Bản dịch bài Thơ Hoàng Hạc Lâu

Hạc vàng Người cỡi về đâu
Còn trơ lầu đứng dãi dầu nắng mưa
Hạc vàng theo bóng người xưa
Ngàn năm mây trắng vẫn chưa bến về
Trời trong cây Hán sông mê
Cỏ tươi Anh Vũ chẳng hề đổi thay
Chiều buông dần khuất quê ai
Trên sông khói tỏa lòng đầy nhớ nhung.

Đây là bài dịch của Quên Đi một cựu học sinh Trường Tống Phước Hiệp Vĩnh Long. Mình thấy không tệ, xin giới thiệu đến diễn đàn

Huỳnh Hữu Đức
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Bài thơ của Thôi Hiệu

Hoàng hạc lâu

Tích nhân dĩ thừa Hoàng hạc khứ
Thử địa không dư Hoàng hạc lâu
Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản
Bạch vân thiên tải không du du
Tình xuyên lịch lịch Hán dương thụ
Phương thảo thê thê Anh vũ châu
Nhật mộ hương quan hà xứ thị
Yên ba giang thượng sử nhân sầu


Bản dịch của Tản Đà

Hạc vàng ai cưỡi đi đâu
Mà nay Hoàng hạc riêng lầu còn trơ
Hạc vàng bay mất từ xưa
Ngàn năm mây trắng bây giờ còn bay
Hán dương sông tạnh cây bày
Bãi xa Anh vũ xanh đầy cỏ non
Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai



Bản dich của tại hạ, mong được chỉ giáo
(vì muốn giữ nguyên thể thơ nên 1 số câu phải dich thoát ý)

Người xưa cưỡi hạc vàng đi mất
Đất này còn trơ Hoàng hạc lâu
Hạc vàng một đi không trở lại
Mây trắng ngàn thu bay về đâu
Hán dương sông tạnh cây phô sắc
Anh vũ cồn xa cỏ giãi màu
Chiều xuống quê hương đâu tá nhỉ
Trên sông khói sóng để ai sầu
 
Câu thơ ''Anh vũ cồn xanh cỏ giãi màu'' so với bản thơ chưa chuẩn, chưa làm nổi lên vẻ ''mơn mởn xanh tươi'' của cỏ thơm.
Mình xin đưa bản dịch thơ để mọi người hiểu hơn về nội dung câu chữ tác phẩm:

Dịch nghĩa
Lầu Hoàng Hạc

Người xưa đã cưỡi hạc vàng bay đi,
Nơi đây chỉ còn lại lầu Hoàng Hạc
Hạc vàng một khi bay đi đã không trở lại
Mây trắng ngàn năm vẫn phiêu diêu trên không
Mặt sông lúc trời tạnh, phản chiếu cây cối Hán Dương rõ mồn một
Cỏ thơm trên bãi Anh Vũ mơn mởn xanh tươi
Trời về chiều tối, tự hỏi quê nhà nơi đâu?
Trên sông khói tỏa, sóng gợn, khiến buồn lòng người!
 
Câu thơ ''Anh vũ cồn xa cỏ giãi màu'' so với nguyên bản thơ đúng là chưa chuẩn, nhưng trong nguyên bản thì hai chữ "thê thê" cũng ko phải là ''mơn mởn xanh tươi'' mà có ý buồn rầu (như trong từ 'thê thảm', 'thê lương'...). Cũng có 1 chữ thê khác là 'tươi tốt' nhưng mình nhớ như vậy

Túc thảo thê thê tiền muội hận
Hoang khâu nhất lũy táng tam hồn

Ngoài ra chữ 'khứ' ko phải là bay đi mà đơn giản chỉ là ra đi, đi khỏi (như khứ hồi)
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Xin giới thiệu tiếp một bản dịch khác của Quên Đi

Hạc vàng người cỡi mất từ lâu
Trơ trọi giờ đây một bóng lầu
Hạc đã một đi không trở lại
Ngàn năm mây trắng biết về đâu
Trời trong sông Hán cây soi bóng
Anh Vũ bãi xinh cỏ đậm màu
Ngày hết quê nhà đâu chẳng thấy

Trên sông khói sóng dạ thêm sầu.


Cảm Tác Hoàng Hạc Lâu

Người Xưa đà vắng bóng

Hạc Vàng chẳng còn đâu

Giờ chỉ có Tiên Lầu

Cô đơn cùng năm tháng
Ng
ậm ngùi mây trắng bay
Quên Đi


 
Kính chào Bạn Tầm Dương Khách,
Bài thơ dịch của bạn nếu nói Niêm Luật trong thơ Thất Ngôn Bát Cú Đường Luật thì chưa chỉnh lắm.Nhưng về ý thì vẫn theo sát ý chính và thật đầy đủ.
Kính.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top