Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
VĂN HÓA
Các Nền Văn minh Thế Giới
Văn Hóa Thế Giới
Bản sắc văn hoá - tính tương đối của sự đa dạng
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="Butchi" data-source="post: 19747" data-attributes="member: 7"><p><strong>III. Ba huyền thoại về sự khác biệt</strong></p><p></p><p> Chúng ta thường gặp ba huyền thoại về sự khác biệt Ðông-Tây. Huyền thoại thứ nhất là cho rằng có một mẫu số chung của các xã hội phương Ðông: sự chấp nhận thực tại, bất kể thực tại đó là tốt hay xấu, là có thể chấp nhận được hay không, và một mẫu số chung khác cho các xã hội phương Tây: khẳng định cá tính. Có nhiều người cho rằng đó là khác biệt có tính chất căn bản, cố hữu, đến mức hầu như không thể vượt qua. Huyền thoại thứ hai ca ngợi phương Ðông như một đỉnh cao và cho rằng phương Tây duy lý và đồi bại đã buộc phải quay về phương Ðông. Huyền thoại thứ ba liên quan đến hai khái niệm văn minh vật chất và văn minh tinh thần, theo đó phương Tây chạy theo vật chất, phương Ðông chạy theo tinh thần, vì thế mà phương Ðông dường như cao quý hơn. Những người đang cổ suý cho cái gọi là "những giá trị châu á" không ngớt lên án lối sống phương Tây như là thủ phạm của đủ thứ tệ nạn lan tràn như dịch bệnh tạo những quốc gia đang thay đổi đến chóng mặt của châu lục này. </p><p></p><p> Tôi cho rằng cả ba huyền thoại này đều không đúng. Tôi xin chia sẻ một kinh nghiệm cá nhân. Năm 1995, khi bắt tay vào viết luận văn Ma trong văn học kỳ ảo phương Ðông và phương Tây, tôi hình dung công trình sẽ là bản tổng kết những khác biệt trong quan niệm về ma, cũng như trong những đặc điểm về đề tài, nhân vật và cấu trúc của truyện ma trong hai nền văn hoá được coi là rất khác nhau này. Nhưng thực tế đã diễn ra hoàn toàn ngược lại. Càng nghiên cứu sâu tôi càng thấy sự tương đồng. Ðến mức có thể nói rằng mọi đề tài trong thế giới truyện ma phương Tây đều có trong thế giới truyện ma phương Ðông và ngược lại. </p><p></p><p>Cảm giác này lặp lại khi tôi đọc lại các nhà hiền triết phương Ðông cũng như phương Tây: điều khiến chúng ta kinh ngạc không phải là sự khác nhau mà giống nhau kỳ lạ của họ. Sự kinh ngạc càng lớn hơn nếu lưu ý rằng Platon và Khổng Tử là những người gần như đồng thời. Và ngay cả trong lý thuyết của Marx, qui luật đấu tranh và thống nhất giữa các mặt đối lập dường như cũng chỉ là hình thức diễn đạt khác những nguyên lý Âm Dương của Kinh dịch mà thôi. </p><p></p><p> Lý do của sự giống nhau ấy, theo tôi, chẳng có gì khó hiểu. Dù phương Ðông hay phương Tây thì đó cũng là một loài người duy nhất, sống trên một trái đất duy nhất. Những người đang lên án phương Tây không để ý rằng cặp khái niệm Ðông Tây chính là sản phẩm phương Tây rất đặc thù. Người phương Ðông chưa bao giờ dùng cặp khái niệm này. Trong toàn bộ lịch sử lâu dài đáng của mình, Trung Quốc luôn coi mình là trung tâm của thế giới. Ðối với họ, phương tây chỉ là phương tây của Trung Quốc mà thôi. Từ thời tiền sử đến tận thời Trung Cổ - cũng lại là một khái niệm phương Tây - các "nền văn minh phương Ðông" cả các "nền văn minh phương Tây", nếu xét chúng trên những nét cơ bản, không khác nhau nhiều lắm. </p><p></p><p> Phương Tây có cả duy lý lẫn phi lý, phương Ðông cũng vậy. ở phương Tây, người dân cũng đã từng dùng lá cây hay các bộ phận của cơ thể động vật để chữa bệnh. Trong một chuyến đi thăm miền nam nước Pháp, vào các làng của họ thì tôi được thử rất nhiều phương thuốc truyền thống. Một số loại được người dân chế biến thành kẹo chữa bệnh, giống như các loại dược phẩm truyền thống ở Việt Nam hay Trung Quốc. Còn ở phương Ðông, những luật lệ chặt chẽ chi phối xã hội Trung Hoa trong hàng ngàn năm, những thành tựu toán học kỳ diệu của người ấn Ðộ chẳng phải là bằng chứng của lý trí hay sao? Thậm chí ngay cả sự khác biệt về tôn giáo, theo tôi, cũng hoàn toàn không phải là bản chất như người ta tưởng. Việc phân chia nhân loại ra thành phương Ðông và phương Tây, rồi phương Nam hay phương Bắc, rõ ràng mang tính lịch sử và đầy định kiến. </p><p></p><p> Tuy nhiên người phương Tây đã đi được những bước dài. Bên cạnh những phương thuốc truyền thống, họ đã chế ra các loại dược phẩm hiện đại, họ có thể tiến hành giải phẫu, ghép các cơ quan và tiêm vác xin phòng bệnh...Xuất phát điểm gần như giống nhau, phương Ðông và phương Tây đã đi theo hai con đường khác nhau như chúng ta đã thấy. Phương Ðông, đặc biệt là Trung Quốc, có thời đã đóng vai trò của nền văn minh phát triển nhất. Hãy nhớ lại những sáng tạo tuyệt vời của người Trung Hoa như la bàn, thuốc nổ, tên lửa, đồ sứ, nghề làm giấy và nghề in... Sau đó phương Ðông đã tụt lại phía sau trong vòng vài thế kỷ vừa qua, nhưng tôi cho rằng sự khác nhau đang giảm dần. </p><p></p><p> Phương Tây không ít cao thượng hơn phương Ðông, và phương Ðông cũng khốn khổ vì vật chất chẳng ít hơn phương Tây. Có thể nói rằng trong toàn bộ lịch sử văn minh nhân loại, con người, dù ở đâu cũng gần gũi nhau trong quan niệm về hạnh phúc, về sự thịnh vượng cũng như về phương thức để đạt tới hạnh phúc đó. Và dù ở phương Ðông hay phương Tây, khái niệm thịnh vượng đều bắt đầu từ những thành tựu về kinh tế. Ðó là sự thịnh vượng mang tính vật chất. Người ta không thể trốn tránh tính chất đó. Không thể nói đến sự thịnh vượng mà không nói đến vật chất, không thể nói đến giàu có phi vật chất. Thậm chí đôi lúc, đôi nơi người ta đồng nhất sự thịnh vượng mà với sự giàu có. Bạn có thể thấy điều đó trong khẩu hiệu dân giàu nước mạnh đang vang lên ở tất cả các quốc gia thuộc thế giới thứ ba. Tất cả những ai cố tình lờ đi mặt vật chất và cường điệu những mặt còn lại của sự thịnh vượng đều là những người không dám nhìn vào sự thật. </p><p></p><p> Những người đang báo động một cách quá đáng về ảnh hưởng đồi bại của lối sống phương Tây không hiểu rằng con người phương Ðông không những không hề sợ lối sống phương Tây mà trái lại còn bị nó hấp dẫn. Thay vì phản ứng một cách máy móc, chúng ta hãy tự đặt câu hỏi: Cái gì tạo ra ra sự hấp dẫn của lối sống, của thói quen văn hoá phương Tây? Theo tôi, bất chấp những mặt tiêu cực của nó, văn hoá phương Tây hấp dẫn mạnh mẽ bởi tinh thần tự do và các giá trị nhân bản. </p><p></p><p> Nếu tôi không nhầm thì thái độ trân trọng các giá trị vật chất cũng có nguồn gốc từ chủ nghĩa nhân bản. ở phương Ðông, do ảnh hưởng của một số luồng tư tưởng, người ta cho rằng cuộc sống trên trần thế chỉ là phù du, rằng sống chỉ là ở tạm, chết mới thực là trở về. Quan niệm của người phương Tây suốt thời Trung Cổ cũng gần như thế: cuộc sống chẳng khác gì một cuộc chờ đợi để được lên Thiên Ðàng. Chính vì thế, ngay cả ngày hôm nay, những nhà doanh nghiệp ở Việt Nam vẫn không dám công khai phô diễn sự giàu có của mình. Họ cố gắng phân bua rằng đối với họ, tiền bạc là không quan trọng. Một số cố chứng tỏ rằng họ tôn đời sống tinh thần và trí tuệ bằng cách mua những cuốn Kinh Dịch dày cộp để gối đầu giường nhưng không bao giờ đọc. Chủ nghĩa nhân bản, trái laị, luôn đề cao cuộc sống con người và những niềm vui trần thế. Tất cả những gì đem lại hạnh phúc cho con người, kể cả vật chất, tiền bạc, đều xứng đáng được tôn vinh. </p><p></p><p> Trong thời đại hội nhập, sự tương tác giữa lối sống phương Ðông và lối sống phương Tây là tất yếu. Trong quá trình tương tác đó, không chỉ có phương Ðông hấp thụ được những giá trị của phương Tây, mà ngược lại phương Tây cũng có thể học phương Ðông được rất nhiều điều. Theo tôi, nhiệm vụ của chúng ta không phải là chống lại lối sống phương Tây mà là nhận thức những cái hay cái dở trong lối sống của dân tộc mình và nỗ lực hiện đại hoá nó. </p><p> Dĩ nhiên, sự nhấn mạnh thái quá vai trò của những yếu tố vật chất có nguy cơ sẽ dẫn đến sự tha hoá: nó thúc đẩy con người làm mọi điều để nhanh chóng đạt tới sự giàu có vật chất, điều mà Platon đã từng lên án. Nhưng điều này đúng cho cả phương Ðông lẫn phương Tây. Và dù ở phương Ðông hay phương Tây thì sự thịnh vượng cũng không đơn thuần chỉ là vật chất. Sự thịnh vượng còn thể hiện ở vẻ đẹp, ở sự hoàn mỹ trong đời sống tinh thần của các dân tộc. Ðó có thể là nghệ thuật, như kiến trúc, âm nhạc, hội hoạ... hay những phong tục tập quán và rất nhiều khía cạnh khác nữa của đời sống tinh thần. </p><p></p><p> Cũng cần nói thêm rằng việc phân chia văn hoá thành hai lĩnh vực: văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần... phản ánh lối tư duy lưỡng phân điển hình và không phải lúc nào cũng hợp lý. Thật khó, và ngày càng khó phân biệt rạch ròi đâu là sản phẩm vật chất, đâu là sản phẩm tinh thần. Không có sản phẩm tinh thần nào lại không được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, cũng như không có một sản phẩm vật chất nào lại không mang trong nó những giá trị tinh thần. Từ nhà cửa, đường phố, cầu cống... đến những vật dụng tầm thường nhất, kể cả những sản phẩm công nghiệp sản xuất hàng loạt, cũng đều là hiện thân của những giá trị văn hoá, thể hiện bản sắc dân tộc, trí tuệ và tài năng của những người làm ra chúng. </p><p></p><p> Hiểu được mối liên hệ mật thiết không thể tách rời của những giá trị văn hoá tinh thần và vật chất là điều vô cùng quan trọng. Liệu chúng ta có thể chỉ sử dụng những giá trị vật chất có nguồn gốc ngoại lai mà không hề bị ảnh hưởng bởi các giá trị tinh thần bao hàm trong đó hay không? Liệu chúng ta có thể trở thành một mắt xích trong hệ thống sản xuất đang trong quá trình toàn cầu hoá vũ bão mà vẫn nguyên vẹn là một người ngoài cuộc về văn hoá hay không? </p><p></p><p> Trong những năm gần đây, người ta có thể nhận thấy hai xu hướng ngược nhau, thực ra là hai mặt của một xu hướng chung của thế giới hiện đại: Một mặt, trong thế kỷ XX, chúng ta được chứng kiến sự biến mất từ từ nhưng không thể nào cưỡng nổi của những nền văn minh nông nghiệp, chủ yếu ở phương Ðông. Rất nhiều quốc gia thuộc cái gọi là "văn minh nông nghiệp" ấy lần lượt trở nên ngày càng "hiện đại", "công nghiêp" và gần như bao giờ cũng đồng nghĩa với "phương Tây hoá". Trong số những ví dụ điển hình nhất có thể kể Nhật Bản hay Ðài Loan. Mặt khác, tại nhiều nước thuộc cái gọi là "văn minh phương Tây", sau những bước phát triển vũ bão về công nghệ, đang có xu hướng khôi phục lại những giá trị truyền thống từng bị đe doạ bởi thứ chủ nghĩa duy vật tầm thường. Hàng loạt nước công nghiệp hoá dường như đang bước vào một giai đoạn trở về với truyền thống. Nhưng trái với những lời rao, sự trở về của này là vì một giai đoạn phát triển tiếp theo của chính họ chứ không phải là trở về với phương Ðông. Cũng tương tự như vậy, công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đang diễn ra sôi sục ở nhiều nước phương Ðông là vì nhu cầu của phương Ðông chứ hoàn toàn không phải là vì bị những quan niệm của phương Tây đầu độc. </p><p> Là một trong những đặc điểm nổi bật của cuộc sống nhân loại hiện đại, cả hiện tượng này nữa, cũng cho thấy tính chất tương đối của sự đối lập Ðông - Tây.</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="Butchi, post: 19747, member: 7"] [B]III. Ba huyền thoại về sự khác biệt[/B] Chúng ta thường gặp ba huyền thoại về sự khác biệt Ðông-Tây. Huyền thoại thứ nhất là cho rằng có một mẫu số chung của các xã hội phương Ðông: sự chấp nhận thực tại, bất kể thực tại đó là tốt hay xấu, là có thể chấp nhận được hay không, và một mẫu số chung khác cho các xã hội phương Tây: khẳng định cá tính. Có nhiều người cho rằng đó là khác biệt có tính chất căn bản, cố hữu, đến mức hầu như không thể vượt qua. Huyền thoại thứ hai ca ngợi phương Ðông như một đỉnh cao và cho rằng phương Tây duy lý và đồi bại đã buộc phải quay về phương Ðông. Huyền thoại thứ ba liên quan đến hai khái niệm văn minh vật chất và văn minh tinh thần, theo đó phương Tây chạy theo vật chất, phương Ðông chạy theo tinh thần, vì thế mà phương Ðông dường như cao quý hơn. Những người đang cổ suý cho cái gọi là "những giá trị châu á" không ngớt lên án lối sống phương Tây như là thủ phạm của đủ thứ tệ nạn lan tràn như dịch bệnh tạo những quốc gia đang thay đổi đến chóng mặt của châu lục này. Tôi cho rằng cả ba huyền thoại này đều không đúng. Tôi xin chia sẻ một kinh nghiệm cá nhân. Năm 1995, khi bắt tay vào viết luận văn Ma trong văn học kỳ ảo phương Ðông và phương Tây, tôi hình dung công trình sẽ là bản tổng kết những khác biệt trong quan niệm về ma, cũng như trong những đặc điểm về đề tài, nhân vật và cấu trúc của truyện ma trong hai nền văn hoá được coi là rất khác nhau này. Nhưng thực tế đã diễn ra hoàn toàn ngược lại. Càng nghiên cứu sâu tôi càng thấy sự tương đồng. Ðến mức có thể nói rằng mọi đề tài trong thế giới truyện ma phương Tây đều có trong thế giới truyện ma phương Ðông và ngược lại. Cảm giác này lặp lại khi tôi đọc lại các nhà hiền triết phương Ðông cũng như phương Tây: điều khiến chúng ta kinh ngạc không phải là sự khác nhau mà giống nhau kỳ lạ của họ. Sự kinh ngạc càng lớn hơn nếu lưu ý rằng Platon và Khổng Tử là những người gần như đồng thời. Và ngay cả trong lý thuyết của Marx, qui luật đấu tranh và thống nhất giữa các mặt đối lập dường như cũng chỉ là hình thức diễn đạt khác những nguyên lý Âm Dương của Kinh dịch mà thôi. Lý do của sự giống nhau ấy, theo tôi, chẳng có gì khó hiểu. Dù phương Ðông hay phương Tây thì đó cũng là một loài người duy nhất, sống trên một trái đất duy nhất. Những người đang lên án phương Tây không để ý rằng cặp khái niệm Ðông Tây chính là sản phẩm phương Tây rất đặc thù. Người phương Ðông chưa bao giờ dùng cặp khái niệm này. Trong toàn bộ lịch sử lâu dài đáng của mình, Trung Quốc luôn coi mình là trung tâm của thế giới. Ðối với họ, phương tây chỉ là phương tây của Trung Quốc mà thôi. Từ thời tiền sử đến tận thời Trung Cổ - cũng lại là một khái niệm phương Tây - các "nền văn minh phương Ðông" cả các "nền văn minh phương Tây", nếu xét chúng trên những nét cơ bản, không khác nhau nhiều lắm. Phương Tây có cả duy lý lẫn phi lý, phương Ðông cũng vậy. ở phương Tây, người dân cũng đã từng dùng lá cây hay các bộ phận của cơ thể động vật để chữa bệnh. Trong một chuyến đi thăm miền nam nước Pháp, vào các làng của họ thì tôi được thử rất nhiều phương thuốc truyền thống. Một số loại được người dân chế biến thành kẹo chữa bệnh, giống như các loại dược phẩm truyền thống ở Việt Nam hay Trung Quốc. Còn ở phương Ðông, những luật lệ chặt chẽ chi phối xã hội Trung Hoa trong hàng ngàn năm, những thành tựu toán học kỳ diệu của người ấn Ðộ chẳng phải là bằng chứng của lý trí hay sao? Thậm chí ngay cả sự khác biệt về tôn giáo, theo tôi, cũng hoàn toàn không phải là bản chất như người ta tưởng. Việc phân chia nhân loại ra thành phương Ðông và phương Tây, rồi phương Nam hay phương Bắc, rõ ràng mang tính lịch sử và đầy định kiến. Tuy nhiên người phương Tây đã đi được những bước dài. Bên cạnh những phương thuốc truyền thống, họ đã chế ra các loại dược phẩm hiện đại, họ có thể tiến hành giải phẫu, ghép các cơ quan và tiêm vác xin phòng bệnh...Xuất phát điểm gần như giống nhau, phương Ðông và phương Tây đã đi theo hai con đường khác nhau như chúng ta đã thấy. Phương Ðông, đặc biệt là Trung Quốc, có thời đã đóng vai trò của nền văn minh phát triển nhất. Hãy nhớ lại những sáng tạo tuyệt vời của người Trung Hoa như la bàn, thuốc nổ, tên lửa, đồ sứ, nghề làm giấy và nghề in... Sau đó phương Ðông đã tụt lại phía sau trong vòng vài thế kỷ vừa qua, nhưng tôi cho rằng sự khác nhau đang giảm dần. Phương Tây không ít cao thượng hơn phương Ðông, và phương Ðông cũng khốn khổ vì vật chất chẳng ít hơn phương Tây. Có thể nói rằng trong toàn bộ lịch sử văn minh nhân loại, con người, dù ở đâu cũng gần gũi nhau trong quan niệm về hạnh phúc, về sự thịnh vượng cũng như về phương thức để đạt tới hạnh phúc đó. Và dù ở phương Ðông hay phương Tây, khái niệm thịnh vượng đều bắt đầu từ những thành tựu về kinh tế. Ðó là sự thịnh vượng mang tính vật chất. Người ta không thể trốn tránh tính chất đó. Không thể nói đến sự thịnh vượng mà không nói đến vật chất, không thể nói đến giàu có phi vật chất. Thậm chí đôi lúc, đôi nơi người ta đồng nhất sự thịnh vượng mà với sự giàu có. Bạn có thể thấy điều đó trong khẩu hiệu dân giàu nước mạnh đang vang lên ở tất cả các quốc gia thuộc thế giới thứ ba. Tất cả những ai cố tình lờ đi mặt vật chất và cường điệu những mặt còn lại của sự thịnh vượng đều là những người không dám nhìn vào sự thật. Những người đang báo động một cách quá đáng về ảnh hưởng đồi bại của lối sống phương Tây không hiểu rằng con người phương Ðông không những không hề sợ lối sống phương Tây mà trái lại còn bị nó hấp dẫn. Thay vì phản ứng một cách máy móc, chúng ta hãy tự đặt câu hỏi: Cái gì tạo ra ra sự hấp dẫn của lối sống, của thói quen văn hoá phương Tây? Theo tôi, bất chấp những mặt tiêu cực của nó, văn hoá phương Tây hấp dẫn mạnh mẽ bởi tinh thần tự do và các giá trị nhân bản. Nếu tôi không nhầm thì thái độ trân trọng các giá trị vật chất cũng có nguồn gốc từ chủ nghĩa nhân bản. ở phương Ðông, do ảnh hưởng của một số luồng tư tưởng, người ta cho rằng cuộc sống trên trần thế chỉ là phù du, rằng sống chỉ là ở tạm, chết mới thực là trở về. Quan niệm của người phương Tây suốt thời Trung Cổ cũng gần như thế: cuộc sống chẳng khác gì một cuộc chờ đợi để được lên Thiên Ðàng. Chính vì thế, ngay cả ngày hôm nay, những nhà doanh nghiệp ở Việt Nam vẫn không dám công khai phô diễn sự giàu có của mình. Họ cố gắng phân bua rằng đối với họ, tiền bạc là không quan trọng. Một số cố chứng tỏ rằng họ tôn đời sống tinh thần và trí tuệ bằng cách mua những cuốn Kinh Dịch dày cộp để gối đầu giường nhưng không bao giờ đọc. Chủ nghĩa nhân bản, trái laị, luôn đề cao cuộc sống con người và những niềm vui trần thế. Tất cả những gì đem lại hạnh phúc cho con người, kể cả vật chất, tiền bạc, đều xứng đáng được tôn vinh. Trong thời đại hội nhập, sự tương tác giữa lối sống phương Ðông và lối sống phương Tây là tất yếu. Trong quá trình tương tác đó, không chỉ có phương Ðông hấp thụ được những giá trị của phương Tây, mà ngược lại phương Tây cũng có thể học phương Ðông được rất nhiều điều. Theo tôi, nhiệm vụ của chúng ta không phải là chống lại lối sống phương Tây mà là nhận thức những cái hay cái dở trong lối sống của dân tộc mình và nỗ lực hiện đại hoá nó. Dĩ nhiên, sự nhấn mạnh thái quá vai trò của những yếu tố vật chất có nguy cơ sẽ dẫn đến sự tha hoá: nó thúc đẩy con người làm mọi điều để nhanh chóng đạt tới sự giàu có vật chất, điều mà Platon đã từng lên án. Nhưng điều này đúng cho cả phương Ðông lẫn phương Tây. Và dù ở phương Ðông hay phương Tây thì sự thịnh vượng cũng không đơn thuần chỉ là vật chất. Sự thịnh vượng còn thể hiện ở vẻ đẹp, ở sự hoàn mỹ trong đời sống tinh thần của các dân tộc. Ðó có thể là nghệ thuật, như kiến trúc, âm nhạc, hội hoạ... hay những phong tục tập quán và rất nhiều khía cạnh khác nữa của đời sống tinh thần. Cũng cần nói thêm rằng việc phân chia văn hoá thành hai lĩnh vực: văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần... phản ánh lối tư duy lưỡng phân điển hình và không phải lúc nào cũng hợp lý. Thật khó, và ngày càng khó phân biệt rạch ròi đâu là sản phẩm vật chất, đâu là sản phẩm tinh thần. Không có sản phẩm tinh thần nào lại không được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, cũng như không có một sản phẩm vật chất nào lại không mang trong nó những giá trị tinh thần. Từ nhà cửa, đường phố, cầu cống... đến những vật dụng tầm thường nhất, kể cả những sản phẩm công nghiệp sản xuất hàng loạt, cũng đều là hiện thân của những giá trị văn hoá, thể hiện bản sắc dân tộc, trí tuệ và tài năng của những người làm ra chúng. Hiểu được mối liên hệ mật thiết không thể tách rời của những giá trị văn hoá tinh thần và vật chất là điều vô cùng quan trọng. Liệu chúng ta có thể chỉ sử dụng những giá trị vật chất có nguồn gốc ngoại lai mà không hề bị ảnh hưởng bởi các giá trị tinh thần bao hàm trong đó hay không? Liệu chúng ta có thể trở thành một mắt xích trong hệ thống sản xuất đang trong quá trình toàn cầu hoá vũ bão mà vẫn nguyên vẹn là một người ngoài cuộc về văn hoá hay không? Trong những năm gần đây, người ta có thể nhận thấy hai xu hướng ngược nhau, thực ra là hai mặt của một xu hướng chung của thế giới hiện đại: Một mặt, trong thế kỷ XX, chúng ta được chứng kiến sự biến mất từ từ nhưng không thể nào cưỡng nổi của những nền văn minh nông nghiệp, chủ yếu ở phương Ðông. Rất nhiều quốc gia thuộc cái gọi là "văn minh nông nghiệp" ấy lần lượt trở nên ngày càng "hiện đại", "công nghiêp" và gần như bao giờ cũng đồng nghĩa với "phương Tây hoá". Trong số những ví dụ điển hình nhất có thể kể Nhật Bản hay Ðài Loan. Mặt khác, tại nhiều nước thuộc cái gọi là "văn minh phương Tây", sau những bước phát triển vũ bão về công nghệ, đang có xu hướng khôi phục lại những giá trị truyền thống từng bị đe doạ bởi thứ chủ nghĩa duy vật tầm thường. Hàng loạt nước công nghiệp hoá dường như đang bước vào một giai đoạn trở về với truyền thống. Nhưng trái với những lời rao, sự trở về của này là vì một giai đoạn phát triển tiếp theo của chính họ chứ không phải là trở về với phương Ðông. Cũng tương tự như vậy, công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đang diễn ra sôi sục ở nhiều nước phương Ðông là vì nhu cầu của phương Ðông chứ hoàn toàn không phải là vì bị những quan niệm của phương Tây đầu độc. Là một trong những đặc điểm nổi bật của cuộc sống nhân loại hiện đại, cả hiện tượng này nữa, cũng cho thấy tính chất tương đối của sự đối lập Ðông - Tây. [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
VĂN HÓA
Các Nền Văn minh Thế Giới
Văn Hóa Thế Giới
Bản sắc văn hoá - tính tương đối của sự đa dạng
Top