nhập lẫn nhau. Trong quá trình đó, một quá trình đấu tranh sinh tồn thực sự, sự tồn tại của một cộng đồng thường được khẳng định thông qua sự phân biệt hay đối lập nó với những cộng đồng khác. Bên cạnh nhu cầu khẳng định sự tồn tại có tính vật lý còn có nhu cầu tự khẳng định về mặt tâm lý, hay nói đúng hơn là về mặt tinh thần. Chính điều này làm nảy sinh vấn đề về bản sắc. Nguy cơ càng lớn thì nhu cầu tự khẳng định càng cao. Và đó chính là lý do vì sao vấn đề bản sắc và sự đa dạng về bản sắc lại trở nên cấp bách như thế trong xu thế toàn cầu hoá ngày nay.
Dù sao thì câu hỏi "Bản sắc là gì?" cũng không dễ trả lời! Những cố gắng qui bản sắc văn hoá về tập hợp một số dấu hiệu đặc thù - ngay cả khi nó giúp ta phân biệt ở mức độ nào đó một cộng đồng với một cộng đồng khác - chắc chắn không thể đem lại kết quả mong muốn. Tôi không tin một cô gái Việt Nam chỉ vì không biết chơi đàn bầu, không làm thơ lục bát và không ăn mắm tôm, cũng như một người đàn ông Việt Nam chỉ vì mặc Âu phục, hút xì gà lại thôi là người Việt. Tôi cũng không tin rằng tinh thần yêu nước là của riêng người Việt, như ý kiến của một số nhà nghiên cứu. Còn hơn thế nữa, khẳng định điều đó thậm chí là một sự xúc phạm đối với các dân tộc khác. Trong một bài báo được đăng đi đăng lại nhiều lần, dĩ nhiên có đôi chút sửa đổi, ông Phan Ngọc qui các giá trị của văn hoá Việt Nam, mà ông gọi là bốn bất biến, vào bốn từ tiếng Anh bắt đầu bằng chữ F: Fatherland, Family, Fate và Face (Tổ quốc, Gia đình, Thân phận và Diện mạo). Chắc các bạn cũng phải mỉm cười khi văn hoá Việt Nam được tổng kết bằng bốn chữ cái tiếng Anh, nhưng tôi muốn nói điều khác: liệu chúng ta có thể hình dung một dân tộc nào không có bốn giá trị đó hay không?
Những dấu hiệu được coi là đặc thù của các nền văn hoá, cũng như chính các nền văn hoá, đều được hình thành trong những điều kiện lịch sử nhất định, dưới tác động của nhiều yếu tố khác nhau như địa lý, kinh tế...và cả những yếu tố ngẫu nhiên nữa. Chúng hoàn toàn không phải là bất biến. Cách đây vài chục năm hai làng chỉ cách nhau một cánh đồng cũng đã rất khác nhau về giọng nói, tục lệ...thì nay chúng ta đã khó mà nhận ra được hai người xuất thân từ hai tỉnh khác nhau; sinh hoạt của người dân Hà Nội đã khá gần gũi và sẽ ngày càng gần gũi hơn với sinh hoạt của người dân các thành phố khác trên thế giới. Nhưng vấn đề không chỉ nằm ở đó.
Vấn đề cũng không chỉ nằm ở chỗ không phải tất cả những yếu tố khác biệt được coi là bản sắc đều tích cực, hay ít nhất là đều có thể chấp nhận được trong một xã hội văn minh. Chúng ta có thể chấp nhận cả việc dùng đũa của người Việt và cách dùng dĩa của người châu Âu, nhưng không thể có thái độ tương tự đối với tục lệ cà răng căng tai ở Tây Nguyên (Việt Nam) hay tập quán xẻo cơ quan sinh dục nữ của một vài dân tộc châu Phi. Những tác động tiêu cực của cái gọi là bản sắc văn hoá đã được nhiều người nói tới, tôi có thể kể cuốn Người Trung Quốc xấu xí của Bá Dương, cuốn sách được viết ra theo gương những quyển tương tự của người Mỹ và người Nhật Bản. Trước đó, Tsernưsepxki, tác giả cuốn Làm gì - mà đầu đề được Lênin chọn để đặt tên cho một tác phẩm của mình - từng viết rằng những người Nga có lương tri đều phải xấu hổ vì sự hủ lậu của văn hoá Nga cuối thế kỷ XIX. Còn ở Việt Nam, Nguyễn Văn Vĩnh, Hoài Thanh, Ðào Duy Anh... đều đã từng viết về những tính xấu của người Việt như an phận thủ thường, tính vụ lợi gần, tính cẩu thả..., những điều ngày nay vẫn còn nguyên giá trị.
Vấn đề còn ở chỗ - điều này thoạt nhìn có vẻ mâu thuẫn - thái độ tuyệt đối hoá bản sắc dân tộc có nguồn gốc từ mặc cảm tự ti. Thực vậy, những Kim tự tháp Ai Cập hay Vạn lý trường thành ở Trung Quốc không cần phải nói to về sự tồn tại của mình. Cũng vì lý do tương tự, người ta rêu rao - cho dù đã bớt đi nhiều sau cuộc khủng hoảng vừa qua - về cái gọi là "giá trị Châu Á".
Thực ra, cách thức chúng ta đang sử dụng để nghiên cứu vấn đề bản sắc trên thực tế chỉ là một cách đơn giản hoá các đặc điểm của thực tại, chủ yếu là bề ngoài, dựa trên huyền thoại có tính chất định kiến về sự tồn tại của kẻ khác. Trong khi đơn giản hoá thực tại như thế, người ta có xu hướng lựa chọn một số yếu tố phù hợp với những tiêu chí khá chủ quan và gán cho chúng một đặc tính là bất biến, chẳng hạn khi coi dân tộc Trung Hoa là cộng đồng của những người nói tiếng Hoa, người ta coi tiếng Hoa là bất biến. Nhưng trên thực tế không phải như vậy. Chắc chắn là giữa tiếng Hoa thời Tần Thuỷ Hoàng với tiếng Hoa thời Lý Bạch có sự khác biệt to lớn. Cũng vậy, so với thời đại của Lý Bạch, tiếng Hoa mà người Trung Quốc sử dụng hôm nay đã thay đổi rất nhiều rồi. Jean Tardieu, trong Lettre de Hanoi, viết rất đúng rằng "khi nghĩ tới một dân tộc khác, bao giờ mỗi dân tộc chẳng có khuynh hướng nghĩ về dân tộc này một cách tổng thể, tổng hợp, nhanh gọn, thường là sai lệch, mà không nghĩ tới những khác nhau khá lớn có thể có giữa nhóm này nhóm khác, thành viên này hoặc thành viên khác trong lòng dân tộc nước ngoài đó? Chính theo cách đó mà một người Pháp có thể nói rằng "Người Ðức là thế này, thế kia", không hề nghĩ rằng có thể có những khác biệt không sao kể xiết giữa người Ðức này với người Ðức kia" .
Chính bằng cách thức như vậy, chúng ta phân biệt các cộng đồng, ở những qui mô khác nhau: các gia đình, các sắc tộc, các dân tộc, các cộng đồng tôn giáo hoặc ngôn ngữ, các khu vực...và cả cách phân chia có tính lưỡng cực như sự đối lập Ðông-Tây.
Máu Việt
Như sự sống, tình yêu, cái chết...
Việc phá bỏ các tượng phật lớn nhất thế giới ở Afganistan do Taliban thực hiện là nhân danh bản sắc; những cuộc xung đột sắc tộc ở Nam Tư, Nga và Indonesia là nhân danh bản sắc; những cuộc tàn sát của Ðức quốc xã nhằm vào người Do Thái trước đây cũng nhân danh bản sắc. Và còn biết bao nhiêu sự kiện bi thảm khác.
Thế nhưng chúng ta cũng không thể không nói đến niềm hân hoan khi tiếp xúc với những miền đất lạ, những tiếng nói lạ hay những giai điệu xa xôi. Những gì diễn ra trong quan hệ giữa các nền văn hoá vào phút giây gặp gỡ gieo trồng những cảm xúc giống như tình yêu trai gái khi lần đầu ánh mắt giao nhau.
Tất cả nói lên điều gì? Bản sắc đóng vai trò như thế nào trong đời sống nhân loại? Và sự đa dạng về bản sắc có cần đạt đến bằng mọi giá hay không?
Chúng ta sẽ cùng nhau tìm câu trả lời, nhưng có lẽ cũng không khó khẳng định ngay, rằng niềm tự hào về bản sắc văn hoá cũng chính đáng như thái độ dũng cảm của mỗi cá nhân dám tự là mình, nhưng nó dễ đưa chúng ta đến một thái độ tự lừa phỉnh kiểu A.Q , hay đến chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, thứ chủ nghĩa kỳ dị và lố bịch, đôi khi thậm chí có thể coi là tội phạm, trong đời sống nhân loại, một cộng đồng đang ngày càng gắn bó khăng khít hơn cùng với xu hướng toàn cầu hoá.
I. Huyền thoại về Kẻ khác
Trong những thế kỷ trước, những người châu Âu đi xâm chiếm thuộc địa thường tự nhận là những người khai hoá văn minh. Tôi cho rằng không phải tất cả những người có thái độ đó đều giả dối - trong số họ, bên cạnh những kẻ độc ác và tự thị còn có cả những người có thiện chí và thành tâm. Trong khi đó, dưới con mắt những người dân bản địa, những người bị họ coi là dã man, thì chính họ lại là lũ quỷ sứ. Bộ phim lịch sử của Trung Quốc Tể tướng Lưu gù kể lại một chi tiết thú vị xảy ra dưới thời nhà Thanh. Vua Càn Long được người Anh dâng tặng cho một số phụ nữ châu Âu để làm phong phú thêm khu hậu cung vốn đã đông đúc của ông. Vị Hoàng đế Trung Hoa đã từ chối. Ông tin rằng những nàng quỷ trắng này không có đầu gối như người Hoa và do đó không xứng với lầu son gác tía của ông.
Tôi không có điều kiện kiểm tra tính xác thực của câu chuyện đó, nhưng trong cuốn Ðất nước đứng lên của Nguyên Ngọc, một tác phẩm viết về những người du kích Tây Nguyên ở thế kỷ XX, có một chuyện tương tự, có thể coi như một phiên bản hiện đại của câu chuyên vừa kể. Những người nông dân Tây Nguyên không tin rằng người Pháp có máu. Bằng cách bắn Pháp chảy máu, nhân vật chính của quyển sách, một nhân vật được dựng nên theo nguyên mẫu của anh hùng Núp ngoài đời thực, đã chứng tỏ cho dân làng thấy rằng người Pháp cũng có máu, cũng là người, cũng có thể chết, nghĩa là cũng có thể bị đánh bại.
Những chuyện tương tự như thế xảy ra ở mọi nơi, mọi thời đại, và chúng ta cần phải suy ngẫm về chúng không đơn thuần chỉ với sự hiếu kỳ. Theo tôi, chúng đều dựa trên một huyền thoại chung: huyền thoại về kẻ khác.
Trước hết, chúng ta có thể khẳng định ngay rằng chính sự tiếp xúc của các cộng đồng người đã buộc và tạo điều kiện để các cộng đồng nhìn nhận mình và nhìn nhận kẻ khác. Một cộng đồng biệt lập, cũng như một cá nhân biệt lập, sẽ không cần và không thể nói đến bản sắc.
Dĩ nhiên đó chỉ là một cách hình dung, bởi chúng ta đều biết rằng trên thực tế không bao giờ có những cộng đồng và cá nhân biệt lập như thế. Mọi nền văn hoá đều không ngừng biến đổi, chịu tác động của vô số các yếu tố tự nhiên và xã hội, đồng thời cũng tác động qua lại, ảnh hưởng, hấp thụ và thậm chí xâm nhập lẫn nhau. Trong quá trình đó, một quá trình đấu tranh sinh tồn thực sự, sự tồn tại của một cộng đồng thường được khẳng định thông qua sự phân biệt hay đối lập nó với những cộng đồng khác. Bên cạnh nhu cầu khẳng định sự tồn tại có tính vật lý còn có nhu cầu tự khẳng định về mặt tâm lý, hay nói đúng hơn là về mặt tinh thần. Chính điều này làm nảy sinh vấn đề về bản sắc. Nguy cơ càng lớn thì nhu cầu tự khẳng định càng cao. Và đó chính là lý do vì sao vấn đề bản sắc và sự đa dạng về bản sắc lại trở nên cấp bách như thế trong xu thế toàn cầu hoá ngày nay.
Dù sao thì câu hỏi "Bản sắc là gì?" cũng không dễ trả lời! Những cố gắng qui bản sắc văn hoá về tập hợp một số dấu hiệu đặc thù - ngay cả khi nó giúp ta phân biệt ở mức độ nào đó một cộng đồng với một cộng đồng khác - chắc chắn không thể đem lại kết quả mong muốn. Tôi không tin một cô gái Việt Nam chỉ vì không biết chơi đàn bầu, không làm thơ lục bát và không ăn mắm tôm, cũng như một người đàn ông Việt Nam chỉ vì mặc Âu phục, hút xì gà lại thôi là người Việt. Tôi cũng không tin rằng tinh thần yêu nước là của riêng người Việt, như ý kiến của một số nhà nghiên cứu. Còn hơn thế nữa, khẳng định điều đó thậm chí là một sự xúc phạm đối với các dân tộc khác. Trong một bài báo được đăng đi đăng lại nhiều lần, dĩ nhiên có đôi chút sửa đổi, ông Phan Ngọc qui các giá trị của văn hoá Việt Nam, mà ông gọi là bốn bất biến, vào bốn từ tiếng Anh bắt đầu bằng chữ F: Fatherland, Family, Fate và Face (Tổ quốc, Gia đình, Thân phận và Diện mạo). Chắc các bạn cũng phải mỉm cười khi văn hoá Việt Nam được tổng kết bằng bốn chữ cái tiếng Anh, nhưng tôi muốn nói điều khác: liệu chúng ta có thể hình dung một dân tộc nào không có bốn giá trị đó hay không?
Những dấu hiệu được coi là đặc thù của các nền văn hoá, cũng như chính các nền văn hoá, đều được hình thành trong những điều kiện lịch sử nhất định, dưới tác động của nhiều yếu tố khác nhau như địa lý, kinh tế...và cả những yếu tố ngẫu nhiên nữa. Chúng hoàn toàn không phải là bất biến. Cách đây vài chục năm hai làng chỉ cách nhau một cánh đồng cũng đã rất khác nhau về giọng nói, tục lệ...thì nay chúng ta đã khó mà nhận ra được hai người xuất thân từ hai tỉnh khác nhau; sinh hoạt của người dân Hà Nội đã khá gần gũi và sẽ ngày càng gần gũi hơn với sinh hoạt của người dân các thành phố khác trên thế giới. Nhưng vấn đề không chỉ nằm ở đó.
Vấn đề cũng không chỉ nằm ở chỗ không phải tất cả những yếu tố khác biệt được coi là bản sắc đều tích cực, hay ít nhất là đều có thể chấp nhận được trong một xã hội văn minh. Chúng ta có thể chấp nhận cả việc dùng đũa của người Việt và cách dùng dĩa của người châu Âu, nhưng không thể có thái độ tương tự đối với tục lệ cà răng căng tai ở Tây Nguyên (Việt Nam) hay tập quán xẻo cơ quan sinh dục nữ của một vài dân tộc châu Phi. Những tác động tiêu cực của cái gọi là bản sắc văn hoá đã được nhiều người nói tới, tôi có thể kể cuốn Người Trung Quốc xấu xí của Bá Dương, cuốn sách được viết ra theo gương những quyển tương tự của người Mỹ và người Nhật Bản. Trước đó, Tsernưsepxki, tác giả cuốn Làm gì - mà đầu đề được Lênin chọn để đặt tên cho một tác phẩm của mình - từng viết rằng những người Nga có lương tri đều phải xấu hổ vì sự hủ lậu của văn hoá Nga cuối thế kỷ XIX. Còn ở Việt Nam, Nguyễn Văn Vĩnh, Hoài Thanh, Ðào Duy Anh... đều đã từng viết về những tính xấu của người Việt như an phận thủ thường, tính vụ lợi gần, tính cẩu thả..., những điều ngày nay vẫn còn nguyên giá trị.
Vấn đề còn ở chỗ - điều này thoạt nhìn có vẻ mâu thuẫn - thái độ tuyệt đối hoá bản sắc dân tộc có nguồn gốc từ mặc cảm tự ti. Thực vậy, những Kim tự tháp Ai Cập hay Vạn lý trường thành ở Trung Quốc không cần phải nói to về sự tồn tại của mình. Cũng vì lý do tương tự, người ta rêu rao - cho dù đã bớt đi nhiều sau cuộc khủng hoảng vừa qua - về cái gọi là "giá trị Châu Á".
Thực ra, cách thức chúng ta đang sử dụng để nghiên cứu vấn đề bản sắc trên thực tế chỉ là một cách đơn giản hoá các đặc điểm của thực tại, chủ yếu là bề ngoài, dựa trên huyền thoại có tính chất định kiến về sự tồn tại của kẻ khác. Trong khi đơn giản hoá thực tại như thế, người ta có xu hướng lựa chọn một số yếu tố phù hợp với những tiêu chí khá chủ quan và gán cho chúng một đặc tính là bất biến, chẳng hạn khi coi dân tộc Trung Hoa là cộng đồng của những người nói tiếng Hoa, người ta coi tiếng Hoa là bất biến. Nhưng trên thực tế không phải như vậy. Chắc chắn là giữa tiếng Hoa thời Tần Thuỷ Hoàng với tiếng Hoa thời Lý Bạch có sự khác biệt to lớn. Cũng vậy, so với thời đại của Lý Bạch, tiếng Hoa mà người Trung Quốc sử dụng hôm nay đã thay đổi rất nhiều rồi. Jean Tardieu, trong Lettre de Hanoi, viết rất đúng rằng "khi nghĩ tới một dân tộc khác, bao giờ mỗi dân tộc chẳng có khuynh hướng nghĩ về dân tộc này một cách tổng thể, tổng hợp, nhanh gọn, thường là sai lệch, mà không nghĩ tới những khác nhau khá lớn có thể có giữa nhóm này nhóm khác, thành viên này hoặc thành viên khác trong lòng dân tộc nước ngoài đó? Chính theo cách đó mà một người Pháp có thể nói rằng "Người Ðức là thế này, thế kia", không hề nghĩ rằng có thể có những khác biệt không sao kể xiết giữa người Ðức này với người Ðức kia" .
Chính bằng cách thức như vậy, chúng ta phân biệt các cộng đồng, ở những qui mô khác nhau: các gia đình, các sắc tộc, các dân tộc, các cộng đồng tôn giáo hoặc ngôn ngữ, các khu vực...và cả cách phân chia có tính lưỡng cực như sự đối lập Ðông-Tây.