• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Bản năng học tập phần 2

ChipsMunk

New member
Xu
0
BẢN NĂNG HỌC TẬP PHẦN 2

Lần trước mình đã giới thiệu với các bạn một số chiến lược để học ngoại ngữ theo phong cách rất “tự nhiên“, giúp bạn có một thứ ngoại ngữ rất“hoang dã” (tính practical cao). Để giúp bạn phát huy tối đa “bản năng học tập” hôm nay mình sẽ chia sẻ cách ứng dụng trí tưởng tượng tối đa vào để giúp bạn có những giây phút thoải mái, tuyệt vời nhất khi học ngoại ngữ!
1. Bản chất của Ngôn ngữ.

Ngôn ngữ là một phạm trù khá phức tạp (mà thực tế là có hẳn một chuyên ngành ngôn ngữ học) cho nên ở trong phạm vi bài viết này mình sẽ dùng theo cách hiểu của mình, một niềm tin hữu ích giúp đơn giản hóa vấn đề. Mình hiểu đơn giản, ngôn ngữ là một phương tiện do con người sáng tạo ra, mục đích là truyền đạt ý tưởng. Do đó, bạn hoàn toàn có thể tự tạo ra một loại ngôn ngữ riêng cho mình… mà truyền bá được toàn thế giới… và sau đó không bao giờ phải học ngoại ngữ nữa!
Sở dĩ chúng ta thông thạo một loại ngôn ngữ nào đó là vì các ý niệm nảy sinh trong não chúng ta đã hình thành những liên kết giữa ý niệm- ngôn ngữ. Ví dụ, trong đầu bạn có một ý nghĩ rằng mình muốn ăn chuối, là người Việt bạn sẽ nói “Tôi muốn một quả chuối“, là người Anh thì sẽ là “I want a banana“. Bạn có thể thấy rằng, ẩn đằng sau hai câu này, đều là một ý nghĩ, hình ảnh, âm thanh, cảm xúc, liên tưởng nào đó gắn kết với quả chuối. Hãy xem mô hình dưới đây.
Qua mô hình, bạn có thể thấy rằng sở dĩ bạn giỏi tiếng Việt bởi đơn giản bạn đã tạo ra rất nhiều liên kết giữa ý niệm quả chuối và chữ “quả chuối” trong tiếng Việt sau hàng trăm lần mua chuối, hái chuối, ăn chuối… nên liên kết với ngôn ngữ tiếng Việt trội hơn nhiều so với tiếng Anh. Tóm lại, bạn giỏi một ngôn ngữ hay không phụ thuộc vào việc liên kết giữa ngôn ngữ đó với những ý niệm trong đầu bạn mạnh mẽ đến mức nào. Cho nên người ta mới hay nói rằng bí quyết học ngoại ngữ… đơn giản là chăm chỉ! Đó là chăm chỉ tạo liên kết
10.gif
2. Cách học Cổ điển
Chăm chỉ thôi là được sao? Không đơn giản như vậy. Điều quan trọng là bạn chăm chỉ như thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất. Bởi nếu bạn chăm chỉ không có phương pháp, thì cũng giống như một người hì hục leo lên tầng 10 của khách sạn và phát hiện ra rằng “Ô, có thang máy kìa!“. Sau đây là cách học thường thấy, chúng ta có một list từ, và nghĩa của từ đó ngay bên cạnh và chúng ta bắt đầu nhìn và rồi thuộc lòng.Apple ———– Quả táo (ép-pồ là quả táo)
Grapes ——— Chùm nho (gờ-rếp là chùm nho)
Guava ———- Quả ổi (goa-va là quả ổi)
Strawberry —- Quả dâu tây (sờ-tro-bơ-ry là dâu tây)
Sapodilla —— Quả hồng xiêm (sa-pót-đi-la là hồng xiêm)
Custard ——– Quả mãng cầu (cát-sờ-tợt là mãng cầu)
Papaya ——— Quả đu đủ (pơ-pay-a là đu đủ)

Với cách này, sự liên kết tạo ra dường như chỉ là ngôn ngữ-ngôn ngữ. Riêng bản thân mình cố gắng lắm theo cách này… thì cũng chỉ nhớ được tầm 7 từ trên là hết… rồi khi học đến từ thứ 10 thì có lẽ là quên mất mấy từ trước đó. Nguyên nhân chủ yếu, là do các liên kết giữa ngôn ngữ-ngôn ngữ thường không đủ mạnh để giúp cho não cảm thấy hứng thú (đặc biệt là vỡi những người não phải ^^).Các giáo trình, từ điển hiện đại ngày nay đều đã được cải tiến, giúp chúng ta tạo liên kết mạnh mẽ hơn, chẳng hạn việc đặt từ mới trong một văn cảnh cụ thể, hoặc kèm minh họa sinh động. Nó sẽ kích thích cả hai não ghi nhớ khi tạo ra liên kết ngôn ngữ – ngôn ngữ – hình ảnh (từ cần tra – nghĩa của từ – hình ảnh minh họa). Song nhìn chung vẫn chưa thực sự hiệu quả lắm thỉ phải, bằng chứng là nhiều người vẫn mua sách, mua đĩa về rồi vứt đó chỏng chơ…

3. Ba nguyên tắc nền tảng

Nói đến đây, chắc nhiều bạn đã mường tượng ra cách mà mình học ngoại ngữ thế nào rồi. Mình dùng một vài kỹ thuật đặc biệt mà một số bạn quen gọi là “sử dụng NLP để học ngoại ngữ“. Trước khi chia sẻ mình muốn các bạn biết ba nguyên tắc nền tảng cơ bản của kỹ thuật này – đồng thời cũng là những nguyên lý giúp học tập hiệu quả, tiết kiệm thời gian:
#1 – Luôn luôn liên kết trực tiếp ngôn ngữ – ý niệm, hạn chế xài liên kết ngôn ngữ- ngôn ngữ. Nói một cách khác, thay vì dùng từ điển Anh-Việt, bạn nên dùng Anh-Anh hoặc Anh-Anh-Việt với càng nhiều hình ảnh minh họa càng tốt. Khi các bạn có thói quen liên kết ngôn ngữ-ý niệm thì các bạn sẽ rèn được khả năng suy nghĩ bằng tiếng anh. Khi bạn suy nghĩ được bằng ngoại ngữ, thì bạn cũng sẽ nói, viết và thuyết trình được bằng ngoại ngữ. Nó giống như quy trình Inside-Out mà mình hay đề cập đến. Ý niệm ở đây có thể là ý tưởng, ký ức, trải nghiệm mà một lát nữa bạn sẽ được giải thích rõ hơn.Trong mô hình dưới đây, khi nào bạn tạo ra liên kết với ngoại ngữ 2 mạnh mẽ ngang ngửa với ngoại ngữ 1 (ví dụ: vừa nhắc đến quả chuối, thì trong đầu đã nảy ra ngay từ “banana” ngay lập tức). Khi đó người ta nói, bạn thành thạo tiếng ngoại ngữ đó như tiếng mẹ đẻ (ngoại ngữ 1)!
#2 – Các liên kết ngôn ngữ – ý niệm càng phong phú, độc đáo, hài hước càng tốt. Cùng là một từ vựng, song nếu bạn liên kết nó cùng một lúc nó bằng hình ảnh, âm thanh, cảm xúc thì sẽ càng hiệu quả.Ví dụ từ quả mãng cầu trong tiếng anh là Custard (Cát-s-tợt) bạn vừa đọc từ đó, vừa tưởng tượng mình cầm trên tay quả mãng cầu, nhẩm đi nhẩm lại “Cát-s-tợt”, cảm nhận vị thơm phức của nó trong cốc sinh tố và bắt đầu từ từ thưởng thức vị tươi ngon đó. Hoặc hài hước một chút, có thể tưởng tượng sau khi bạn pha sinh tố xong, thì đổ lên đầu một ai đó…#3 – Sử dụng trải nghiệm tưởng tượng. Não chúng ta một cách tự nhiên không phân biệt được trải nghiệm thực & trải nghiệm tưởng tượng. Lấy ví dụ đơn giản, sau khi đọc xong đoạn này, bạn hãy thử nhắm mắt lại và tưởng tượng mình đang ở lan can trên tầng 20 của một tòa nhà ,và nhìn xuống dưới. Nếu bạn làm tốt (tưởng tượng ra những hình ảnh như thật), bạn sẽ cảm nhận được độ sâu, và hơi một chút cảm giác “run run” (đặc biệt đối với những người sợ độ cao, thì chỉ cần nhắc đến thôi chắc là khiếp vía!”)Đây đồng thời cũng là bí quyết của nhiều diễn giả, các nhà thể thao nổi tiếng thế giới. Khi họ không có nhiều thời gian để luyện tập, họ dành phần lớn thời gian để luyện tập trong tâm trí, cho đến khi nhuần nhuyễn, thành thạo mới thôi. Và kỹ thuật thay thế trải nghiệm mà mình giới thiệu ngay sau đây, là một phương pháp kết hợp cả ba nguyên tắc trên, cho nên trí tưởng tượng của bạn càng phong phú, hài hước, bạn càng dễ học ngoại ngữ!
4. Kỹ thuật Thay thế Trải nghiệm!
Nói đến trải nghiệm, tức là nói đến những gì bạn đã trải qua: có thể là một thứ gì đó, một điều gì đó mà chân tay bạn đã trực tiếp được tiếp xúc, mắt bạn trực tiếp nhìn thấy, tai bạn trực tiếp nghe thấy, đầu óc bạn suy nghĩ về nó rất nhiều. Nói chung là những gì mà bạn ấn tượng, hoặc là một thói quen hàng ngày. Bây giờ gắn kết nó với ngôn ngữ. Quay lại khóa khứ một chút, bạn có nhớ lần đầu tiên được tiếp xúc với tiếng Việt là khi nào không?Có lẽ với hầu hết đa số chúng ta, thì đó là lúc những người thân trong gia đình chỉ vào nhau và dạy cho bạn rằng đó là Ba, đó là Mẹ, đó là … và thế là hình ảnh, cảm xúc, âm thanh, hay tất cả những gì gắn kết với ký ức ba mẹ bạn đã được gắn với từ “Ba, Mẹ…” trong tiếng Việt. Điều mà chúng ta làm khi thay thế trải nghiệm, là đơn giản bạn hãy hồi tưởng lại một trải nghiệm đó. Và thay thế ngôn ngữ tiếng Việt bạn đã dùng bằng ngoại ngữ bạn muốn học.Hãy tưởng tượng, hồi đó, khi mẹ bạn nói “Gọi mẹ đi con..” thì bạn hét lên “Mami.. mami..” còn với ba bạn thì là “Daddy, Daddy”. Mình lấy ví dụ vậy thôi, chứ ít ai có thể nhớ được những trải nghiệm đã rất xưa đó. Song ít nhất thì bạn cũng đã hiểu cách dùng thay thế trải nghiệm để học ngoại ngữ là như thế nào. Nên bạn có thể dùng nó để thay thế thói quen sử dụng từ ngữ hàng ngày của mình, áp dụng lên các đồ vật, các tình huống thân thuộc trước đã.Một lưu ý nhỏ trước khi dùng kỹ thuật này, các bạn nên tìm hiểu về kỹ thuậtHồi tưởng âm thanh sau đây, và rèn luyện thường xuyên để giúp bạn có một tai nghe chuẩn trước đã. Về nguyên tắc, chúng ta học đi trước khi học chạy, nên nghe nói cũng vậy thôi. Để nói được chuẩn, chúng ta cần học nghe trước! (cần khoảng 800 giờ nghe theo kỹ thuật này… là bạn sẽ tự nhiên nâng cao khả năng nghe nói của mình như người bản xứ)

5. Kỹ thuật Hồi tưởng Âm thanh!

Hồi tưởng âm thanh là như thế nào? Chắc bạn ít nhất cũng đã từng nghe tiếng sóng biển, tiếng chim hót, chuông chùa… những âm thanh đó bạn đều nhớ, và có thể mường tượng ra nó chính xác như thế nào… trong đầu. Song bạn khó có thể tái tạo lại các âm thanh đó ra bằng miệng. Rõ ràng lànhững từ từ “rào rào“, “chíu chíu“, “boong boong” có thể giúp bạn đoán ra là âm thanh của cái gì, song rõ ràng không chân thực bằng trong thực tế.
Việc bạn nhớ lại và tái tạo âm thanh một cách chân thực trong đầu (ko phải dùng lời nói để diễn tả, kể cả lời nói trong đầu) mình gọi đó là việc hồi tưởng âm thanh. Áp dụng kỹ thuật này như thế nào? Rất đơn giản, khi bạn đã hiểu được hồi tưởng âm thanh là như thế nào, thì áp dụng nó rất đơn giản. Khi bạn xem thời sự, xem phim… kênh nước ngoài, hãy quan sát mồm của người nói, rồi lắng nghe kỹ những gì “họ phát ra” và sau đó tìm cách tái tạo lại chính xác trong đầu!Việc”nhại lại” (nói lại) theo họ đôi khi khá khó vì quá nhanh, song nếu bạn sử dụng hồi tưởng thì lại rất dễ vì tốc độ phát sinh hồi tưởng bằng tốc độ phát sinh suy nghĩ (vận tốc ánh sáng). Chúng ta khó có thể tái tạo lại chính xác các âm thanh trong tự nhiên, song đối với các âm thanh ngoại ngữ là khả thi (cùng là con người mà). Cho nên luyện tập kỹ thuật này đặc biệt kết hợp quan sát cử động miệng người nói, sẽ giúp hình thành phản xạ âm khá chuẩn trong não, tạo điều kiện tập nói dễ dàng hơn.

6. Ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày!

Điều tuyệt vời nhất của những kỹ thuật này là nó giúp bạn học ngoại ngữ (trong bài này mình lấy ví dụ phổ biến là tiếng Anh) một cách cực kỳ tự nhiên, mọi lúc mọi nơi, cho đến khi ngoại ngữ đó trở thành second-nature (bản năng tự nhiên) bên trong bạn.
Ví dụ, thay vì thói quen buổi sáng dậy, đồng hồ kêu bạn nhẩm trong đầu “Ôi, lại cái đồng hồ kêu.. hãy nhẩm là “Oh, the clock again…”. Lúc bạn bật khỏi giường và tập thể dục, hãy nói “Let’s do morning exercises” chẳng hạn. Rồi lúc uống cà phê, ăn sáng, bạn hãy tưởng tượng trong đầu rằng mình đang uống “a cup of coffe” chứ hok phải là một cốc cà phê như mọi khi, hoặc mình đang “have break fast” chứ hok phải nghĩ là mình “đang ăn sáng”.Cứ như vậy, bạn hãy tìm hiểu các từ ngừ tiếng Việt mình hay dùng trong các tình huống hàng ngày, và bắt đầu tra từ điển, tìm hiểu cách người nước ngoài họ cùng một tình huống đó thì họ sử dụng từ ngữ như thế nào rồi học hỏi và áp nó vào các thói quen cũ của mình. Sau một thời gian, chắc chắn những vốn từ của bạn sẽ đủ để bạn có thể giao tiếp một cách rất tự tin, và tự nhiên nữa. Ví dụ, nói “Oh my God, oh my Car!” (ôi chúa ơi) mà ko sượng mồm chẳng hạn.Bên cạnh đó, bạn có thể sáng tạo trải nghiệm nếu bạn cần học và nhớ từ mới cấp tốc. Cách này được mình minh họa bằng từ Custard trong phần nói về nguyên tắc #2. Ví dụ khác là từ “Tornado” (vòi rồng), bạn có thể tưởng tượng ra một trận cuồng phong bất chợt nổi lên từ trang sách, cuốn phăng tất mọi thứ… đặc biệt là bạn nhìn thấy rất rất nhiều chữ Tornado đang xoay xoay… còn thay vì nghe thấy tiếng gió hú ù ù, bạn nghe thấy tiếng gió hú “torrrrnaaadooooo
4.gif

Hồi kết…

Nói tóm lại,
khi bạn hiểu được bản chất của ngôn ngữ… và áp dụng những nguyên lý học tập hiệu quả sử dụng não trái – não phải kết hợp để liên kết, áp dụng kỹ thuật học tập bằng trải nghiệm bạn sẽ thấy rằng việc học hỏi ghi nhớ những điều mới mẻ sẽ không hề khó như bạn từng tưởng tượng, thậm chí còn rất thú vị! Và hơn thế nữa, khi sử dụng kỹ thuật hồi tưởng âm thanh bạn sẽ thấy rằng việc nghe hiểu tốc độ cao cũng không quá khó! Hãy học tập chăm chỉ theo cách hiệu quả nhất, hãy học thật giỏi ngoại ngữ để nói với cả thế giới rằng “Vietnamese is Great! You should learn it!” bạn nhé!
Một chút lưu ý cuối cùng, những kỹ thuật mình chia sẻ thường phát huy hiệu quả đối với những người quen dùng não phải… tức là đối với họ, việc ngồi trên lớp, nghe thày cô giảng bài, đọc sách ngữ pháp, học thuộc lòng từ vựng thường là rất khó khăn (ngoại trừ các trường hợp có thể học được… song lại lười ra nhé
10.gif
). Tất nhiên là cách của mình theo hướng tận dụng cả hai não cùng một lúc, song nó vẫn cần trí tưởng tượng (khả năng hình dung trong tâm trí) để kích hoạt. Bạn có thể tham khảo loạt bài “Rèn trí Tưởng tượng” để biết thêm chi tiết!
Chúc các bạn sớm đạt được những kết quả như ý!

Theo: MrLive
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top