Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
VĂN HÓA
Các Nền Văn minh Thế Giới
Văn Hóa Thế Giới
Bản sắc văn hoá - tính tương đối của sự đa dạng
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="Butchi" data-source="post: 19746" data-attributes="member: 7"><p><strong>II. Tây và ta</strong></p><p></p><p> Nhân nói về sự đối lập Ðông-Tây, tôi muốn điểm qua sự biến đổi thú vị của từ Tây trong tiếng Việt. </p><p></p><p> Cho đến giữa thế kỷ này, đối với người Việt, Tây gần như là một từ đồng nghĩa với Pháp. Người ta nói: tiếng Tây, thằng Tây...với nghĩa là tiếng Pháp, người Pháp...- điều này đến tận bây giờ vẫn còn đúng trong cộng đồng người Việt ở Pháp. Nhưng ở Việt Nam thì nội hàm của từ này đã thay đổi rất nhiều cùng với sự hoà nhập từ từ của Việt Nam vào đời sống quốc tế. Người ta bắt đầu dùng nó để chỉ tất cả những người đến từ Âu - Mỹ, những người mũi lõ, cho dù họ là người Nga, người Mỹ hay người Cuba. Riêng với người châu Phi thì có thêm từ đen, Tây đen. Nhưng chưa hết. Chẳng hiểu từ bao giờ, người dân bắt đầu dùng từ Tây để nói về tất cả những người đến từ các quốc gia giàu có, kể cả những quốc gia châu á như Nhật Bản, Singapore... </p><p></p><p> Hiện tượng này không đơn thuần là một cách dùng từ thiếu chính xác, mà theo chúng tôi, hàm chứa một thái độ, nói đúng hơn, một cách phân loại. Mà đã là một cách phân loại, cho dù đó là cách phân loại của quần chúng, nó cũng có tiêu chí: đó là mức sống. Với quần chúng, phương Tây nghĩa là giàu có, phương Ðông nghĩa là đói nghèo. </p><p></p><p> Sự đối lập Ðông-Tây mà nhiều người coi là hiển nhiên, là một đặc tính gần như cố hữu của nhân loại, đặc biệt là nhân loại hiện đại, thực ra không phải là cách duy nhất được và có thể được sử dụng để phân chia xã hội loài người, cũng không phải là những khái niệm bất biến. Dĩ nhiên, từ trong cội nguồn, các khái niệm phương Ðông và phương Tây là những khái niệm địa lý, nhưng cách hiểu như ngày nay thì có lịch sử chưa lâu. Cho đến tận thế kỷ XIX, ở châu Âu, người ta dùng từ "phương Ðông" để chỉ vùng lãnh thổ nằm dưới sự thống trị của đế quốc ottomane. Việc châu Âu xâm nhập vào Trung Quốc, cuối thế kỷ XIX, dẫn đến việc người ta sáng ta ra từ Viễn Ðông, và từ này, đến lượt nó, lại làm nảy sinh ra từ Cận Ðông. Ðến đầu thế kỷ XX, người Anglo - Saxons đưa ra khái niệm Trung Ðông để chỉ khu vực từ Biển Ðỏ đến ấn Ðộ thuộc Anh. </p><p></p><p> Lịch sử đã đem đến cho cặp khái niệm những ý nghĩa khác. Về chính trị chẳng hạn, phương Tây từng có thời đồng nghĩa với thế giới những quốc gia TBCN, nơi kinh tế thị trường cùng tất cả những hệ thống chính trị-xã hội gắn liền với nó đạt tới một trình độ phát triển cao. Phương Tây, do vậy, bao gồm không chỉ Tây Âu, Châu Mỹ mà cả những nước như Nhật Bản, Australia chẳng hạn. Phương Ðông, theo cách phân chia này, bao gồm những quốc gia có hệ thống xã hội - chính trị ít nhiều phi TBCN: Ðông Âu và Liên Xô trước đây cùng với các nước thuộc thế giới thứ ba. Cách phân chia này từng là mốt trong thời kỳ chiến tranh lạnh đã không còn ý nghĩa sau khi Liên Xô và khối XHCN sụp đổ. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, nó dường như lại đang được tái sinh với những đường ranh giới khác, dù với màu sắc chính trị khác. </p><p></p><p> Một cách hiểu khác cũng đang ngày một được cổ suý dựa trên quan điểm văn hoá. Người ta dường như cho rằng phương Ðông là khái niệm dùng để chỉ các nền văn hoá vẫn tiếp tục trung thành với tinh thần truyền thống, nơi duy lý và phi lý tồn tại song song, còn phương Tây là nơi tinh thần truyền thống đã bị quên lãng, nhường chỗ cho sự thống trị hầu như tuyệt đối của lý trí. Theo quan điểm này, phương Tây bao gồm toàn bộ châu Âu, gồm cả Ðông Âu, và những phần nối dài của nó như châu Mỹ hay Australia. Ðối với phương Ðông thì phức tạp hơn. Người ta không những không thống nhất về ranh giới mà thậm chí còn cho rằng có nhiều nền văn minh phương Ðông mà sự khác nhau giữa chúng hoàn toàn không nhỏ hơn giữa chúng với văn minh phương Tây.</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="Butchi, post: 19746, member: 7"] [B]II. Tây và ta[/B] Nhân nói về sự đối lập Ðông-Tây, tôi muốn điểm qua sự biến đổi thú vị của từ Tây trong tiếng Việt. Cho đến giữa thế kỷ này, đối với người Việt, Tây gần như là một từ đồng nghĩa với Pháp. Người ta nói: tiếng Tây, thằng Tây...với nghĩa là tiếng Pháp, người Pháp...- điều này đến tận bây giờ vẫn còn đúng trong cộng đồng người Việt ở Pháp. Nhưng ở Việt Nam thì nội hàm của từ này đã thay đổi rất nhiều cùng với sự hoà nhập từ từ của Việt Nam vào đời sống quốc tế. Người ta bắt đầu dùng nó để chỉ tất cả những người đến từ Âu - Mỹ, những người mũi lõ, cho dù họ là người Nga, người Mỹ hay người Cuba. Riêng với người châu Phi thì có thêm từ đen, Tây đen. Nhưng chưa hết. Chẳng hiểu từ bao giờ, người dân bắt đầu dùng từ Tây để nói về tất cả những người đến từ các quốc gia giàu có, kể cả những quốc gia châu á như Nhật Bản, Singapore... Hiện tượng này không đơn thuần là một cách dùng từ thiếu chính xác, mà theo chúng tôi, hàm chứa một thái độ, nói đúng hơn, một cách phân loại. Mà đã là một cách phân loại, cho dù đó là cách phân loại của quần chúng, nó cũng có tiêu chí: đó là mức sống. Với quần chúng, phương Tây nghĩa là giàu có, phương Ðông nghĩa là đói nghèo. Sự đối lập Ðông-Tây mà nhiều người coi là hiển nhiên, là một đặc tính gần như cố hữu của nhân loại, đặc biệt là nhân loại hiện đại, thực ra không phải là cách duy nhất được và có thể được sử dụng để phân chia xã hội loài người, cũng không phải là những khái niệm bất biến. Dĩ nhiên, từ trong cội nguồn, các khái niệm phương Ðông và phương Tây là những khái niệm địa lý, nhưng cách hiểu như ngày nay thì có lịch sử chưa lâu. Cho đến tận thế kỷ XIX, ở châu Âu, người ta dùng từ "phương Ðông" để chỉ vùng lãnh thổ nằm dưới sự thống trị của đế quốc ottomane. Việc châu Âu xâm nhập vào Trung Quốc, cuối thế kỷ XIX, dẫn đến việc người ta sáng ta ra từ Viễn Ðông, và từ này, đến lượt nó, lại làm nảy sinh ra từ Cận Ðông. Ðến đầu thế kỷ XX, người Anglo - Saxons đưa ra khái niệm Trung Ðông để chỉ khu vực từ Biển Ðỏ đến ấn Ðộ thuộc Anh. Lịch sử đã đem đến cho cặp khái niệm những ý nghĩa khác. Về chính trị chẳng hạn, phương Tây từng có thời đồng nghĩa với thế giới những quốc gia TBCN, nơi kinh tế thị trường cùng tất cả những hệ thống chính trị-xã hội gắn liền với nó đạt tới một trình độ phát triển cao. Phương Tây, do vậy, bao gồm không chỉ Tây Âu, Châu Mỹ mà cả những nước như Nhật Bản, Australia chẳng hạn. Phương Ðông, theo cách phân chia này, bao gồm những quốc gia có hệ thống xã hội - chính trị ít nhiều phi TBCN: Ðông Âu và Liên Xô trước đây cùng với các nước thuộc thế giới thứ ba. Cách phân chia này từng là mốt trong thời kỳ chiến tranh lạnh đã không còn ý nghĩa sau khi Liên Xô và khối XHCN sụp đổ. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, nó dường như lại đang được tái sinh với những đường ranh giới khác, dù với màu sắc chính trị khác. Một cách hiểu khác cũng đang ngày một được cổ suý dựa trên quan điểm văn hoá. Người ta dường như cho rằng phương Ðông là khái niệm dùng để chỉ các nền văn hoá vẫn tiếp tục trung thành với tinh thần truyền thống, nơi duy lý và phi lý tồn tại song song, còn phương Tây là nơi tinh thần truyền thống đã bị quên lãng, nhường chỗ cho sự thống trị hầu như tuyệt đối của lý trí. Theo quan điểm này, phương Tây bao gồm toàn bộ châu Âu, gồm cả Ðông Âu, và những phần nối dài của nó như châu Mỹ hay Australia. Ðối với phương Ðông thì phức tạp hơn. Người ta không những không thống nhất về ranh giới mà thậm chí còn cho rằng có nhiều nền văn minh phương Ðông mà sự khác nhau giữa chúng hoàn toàn không nhỏ hơn giữa chúng với văn minh phương Tây. [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
VĂN HÓA
Các Nền Văn minh Thế Giới
Văn Hóa Thế Giới
Bản sắc văn hoá - tính tương đối của sự đa dạng
Top