Bạn làm tôi phát điên!

rubi_mos2002

New member
Xu
0
Không nghi ngờ rằng có những vấn đề to lớn làm hại mối quan hệ như ngoại tình, bạo hành và nghiện ngập. Nhưng cũng có những vấn đề nhỏ bé, lặt vặt hủy hoại tình yêu một cách bí mật. Đôi tất bẩn trên sàn nhà. Kiểu nhai thức ăn của chồng bạn. Giống như nước chảy nhỏ giọt từ một cái vòi có kẽ hở, chúng ăn mòn thiện ý nằm dưới mọi mối quan hệ. Trước khi bạn biết nó, thì bạn cảm thấy không được yêu thương, không được lắng nghe và không được cảm kích. Sự thân mật trở thành một ký ức mờ nhạt.


Những chuyện bực mình là không thể tránh khỏi trong các mối quan hệ. Chỉ là bạn không thể tìm thấy một người khác có thói quen và sở thích hoàn toàn giống của bạn. Nhà tâm lý John Jacobs cho rằng, thách thức cơ bản trong một mối quan hệ đó là “tìm ra cách để thương lượng và sống cùng với những điều làm bạn cáu ở đối tác theo cách không làm hai bạn xa lánh và giữ được sự kết nối.” Khi các cuộc hôn nhân không hiệu quả, thường thì hai vợ chồng không cãi nhau về những vấn đề lớn mà họ cãi nhau về những sự khác biệt nhỏ, lặt vặt trong cách sống.


Mỗi người chúng ta có những giá trị và thế giới quan khác nhau, và chúng ta muốn những thứ khác nhau từ người khác. Những khác biệt đó bắt nguồn từ những khí chất (bị ảnh hưởng bởi di truyền) của chúng ta, hệ niềm tin của chúng ta và những kinh nghiệm lớn lên trong gia đình gốc của chúng ta, nhà trị liệu gia đình Diane Sollee giải thích. "Chúng ta nghĩ, 'Bố tôi biết cách đậy nắp bồn cầu xuống, vậy tại sao bạn không thể?’ Hoặc ‘Bố tôi không bao giờ đậy nắp bồn cầu xuống, do đó tôi cũng sẽ không làm.” Cho dù nguyên nhân là gì, thì những lối sống đó đã ăn sâu và khó loại bỏ.


Đôi khi, một đôi tất trên sàn nhà chỉ là một đôi tất trên sàn nhà. Nhưng đối với những cặp vợ chồng chung sống lâu năm, thì những điều gây bực bội nho nhỏ có thể cho thấy những vấn đề sâu xa hơn. Nó giống như những khối băng trở thành một núi băng trôi, nhà trị liệu gia đình John Van Epp nói. Hãy nghĩ về những khối băng như những chuyện gây bực bội trôi lềnh bềnh – gây khó chịu nhưng vô nghĩa: Bạn ghét cái kiểu đặt chân lên ghế của chồng hoặc thói khoa trương. Những hành vi đó có thể làm bạn bực bội, nhưng chúng vô hại.


20189-17079.jpg



Nhưng các vấn đề nhỏ hợp nhất thành một sức mạnh to lớn khi chúng có một ý nghĩa khác đối với bạn – khi bạn xem chúng như bằng chứng của một khiếm khuyết về tính cách hoặc đạo đức. Bạn bực bội bởi sự kiện vợ bạn ghét chia đồ ăn từ đĩa của cô ấy. Và khi bạn cố gắng chia sẻ những thông tin quan trọng, cô ấy vui mừng nhưng lại không chia sẻ với bạn một điều gì đó của cô. Khi bạn xem xét những sự việc đó lại với nhau thì một bức tranh về vợ bạn là người ích kỷ, luôn đặt những nhu cầu của cô ấy lên đầu tiên hiện ra.


“Bạn không thực sự sống với vợ/chồng bạn trong nhà. Bạn sống với vợ/chồng trong đầu bạn”, Van Epp giải thích. Dần dần, bạn bắt đầu tìm kiếm bằng chứng cho thấy vợ bạn là người ích kỷ - và tất nhiên bạn tìm thấy nó. Những quan điểm của bạn thay đổi theo thời gian: Người vợ bạn từng lý tưởng hóa trở nên ít lý tưởng.


Nhưng nếu bạn muốn duy trì một mối quan hệ thì có một điều gì đó cần thay đổi. Đó là bạn.


Mọi chuyện gây khó chịu trong một mối quan hệ thực sự là một tình huống có tính hai mặt. Hai người tập trung vào những thứ họ đang nhận, không phải thứ họ cho. Nhưng bất kể hành vi của một đối tác gây thất vọng như thế nào, thì cách diễn giải của bạn đóng một vai trò lớn trong đó. Điều quan trọng là ý nghĩa mà bạn gán cho hành vi đó.


Khả năng loại bỏ những điều gây bực bội trong mối quan hệ nằm ở mỗi người chúng ta. Tất cả phụ thuộc vào việc bạn diễn giải vấn đề như thế nào.


1: "Nó là sự cố ý”


Diane Sollee nhớ lại việc từng sống cùng một người cha quen ngáy rất to. “Khi tôi hỏi mẹ làm thế nào bà có thể chịu đựng nó, bà nói ‘Khi mẹ nghe tiếng ngáy của ông ấy, mẹ biết ông ấy đang ở nhà an toàn, còn sống và khỏe mạnh.”


Tiếng ngáy không phải là vấn đề; mà vấn đề chinh là ý nghĩa bạn gán cho nó. Chúng ta xem trọng tất cả những chuyện gây bực bội. Chúng ta xem mọi hành động, dù là cố ý hay vô tình, ý thức hay tiềm thức, như một sự xúc phạm bản thân – một dấu hiệu cho thấy người khác không quan tâm đến chúng ta hoặc không ưu tiên chúng ta trước. Khi chúng ta không lấy được thứ mình muốn, chúng ta diễn giải nó thành “Bạn không yêu tôi đủ.” Chúng ta nghĩ rằng “Nếu bạn thực sự quan tâm tôi, thì bạn sẽ không làm tôi phát điên bởi tất cả những thói quen gây khó chịu của bạn.”


Điều không may là, nhiều hành vi là vô ý; chúng ta làm nhiều việc mà không suy nghĩ. “Sẽ thật lý tưởng khi thường xuyên tập trung vào phản ứng của người khác”, nhà tâm lý Michael Cunningham (University of Louisville) nói. "Nhưng sự thật đơn giản là mọi người thực hiện những hành vi một cách tự động hóa mang tính thói quen hoặc tập trung vào bản thân mà không nghĩ đến người khác.”


Cunningham nghiên cứu những điều gây khó chịu ở 160 cặp vợ chồng và phát hiện thấy con người kìm nén những hành vi gây khó chịu của họ từ sớm trong quá trình hẹn hò nhưng sau đó cho phép chúng xuất hiện khi họ có một mối quan hệ cam kết. “Con người chú ý đến những thứ mà họ phải chú ý”, ông quan sát thấy. “Khi bạn đang hẹn hò thì bạn cực kỳ nhạy cảm. Một khi có sự cam kết thì bạn cảm thấy mình được phép thư giãn.”


Nếu vợ/chồng bạn có một thói quen làm bạn khó chịu mà anh/cô ấy không nhận ra – như để mở cửa phòng tắm, mặc quần lót đi quanh nhà – hãy nói về nó với một sự yêu thương.


Nếu vợ/chồng bạn dường như không thể thay đổi khía cạnh này của bản thân họ, thì đã đến lúc suy ngẫm lại. Cố gắng nhắc nhở bản thân về những gì bạn đang có– và những gì bạn chấp nhận mất.


2: Sự bừa bộn


Trong hầu như mọi mối quan hệ, một người thường sống bừa bộn hơn người kia. 80% các cặp vợ chồng sống với nhau nói rằng những bất đồng về sự lộn xộn và vô tổ chức gây ra sự căng thẳng trong mối quan hệ của họ, theo thông báo của giáo sư Eric Abrahamson (đại học Columbia) và David H. Freedman, tác giả cuốn A Perfect Mess.


"Anh ấy sẽ không bao giờ lau nhà theo ý bạn”, nhà trị liệu gia đình Cloe Madanes nói. "Tôi không thể nói cho bạn biết có bao nhiêu cặp vợ chồng sắp ly dị vì điều này.”


Nếu vợ/chồng của bạn dường như không thể thay đổi lối sống luộm thuộm, hãy thay đổi vấn đề trong tâm trí của bạn. Thay vì tập trung vào việc anh ấy lau nhà còn chưa sạch như thế nào, hãy nhắc bản thân bạn đánh giá cao sự đóng góp của anh ấy vào những công việc vặt trong nhà như thế nào. Thay đổi quan điểm của bạn không chỉ xử lý được vấn đề gây bực mình mà nó còn có thể làm mối quan hệ khá hơn.


3: Cảm thấy không được yêu thương


Tony Robbins lớn lên trong một gia đình mà ở đó mọi người được khuyến khích nói ra bất kì điều gì họ cảm nhận. “Cách tiếp cận của chúng tôi là, bạn có thể nói nó với tất cả xúc cảm mãnh liệt bạn muốn và chúng tôi sẽ giải quyết nó ngay”, Robbins nói. “Nếu bạn đứng lên và rời khỏi phòng thì mẹ tôi xem đó như là ‘Mối quan hệ chấm dứt.” Khi trưởng thành, Robbins hấp thụ những quy tắc đó trong vô thức.


Sau đó anh yêu một phụ nữ có cha không bao giờ to tiếng, ông ấy rời khỏi phòng bất cứ khi nào ông cảm thấy tức giận. “Quy tắc của tôi là bạn ở đây và xử lý nó; quy tắc của cô ấy là bạn không lên giọng.”


Sự va chạm văn hóa dẫn đến nỗi đau khổ. Khi Robbins lớn giọng, bạn gái anh cảm thấy bị tổn thương. Cô rời khỏi phòng để tránh xung đột, khiến Robbins cho rằng cô không quan tâm anh. Cả hai đều cảm thấy không được yêu thương. Do đó họ đưa ra một hiệp ước: Anh sẽ không lớn giọng, và cô sẽ không rời khỏi phòng. Nó thật hiệu quả - cho đến một ngày cả hai bị stress. Robbins lên giọng và cô ra khỏi phòng.


“Em hứa sẽ không bỏ đi!” Robbins nói.


“Anh nói sẽ không la hét!” cô gái nói. Tức giận, Robbins đuổi theo cô. Đột nhiên cô nhảy ra từ sau cánh cửa và nói “Boo!”


Cả hai đều bật cười đến nỗi họ quên mất trận cãi nhau của họ. Tính khôi hài của cô giúp anh thoát khỏi tâm trạng tiêu cực và nhắc anh nhớ rằng họ quan trọng với người kia như thế nào. Cô ấy đã thực hiện điều mà Madanes gọi là một sự cắt đứt kiểu mẫu (pattern interrupt), làm cho hành vi gây tổn thương dừng lại ngay lập tức.


Một cách khác để chấm dứt kiểu mẫu la hét là đem lại tình yêu. “Một sự la hét là một tiếng khóc cần sự giúp đỡ” Robbins cho là thế. “Điều mà một ai đó thực sự đang nói đó là “Tôi không có cách nào để đáp ứng những nhu cầu của tôi, tôi đang sợ hãi, tôi đang mất kiểm soát.’ Đem lại một trạng thái ấm áp, yêu thương bất kể người kia đang nổi điên như thế nào giúp phá bỏ kiểu mẫu la hét.


Khi một đối tác đang công kích bạn hoặc làm bạn cảm thấy không được yêu thương, thì thay vì la hét lại, hãy nhận ra bất kể cảm xúc của bạn bị tổn thương như thế nào, thì đối tác của bạn không có khả năng hỗ trợ bạn vào thời điểm đó và không cố ý làm bạn tổn thương. Xoa dịu bản thân bạn và giúp đối tác của bạn bình tâm. Hãy nói “Bạn có thể la hét, bạn có thể làm bất kì điều gì bạn muốn, nhưng tôi yêu bạn và bạn không thể thoát khỏi tôi” Robbins khuyên. Chúng ta cần sự kết nối đó, sự thấu hiểu; chúng ta cần có ai đó sẽ ở đó và không bỏ chạy. Đó là cách bạn phá vỡ kiểu mẫu của một ai đó.


20189-17077.jpg



4: Cảm thấy không được đánh giá đúng


Một thái độ biết ơn là điều thiết yếu cho mọi mối quan hệ; nó khiến chúng ta sẵn sàng làm việc gì đó để làm vừa lòng đối tác của chúng ta, đặc biệt nếu những nỗ lực của chúng ta được ghi nhận và cảm kích. Nhưng nếu chúng ta cảm thấy những nỗ lực của mình không được ghi nhận – hoặc tệ hơn, khi đối tác chỉ chú ý đến những gì chúng ta không làm – chúng ta mất hứng thú để thực hiện những hành động hào phóng đó. Chúng ta trở nên khó chịu, và cảm thấy bị xem nhẹ.


Bạn cần nói cho đối tác biết bạn muốn họ làm gì để khiến bạn cảm thấy được ghi nhận. Bạn không thể giả định rằng đối tác biết cần phải làm gì.


Nhưng bạn cũng có vấn đề của riêng bạn cần sửa chữa. Chúng ta chú ý đến những thứ xác minh thành kiến của chúng ta và phớt lờ những thứ không xác minh, điều đó có nghĩa là bạn có lẽ sẽ tập trung vào thứ mà đối tác không trao cho bạn. Và bạn sẽ tìm thấy nhiều bằng chứng về sự không biết ơn. Vì vậy khi chồng nhờ bạn đi đổ rác và bạn muốn đáp lại rằng “Tôi là ai, nô lệ của anh à?”- hãy nhớ lại sự tử tế, thiện ý mà bạn có lúc bắt đầu mối quan hệ và tập trung ít đi vào việc nhận, tập trung nhiều vào việc cho đi.


5: Cảm thấy bị kiểm soát


Một đôi tình nhân quyết định thử sống cùng nhau và mua một ngôi nhà. Vào một ngày, anh ấy ngồi trên sofa đọc báo sau khi đi làm về, còn cô gái thì đang chuẩn bị bữa tối.


“Hey, em có thể lấy cho anh một ly nước không?” anh nói.


“Anh tự lấy đi,” cô đáp- và mối quan hệ chấm dứt từ đó. Cô xem lời yêu cầu như một nỗ lực để kiểm soát cô. Cô lớn lên với một người cha trong quân đội, lúc nào cũng yêu cầu người khác làm việc này việc kia, và cô không muốn cuộc sống như thế. Anh đã ngạc nhiên trước sự từ chối của cô.


Cảm thấy bị kiểm soát là một trong những lời than phiền về mối quan hệ phổ biến nhất – 40%, trong một nghiên cứu. “Con người chúng ta không thích bị sai bảo”, John Jacobs nói. Vấn đề thực sự có thể không nằm ở hành vi của đối tác mà nằm ở cách bạn gọi tên nó. “Điều mà một người xem như sự kiểm soát thì người khác có thể xem như sự quan tâm và yêu thương” Madanes giải thích."
Để làm cho một mối quan hệ hoạt động, tốt nhất là bạn quy gán những ý định tốt cho đối tác của bạn, Madanes nói. Thay vì xem đối tác của bạn đang kiểm soát bạn, hãy hỏi bản thân điều gì thúc đẩy họ.


Bên cạnh đó, hãy hỏi bản thân đối tác cần điều gì nhưng dường như không có được. Sự thổ lộ tình yêu? Hãy cam kết thỏa mãn nhưng nhu cầu của đối tác và từ đó sẽ có thể thay đổi toàn bộ mối quan hệ.


Người phụ nữ từ chối lấy nước cho bạn trai có lẽ tốt hơn là nên nói về vấn đề nằm bên dưới và thảo luận về gia đình của cô. Cô ấy có thể giải thích rằng yêu cầu của anh ấy gây ra một sự ác cảm và khiến cô tức giận. Và nếu anh ấy biết được điều đó thì sẽ có lợi.


6: Không có cảm giác thân mật


Một cặp vợ chồng trẻ, là những luật sư thành đạt, muốn có con. Nhưng họ bắt đầu cãi nhau theo cách làm cả hai cảm thấy tuyệt vọng về mối quan hệ. Một lần đi làm về, cô muốn thảo luận những vấn đề tiền bạc của họ; còn tất cả những gì anh muốn là sự yên tĩnh. Cô đi theo anh từ phòng này sang phòng khác khi anh cố tránh cuộc nói chuyện. Sau đó anh xô ngã cô. Họ đi làm trị liệu và họ kết luận rằng họ không thể mang 1 đứa bé vào một môi trường bạo lực.


Madanes nói có một chuyện mà người chồng có thể làm, nhưng nó khó và bà không chắc anh ấy có thể làm không. Người chồng khẳng định “Tôi có thể làm được.”


“Sau này, bất cứ khi nào cô ấy bắt đầu đi theo sau bạn và muốn thảo luận về tiền bạc – dù là ở nhà, tại một bữa tiệc, hay trên đường phố - hãy đặt tay bạn dưới áo hoặc váy của cô ấy và vuốt ve cô.”


Mẹo đó không chỉ phá bỏ thành công kiểu đương đầu tức giận mà nó còn thay đổi mối quan hệ trở nên ấm áp và vui đùa. Trong một tháng, cô đã có thai.


Giống như tất cả những chuyện gây khó chịu trong mối quan hệ, sự thiếu thân mật là một tình huống có tính 2 chiều. Nếu bạn đáp ứng mọi nhu cầu của đối tác của bạn và làm đầy anh/cô ấy với tình yêu mỗi ngày, thì cả hai bạn sẽ cảm thấy gần gũi. “Tôi từng nghe rất nhiều đàn ông nói ‘Vợ đột ngột bỏ tôi, và tôi không thể hiểu tại sao, tôi đã cho cô ấy mọi thứ” Madanes nói. “Tôi nói, ‘Bạn đã cho cô ấy mọi thứ ngoại trừ thứ cô ấy cần!”


7: Tán tỉnh


Cảm giác thiếu gần gũi thường biểu lộ trong việc tán tỉnh những người khác. Việc tán tỉnh có thể là vô hại nếu nó không dẫn đến đâu, nhưng nó có thể gây tổn thương và làm bẽ mặt đối tác của bạn. Tán tỉnh muốn nói rằng “hãy chú ý đến tôi!” Một đối tác đang tán tỉnh thì luôn luôn muốn tìm kiếm sự vui đùa, sự chú ý và hạnh phúc.”


Nếu đối tác của bạn đang tán tỉnh người khác, Madanes nói, hãy nhìn ra ngoài những cảm xúc tổn thương của bạn và tự hỏi bản thân rằng đối tác của bạn đang tìm kiếm điều gì. Và sau đó hỏi bản thân “Tôi đang làm gì để gây ra điều này? Đối tác của tôi cần gì?”


8: Xung đột tính cách


Sự khó chịu, tức giận nảy sinh từ sự khác biệt. Nhiều điều gây khó chịu có thể tránh được bằng cách hiểu những điểm khác biệt giữa bạn và đối tác – và chấp nhận nó, thậm chí những điểm khác biệt là không thể tránh khỏi.


Chúng ta mắc sai lầm khi giả định rằng đối tác có những nhu cầu giống của chúng ta. Hoặc chúng ta xem những nhu cầu khác biệt với của chúng ta là kém giá trị. Ngay cả những người tử tế nhất cũng có xu hướng trao cho đối tác thứ chúng ta muốn chứ không phải thứ họ muốn.


Để giúp các cặp vợ chồng hiểu làm thế nào những điều gây bực bội xuất hiện từ những sự khác biệt về tính cách, Gordon đưa cho họ những bài test về tính cách. Đối với nhiều người, nhìn thấy bằng chứng cho biết đối tác có một tính cách khác biệt về cơ bản giúp họ dừng chống lại những sự khác biệt và trở nên sẵn sàng thích nghi với chúng hơn.


Bạn là người hướng nội. Cô ấy là người hướng ngoại. Hai bạn cùng tham gia một bữa tiệc. Khi bạn muốn về sớm, đó không phải là vì bạn không quan tâm đến cô ấy. Khi cô ấy muốn ở lại, không phải là cô ấy thiếu quan tâm bạn. Hai bạn có thể xử lý sự khác biệt bằng cách thỏa thuận trước sẽ về nhà riêng – bạn về sớm, cô ấy về trễ. Cả hai phải chấp nhận sự khác biệt và không giận nhau.


9: Thiếu công bằng


Một trong những khía cạnh khó khăn nhất của một mối quan hệ đó là thỏa hiệp những quyền lợi cạnh tranh nhau sẽ xuất hiện. Ai sẽ làm việc nhà? Làm sao bạn phân chia thời gian nghỉ lễ cho gia đình nội ngoại? Ai quyết định nơi đi du lịch?


Những vấn đề đó thường biểu lộ trong những lời than phiền về sự thiếu công bằng. Nhưng cũng như tất cả những điều gây khó chịu, nó là vấn đề của quan điểm.


Một điều trớ trêu là những cặp vợ chồng cố gắng phân chia mọi trách nhiệm cho bằng nhau thì kết cuộc lại ít hạnh phúc nhất. Nghiên cứu chỉ ra rằng, vì đang cố gắng trở nên công bằng một cách tỉ mỉ, họ dành nhiều thời gian để đánh giá, so sánh và tranh cãi khi thấy chưa công bằng.


Phân chia trách nhiệm theo sở thích và khả năng sẽ loại bỏ sự cạnh tranh và việc đánh giá hiệu quả thực hiện của đối tác so với bạn.


Tốt hơn là nên làm theo cách này: đồng ý đôi lúc làm theo ý của đối tác và thỉnh thoảng làm theo ý của bạn. Lần này, đối tác chọn phim, nhưng lần tới thì bạn sẽ chọn. Cả hai bạn đều phải làm theo cách này: Khi bạn xem phim của đối tác, bạn cố gắng thưởng thức nó – và không phàn nàn vì đối tác của bạn.


20189-17081.jpg



10: Chỉ trích


Tất cả những chuyện gây cáu trong mối quan hệ dẫn đến hai người chỉ trích nhau. Lời chỉ trích làm con người cảm thấy bị tấn công và không được yêu thương. Nhưng hầu hết mọi người phản ứng với những điều gây khó chịu nhỏ nhặt bằng sự chi trích.


Phụ nữ bày tỏ những điều phiền muộn của họ dưới hình thức sự chỉ trích. Họ có xu hướng nói với chồng về điều gì sai trái ở anh ấy và anh ấy cần thay đổi như thế nào. Nhưng cách tiếp cận đó hiếm khi đem lại kết quả họ mong muốn; đàn ông cảm thấy bị tấn công, phòng thủ, không thể lắng nghe với sự mở lòng. Những cuộc nói chuyện bắt đầu với sự chỉ trích có thể kết thúc trong sự tức giận.
Sự chỉ trích đôi lúc có thể gián tiếp, thể hiện dưới hình thức châm biếm. Madanes đề ra một cách để phá bỏ kiểu mẫu này: Bất cứ khi nào cô vợ nói một câu châm biếm, anh chồng nằm xuống đất và nói “Đá anh di! Đá anh đi! Nó sẽ ít gây tổn thương.” Madanes nói “Nó rất hiệu quả.”


Liên tục cằn nhằn – về tiền, về những thói quen khó chịu, về bất kì thứ gì – là hình thức khác của sự chỉ trích, đặc biệt khiến đàn ông bực mình. Madanes đưa ra một cách để phá vỡ kiểu mẫu này. Mục tiêu không phải là dừng nói về những vấn đề thực tế mà là dùng sự hài hước để hướng cuộc nói chuyện tiêu cực trở nên tích cực hơn.


Với hầu hết các cặp vợ chồng, vấn đề không phải là nói chuyện không đủ, mà là nói quá nhiều. Nhiều cặp sa vào kiểu nói chuyện than phiền và chỉ trích nhau, nói đi nói lại những vấn đề giống nhau.


Sự chỉ trích không chỉ hủy hoại một mối quan hệ mà nó thường không làm cho vấn đề chuyển động. Hầu hết hành vi không bao giờ thay đổi – vì hầu hết những vấn đề trong mối quan hệ đều chưa được giải quyết. Gottman ước tính rằng 69% các vấn đề trong hôn nhân là không thể thay đổi được, bắt nguồn từ những sự khác biệt cơ bản về tính cách giữa 2 vợ chồng.


Nói cách khác, điều bạn có thể thay đổi là quan điểm của bạn.
Khi được yêu cầu đánh giá những điều gây khó chịu hàng đầu trong mối quan hệ, đàn ông và phụ nữ đưa ra những câu trả lời khác nhau, theo báo cáo của nhà tâm lý Michael Cunningham (University of Louisville).


Những lời than phiền của đàn ông về phụ nữ:


- Đối xử với chồng bằng sự im lặng
- Gợi lại những chuyện mà anh ấy đã làm từ lâu trong quá khứ
- Quá lạnh lùng hoặc quá gay gắt
- Chỉ trích
- Cứng đầu và không nhượng bộ


Những lời than phiền của phụ nữ về đàn ông:


- Quên những ngày quan trọng, như ngày sinh nhật hoặc những ngày lễ
- Không nỗ lực trong công việc
- Nhìn những phụ nữ khác
- Ợ hoặc đánh rắm




Nguồn
You're Driving Me Crazy!
So often it's the pettiest problems that tear couples apart. How small irritants become big issues—and what to do about them.
By Jay Dixit, published on March 01, 2009 - last reviewed on December 05, 2013
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top