Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
VĂN HÓA
Các Nền Văn minh Thế Giới
Văn Hóa Thế Giới
Bản sắc văn hoá - tính tương đối của sự đa dạng
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="Butchi" data-source="post: 19749" data-attributes="member: 7"><p><strong>V. Ða dạng bằng mọi giá?</strong></p><p></p><p> Xu thế toàn cầu hoá dường như đang làm cho vấn đề về sự đa dạng văn hoá trở nên nóng bỏng. Tại nhiều nước đang phát triển, người ta thấy xuất hiện những quan điểm rất khác nhau, thậm chí trái ngược nhau về vấn đề bản sắc và sự đa dạng của bản dân tộc. Ðây đó vang lên khẩu hiệu đòi giữ gìn bản sắc dân tộc, và gìn giữ bằng mọi giá. </p><p></p><p>Nhưng cũng có khuynh hướng cho rằng thực ra những khác biệt giữa các dân tộc là có nhưng không phải là quan trọng và ngày càng ít đi do xu thế toàn cầu hoá và do sự xích lại gần nhau của các dân tộc trên thế giới. Họ cho rằng sự đề cao bản sắc chỉ ngăn cản sự tiến bộ của xã hội và không nên khuyến khích. </p><p></p><p> Thái độ của chúng tôi như vậy là rất rõ ràng: Sự đa dạng văn hoá không những là có thật mà còn không thể tránh khỏi. Bản sắc văn hoá là thứ được hình thành và tồn tại tất yếu, tự nhiên, cùng với sự hình thành và tồn tại của mỗi cộng đồng. Không một ý chí nào có thể khiến cộng đồng người Việt thôi là cộng đồng người Việt, và cũng không một ý chí nào có thể biến cộng đồng người Việt thành cộng đồng người Thái hay ngược lại, cho dù, cũng như mọi thứ trên cõi đời này, các cộng đồng người và những đặc điểm của nó cũng thay đổi theo năm tháng. Hơn nữa, sự đa dạng luôn luôn chỉ là tương đối. Con người có thể thuộc về nhiều chủng tộc, nhiều quốc gia, nhiều tôn giáo, nhiều thời đại khác nhau, nhưng tình yêu và thù hận là chung cho tất cả. Việc mỗi vùng, mỗi dân tộc có một nền văn hóa riêng không phải là lý do thoả đáng để nhấn mạnh cái mà người ta thường gọi là những cú sốc văn hoá, culture shock. Làm sao có thể tin được rằng những phụ nữ đạo theo đạo Hồi đeo mạng che mặt lại yêu đương kém nồng nàn hơn những cô gái phương Tây mặc mini-jupe. Làm sao có thể tin rằng những loạt súng nã vào dân lành, cả người Albanie lẫn người Serbie, lại giúp bảo tồn bản sắc văn hoá của những cộng đồng này. Tôi càng không tin rằng bom đạn của NATO có thể giúp giải quyết vấn đề. </p><p></p><p> Sự tách biệt trong nhiều thế kỷ trước đây đã khiến con người lãng phí một cách ghê gớm trong quá trình phát triển của mình. Chắc chúng ta ai cũng biết rằng người châu Âu hân hoan chừng nào khi phát minh ra thuốc súng để sau đó phát hiện ra rằng người Trung Quốc đã đi trước họ hàng nghìn năm, chúng ta vẫn cho rằng ngôn ngữ học hiện đại ra đời với tác phẩm "ngôn ngữ học đại cương" nổi tiếng của nhà ngôn ngữ học Thuỵ Sỹ Ferdinand de Saussure, trong khi thực ra người Ấn Ðộ đã nghiên cứu ngôn ngữ học một cách khoa học đáng kinh ngạc từ gần 3000 năm trước đó. Bài học đó chúng ta học được ngay ở trong Kinh Thánh: nếu có một tiếng nói chúng, từ lâu chúng ta đã lên tới Thiên Ðàng. </p><p></p><p> Nhưng những điều đáng buồn nhất có lẽ vẫn chưa phải là những sự "phát minh lại" nhiều không thể đếm xiết, mà là sự nhìn nhận sai lầm và đầy định kiến về những giá trị của các nền văn hoá, những thế giới khác nhau. Sự chia rẽ về mặt địa lý, dù chỉ là mập mờ như chúng ta đã nói ở trên, làm cho con người có cảm giác rằng mình đặc biệt so với kẻ khác, rằng giá trị của mình đặc biệt lập so với giá trị của kẻ khác. Và họ luôn tự hào về sự đặc biệt ấy. Nhưng nếu tỉnh táo nhìn nhận thì những thứ được coi là đặc biệt ấy chỉ là những khác biệt, phần lớn bề ngoài, hoàn toàn không phải là những giá trị để tự hào, nhiều lắm nó chỉ có giá trị để phân biệt mà thôi. Giá trị mà con người có thể tự hào là giá trị về tính phổ biến. Goethe đã đúng khi ông khẳng định rằng nghệ thuật chỉ có giá trị khi nó vươn tới những giá trị toàn cầu. Ðó chính là lý do vì sao những bài dân ca Italia có thể làm rung động trái tim một người dân chài trên sông và những bức tranh thuỷ mặc của người Trung Quốc có thể làm những chàng cao bồi Hoa Kỳ thích thú. </p><p> Theo chúng tôi thì cần phải có một thái độ đúng đắn và thích hợp với vấn đề. Bản sắc dân tộc có thể và cần phải đóng một vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần cũng như vật chất của con người. Trong sự nghiệp phát triển, một chính phủ khôn ngoan phải biết phát huy những thế mạnh của tâm lý dân tộc. Người Nhật hình như đã làm được điều đó khá tốt, họ thậm chí biết biến những cái dở của mình thành thế mạnh. Việc nhấn mạnh những đặc tính dân tộc tự thân nó không sai, nhưng việc tuyệt đối hoá những đặc thù đó là một thái độ cực đoan. Nó dễ dẫn tới sự bảo thủ, khép kín, tự làm nghèo mình đi và không có khả năng bắt kịp với thế giới đang thay đổi nhanh chóng từng ngày từng giờ. </p><p></p><p> Sự đa dạng bằng mọi giá là điều không thể chấp nhận, nhất là khi sự bảo vệ bản sắc của một cộng đồng được hiểu là tiêu diệt bản sắc của một cộng đồng khác. Cần phải hiểu rằng trong những nét đặc thù của dân tộc nào cũng có những mặt tiêu cực mà không nên duy trì. Tôi cho rằng điều quan trọng nhất không phải là khư khư giữ lấy những gì khác người, kể cả những cái khác người đã trở thành lạc hậu, chỉ cốt giữ được "bản sắc", mà là lựa chọn những gì tốt đẹp nhất, cả của mình lẫn của người khác đẻ có thể nắm lấy những cơ hội đi tới tương lai. Hơn lúc nào hết, chúng ta phải ý thức được rằng mình đang sống trong một thế giới duy nhất, cũng có thể nói là thống nhất, rằng chúng ta phụ thuộc và cũng vô cùng quan trọng đối với nhau. Chúng ta phải bắt đầu từ mô hình kinh tế mà Alvin Tofler từng mô tả bằng hình ảnh "con tàu vũ trụ": trái đất là một kho chứa hữu hạn các nguồn năng lực sống mà chúng ta không có quyền phung phí. Ðã quá lâu rồi, việc chúng ta không chịu học cách đối thoại, hoặc là đối thoại mà không có một thứ ngôn ngữ chung. </p><p></p><p> Nhưng cuộc sống đang buộc chúng ta phải thay đổi. Một cộng đồng dựa trên những tiêu chuẩn dị biệt thì tự nó sẽ mất đi sức sống. Vì thế, khi xây dựng các tiêu chuẩn cho cộng đồng của mình, con người phải dựa vào các tiêu chuẩn cộng đồng lớn hơn, các tiêu chuẩn đó, đến lượt nó, lại phải dựa trên những tiêu chuẩn lớn hơn nữa, và trên hết là những giá trị phổ biến toàn nhân loại. </p><p></p><p> Con người sinh ra không phải là để bảo tồn các giá trị hay bản sắc, không phải là để hội nhập, và thậm chí cũng không phải là để phát triển, mà là để sống. Những khái niệm như bản sắc, sự đa dạng, khả năng hội nhập hay sự phát triển...đều chỉ có ý nghĩa nếu nó phục vụ cho cuộc sống con người. Bản sắc và sự đa dạng của bản sắc không phải là cái mà người ta mua sắm được. Nó toả ra từ mọi mặt cuộc sống dân tộc, chảy không ngừng như một dòng sông nối liền quá khứ, hiện tại và tương lai. Nó mang trong mình các thông điệp của cả cộng đồng nhưng cũng thể hiện ra ở mỗi cá nhân. Người Trung Hoa có lý khi coi mỗi người đều là hình ảnh của thế giới. </p><p></p><p> Trong một bài thơ tôi viết về dòng máu Việt: Chẳng chọn ta, ta cũng không hề lựa chọn - Là người Việt, dù muốn hay không tôi cũng không thể không là người Việt. Dân tộc tôi, cũng như dân tộc bạn, những cộng đồng đã tồn tại và phát triển trong hàng ngàn năm trên Trái Ðất không nguôi máu lửa, ngạo nghễ lớn lên bất chấp vật đổi sao dời, bất chấp mọi mưu đồ đồng hoá của ngoại bang, những dân tộc ấy chẳng cần chúng ta phải gìn giữ bản sắc, cũng chẳng cho phép chúng ta trốn tránh bản sắc của mình. Chỉ có chính cuộc sống của chính các dân tộc, với những thăng trầm, những vận động âm thầm không mệt mỏi, mới có thẩm quyền và khả năng quyết định những gì cần giữ gìn, những gì cần loại bỏ. </p><p></p><p> Nhưng có một điều quan trọng, điều giải thích tại sao chúng ta có thể chung sống được với nhau, đó là chúng ta không ngừng thuộc về nhân loại - Chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng tôi đã nói điều đó bằng việc trích dẫn người Mỹ và người Pháp ngay trong những dòng mở đầu bản Tuyên ngôn độc lập của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. </p><p></p><p> Riêng tôi, tôi tin rằng thời gian sẽ ủng hộ những giá trị phổ quát. </p><p> <span style="font-size: 15px"><em>A.Q: Nhân vật của đại văn hào Trung Quốc Lỗ Tấn, nổi tiếng với cái gọi là "Phép thắng lợi tinh thần".</em></span></p><p> <span style="font-size: 15px"><em>Jean Tardieu, Lettre de Hanoi, bilingue, Phụ Nữ, Hà Nội, 2000.</em></span></p><p><span style="font-size: 15px"><em>Nguyễn Trãi, Ðại cáo bình Ngô.</em></span></p><p> <span style="font-size: 15px"><em>Nguồn: Tham luận tại hội nghị bộ trưởng Các nước nói tiếng Pháp về Văn hoá, Bruxelles, tháng 6 năm 2001, in lần đầu trong Những đường bay của mê lộ, Hà Nội 2002.</em></span></p><p><span style="font-size: 15px"><em></em></span></p><p><span style="font-size: 15px"><em></em></span><strong>Ngô Tự Lập</strong></p></blockquote><p></p>
[QUOTE="Butchi, post: 19749, member: 7"] [B]V. Ða dạng bằng mọi giá?[/B] Xu thế toàn cầu hoá dường như đang làm cho vấn đề về sự đa dạng văn hoá trở nên nóng bỏng. Tại nhiều nước đang phát triển, người ta thấy xuất hiện những quan điểm rất khác nhau, thậm chí trái ngược nhau về vấn đề bản sắc và sự đa dạng của bản dân tộc. Ðây đó vang lên khẩu hiệu đòi giữ gìn bản sắc dân tộc, và gìn giữ bằng mọi giá. Nhưng cũng có khuynh hướng cho rằng thực ra những khác biệt giữa các dân tộc là có nhưng không phải là quan trọng và ngày càng ít đi do xu thế toàn cầu hoá và do sự xích lại gần nhau của các dân tộc trên thế giới. Họ cho rằng sự đề cao bản sắc chỉ ngăn cản sự tiến bộ của xã hội và không nên khuyến khích. Thái độ của chúng tôi như vậy là rất rõ ràng: Sự đa dạng văn hoá không những là có thật mà còn không thể tránh khỏi. Bản sắc văn hoá là thứ được hình thành và tồn tại tất yếu, tự nhiên, cùng với sự hình thành và tồn tại của mỗi cộng đồng. Không một ý chí nào có thể khiến cộng đồng người Việt thôi là cộng đồng người Việt, và cũng không một ý chí nào có thể biến cộng đồng người Việt thành cộng đồng người Thái hay ngược lại, cho dù, cũng như mọi thứ trên cõi đời này, các cộng đồng người và những đặc điểm của nó cũng thay đổi theo năm tháng. Hơn nữa, sự đa dạng luôn luôn chỉ là tương đối. Con người có thể thuộc về nhiều chủng tộc, nhiều quốc gia, nhiều tôn giáo, nhiều thời đại khác nhau, nhưng tình yêu và thù hận là chung cho tất cả. Việc mỗi vùng, mỗi dân tộc có một nền văn hóa riêng không phải là lý do thoả đáng để nhấn mạnh cái mà người ta thường gọi là những cú sốc văn hoá, culture shock. Làm sao có thể tin được rằng những phụ nữ đạo theo đạo Hồi đeo mạng che mặt lại yêu đương kém nồng nàn hơn những cô gái phương Tây mặc mini-jupe. Làm sao có thể tin rằng những loạt súng nã vào dân lành, cả người Albanie lẫn người Serbie, lại giúp bảo tồn bản sắc văn hoá của những cộng đồng này. Tôi càng không tin rằng bom đạn của NATO có thể giúp giải quyết vấn đề. Sự tách biệt trong nhiều thế kỷ trước đây đã khiến con người lãng phí một cách ghê gớm trong quá trình phát triển của mình. Chắc chúng ta ai cũng biết rằng người châu Âu hân hoan chừng nào khi phát minh ra thuốc súng để sau đó phát hiện ra rằng người Trung Quốc đã đi trước họ hàng nghìn năm, chúng ta vẫn cho rằng ngôn ngữ học hiện đại ra đời với tác phẩm "ngôn ngữ học đại cương" nổi tiếng của nhà ngôn ngữ học Thuỵ Sỹ Ferdinand de Saussure, trong khi thực ra người Ấn Ðộ đã nghiên cứu ngôn ngữ học một cách khoa học đáng kinh ngạc từ gần 3000 năm trước đó. Bài học đó chúng ta học được ngay ở trong Kinh Thánh: nếu có một tiếng nói chúng, từ lâu chúng ta đã lên tới Thiên Ðàng. Nhưng những điều đáng buồn nhất có lẽ vẫn chưa phải là những sự "phát minh lại" nhiều không thể đếm xiết, mà là sự nhìn nhận sai lầm và đầy định kiến về những giá trị của các nền văn hoá, những thế giới khác nhau. Sự chia rẽ về mặt địa lý, dù chỉ là mập mờ như chúng ta đã nói ở trên, làm cho con người có cảm giác rằng mình đặc biệt so với kẻ khác, rằng giá trị của mình đặc biệt lập so với giá trị của kẻ khác. Và họ luôn tự hào về sự đặc biệt ấy. Nhưng nếu tỉnh táo nhìn nhận thì những thứ được coi là đặc biệt ấy chỉ là những khác biệt, phần lớn bề ngoài, hoàn toàn không phải là những giá trị để tự hào, nhiều lắm nó chỉ có giá trị để phân biệt mà thôi. Giá trị mà con người có thể tự hào là giá trị về tính phổ biến. Goethe đã đúng khi ông khẳng định rằng nghệ thuật chỉ có giá trị khi nó vươn tới những giá trị toàn cầu. Ðó chính là lý do vì sao những bài dân ca Italia có thể làm rung động trái tim một người dân chài trên sông và những bức tranh thuỷ mặc của người Trung Quốc có thể làm những chàng cao bồi Hoa Kỳ thích thú. Theo chúng tôi thì cần phải có một thái độ đúng đắn và thích hợp với vấn đề. Bản sắc dân tộc có thể và cần phải đóng một vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần cũng như vật chất của con người. Trong sự nghiệp phát triển, một chính phủ khôn ngoan phải biết phát huy những thế mạnh của tâm lý dân tộc. Người Nhật hình như đã làm được điều đó khá tốt, họ thậm chí biết biến những cái dở của mình thành thế mạnh. Việc nhấn mạnh những đặc tính dân tộc tự thân nó không sai, nhưng việc tuyệt đối hoá những đặc thù đó là một thái độ cực đoan. Nó dễ dẫn tới sự bảo thủ, khép kín, tự làm nghèo mình đi và không có khả năng bắt kịp với thế giới đang thay đổi nhanh chóng từng ngày từng giờ. Sự đa dạng bằng mọi giá là điều không thể chấp nhận, nhất là khi sự bảo vệ bản sắc của một cộng đồng được hiểu là tiêu diệt bản sắc của một cộng đồng khác. Cần phải hiểu rằng trong những nét đặc thù của dân tộc nào cũng có những mặt tiêu cực mà không nên duy trì. Tôi cho rằng điều quan trọng nhất không phải là khư khư giữ lấy những gì khác người, kể cả những cái khác người đã trở thành lạc hậu, chỉ cốt giữ được "bản sắc", mà là lựa chọn những gì tốt đẹp nhất, cả của mình lẫn của người khác đẻ có thể nắm lấy những cơ hội đi tới tương lai. Hơn lúc nào hết, chúng ta phải ý thức được rằng mình đang sống trong một thế giới duy nhất, cũng có thể nói là thống nhất, rằng chúng ta phụ thuộc và cũng vô cùng quan trọng đối với nhau. Chúng ta phải bắt đầu từ mô hình kinh tế mà Alvin Tofler từng mô tả bằng hình ảnh "con tàu vũ trụ": trái đất là một kho chứa hữu hạn các nguồn năng lực sống mà chúng ta không có quyền phung phí. Ðã quá lâu rồi, việc chúng ta không chịu học cách đối thoại, hoặc là đối thoại mà không có một thứ ngôn ngữ chung. Nhưng cuộc sống đang buộc chúng ta phải thay đổi. Một cộng đồng dựa trên những tiêu chuẩn dị biệt thì tự nó sẽ mất đi sức sống. Vì thế, khi xây dựng các tiêu chuẩn cho cộng đồng của mình, con người phải dựa vào các tiêu chuẩn cộng đồng lớn hơn, các tiêu chuẩn đó, đến lượt nó, lại phải dựa trên những tiêu chuẩn lớn hơn nữa, và trên hết là những giá trị phổ biến toàn nhân loại. Con người sinh ra không phải là để bảo tồn các giá trị hay bản sắc, không phải là để hội nhập, và thậm chí cũng không phải là để phát triển, mà là để sống. Những khái niệm như bản sắc, sự đa dạng, khả năng hội nhập hay sự phát triển...đều chỉ có ý nghĩa nếu nó phục vụ cho cuộc sống con người. Bản sắc và sự đa dạng của bản sắc không phải là cái mà người ta mua sắm được. Nó toả ra từ mọi mặt cuộc sống dân tộc, chảy không ngừng như một dòng sông nối liền quá khứ, hiện tại và tương lai. Nó mang trong mình các thông điệp của cả cộng đồng nhưng cũng thể hiện ra ở mỗi cá nhân. Người Trung Hoa có lý khi coi mỗi người đều là hình ảnh của thế giới. Trong một bài thơ tôi viết về dòng máu Việt: Chẳng chọn ta, ta cũng không hề lựa chọn - Là người Việt, dù muốn hay không tôi cũng không thể không là người Việt. Dân tộc tôi, cũng như dân tộc bạn, những cộng đồng đã tồn tại và phát triển trong hàng ngàn năm trên Trái Ðất không nguôi máu lửa, ngạo nghễ lớn lên bất chấp vật đổi sao dời, bất chấp mọi mưu đồ đồng hoá của ngoại bang, những dân tộc ấy chẳng cần chúng ta phải gìn giữ bản sắc, cũng chẳng cho phép chúng ta trốn tránh bản sắc của mình. Chỉ có chính cuộc sống của chính các dân tộc, với những thăng trầm, những vận động âm thầm không mệt mỏi, mới có thẩm quyền và khả năng quyết định những gì cần giữ gìn, những gì cần loại bỏ. Nhưng có một điều quan trọng, điều giải thích tại sao chúng ta có thể chung sống được với nhau, đó là chúng ta không ngừng thuộc về nhân loại - Chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng tôi đã nói điều đó bằng việc trích dẫn người Mỹ và người Pháp ngay trong những dòng mở đầu bản Tuyên ngôn độc lập của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Riêng tôi, tôi tin rằng thời gian sẽ ủng hộ những giá trị phổ quát. [SIZE=4][I]A.Q: Nhân vật của đại văn hào Trung Quốc Lỗ Tấn, nổi tiếng với cái gọi là "Phép thắng lợi tinh thần".[/I][/SIZE] [SIZE=4][I]Jean Tardieu, Lettre de Hanoi, bilingue, Phụ Nữ, Hà Nội, 2000. Nguyễn Trãi, Ðại cáo bình Ngô.[/I][/SIZE] [SIZE=4][I]Nguồn: Tham luận tại hội nghị bộ trưởng Các nước nói tiếng Pháp về Văn hoá, Bruxelles, tháng 6 năm 2001, in lần đầu trong Những đường bay của mê lộ, Hà Nội 2002. [/I][/SIZE][B]Ngô Tự Lập[/B] [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
VĂN HÓA
Các Nền Văn minh Thế Giới
Văn Hóa Thế Giới
Bản sắc văn hoá - tính tương đối của sự đa dạng
Top