Bán hàng đa kênh - xu hướng mới

Khởi Nghiệp

Moderator
Thành viên BQT
Xu
0
Khách hàng đến từ mọi nơi

Khách hàng hiện nay có thể đến từ rất nhiều nguồn, họ xem thông tin từ nhiều thiết bị khách nhau, đôi khi họ đến cửa hàng truyền thống để “sờ tận tay" sản phẩm nhưng rồi lại quyết định mua món hàng đó bằng hình thức online vì giá rẻ hơn và được miễn phí vận chuyển.

Vì thế bài toán được đặt ra cho các nhà bán hàng là luôn phải sẵn sàng để mang lại trải nghiệm tốt nhất cho họ, ở tất cả các kênh bán hàng, trên tất cả các thiết bị. Cuộc đua của các nhà bán lẻ giờ đây không còn chỉ là một cửa hàng vật lý mở ra và chờ đợi khách hàng tiện chân ghé vào, mà là cuộc đua liên tục của việc phân tích hành vi mua sắm, dự đoán được món hàng khách hàng quan tâm và tạo mọi điều kiện dễ dàng nhất cho khách hàng mua hàng.

Nói cách khác, khi bán hàng đa kênh, nhà bán lẻ không cần phải mở cửa hàng tại tất cả tỉnh thành, họ chỉ cần một nền tảng công nghệ trực tuyến là có thể phủ sóng khắp mọi miền đất nước và “có mặt” mọi lúc mọi nơi khi khách hàng có nhu cầu mua hàng.

lazada-1-1474872765.jpg

Các nhà bán hàng cần phải tăng độ phủ sóng để đáp ứng nhu cầu mua sắm đa dạng của khách hàng
Đó cũng là lý do định nghĩa “Bán hàng đa kênh” ra đời, nhà bán hàng giờ đây phải thật năng động, phủ sóng mình ở tất cả mọi nơi để đón đầu tất cả các nhu cầu mua sắm của khách hàng.

Giải pháp tối ưu cho việc bán hàng đa kênh

Ngoài việc tiết kiệm chi phí vận hàng các cửa hàng offline truyền thống và tiếp cận với một lượng khách hàng trực tuyến khổng lồ và giàu tiềm năng, việc bán hàng đa kênh còn mang lại nhiều tiện ích cho các nhà bán lẻ có thể phát triển tối đa tiềm lực kinh doanh của mình.

Bán hàng đa kênh đang là hướng đi của phần lớn các chủ cửa hàng. Theo khảo sát được thực hiện với 15.000 khách hàng thì hầu hết các cửa hàng đều bán hàng thông qua nhiều kênh khác nhau, trong đó, website và Facebook đang dẫn đầu xu hướng này và được đánh giá có hiệu quả nhất.

Sưu tầm
 
1. Đừng cầu toàn

Lời khuyên dành cho những ai đang trong tình trạng "tiến thoái lưỡng nan" khi sử dụng một kênh bán hàng mới là đừng chờ đợi mọi thứ rõ ràng mới bắt đầu, bởi vì lúc ấy bạn đã chậm chân do có rất nhiều người đã nhận ra điều đó. Sẽ không có cơ hội tốt hơn cho bạn nếu bạn cầu toàn và chờ mọi thứ hoàn thiện sẵn sàng.

Một trong những triết lý kinh doanh của tỷ phú Jack Ma là "chưa rõ ràng mới là cơ hội thực sự", chứ đợi đến khi rõ ràng, cơ hội sẽ hẹp đi rất nhiều. Nokia là một ví dụ điển hình, việc chú tâm đi theo hướng của riêng mình mà không nhìn thấy tiềm năng của điện thoại cảm ứng thông minh khiến tên tuổi thương hiệu một thời lừng lẫy trong làng di động này đã bị thay thế trên thị trường.

2. Xuất phát nhanh, tinh chỉnh liên tục

Bán hàng thông qua nhiều kênh cần bắt đầu kịp thời, nhanh nhạy khi thấy cơ hội, đồng thời trong quá trình ứng dụng cũng phải điều chỉnh cho hợp lý bởi internet hay thương mại điện tử (TMĐT) luôn đổi mới, cập nhật liên tục. Hai hành động này phải đi đôi với nhau, xuất phát nhanh không có nghĩa là hấp tấp, vội vàng mà theo sau đó phải là quá trình tìm hiểu, điều chỉnh cho phù hợp và sau cùng cần đánh giá đúng hiệu quả của từng kênh bởi không phải kênh nào cũng phù hợp với lĩnh vực kinh doanh hay doanh nghiệp (DN) của bạn.

3. Chớ ôm đồm

Hiện tại, một DN, cửa hàng có 6 kênh bán hàng được đánh giá mang lại hiệu quả, gồm: POS (cửa hàng truyền thống), website, mạng xã hội, sàn TMĐT, ứng dụng điện thoại, tiếp thị liên kết (mạng lưới cộng tác viên hoặc website khác).

Không nhất thiết phải làm tốt tất cả các kênh này, điều cần thiết và "dễ ăn" hơn là làm tốt 1 - 2 kênh chủ đạo, sau đó phát triển dần các kênh khác. Các chủ cửa hàng cần chọn lọc và hiểu rõ rằng tham lam, ôm đồm chỉ khiến quá trình kinh doanh trở nên rối ren và khó tập trung nguồn lực để tận dụng tối đa hiệu quả của các kênh bán hàng mà thôi.

4. Xử lý đơn hàng tập trung

Đây là quy trình quan trọng cần được tối giản để tiết kiệm công sức, nguồn lực trong vận hành kinh doanh. DN đã hướng tới xu thế bán hàng thông qua nhiều kênh nhưng chưa thực sự gọi là bán hàng đa kênh. Mỗi kênh sử dụng nền tảng riêng, hệ thống quản lý riêng nên cần quy trình và nhân sự phụ trách riêng.

Với nguồn lực hạn chế, làm một kênh còn chưa tốt thì làm nhiều kênh chắc chắn hỏng. Chính vì vậy, DN cần một hệ thống tích hợp tất cả các kênh bán hàng về một nền tảng thống nhất, quản lý tập trung. Nơi đó, DN chỉ cần thực hiện một quy trình duy nhất nhưng lại có thể bán hàng trên nhiều kênh. Đó là cách tiết kiệm nhân lực cũng như nguồn lực nhưng vẫn phát triển đa kênh hiệu quả.

Đây cũng là lý do và động lực dành cho các đơn vị cung cấp website để tạo ra một nền tảng mà ở đó tất cả các kênh bán hàng sẽ được tích hợp và quản lý tập trung một cách nhanh chóng nhất có thể, mang lại sự tiện lợi, tiết kiệm thời gian, công sức cũng như chi phí cho người kinh doanh.

Khi đó, các chủ cửa hàng có thể bán hàng trên các kênh khác nhau như website, Facebook, Zalo, Sendo, Lazada..., và các đơn hàng hay liên hệ của khách hàng từ các kênh này sẽ được tự động tích hợp và cập nhật về một khu quản trị chung để chủ cửa hàng dễ dàng quản lý, xử lý đơn hàng và kết nối vận chuyển.

5. Hãy để người chuyên nghiệp lo

Công nghệ là yếu tố không thể thiếu nhằm "tăng tốc" cho công việc kinh doanh trong xu thế TMĐT phát triển như hiện nay. Tuy nhiên, để đầu tư một hệ thống bài bản, hoàn chỉnh thì DN cần phải đầu tư rất nhiều tiền mà chưa chắc đã chuyên tâm làm tốt.

Sẽ hiệu quả hơn rất nhiều nếu DN "trưng cầu" về công nghệ tại những đơn vị cung cấp chuyên nghiệp, nơi đã có nhiều kinh nghiệm và sở hữu nhiều khách hàng bởi họ có khả năng làm tốt hơn cho DN so với việc DN "tự cung tự cấp" và phải lo quá nhiều thứ, đặc biệt đối với các DN nhỏ. Trong lĩnh vực TMĐT, kỹ thuật là điều kiện cần, chiến lược mới là điều kiện đủ. Công nghệ đặc biệt quan trọng nhưng DN nên để người chuyên nghiệp lo.

Sưu tầm
-----
www.vnkienthuc.com www.vnkienthuc.com www.baoboi.vn www.muatet.vn
 
Omni-Channel Retailing (OCR) là mô hình marketing All-in-One của ngành bán lẻ – khách hàng của bạn đến từ nhiều nguồn khác nhau, và họ sử dụng các thiết bị khác nhau để có được thông tin của bạn (dĩ nhiên là thông tin này được bạn truyền bá trên các thiết bị này rồi).

omni-channel.png


Đây là định nghĩa về Omni Channel của Wikimedia

Omni-Channel Retailing is the evolution of multi-channel retailing, but is concentrated more on a seamless approach to the consumer experience through all available shopping channels, i.e. mobile internet devices, computers, brick-and-mortar, television, radio, direct mail, catalog and so on.

Một số các nguyên nhân khiến cho Omni-Channel sẽ là kênh phát triển, và được các nhà bán lẻ đầu tư, và phát triển trong tương lai:

  1. Môi trường công nghệ ngày càng phát triển, rất nhanh chóng cho các thiết bị đầu cuối của người dùng, email, sms, mạng xã hội, điện thoại thông minh, máy tính bản,….
  2. Người dùng ngày càng dành nhiều thời gian hơn cho việc online
  3. Khách hàng ngày càng đòi hỏi ở bạn nhiều hơn
  4. và cuối cùng, có lẽ là thiết thật nhất – đó là thói quen mua sắm đã dần thay đổi.
Và chắc chắn, bạn đã và đang thấy các khách hàng của mình họ chịu tác động bởi rất nhiều kênh, chiều, và chương trình marketing khác nhau, tăng thêm khả năng lựa chọn của họ và khách hàng của bạn ngày càng tinh thông hơn rất nhiều trong việc lựa chọn sản phẩm.

Video clip sau đây là bài phân tích về Cross-Channel, Multi-Channel, và Omni-Channel của Jon Sleeman, Director EMEA Industrial & Logistics Research (năm 2013)


Giá trị của kênh Omni-Channel với nhà bán lẻ.

Với Omni-Channel, các nhà bán lẻ sẽ có 2 lợi rất lớn đó là (1) mở rộng kinh doanh của mình ở khắp mọi nơi mà không cần phải có cửa hàng của mình, đa dạng hóa mặt hàng, và (2) nắm bắt được thị trường, phân khúc khách hàng (trước khi quyết định gia nhập các cửa hàng vào thị trường đó)

Mở rộng kinh doanh:

  1. Rất nhiều mặt hàng mà người tiêu dùng không thể mua tại địa phương của mình hiện đang sinh sống (theo thống kê ngay tại Anh thì con số này đã là 9 tỷ Bảng trong năm 2012) – và người tiêu dùng cần phải tìm mua ở các địa phương khác với mọi hình thức, thì nay, người tiêu dùng có thể mua ngay sản phẩm mình cần với chiếc điện thoại di động và lại nhận được rất nhiều trải nghiệm của sản phẩm mà nhà bán lẻ cung cấp trước khi họ quyết định đặt mua sản phẩm. Một lợi thế rất lớn mà Omni-Channel cung cấp.
  2. Ngược lại, nhà bán lẻ cũng có thể đặt mua các sản phẩm từ nơi này, cung cấp cho các khách hàng của mình ở nơi khác mà họ vẫn không nhất thiết mở cửa hàng hoặc siêu thị – đa dạng hóa sản phẩm, tăng doanh thu đây chắc hẳn là mục tiêu của tất cả các nhà bản lẻ trên thế giới.
Nắm bắt thị trường

Nhà bán lẻ có khách hàng tại thị trường mà mình chưa đặt chân tới, có được thông tin thị hiếu của khách hàng, khả năng chiếm lĩnh thị trường, và đặc biệt là kế hoạch mua sắm của các khách hàng của mình nhằm cung cấp cho các nhà quản trị bán lẻ quyết định mở kênh phân phối, hoặc gia nhập thị trường này – và chắc chắn đây là lời giải luôn làm đau đầu các nhà quản trị bán lẻ.

Omni-Channel luôn mang đến những điều bất ngờ cho nhà bán lẻ là khả năng đánh thức các thị trường & phân khúc khách hàng mới, béo bở mà họ khả năng trước đó họ luôn không ngờ tới.

Sử dụng Omni-Channel để gia tăng doanh số cho nhà bản lẻ

Với nhà bán lẻ, 2 vấn đề đặc biệt quan trọng hàng đầu là (1) Nhận thức thương hiệu (bao gồm sản phẩm và doanh nghiệp – brand awareness) và (2) niềm tin của khách hàng (loyalty) quyết định sự phát triển của sản phẩm, thị trường, và khách hàng – Hay nói cách khác, 2 vấn đề này quyết định đến doanh thu của nhà bán lẻ.

Vì vậy, việc mở rộng các kênh bán hàng, cung cấp thông tin về sản phẩm trên bình diện rộng thông qua tất cả các kênh (Omni-Channel) là việc làm thực sự cần thiết của tất cả các nhà quản trị bán lẻ và họ đã làm:

  1. Mở rộng sự hiện diện của mình trên tất cả các kênh bán hàng có thể cho sản phẩm của mình.
  2. Tùy thuộc vào vị trí địa lý, sở thích,… của thị trường sẽ có sự phối kết hợp giữa các kênh (cửa hàng hay không cửa hàng) với nhau để tăng thêm sự nhận diện về thương hiệu của mình.
  3. Một cách mà các nhà quản trị trong thời gian gần đây đã làm là “cửa hàng tiện lợi”, với chiến thuật này, nhà bán lẻ rất nhanh chóng khẳng định sự hiện diện của mình với chi phí thấp nhất, nhưng giàn trải nhất.
  4. Và dĩ nhiên, chắc chắn không nhà lãnh đạo bán lẻ nào lại bỏ qua kênh Web, bán hàng trực tuyến, mạng xã hội,… như là công cụ phát triển rất nhanh cho thấy sự hiện diện của bạn.
  5. Kinh nghiệm mua sắm cũng được áp dụng một cách rộng rãi trong đó việc ghi nhận các nhận xét, đánh giá sản phẩm, các chia sẻ của người mua sẽ làm tăng thêm giá trị về thương hiệu sản phẩm của bạn, và doanh nghiệp của bạn.
Khảo sát sau đây với 256 nhà bán lẻ hàng đầu ở Mỹ và Châu Âu về kênh bán hàng và ngành nghề được thực hiện vào tháng 11/2013 do Forrester nghiên cứu

omni_channel_1.jpg


Nguồn: bsdinsight.com
-------
www.vnkienthuc.com www.vnkienthuc.com www.baoboi.vn www.songohan.vn www.muatet.vn
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top