BẢN LĨNH PHAN THIÊN TƯỚC
Phan Tiên Tước quê huyện Vũ Ninh, nay là huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Ông tham gia cuộc kháng chiến chống giặc Minh xâm lược do Lê Lợi lãnh đạo. Tuy xuất thân bình dân nhưng tính tình ngay thẳng, cứng cỏi, dám nói dám làm, nên được Lê Lợi tin cẩn, giao cho chức chuyển vận sứ huyện Cổ Đằng ( Thanh Hóa), ít lâu sau thăng Thị Ngự sử.
Khi vua Lê Thái Tổ ( Lê Lợi ) mất, thái tử Nguyễn Long mới 11 tuổi lên nối ngôi Hoàng đế, tức là vua Lê Thái Tông. Vua nhỏ tuổi còn ham chơi, thường cùng bọn nội hầu hạ trong cung đánh cờ, chọi dế. Kẻ nào khéo nịnh hót, chiều ý vua thì được thưởng rất hậu. Người nào vì xã tắc mà can ngan, vua đều lánh xa, thậm chí còn bắt tội. Có lần vua cầm cung vào vượng Thượng uyển bắn chim. Người quản lĩnh đội cấm vệ thấy thế ngăn lại nói: “ Tiên đế ( Lê Lợi) đã có lệnh cấm”. Bị ngăn cản, vua tức giận giương cung bắn người đó bị thương. Lần khác, vua tập cưỡi voi sau điện, cho voi chạy đuổi nhau. Gặp khi ấy có người dâng con sơn dương sống. Vua cho voi đấu. Con sơn dương thế cùng, liều lấy sừng húc. Con voi sợ, lùi lại, bị sa xuống giếng. Nhà vua suýt bị tai nạn. Triều đình bàn định, cử hai văn thần là Nguyễn Trãi và Trình Thuấn Du làm chức Thiếu bảo và Hữu bật vào cung dạy vua học. Vua thấy họ đến, liển rũ áo đứng dậy, không tiếp. Lần khác, triều đình cử 6 bậc văn thần cùng với 2, 3 đại thần, chia phiên nhau vào hầu Kinh diên giảng sách. Vua sai nội giám Đinh Phúc trả lại tờ tấu. Thần phi và Huệ phi là hai bà mẹ kế của vua, lấy lời lẽ khuyên bảo, vua đóng cửa không cho vào.
Làm chức Ngự sử, Phan Thiên Tước nhận thấy có trách nhiệm phải can ngăn nhà vua trẻ. Dẫu biết rằng việc làm này rất nguy hiểm, có thể nguy đến tính mạng, song ông không né tránh. Bài sớ can vua có đoạn.
“ Tiên đế trải gió, gội mưa, mình mang giáp trụ, nhọc tinh thần, khổ thân thể, hơn mười năm mới lấy được thiên hạ. Nay bệ hạ nối ngôi sẵn có, nên lưu tâm vào học thuật, chăm tìm người hiền để mưa đồ công việc trị nước. Vậy mà triều thần tiến viên Thiếu bảo và Hữu bật vào vào hầu giảng sách, bệ hạ đứng dậy không tiếp, thế là một điều không nên. Tiên đế trước khi chọn người làm mục sư để dạy bảo trong cung, bệ hạ khinh rẻ, mắng chửi không nghe, thế là 2 điều không nên. Như thân và phi Huệ phi là bậc dì vào cung răn dạy, bệ hạ sai đóng cửa không cho vào, thế là 3 điều không nên. Người quản lĩnh thị vệ thấy bệ hạ không đọc sách mà cầm cung bắn chim, có khi can ngăn thì bệ không nghe, lại lấy cung bắn người ấy, thế là 4 điều không nên. Tiên đế chọn con em của công thần sai vào hầu bệ hạ học, bệ hạ đều xa lìa mà ở trong cung chơi đùa với bọn hần cận, thế là 5 điều không nên. Phàm người làm vua tất phải tìm kẻ hiền tài, biết nói thẳng, can ngăn. Nếu họ có công thì thưởng. Nay bệ hạ lại cùng chơi đùa với bọn hoạn quan rồi ban thưởng cho chúng, thế là 6 điều không nên.
Phải nói rằng ở thời đại quân chủ chuyên chế. Phan Thiên Tước dám vạch ra 6 điều không nên của vua là cực kỳ dũng cảm.
Quả nhiên, vua xem sớ rất giận, sai hoạn quan đến nhà ông trách hỏi.
Bấy giờ vua còn nhỏ tuổi, mọi việc chính sự trong triều do Đại tư đồ Lê Sát quyết định, Lê Sát là hổ tướng, có công lớn trong cuộc bình Ngô, nhưng đến thời hòa bình, kiến thiết, lại thi hành nhiều chủ trương không đúng đắn, không hợp lòng dân. Năm Ất Mão ( 1435) có 7 tên can tội tái phạm ăn trộm. Hình quan chiếu luật, khép vào tội chém. Nguyễn Trãi và Phan Thiên Tước đứng ra can ngăn, cho rằng giết một lúc 6 người không phải lá đức tốt. Lê Sát bị trái ý, có vẻ không bằng lòng. Lại đến tháng 9 năm ấy, bàn việc cấp ruộng cấy lúa cho dân trồng dâu ngoài bãi. Lê Sát quy định quân thì được cấp 5 sào, dân được cấp 4 sào làm sản nghiệp thường, miễn thuế. Nhưng không cấp cho người có vợ và góa chồng. Phan Thiên Tước chất vất “ những người góa chồng và không vợ, chính sách của vương giả vẫn chiếu cố, nay ban ơn cho quân dân mà hạng kia không được dự, thế thì họ không phải là dân của vua ư?.
Kết quả, nhờ Phan Thiên Tước còn tranh đấu mà sau đó những người không có vợ và góa chồng mới được miễn tô 3 sào.
Bản lĩnh chính trực của Phan Thiên Tước còn thể hiện ở chỗ rất công bằng. Một mặt ông đấu tranh không khoan nhượng với những chính sách sai lầm của Lê Sát, mặt khác lại hết sức ủng hộ những chủ trương đúng đắn của vị tể tướng này. Bấy giờ vua yêu dùng hoạn quan Nguyễn Cung, Lê Sát xin giết đi, vua không nghe. Thế là Lê Sát cáo ốm không vào chầu, Phan Thiên Tước tâu rằng: “ Các đế vương ngày xưa sở dĩ thánh đức ngày một tăng lên chưa có bậc nào là không do học vấn…Đại tư đồ Lê Sát muốn bệ hạ xa lánh chơi bời để được như Nghiêu, Thuấn mà thôi. Sai bệ hạ không thấy lòng trung của họ, để cho họ lo buồn mà không vào chầu? Xin bệ hạ nghĩ đến ý ký thác của Tiên đến thì thiên hạ đội phúc mà bệ hạ được hưởng lộc thọ của bậc đại hiếu.
Tuy nhiên, những suy nghĩ và việc làm của Phan Thiên Tước hình như đi trước thời địa nên ông bị nhiều người vừa sợ vừa ghét. Năm Bính Thình ( 1436) ông bị kết tội cùng bè đảng với Lê Sát, bị bãi hết chức tước, bắt sung quân làm lính. Mãi đến khi Lê Nhân Tông lên nốii ngôi, ông mới được minh oan, phục chức Sử Trung thừa rồi mất.
Bình luận về ông, nhà bác học Phan Huy Chú viết: Ông trải làm quan ở Ngự sử đài, tính cương trực, đúng đắn, khẳng khái, gặp việc gì cũng dám nói, phong độ khí tiết cương bướng và thẳng… không thẹn là bậc trung thần.
Theo NXBLĐ.