rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
[size=medium]Cảm thấy lo lắng, tức giận hoặc buồn? Điều tự nhiên
Đang nghiền ngẫm? Có lợi.
Nghiền ngẫm về một thất bại hoặc sự xung đột lặp đi lặp lại để xem nó có thể trở nên tốt hơn như thế nào.
Quát tháo về những sai lầm mà người khác đã làm đối với bạn
Cố gắng xác định lý do tại sao cuộc sống không như những kỳ vọng của bạn.
Liên tục suy ngẫm về nỗi buồn của bạn.
Đó là suy nghĩ quá nhiều (overthinking).
Suy nghĩ quá nhiều rất phổ biến đến nỗi nhiều người xem nó là điều tự nhiên, thậm chí có lợi.
Không.
Suy nghĩ quá nhiều là một hiện tượng thời hiện đại trái tự nhiên và phản tác dụng.
Suy nghĩ quá nhiều? Ý bạn không phải là suy nghĩ đúng đắn sao? Tốt hơn là đối mặt với một vấn đề hơn là phớt lờ nó.
Dành nhiều thời gian để suy nghĩ về nó và bạn sẽ khám phá ra một hiểu biết sâu sắc mà bạn đã bỏ qua.
Đó là lý do tại sao sự chú ý của bạn liên tục quay trở lại với nó. Những cảm xúc và mối bận tâm nằm bên dưới chưa được xử lý.
Không.
Suy nghĩ quá nhiều là một chất độc.
Sự nghiền ngẫm đổ thêm dầu vào lửa. (1, 2)
Đa số vấn đề có những nguyên nhân mà dù bạn có suy ngẫm nhiều bao nhiêu cũng sẽ không khám phá ra. (3)
Và điều mà bạn sẽ học được trong bài này là - Suy nghĩ quá nhiều được thiết kế bởi sự tiến hoá để kích hoạt sự phiền muộn và từ bỏ, chứ nó không xử lý vấn đề một cách hiệu quả. (4)
Bạn có phải là một người suy nghĩ quá nhiều?
Khi bạn cảm thấy khó chịu - buồn, giận, lo lắng - bạn: (Không bao giờ, Thỉnh thoảng, Thường xuyên, luôn luôn)
1. Nghĩ về bạn cảm thấy cô đơn như thế nào
2. Nghĩ về những cảm giác mệt mỏi hoặc đau đớn của bạn?
3. Thấy khó tập trung?
4. Nghĩ về việc bạn cảm thấy mình thụ động và không có động lực như thế nào?
5. Nghĩ "Tại sao tôi không thể bắt đầu?"
6. Nghĩ đi nghĩ lại về một tình huống gần đây?
7. Nghĩ về việc bạn cảm thấy buồn hoặc lo lắng như thế nào?
8. Nghĩ về tất cả những sai lầm, thất bại của bạn?
9. Nghĩ về làm sao mà bạn không thể làm được bất kì việc gì?
10. Nghĩ "tại sao tôi không thể xử lý sự việc tốt hơn?"
Làm sao chúng ta biết rằng Suy nghĩ quá nhiều là trái tự nhiên và phản tác dụng?
1) Có ít hơn 20% số người trên 65 tuổi là những người Suy nghĩ quá nhiều. (5)
2) Suy nghĩ quá nhiều là trái ngược với việc xử lý vấn đề một cách hiệu quả, đưa ra quyết định mà bạn không thể thay đổi trong tương lai, gây ra sự từ bỏ, đầu hàng, phá hoại động lực, phá huỷ các mối quan hệ và gây ra trầm cảm.
Có ít hơn 20% số người trên 65 tuổi là những người suy nghĩ quá nhiều
“Bạn đã từng thấy bản thân suy nghĩ quá lâu về việc bạn cảm thấy buồn hoặc lo lắng hoặc tức giận như thế nào, hoặc tại sao một chuyện gì đó không như ý của bạn?
Thỉnh thoảng, nhưng không thường xuyên. Đó không phải là một việc có ích, đúng không? Ông bà ta đã đúng. Không may là, suy nghĩ quá nhiều đang gia tăng.
Thế hệ Tỷ lệ người suy nghĩ quá nhiều
Baby Boomers (thế hệ những người sinh từ năm 1946-1964) 20%
Thế hệ X 52%
Thế hệ Y 73%
Có phải thế hệ baby boomers ít có khả năng suy nghĩ quá nhiều vì họ có hàng thập kỷ kinh nghiệm sống mà những người còn lại trong chúng ta không có? Không chắc..
Theo những cuộc phỏng vấn của Susan Nolen, ở khoa tâm lý học trường Yale, dù những người cao tuổi từng đối mặt với chiến tranh, khủng hoảng kinh tế, cái chết của những người thân yêu và những khó khăn khác, thì có ít người từng suy nghĩ quá nhiều. (6)
Đó là vì cho đến gần đây, suy nghĩ quá nhiều là mặt duy nhất của trầm cảm.
Nếu bạn suy nghĩ quá nhiều thì bạn hoặc là đang bị trầm cảm, hoặc sắp rơi lại vào trầm cảm. Nếu bạn không suy nghĩ quá nhiều thì bạn không và chưa bao giờ bị trầm cảm.
Suy nghĩ quá nhiều là mặt đối lập của việc xử lý vấn đề hiệu quả
Nếu bạn từng bị trầm cảm hoặc nói chuyện với ai đó bị trầm cảm, bạn biết rằng thế giới quan của họ từng bị bóp méo. Họ gặp khó khăn trong việc đưa ra những giải pháp hiệu quả thậm chí cho những vấn đề đơn giản. Tại sao? Họ từ bỏ trước khi họ bắt đầu suy nghĩ quá nhiều cũng tương tự.
Các nhà khoa học đã phát triển những kỹ thuật để khiến con người suy nghĩ quá nhiều.
Nếu suy nghĩ quá nhiều trong thực tế là suy nghĩ đúng, thì những ai suy nghĩ quá nhiều nên có khả năng nghĩ ra nhiều ý tưởng hiệu quả hơn những người không suy nghĩ quá nhiều.
Trong một nghiên cứu, những người tham gia được yêu cầu xử lý một trong nhiều vấn đề xã hội có tính giả thuyết. (7) Một số người bị làm cho suy nghĩ quá nhiều, còn những người khác thì không.
Bạn sẽ làm gì nếu một người bạn tránh mặt bạn?
Những người từng bị làm cho suy nghĩ quá nhiều thì đưa ra những giải pháp như "Tôi đoán là tôi sẽ tránh mặt họ." Nói cách khác, họ từ bỏ. Thậm chí không biết điều đó, họ giả định rằng vấn đề là không thể giải quyết được.
Ngược lại, những người không suy nghĩ quá nhiều đưa ra các giải pháp như "Tôi sẽ hỏi người mà tôi chơi thân nhất trong nhóm đó tôi đã làm gì khiến họ tránh mặt tôi." Họ tìm và phát hiện ra những giải pháp hiệu quả tiềm năng.
Vâng, những người từng bị làm cho suy nghĩ quá nhiều thời gian để suy nghĩ về vấn đề.
Vỏ não trước trán của bạn là một thiên tài, có khả năng phân tích các vấn đề liên quan đến hàng trăm yếu tố khác nhau.
Phần não của bạn chịu trách nhiệm cho việc suy nghĩ quá nhiều là một tên ngốc.
Vấn đề của suy nghĩ quá nhiều là nó làm ô nhiễm tư duy của bạn với sự tiêu cực đến mức độ bạn bị đánh bại trước khi bạn bắt đầu. (6)
Những thực nghiệm khác đã phát hiện thấy các kết quả tương tự. (8, 9)
Suy nghĩ quá nhiều làm bạn đưa ra những quyết định mà không thể thay đổi được trong tương lai
Quá xung hấn đến nỗi bạn có nguy cơ đưa ra những quyết định mà không thể thay đổi được trong tương lai? Khi không có hy vọng cho sự thoả hiệp.
Quay trở lại thời tôi sống ở thành phố New York tôi muốn huỷ việc trả tiền hằng tháng cho lớp dạy võ karate của tôi.
Theo tài liệu quảng cáo của họ, tôi có thể huỷ vào bất kỳ cuối tháng nào.
Theo hợp đồng tôi đã ký, tôi có trách nhiệm trả tiền 159 đô mỗi tháng trong vòng 2 năm.
Vì vậy họ từ chối.
Tôi tức giận. Tôi nghĩ rằng họ quá tham lam. Lúc rảnh rỗi, tôi tưởng tượng việc trả thù, trút cơn giận chính đáng của mình.
Do đó tôi nói với họ tôi từ chối trả tiền và sẽ chống lại họ trước toà nếu tôi phải làm vậy.
Tại sao tôi làm vậy? Tức giận hiếm khi đạt được điều bạn muốn.
Tôi đụng phải một sự kháng cự nhẹ, đến lượt nó kích thích sự suy nghĩ quá nhiều, đến lượt nó khiến tôi trong tiềm thức bỏ cuộc trước khi tôi bắt đầu, tôi dường như chỉ còn lại một giải pháp – gây hấn.
Suy nghĩ quá nhiều làm tâm trí chúng ta không sáng suốt, với quá nhiều điều tiêu cực mà chúng ta quên mất khả năng người khác liên quan đến cuộc tranh chấp về cơ bản là người tốt có những lý do chính đáng cho hành động của họ.
Suy nghĩ quá nhiều không giống như suy nghĩ sâu sắc. Những cảm xúc tiêu cực không trao cho chúng ta một phương pháp trực tiếp cho những mối quan tâm sâu xa nhất của chúng ta. Thay vì đem lại cho chúng ta một cửa sổ rõ ràng, thì những cảm xúc tiêu cực đặt lên một thấu kính cho thấy một cách nhìn bị bóp méo của thế giới chúng ta. (6)
Chúng ta nhìn qua thấu kính đó, và thay vì nhìn thấy một thực tế tự nhiên, không che đậy của quá khứ và hiện tại của chúng ta, thì chúng ta chỉ nhìn thấy thứ mà tâm trạng tiêu cực của chúng ta muốn chúng ta nhìn thấy- những sự kiện trong quá khứ của chúng ta là tiêu cực, những khía cạnh của hoàn cảnh trong hiện tại của chúng ta là tiêu cực, và những việc có thể hư hỏng trong tương lai.
Trong quá trình suy nghĩ quá nhiều, tất cả những tương tác của tôi với thầy dạy karate mang một sắc thái tiêu cực. Những lần ông ấy tỏ ra tử tế thì bị tôi bỏ qua, những lần ông ấy hành xử trung tính thì bin tôi diễn giải theo lối ít khoan dung nhất, và một lần ông ấy hành xử xấu thì được nghĩ đi nghĩ lại mà không tính đến yếu tố tình huống để giảm nhẹ tội.
Sau vài ngày, tôi có thể bình tâm lại và đạt được một thoả hiệp.
Nhiều người to tiếng quát tháo, mắng nhiếc về ông sếp ngu ngốc của họ, về người bạn đời không quan tâm, hoặc hoàn cảnh bất công trong cuộc sống. Họ cảm thấy tốt. Quá tốt đến nỗi họ lặp đi lặp lại việc đó.
Hít cocaine cũng làm bạn cảm thấy tốt. Tại sao việc tiêu thụ cocaine lại không phổ biến? Nó làm bạn thấy tốt trong ngắn hạn bất chấp những phí tổn về lâu dài. Quát tháo mắng nhiếc cũng tương tự.
Suy nghĩ quá nhiều kích hoạt sự từ bỏ.
Cách đây vài tháng, tôi nghĩ "Tôi không kiếm được nhiều tiền như tôi mong muốn, tôi tự hỏi mình nên làm gì? Có điều gì sai với chiến lược hiện tại của tôi?" Những câu hỏi hay. Nhưng dự tính tích cực ban đầu bị đe doạ bởi suy nghĩ quá nhiều.
Đồng thời tôi nghĩ rằng tôi đang xem xét vấn đề một cách hợp lý - cuối cùng đương đầu với những nỗi sợ mà tôi từng phớt lờ. Nỗi lo về việc kinh doanh của tôi khiến tôi tập trung vào mặt tiêu cực, đến lượt nó làm tôi thấy lo lắng nhiều hơn, khiến tôi tập trung nhiều hơn nữa vào mặt tiêu cực, cho đến khi cuối cùng tôi nghĩ "có lẽ tôi nên từ bỏ và làm việc khác."
Mạng lưới những suy nghĩ của chúng ta về những vấn đề khác nhau trong cuộc sống của chúng ta được liên kết thông qua những cảm xúc và tâm trạng của chúng ta. Những tình huống kích thích những tâm trạng tiêu cực có xu hướng được liên kết trong một mạng lưới của những ký ức, trong khi những tình huống kích thích những tâm trạng tích cực có xu hướng được liên kết trong một mạng lưới khác.
Kết quả là, khi bạn đang ở trong một tâm trạng tồi tệ - phiền muộn, lo lắng- tâm trạng tiêu cực của bạn có xu hướng kích hoạt một loạt ý nghĩ đi cùng với tâm trạng của bạn. (6)
Vì nỗi lo của tôi đặt tôi vào một tâm trạng tồi tệ, nên tất cả những gì tôi có thể nghĩ đến là những nhược điểm. Những thử nghiệm thất bại. Tôi đã quên tất cả những thành công, những email khích lệ, những viễn cảnh bán hàng, và sự tăng trưởng hàng tháng tuy chậm nhưng đều đặn của tôi.
Thay vì có một quan điểm khách quan trước thực tế - đôi lúc tôi thành công và đôi lúc tôi thất bại, anh ấy yêu tôi nhưng thỉnh thoảng mắc sai lầm, tôi đã mất một ai đó mà tôi thương yêu nhưng rồi tôi sẽ phục hồi - Suy nghĩ quá nhiều đánh thức những nỗi lo lắng, hoài nghi và những thất bại và làm chúng trở nên nổi bật hơn.
Chúng ta nhìn thấy những vấn đề mà chúng không thực sự tồn tại hoặc không to tát như những ý nghĩ của chúng ta làm cho chúng trở nên như vậy. Điều đó khiến chúng ta đưa ra những quyết định tồi.
Hành động bộc phát do tâm trạng tồi tệ và những vấn đề được phóng đại của chúng ta, chúng ta đương đầu với người khác, chúng ta bỏ việc hoặc bỏ học, chúng ta phòng thủ thay vì học hỏi.
Thỉnh thoảng, sự từ bỏ là phản ứng đúng - tôi mừng vì tôi đã bỏ công việc cũ của tôi. Nhưng thường thì nó không phải là phản ứng đúng.
Suy nghĩ quá nhiều phá hoại động lực hành động
Bởi việc suy nghĩ quá nhiều mang tới cho đầu óc những ý nghĩ tiêu cực, nó sẽ khiến bạn trở nên bi quan. Nếu bạn bị quan, bạn sẽ tin một cách sai lầm rằng bạn không chắc sẽ thành công. Nếu bạn tin rằng bạn không chắc sẽ thành công – rằng nỗ lực của bạn chắc sẽ chẳng có kết quả – nó sẽ khiến bạn ít nỗ lực hơn.
Hầu hết mọi người có động lực là 0 để trở thành một tỉ phú. Điều đó là có cơ sở.
Suy nghĩ quá nhiều có thể gây ra các vấn đề phổ biến, ví dụ:
Phụ nữ với các kiểu nghiền ngẫm mãn tính, chịu đựng nỗi đau buồn sâu sắc do phát hiện các triệu chứng sức khỏe tiềm tàng và bởi vậy họ trì hoãn việc chẩn đoán. (10)
“Oh không! Tôi có một khối u trên ngực. Tôi chắc là bị ung thư vú. Rồi tôi sẽ phải chết.”
Bạn cho rằng nghĩ ngợi nhiều về khối u đó có thể sẽ sớm tìm ra phương thức chữa trị. Thay vào đó, nó dẫn đến sự bi quan và xa lánh.
Những người suy nghĩ quá nhiều mất hơn 2 tháng so với những người không suy nghĩ quá nhiều để đi khám bệnh khi họ phát hiện ra khối u trên ngực. Với bệnh ung thư, 2 tháng có thể là một sự khác biệt giữa việc sống được 1 năm và 10 năm.
Những phát hiện tương tự được tìm thấy trong các khung cảnh khác. (6, 11, 12)
Người suy nghĩ quá nhiều không những gặp bế tắc trong các vấn đề quan trọng mà việc suy nghĩ quá nhiều dường như làm hao hụt động lực của họ khi tiến bước dù là những bước nhỏ nhất để giải quyết vấn đề.
Suy nghĩ quá nhiều làm tổn thương tình bạn
Tôi từng hẹn hò với những phụ nữ suy nghĩ quá nhiều, những phụ nữ không suy nghĩ nhiều, và những phụ nữ giả vờ rằng họ không suy nghĩ quá nhiều
Tôi sống yêu thương, tôi kiên nhẫn và tôi thích thú với những xúc cảm và nỗ lực của họ nhưng vẫn có một giới hạn.
Nếu suy nghĩ quá nhiều là không thể kiểm soát được hay có lợi thì tôi sẽ là người chịu trách nhiệm. Tôi nên chấp nhận nhiều hơn. Nhưng nó lại không như thế.
Việc suy nghĩ quá nhiều có thể kiểm soát được và thường có hại. Đó là lý do tôi dừng giao du với những người suy nghĩ quá nhiều, những người luôn nghĩ rằng nó là một phần không thể thay đổi của họ.
Tôi không phải là người duy nhất có giới hạn.
Những người suy nghĩ quá nhiều thường tìm kiếm sự hỗ trợ xã hội sau cái chết của một người thân. Nhưng họ lại nói là nhận được ít sự hỗ trợ về tinh thần. (13) Bạn bè và các thành viên trong gia đình trở nên nản lòng với nhu cầu hay nói về sự mất mát của họ và ý nghĩa của nó tới cuộc sống của họ nhiều tháng sau sự kiện. (14)
Những người suy nghĩ quá nhiều thường xoắn quẩy và hung hăng hơn và cũng hay tìm kiếm sự trả đũa sau một sự đụng chạm cá nhân với nhau hay sự coi khinh nào đó, cũng hay đáp lại sự khiêu khích với một thái độ tức giận, và cũng hay giả định về trách nhiệm thái quá cho hạnh phúc của người khác. (15, 16, 17)
Kết quả là, những người suy nghĩ quá nhiều ít được yêu thích hơn những người khác (18).
Nếu bạn là một người suy nghĩ quá nhiều, bạn sẽ bị đánh giá ít được yêu thích hơn so với những người khác.
Đừng trốn chạy sự thật. Nó không phải là một vấn đề của sự bẩm sinh đã nhạy cảm hơn người khác. Bạn đã bị đầu độc.
Suy nghĩ quá nhiều dẫn đến trầm cảm
Theo các nhà tâm lý học tiến hoá, chức năng của suy nghĩ quá nhiều là gây ra sự trầm cảm. (4) Để tôi nhắc lại điều đó.
Sự hiểu biết tốt nhất của chúng ta về nỗi sợ là nó được tiến hoá nhằm giúp chúng ta tránh khỏi nguy hiểm. Tương tự vậy, sự hiểu biết của chúng ta việc suy nghĩ quá nhiều là nó được tiến hoá để gây ra trầm cảm.
Những người thường xuyên suy nghĩ quá nhiều có khả năng bị trầm cảm nhiều hơn và trong khoảng thời gian dài hơn. (4)
Một lý do đưa ra là tỉ lệ trầm cảm đã đang tăng vọt? Nên suy nghĩ quá nhiều ngày phổ biến hơn.
Ta hãy tổng kết lại - suy nghĩ quá nhiều là mặt trái với việc giải quyết vấn đề hiệu quả, nó phá hủy mối quan hệ, dẫn dến sự từ bỏ, bào mòn động lực, hủy hoại tình bạn và dẫn đến trầm cảm.
Rubi, Thuỳ Dung dịch
Nguồn: https://happierhuman.com/overthinking/
(1) https://happierhuman.wpengine.netdn...f-Fulfilling-or-Self-Defeating-Prophecies.pdf
(2) https://happierhuman.wpengine.netdn...straction-Anger-and-Aggressive-Responding.pdf
(3) https://www.amazon.com/The-Depths-Evolutionary-Depression-Epidemic/dp/0465022219
(4) https://happierhuman.wpengine.netdna-cdn.com/wp-content/uploads/2014/05/4.-Rethinking-Rumination.pdf
(5) https://happierhuman.wpengine.netdn...-Gender-Difference-in-Depressive-Symptoms.pdf
(6) https://www.amazon.com/Women-Who-Think-Too-Much/dp/0805075259
(7) https://happierhuman.wpengine.netdn...hinking-and-Interpersonal-Problem-Solving.pdf
(8) https://happierhuman.wpengine.netdn...the-phenomenology-of-dysphoric-rumination.pdf
(9) https://happierhuman.wpengine.netdn...ocial-problem-solving-in-major-depression.pdf
(10) https://happierhuman.wpengine.netdn...king-diagnosis-for-breast-cancer-symptoms.pdf
(11) https://happierhuman.wpengine.netdn...uating-properties-of-dysphoric-rumination.pdf
(12) https://onlinelibrary.wiley.com/doi...sCustomisedMessage=&userIsAuthenticated=false
(13) https://psycnet.apa.org/journals/psp/77/4/801/
(14) https://books.google.com.vn/books?h...FCeE5N-l9eoPs&redir_esc=y#v=onepage&q&f=false
(15) https://happierhuman.wpengine.netdn...ss-rumination-well-being-and-the-Big-Five.pdf
(16) https://psycnet.apa.org/journals/emo/1/1/25/
(17) https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0191886996002486
(18) https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0191886996002486[/size]
Đang nghiền ngẫm? Có lợi.
Nghiền ngẫm về một thất bại hoặc sự xung đột lặp đi lặp lại để xem nó có thể trở nên tốt hơn như thế nào.
Quát tháo về những sai lầm mà người khác đã làm đối với bạn
Cố gắng xác định lý do tại sao cuộc sống không như những kỳ vọng của bạn.
Liên tục suy ngẫm về nỗi buồn của bạn.
Đó là suy nghĩ quá nhiều (overthinking).
Suy nghĩ quá nhiều rất phổ biến đến nỗi nhiều người xem nó là điều tự nhiên, thậm chí có lợi.
Không.
Suy nghĩ quá nhiều là một hiện tượng thời hiện đại trái tự nhiên và phản tác dụng.
Suy nghĩ quá nhiều? Ý bạn không phải là suy nghĩ đúng đắn sao? Tốt hơn là đối mặt với một vấn đề hơn là phớt lờ nó.
Dành nhiều thời gian để suy nghĩ về nó và bạn sẽ khám phá ra một hiểu biết sâu sắc mà bạn đã bỏ qua.
Đó là lý do tại sao sự chú ý của bạn liên tục quay trở lại với nó. Những cảm xúc và mối bận tâm nằm bên dưới chưa được xử lý.
Không.
Suy nghĩ quá nhiều là một chất độc.
Sự nghiền ngẫm đổ thêm dầu vào lửa. (1, 2)
Đa số vấn đề có những nguyên nhân mà dù bạn có suy ngẫm nhiều bao nhiêu cũng sẽ không khám phá ra. (3)
Và điều mà bạn sẽ học được trong bài này là - Suy nghĩ quá nhiều được thiết kế bởi sự tiến hoá để kích hoạt sự phiền muộn và từ bỏ, chứ nó không xử lý vấn đề một cách hiệu quả. (4)
Bạn có phải là một người suy nghĩ quá nhiều?
Khi bạn cảm thấy khó chịu - buồn, giận, lo lắng - bạn: (Không bao giờ, Thỉnh thoảng, Thường xuyên, luôn luôn)
1. Nghĩ về bạn cảm thấy cô đơn như thế nào
2. Nghĩ về những cảm giác mệt mỏi hoặc đau đớn của bạn?
3. Thấy khó tập trung?
4. Nghĩ về việc bạn cảm thấy mình thụ động và không có động lực như thế nào?
5. Nghĩ "Tại sao tôi không thể bắt đầu?"
6. Nghĩ đi nghĩ lại về một tình huống gần đây?
7. Nghĩ về việc bạn cảm thấy buồn hoặc lo lắng như thế nào?
8. Nghĩ về tất cả những sai lầm, thất bại của bạn?
9. Nghĩ về làm sao mà bạn không thể làm được bất kì việc gì?
10. Nghĩ "tại sao tôi không thể xử lý sự việc tốt hơn?"
Làm sao chúng ta biết rằng Suy nghĩ quá nhiều là trái tự nhiên và phản tác dụng?
1) Có ít hơn 20% số người trên 65 tuổi là những người Suy nghĩ quá nhiều. (5)
2) Suy nghĩ quá nhiều là trái ngược với việc xử lý vấn đề một cách hiệu quả, đưa ra quyết định mà bạn không thể thay đổi trong tương lai, gây ra sự từ bỏ, đầu hàng, phá hoại động lực, phá huỷ các mối quan hệ và gây ra trầm cảm.
Có ít hơn 20% số người trên 65 tuổi là những người suy nghĩ quá nhiều
“Bạn đã từng thấy bản thân suy nghĩ quá lâu về việc bạn cảm thấy buồn hoặc lo lắng hoặc tức giận như thế nào, hoặc tại sao một chuyện gì đó không như ý của bạn?
Thỉnh thoảng, nhưng không thường xuyên. Đó không phải là một việc có ích, đúng không? Ông bà ta đã đúng. Không may là, suy nghĩ quá nhiều đang gia tăng.
Thế hệ Tỷ lệ người suy nghĩ quá nhiều
Baby Boomers (thế hệ những người sinh từ năm 1946-1964) 20%
Thế hệ X 52%
Thế hệ Y 73%
Có phải thế hệ baby boomers ít có khả năng suy nghĩ quá nhiều vì họ có hàng thập kỷ kinh nghiệm sống mà những người còn lại trong chúng ta không có? Không chắc..
Theo những cuộc phỏng vấn của Susan Nolen, ở khoa tâm lý học trường Yale, dù những người cao tuổi từng đối mặt với chiến tranh, khủng hoảng kinh tế, cái chết của những người thân yêu và những khó khăn khác, thì có ít người từng suy nghĩ quá nhiều. (6)
Đó là vì cho đến gần đây, suy nghĩ quá nhiều là mặt duy nhất của trầm cảm.
Nếu bạn suy nghĩ quá nhiều thì bạn hoặc là đang bị trầm cảm, hoặc sắp rơi lại vào trầm cảm. Nếu bạn không suy nghĩ quá nhiều thì bạn không và chưa bao giờ bị trầm cảm.
Suy nghĩ quá nhiều là mặt đối lập của việc xử lý vấn đề hiệu quả
Nếu bạn từng bị trầm cảm hoặc nói chuyện với ai đó bị trầm cảm, bạn biết rằng thế giới quan của họ từng bị bóp méo. Họ gặp khó khăn trong việc đưa ra những giải pháp hiệu quả thậm chí cho những vấn đề đơn giản. Tại sao? Họ từ bỏ trước khi họ bắt đầu suy nghĩ quá nhiều cũng tương tự.
Các nhà khoa học đã phát triển những kỹ thuật để khiến con người suy nghĩ quá nhiều.
Nếu suy nghĩ quá nhiều trong thực tế là suy nghĩ đúng, thì những ai suy nghĩ quá nhiều nên có khả năng nghĩ ra nhiều ý tưởng hiệu quả hơn những người không suy nghĩ quá nhiều.
Trong một nghiên cứu, những người tham gia được yêu cầu xử lý một trong nhiều vấn đề xã hội có tính giả thuyết. (7) Một số người bị làm cho suy nghĩ quá nhiều, còn những người khác thì không.
Bạn sẽ làm gì nếu một người bạn tránh mặt bạn?
Những người từng bị làm cho suy nghĩ quá nhiều thì đưa ra những giải pháp như "Tôi đoán là tôi sẽ tránh mặt họ." Nói cách khác, họ từ bỏ. Thậm chí không biết điều đó, họ giả định rằng vấn đề là không thể giải quyết được.
Ngược lại, những người không suy nghĩ quá nhiều đưa ra các giải pháp như "Tôi sẽ hỏi người mà tôi chơi thân nhất trong nhóm đó tôi đã làm gì khiến họ tránh mặt tôi." Họ tìm và phát hiện ra những giải pháp hiệu quả tiềm năng.
Vâng, những người từng bị làm cho suy nghĩ quá nhiều thời gian để suy nghĩ về vấn đề.
Vỏ não trước trán của bạn là một thiên tài, có khả năng phân tích các vấn đề liên quan đến hàng trăm yếu tố khác nhau.
Phần não của bạn chịu trách nhiệm cho việc suy nghĩ quá nhiều là một tên ngốc.
Vấn đề của suy nghĩ quá nhiều là nó làm ô nhiễm tư duy của bạn với sự tiêu cực đến mức độ bạn bị đánh bại trước khi bạn bắt đầu. (6)
Những thực nghiệm khác đã phát hiện thấy các kết quả tương tự. (8, 9)
Suy nghĩ quá nhiều làm bạn đưa ra những quyết định mà không thể thay đổi được trong tương lai
Quá xung hấn đến nỗi bạn có nguy cơ đưa ra những quyết định mà không thể thay đổi được trong tương lai? Khi không có hy vọng cho sự thoả hiệp.
Quay trở lại thời tôi sống ở thành phố New York tôi muốn huỷ việc trả tiền hằng tháng cho lớp dạy võ karate của tôi.
Theo tài liệu quảng cáo của họ, tôi có thể huỷ vào bất kỳ cuối tháng nào.
Theo hợp đồng tôi đã ký, tôi có trách nhiệm trả tiền 159 đô mỗi tháng trong vòng 2 năm.
Vì vậy họ từ chối.
Tôi tức giận. Tôi nghĩ rằng họ quá tham lam. Lúc rảnh rỗi, tôi tưởng tượng việc trả thù, trút cơn giận chính đáng của mình.
Do đó tôi nói với họ tôi từ chối trả tiền và sẽ chống lại họ trước toà nếu tôi phải làm vậy.
Tại sao tôi làm vậy? Tức giận hiếm khi đạt được điều bạn muốn.
Tôi đụng phải một sự kháng cự nhẹ, đến lượt nó kích thích sự suy nghĩ quá nhiều, đến lượt nó khiến tôi trong tiềm thức bỏ cuộc trước khi tôi bắt đầu, tôi dường như chỉ còn lại một giải pháp – gây hấn.
Suy nghĩ quá nhiều làm tâm trí chúng ta không sáng suốt, với quá nhiều điều tiêu cực mà chúng ta quên mất khả năng người khác liên quan đến cuộc tranh chấp về cơ bản là người tốt có những lý do chính đáng cho hành động của họ.
Suy nghĩ quá nhiều không giống như suy nghĩ sâu sắc. Những cảm xúc tiêu cực không trao cho chúng ta một phương pháp trực tiếp cho những mối quan tâm sâu xa nhất của chúng ta. Thay vì đem lại cho chúng ta một cửa sổ rõ ràng, thì những cảm xúc tiêu cực đặt lên một thấu kính cho thấy một cách nhìn bị bóp méo của thế giới chúng ta. (6)
Chúng ta nhìn qua thấu kính đó, và thay vì nhìn thấy một thực tế tự nhiên, không che đậy của quá khứ và hiện tại của chúng ta, thì chúng ta chỉ nhìn thấy thứ mà tâm trạng tiêu cực của chúng ta muốn chúng ta nhìn thấy- những sự kiện trong quá khứ của chúng ta là tiêu cực, những khía cạnh của hoàn cảnh trong hiện tại của chúng ta là tiêu cực, và những việc có thể hư hỏng trong tương lai.
Trong quá trình suy nghĩ quá nhiều, tất cả những tương tác của tôi với thầy dạy karate mang một sắc thái tiêu cực. Những lần ông ấy tỏ ra tử tế thì bị tôi bỏ qua, những lần ông ấy hành xử trung tính thì bin tôi diễn giải theo lối ít khoan dung nhất, và một lần ông ấy hành xử xấu thì được nghĩ đi nghĩ lại mà không tính đến yếu tố tình huống để giảm nhẹ tội.
Sau vài ngày, tôi có thể bình tâm lại và đạt được một thoả hiệp.
Nhiều người to tiếng quát tháo, mắng nhiếc về ông sếp ngu ngốc của họ, về người bạn đời không quan tâm, hoặc hoàn cảnh bất công trong cuộc sống. Họ cảm thấy tốt. Quá tốt đến nỗi họ lặp đi lặp lại việc đó.
Hít cocaine cũng làm bạn cảm thấy tốt. Tại sao việc tiêu thụ cocaine lại không phổ biến? Nó làm bạn thấy tốt trong ngắn hạn bất chấp những phí tổn về lâu dài. Quát tháo mắng nhiếc cũng tương tự.
Suy nghĩ quá nhiều kích hoạt sự từ bỏ.
Cách đây vài tháng, tôi nghĩ "Tôi không kiếm được nhiều tiền như tôi mong muốn, tôi tự hỏi mình nên làm gì? Có điều gì sai với chiến lược hiện tại của tôi?" Những câu hỏi hay. Nhưng dự tính tích cực ban đầu bị đe doạ bởi suy nghĩ quá nhiều.
Đồng thời tôi nghĩ rằng tôi đang xem xét vấn đề một cách hợp lý - cuối cùng đương đầu với những nỗi sợ mà tôi từng phớt lờ. Nỗi lo về việc kinh doanh của tôi khiến tôi tập trung vào mặt tiêu cực, đến lượt nó làm tôi thấy lo lắng nhiều hơn, khiến tôi tập trung nhiều hơn nữa vào mặt tiêu cực, cho đến khi cuối cùng tôi nghĩ "có lẽ tôi nên từ bỏ và làm việc khác."
Mạng lưới những suy nghĩ của chúng ta về những vấn đề khác nhau trong cuộc sống của chúng ta được liên kết thông qua những cảm xúc và tâm trạng của chúng ta. Những tình huống kích thích những tâm trạng tiêu cực có xu hướng được liên kết trong một mạng lưới của những ký ức, trong khi những tình huống kích thích những tâm trạng tích cực có xu hướng được liên kết trong một mạng lưới khác.
Kết quả là, khi bạn đang ở trong một tâm trạng tồi tệ - phiền muộn, lo lắng- tâm trạng tiêu cực của bạn có xu hướng kích hoạt một loạt ý nghĩ đi cùng với tâm trạng của bạn. (6)
Vì nỗi lo của tôi đặt tôi vào một tâm trạng tồi tệ, nên tất cả những gì tôi có thể nghĩ đến là những nhược điểm. Những thử nghiệm thất bại. Tôi đã quên tất cả những thành công, những email khích lệ, những viễn cảnh bán hàng, và sự tăng trưởng hàng tháng tuy chậm nhưng đều đặn của tôi.
Thay vì có một quan điểm khách quan trước thực tế - đôi lúc tôi thành công và đôi lúc tôi thất bại, anh ấy yêu tôi nhưng thỉnh thoảng mắc sai lầm, tôi đã mất một ai đó mà tôi thương yêu nhưng rồi tôi sẽ phục hồi - Suy nghĩ quá nhiều đánh thức những nỗi lo lắng, hoài nghi và những thất bại và làm chúng trở nên nổi bật hơn.
Chúng ta nhìn thấy những vấn đề mà chúng không thực sự tồn tại hoặc không to tát như những ý nghĩ của chúng ta làm cho chúng trở nên như vậy. Điều đó khiến chúng ta đưa ra những quyết định tồi.
Hành động bộc phát do tâm trạng tồi tệ và những vấn đề được phóng đại của chúng ta, chúng ta đương đầu với người khác, chúng ta bỏ việc hoặc bỏ học, chúng ta phòng thủ thay vì học hỏi.
Thỉnh thoảng, sự từ bỏ là phản ứng đúng - tôi mừng vì tôi đã bỏ công việc cũ của tôi. Nhưng thường thì nó không phải là phản ứng đúng.
Suy nghĩ quá nhiều phá hoại động lực hành động
Bởi việc suy nghĩ quá nhiều mang tới cho đầu óc những ý nghĩ tiêu cực, nó sẽ khiến bạn trở nên bi quan. Nếu bạn bị quan, bạn sẽ tin một cách sai lầm rằng bạn không chắc sẽ thành công. Nếu bạn tin rằng bạn không chắc sẽ thành công – rằng nỗ lực của bạn chắc sẽ chẳng có kết quả – nó sẽ khiến bạn ít nỗ lực hơn.
Hầu hết mọi người có động lực là 0 để trở thành một tỉ phú. Điều đó là có cơ sở.
Suy nghĩ quá nhiều có thể gây ra các vấn đề phổ biến, ví dụ:
Phụ nữ với các kiểu nghiền ngẫm mãn tính, chịu đựng nỗi đau buồn sâu sắc do phát hiện các triệu chứng sức khỏe tiềm tàng và bởi vậy họ trì hoãn việc chẩn đoán. (10)
“Oh không! Tôi có một khối u trên ngực. Tôi chắc là bị ung thư vú. Rồi tôi sẽ phải chết.”
Bạn cho rằng nghĩ ngợi nhiều về khối u đó có thể sẽ sớm tìm ra phương thức chữa trị. Thay vào đó, nó dẫn đến sự bi quan và xa lánh.
Những người suy nghĩ quá nhiều mất hơn 2 tháng so với những người không suy nghĩ quá nhiều để đi khám bệnh khi họ phát hiện ra khối u trên ngực. Với bệnh ung thư, 2 tháng có thể là một sự khác biệt giữa việc sống được 1 năm và 10 năm.
Những phát hiện tương tự được tìm thấy trong các khung cảnh khác. (6, 11, 12)
Người suy nghĩ quá nhiều không những gặp bế tắc trong các vấn đề quan trọng mà việc suy nghĩ quá nhiều dường như làm hao hụt động lực của họ khi tiến bước dù là những bước nhỏ nhất để giải quyết vấn đề.
Suy nghĩ quá nhiều làm tổn thương tình bạn
Tôi từng hẹn hò với những phụ nữ suy nghĩ quá nhiều, những phụ nữ không suy nghĩ nhiều, và những phụ nữ giả vờ rằng họ không suy nghĩ quá nhiều
Tôi sống yêu thương, tôi kiên nhẫn và tôi thích thú với những xúc cảm và nỗ lực của họ nhưng vẫn có một giới hạn.
Nếu suy nghĩ quá nhiều là không thể kiểm soát được hay có lợi thì tôi sẽ là người chịu trách nhiệm. Tôi nên chấp nhận nhiều hơn. Nhưng nó lại không như thế.
Việc suy nghĩ quá nhiều có thể kiểm soát được và thường có hại. Đó là lý do tôi dừng giao du với những người suy nghĩ quá nhiều, những người luôn nghĩ rằng nó là một phần không thể thay đổi của họ.
Tôi không phải là người duy nhất có giới hạn.
Những người suy nghĩ quá nhiều thường tìm kiếm sự hỗ trợ xã hội sau cái chết của một người thân. Nhưng họ lại nói là nhận được ít sự hỗ trợ về tinh thần. (13) Bạn bè và các thành viên trong gia đình trở nên nản lòng với nhu cầu hay nói về sự mất mát của họ và ý nghĩa của nó tới cuộc sống của họ nhiều tháng sau sự kiện. (14)
Những người suy nghĩ quá nhiều thường xoắn quẩy và hung hăng hơn và cũng hay tìm kiếm sự trả đũa sau một sự đụng chạm cá nhân với nhau hay sự coi khinh nào đó, cũng hay đáp lại sự khiêu khích với một thái độ tức giận, và cũng hay giả định về trách nhiệm thái quá cho hạnh phúc của người khác. (15, 16, 17)
Kết quả là, những người suy nghĩ quá nhiều ít được yêu thích hơn những người khác (18).
Nếu bạn là một người suy nghĩ quá nhiều, bạn sẽ bị đánh giá ít được yêu thích hơn so với những người khác.
Đừng trốn chạy sự thật. Nó không phải là một vấn đề của sự bẩm sinh đã nhạy cảm hơn người khác. Bạn đã bị đầu độc.
Suy nghĩ quá nhiều dẫn đến trầm cảm
Theo các nhà tâm lý học tiến hoá, chức năng của suy nghĩ quá nhiều là gây ra sự trầm cảm. (4) Để tôi nhắc lại điều đó.
Sự hiểu biết tốt nhất của chúng ta về nỗi sợ là nó được tiến hoá nhằm giúp chúng ta tránh khỏi nguy hiểm. Tương tự vậy, sự hiểu biết của chúng ta việc suy nghĩ quá nhiều là nó được tiến hoá để gây ra trầm cảm.
Những người thường xuyên suy nghĩ quá nhiều có khả năng bị trầm cảm nhiều hơn và trong khoảng thời gian dài hơn. (4)
Một lý do đưa ra là tỉ lệ trầm cảm đã đang tăng vọt? Nên suy nghĩ quá nhiều ngày phổ biến hơn.
Ta hãy tổng kết lại - suy nghĩ quá nhiều là mặt trái với việc giải quyết vấn đề hiệu quả, nó phá hủy mối quan hệ, dẫn dến sự từ bỏ, bào mòn động lực, hủy hoại tình bạn và dẫn đến trầm cảm.
Rubi, Thuỳ Dung dịch
Nguồn: https://happierhuman.com/overthinking/
(1) https://happierhuman.wpengine.netdn...f-Fulfilling-or-Self-Defeating-Prophecies.pdf
(2) https://happierhuman.wpengine.netdn...straction-Anger-and-Aggressive-Responding.pdf
(3) https://www.amazon.com/The-Depths-Evolutionary-Depression-Epidemic/dp/0465022219
(4) https://happierhuman.wpengine.netdna-cdn.com/wp-content/uploads/2014/05/4.-Rethinking-Rumination.pdf
(5) https://happierhuman.wpengine.netdn...-Gender-Difference-in-Depressive-Symptoms.pdf
(6) https://www.amazon.com/Women-Who-Think-Too-Much/dp/0805075259
(7) https://happierhuman.wpengine.netdn...hinking-and-Interpersonal-Problem-Solving.pdf
(8) https://happierhuman.wpengine.netdn...the-phenomenology-of-dysphoric-rumination.pdf
(9) https://happierhuman.wpengine.netdn...ocial-problem-solving-in-major-depression.pdf
(10) https://happierhuman.wpengine.netdn...king-diagnosis-for-breast-cancer-symptoms.pdf
(11) https://happierhuman.wpengine.netdn...uating-properties-of-dysphoric-rumination.pdf
(12) https://onlinelibrary.wiley.com/doi...sCustomisedMessage=&userIsAuthenticated=false
(13) https://psycnet.apa.org/journals/psp/77/4/801/
(14) https://books.google.com.vn/books?h...FCeE5N-l9eoPs&redir_esc=y#v=onepage&q&f=false
(15) https://happierhuman.wpengine.netdn...ss-rumination-well-being-and-the-Big-Five.pdf
(16) https://psycnet.apa.org/journals/emo/1/1/25/
(17) https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0191886996002486
(18) https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0191886996002486[/size]