rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
( Aaron Ben Zeev)
Chúng ta dễ dàng cảm thấy phấn khích trước những sự kiện mới lạ- vì những sự kiện đó mở rộng kinh nghiệm cho chúng ta. Quả thực, sự thay đổi quan trọng trong hoàn cảnh sống của chúng ta sẽ làm nảy sinh nhiều cảm xúc. Tuy nhiên, cuộc sống của chúng ta chủ yếu bao gồm những hoạt động quen thuộc mang tính lề thói mà chúng ta phải làm đi làm lại rất nhiều lần. Tương tự,mặc dù những mối quan hệ yêu đương thường bao gồm nhiều trải nghiệm mới mẻ, thì những cặp đôi yêu nhau cũng trải qua phần lớn thời gian tham gia vào những hoạt động hằng ngày ( những lề thói ). Do đó, niềm hạnh phúc lâu dài và những mối quan hệ tình ái phụ thuộc vào khả năng thưởng thức những hoạt động sinh hoạt hằng ngày đó.
Làm thế nào chúng ta có thể làm được việc này ? Chìa khóa trong câu trả lời cho câu hỏi này đó là :
Như Aristotle đã phân biệt có 2 loại hoạt động : Nhưng hoạt động có giá trị bên ngoài và những hoạt động có giá trị bên trong. Những hoạt động có giá trị bên ngoài là phương tiện để bạn đạt được 1 mục tiêu bên ngoài. Giá trị của hoạt động này nằm ở việc đạt được những mục tiêu bên ngoài.
Ví dụ về những hoạt động có giá trị bên ngoài đó là : xây nhà, thanh toán hóa đơn, dọn dẹp nhà cửa. .. Chúng ta không đánh giá cao những hoạt động đó, thực tế thì chúng ta cảm thấy bực bội khi phải thực hiện những hoạt động đó khi những hoạt động đó đem lại đau đớn và tốn kém. Nhưng chúng ta vẫn tham gia vào những hoạt động đó khi những mục tiêu bên ngoài được nhìn nhận là có lợi cho ta.
Đối với hoạt động có giá trị bên trong, sự hứng thú, quan tâm của chúng ta tập trung vào chính bản thân hoạt động đó chứ không phải vì những kết quả đạt được. Mặc dù những hoạt động đó cũng kéo theo kết quả , nhưng chúng ta không thực hiện những hoạt động đó vì muốn đạt đến kết quả. Do đó, chúng ta không cố gắng hoàn thành những hoạt động này càng nhanh càng tốt. 1 ví dụ về hoạt động này là nghe nhạc.
Phần lớn những hoạt động của con người đều có cả giá trị bên trong và bên ngoài.
1 khía cạnh quan trọng của hạnh phúc đó là sự hiện diện của những hoạt động có giá trị bên trong trong cuộc sống của 1 người. 1 khía cạnh quan trọng của tình yêu sâu sắc đó là sự hiện diện của những hoạt động có giá trị bên trong bao gồm cả 2 người cùng tham gia.
1 hoạt động có giá trị bên trong là 1 hoạt động liên tục, nó là 1 quá trình không bao giờ kết thúc, nó không tìm kiếm việc đạt đến kết quả bên ngoài. Do đó, nếu 1 họa sỹ xem việc hội họa là quan trọng đối với cuộc sống của cô ấy thì cô ấy có thể sẽ không bao giờ “kết thúc” công việc hội họa. Cô ấy có thể chỉ dừng vẽ trong 1 thời gian nào đó, hoặc có thể kết thúc việc vẽ xong 1 bức tranh.
Quay trở lại với vấn đề “tìm kiếm sự mới lạ”. Sự mới lạ ( novelty ) là 1 đặc trưng bên ngoài của hoạt động. Sự thay đổi do cảm giác mới lạ đem lại không thể kéo dài trong 1 thời gian dài. Sau 1 thời gian thì hệ thống sẽ xem sự thay đổi như là 1 tình huống bình thường và ổn định. Do đó, sự mới lạ không thể là giải pháp hoặc là 1 yếu tố chính để đạt được 1 cuộc sống thỏa mãn sâu sắc.
Chúng ta dễ dàng cảm thấy phấn khích trước những sự kiện mới lạ- vì những sự kiện đó mở rộng kinh nghiệm cho chúng ta. Quả thực, sự thay đổi quan trọng trong hoàn cảnh sống của chúng ta sẽ làm nảy sinh nhiều cảm xúc. Tuy nhiên, cuộc sống của chúng ta chủ yếu bao gồm những hoạt động quen thuộc mang tính lề thói mà chúng ta phải làm đi làm lại rất nhiều lần. Tương tự,mặc dù những mối quan hệ yêu đương thường bao gồm nhiều trải nghiệm mới mẻ, thì những cặp đôi yêu nhau cũng trải qua phần lớn thời gian tham gia vào những hoạt động hằng ngày ( những lề thói ). Do đó, niềm hạnh phúc lâu dài và những mối quan hệ tình ái phụ thuộc vào khả năng thưởng thức những hoạt động sinh hoạt hằng ngày đó.
Làm thế nào chúng ta có thể làm được việc này ? Chìa khóa trong câu trả lời cho câu hỏi này đó là :
Như Aristotle đã phân biệt có 2 loại hoạt động : Nhưng hoạt động có giá trị bên ngoài và những hoạt động có giá trị bên trong. Những hoạt động có giá trị bên ngoài là phương tiện để bạn đạt được 1 mục tiêu bên ngoài. Giá trị của hoạt động này nằm ở việc đạt được những mục tiêu bên ngoài.
Ví dụ về những hoạt động có giá trị bên ngoài đó là : xây nhà, thanh toán hóa đơn, dọn dẹp nhà cửa. .. Chúng ta không đánh giá cao những hoạt động đó, thực tế thì chúng ta cảm thấy bực bội khi phải thực hiện những hoạt động đó khi những hoạt động đó đem lại đau đớn và tốn kém. Nhưng chúng ta vẫn tham gia vào những hoạt động đó khi những mục tiêu bên ngoài được nhìn nhận là có lợi cho ta.
Đối với hoạt động có giá trị bên trong, sự hứng thú, quan tâm của chúng ta tập trung vào chính bản thân hoạt động đó chứ không phải vì những kết quả đạt được. Mặc dù những hoạt động đó cũng kéo theo kết quả , nhưng chúng ta không thực hiện những hoạt động đó vì muốn đạt đến kết quả. Do đó, chúng ta không cố gắng hoàn thành những hoạt động này càng nhanh càng tốt. 1 ví dụ về hoạt động này là nghe nhạc.
Phần lớn những hoạt động của con người đều có cả giá trị bên trong và bên ngoài.
1 khía cạnh quan trọng của hạnh phúc đó là sự hiện diện của những hoạt động có giá trị bên trong trong cuộc sống của 1 người. 1 khía cạnh quan trọng của tình yêu sâu sắc đó là sự hiện diện của những hoạt động có giá trị bên trong bao gồm cả 2 người cùng tham gia.
1 hoạt động có giá trị bên trong là 1 hoạt động liên tục, nó là 1 quá trình không bao giờ kết thúc, nó không tìm kiếm việc đạt đến kết quả bên ngoài. Do đó, nếu 1 họa sỹ xem việc hội họa là quan trọng đối với cuộc sống của cô ấy thì cô ấy có thể sẽ không bao giờ “kết thúc” công việc hội họa. Cô ấy có thể chỉ dừng vẽ trong 1 thời gian nào đó, hoặc có thể kết thúc việc vẽ xong 1 bức tranh.
Quay trở lại với vấn đề “tìm kiếm sự mới lạ”. Sự mới lạ ( novelty ) là 1 đặc trưng bên ngoài của hoạt động. Sự thay đổi do cảm giác mới lạ đem lại không thể kéo dài trong 1 thời gian dài. Sau 1 thời gian thì hệ thống sẽ xem sự thay đổi như là 1 tình huống bình thường và ổn định. Do đó, sự mới lạ không thể là giải pháp hoặc là 1 yếu tố chính để đạt được 1 cuộc sống thỏa mãn sâu sắc.