rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
Tham khảo
Do you love your stuff too much?
Published on November 7, 2012 by Gillian Ragsdale, Ph.D. in Empathy
1 bài thuyết trình hội nghị gần đây cho thấy sự gắn bó cảm xúc quá mức của 1 người tích trữ (hoarder) đối với đồ đạc của họ có thể bắt nguồn từ 1 sự thấu cảm quá độ - sự thấu cảm được đánh giá bởi phản ứng của họ trước nỗi khổ của người khác. Sự góp nhặt và tiết kiệm là bình thường, hữu ích và là những đặc điểm có tính thích nghi tiến hoá của con người, giúp chống lại những thời kỳ khó khăn. Trẻ em bắt đầu góp nhặt ngay khi chúng có thể lượm được những cục đá và cành cây. Nhưng bạn có thể có quá nhiều đặc điểm tốt này.
Ngôi nhà của bạn là 1 đống lộn xộn hay là 1 ngôi nhà theo phong cách tối giản? Bạn yêu đồ đạc của bạn, ngay cả những món đồ vô dụng, xấu xí?
Khi nào thì sự lộn xộn trở thành sự tích trữ - và khi nào sự tích trữ trở thành 1 chứng rối loạn tích trữ (hoarding disorder (HD)? HD nhập vào 'hướng dẫn chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần DMS' trong lần xuất bản thứ 5 sắp tới. Ước tính tỷ lệ của HD trong dân số nói chung ở mức 2% đến 5%. Những dấu hiệu chính cho kết luận DSM được dùng ở đây là 'gây ra sự khốn khổ và sự bất lực'. Chúng ta không nói về bộ sưu tập những nhân vật trong phim Star Wars hoặc tích trữ hàng trăm lon đậu cho ngày tận thế ở đây- đây là kiểu tích trữ làm cho 1 nơi ở gần như không thể ở được.
Hầu hết những người tích trữ không xem sự tích trữ của họ là 1 vấn đề, ngay cả khi nó đe doạ sức khỏe của họ (vì chỗ ở của họ không thể lau dọn được) và cuộc sống (chủ yếu là nguy cơ hỏa hoạn).
Grisham et al tự hỏi làm thế nào mà những người tích trữ trở nên quá gắn bó với đồ đạc. Họ đưa những chiếc vòng chìa khoá cho 62 người bị OCD (chứng rối loạn ám ảnh cưỡng bức) và yêu cầu họ đánh giá sự gắn bó của họ với món quà họ nhận được và lặp lại sau 1 tuần. Họ phát hiện thấy dù mọi người trở nên gắn bó nhiều hơn với những chiếc vòng chìa khoá theo cách khá giống nhau, thì những người có xu hướng tích trữ đã gắn bó nhiều hơn với chiếc vòng khoá của họ ngay lập tức. Kiểu tình yêu ngay từ cái nhìn đầu tiên này cũng được nhìn thấy khi những người tích trữ đi mua sắm. Tôi tưởng tương rất nhiều người trong chúng ta đã từng có lúc khi chúng ta thấy 1 món đồ và chúng ta bị thu hút một cách vô lý và không thể chống cự lại việc sở hữu nó.
Tolin et al đã so sánh những hình ảnh bộ não của người bị OCD, HD và 'kiểm soát lành mạnh'. Những người tích trữ cho thấy sự gia tăng hoạt động ở những phần não (vùng đai trước của vỏ não và thuỳ nhỏ ở não trước) khi cố gắng quyết định liệu nên giữ lại hoặc bỏ đi những món đồ sở hữu cá nhân. Họ cho rằng hoạt động này liên quan đến sự gắn bó cảm xúc quan trọng với đồ vật, đáp ứng cảm xúc và điều hoà những cảm xúc của họ trong khi ra quyết định. Như thể đồ vật có cảm xúc và có thể bị tổn thương.
Nguồn: psychologytoday
Do you love your stuff too much?
Published on November 7, 2012 by Gillian Ragsdale, Ph.D. in Empathy
1 bài thuyết trình hội nghị gần đây cho thấy sự gắn bó cảm xúc quá mức của 1 người tích trữ (hoarder) đối với đồ đạc của họ có thể bắt nguồn từ 1 sự thấu cảm quá độ - sự thấu cảm được đánh giá bởi phản ứng của họ trước nỗi khổ của người khác. Sự góp nhặt và tiết kiệm là bình thường, hữu ích và là những đặc điểm có tính thích nghi tiến hoá của con người, giúp chống lại những thời kỳ khó khăn. Trẻ em bắt đầu góp nhặt ngay khi chúng có thể lượm được những cục đá và cành cây. Nhưng bạn có thể có quá nhiều đặc điểm tốt này.
Ngôi nhà của bạn là 1 đống lộn xộn hay là 1 ngôi nhà theo phong cách tối giản? Bạn yêu đồ đạc của bạn, ngay cả những món đồ vô dụng, xấu xí?
Khi nào thì sự lộn xộn trở thành sự tích trữ - và khi nào sự tích trữ trở thành 1 chứng rối loạn tích trữ (hoarding disorder (HD)? HD nhập vào 'hướng dẫn chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần DMS' trong lần xuất bản thứ 5 sắp tới. Ước tính tỷ lệ của HD trong dân số nói chung ở mức 2% đến 5%. Những dấu hiệu chính cho kết luận DSM được dùng ở đây là 'gây ra sự khốn khổ và sự bất lực'. Chúng ta không nói về bộ sưu tập những nhân vật trong phim Star Wars hoặc tích trữ hàng trăm lon đậu cho ngày tận thế ở đây- đây là kiểu tích trữ làm cho 1 nơi ở gần như không thể ở được.
Hầu hết những người tích trữ không xem sự tích trữ của họ là 1 vấn đề, ngay cả khi nó đe doạ sức khỏe của họ (vì chỗ ở của họ không thể lau dọn được) và cuộc sống (chủ yếu là nguy cơ hỏa hoạn).
Grisham et al tự hỏi làm thế nào mà những người tích trữ trở nên quá gắn bó với đồ đạc. Họ đưa những chiếc vòng chìa khoá cho 62 người bị OCD (chứng rối loạn ám ảnh cưỡng bức) và yêu cầu họ đánh giá sự gắn bó của họ với món quà họ nhận được và lặp lại sau 1 tuần. Họ phát hiện thấy dù mọi người trở nên gắn bó nhiều hơn với những chiếc vòng chìa khoá theo cách khá giống nhau, thì những người có xu hướng tích trữ đã gắn bó nhiều hơn với chiếc vòng khoá của họ ngay lập tức. Kiểu tình yêu ngay từ cái nhìn đầu tiên này cũng được nhìn thấy khi những người tích trữ đi mua sắm. Tôi tưởng tương rất nhiều người trong chúng ta đã từng có lúc khi chúng ta thấy 1 món đồ và chúng ta bị thu hút một cách vô lý và không thể chống cự lại việc sở hữu nó.
Tolin et al đã so sánh những hình ảnh bộ não của người bị OCD, HD và 'kiểm soát lành mạnh'. Những người tích trữ cho thấy sự gia tăng hoạt động ở những phần não (vùng đai trước của vỏ não và thuỳ nhỏ ở não trước) khi cố gắng quyết định liệu nên giữ lại hoặc bỏ đi những món đồ sở hữu cá nhân. Họ cho rằng hoạt động này liên quan đến sự gắn bó cảm xúc quan trọng với đồ vật, đáp ứng cảm xúc và điều hoà những cảm xúc của họ trong khi ra quyết định. Như thể đồ vật có cảm xúc và có thể bị tổn thương.
Nguồn: psychologytoday