Bạn có nghiện sự đau khổ?

rubi_mos2002

New member
Xu
0
Một giả định cơ bản về hành vi con người là con người theo đuổi niềm vui và tìm cách né tránh đau khổ. Vậy thì tại sao có một số người dường như hài lòng với việc đắm mình trong đau khổ của họ, thậm chí còn lấy làm kiêu hãnh về nó? Ngay cả khi có cơ hội để cải thiện cuộc đời của họ thì họ vẫn thích tiếp tục than vãn hơn. Có phải họ có một sự quen thuộc thoải mái với sự bất mãn đã trở thành một chướng ngại vật cho sự thay đổi?


145537-147437.jpg





Có một số kiểu giải thích khả thi về chứng “nghiện” đau khổ này:


- Sự bất an có gốc rễ sâu xa hoặc thiếu lòng tự trọng có thể khiến một số người cảm thấy không xứng đáng có hạnh phúc.


- Người lớn lên với một kiểu dạy bảo của cha mẹ đặc trưng bởi những kỳ vọng không thực tế và kỷ luật quá mức có thể học cách đánh đồng đau khổ với tình yêu và thành công.


- Những sự vật lộn với sang chấn tâm lý kéo dài suốt đời hoặc những kinh nghiệm tiêu cực khác có thể tiếp thêm năng lượng cho khao khát vô thức tiếp tục quay lại với trạng thái đau khổ.


- Một số người dường như thoái mái trong nỗi khổ của họ thực sự có thể đang mắc một chứng rối loạn sức khỏe tinh thần ở bên dưới.


- Một số người tự hào về bản thân vì sống thực tế, tin rằng sống thực tế có nghĩa là tập trung vào những thứ tiêu cực.


- Vì những quyết định hoặc những kinh nghiệm trong quá khứ của họ, một số người bị làm cho héo mòn bởi sự tội lỗi hoặc hối tiếc mà họ không thể vượt qua. Họ chọn cách trừng phạt bản thân và/hoặc những người khác.


- Một số người sợ cảm nhận niềm vui vì những cảm xúc tích cực có thể là một sự bắt đầu cho nỗi thất vọng.


- Viễn cảnh hạnh phúc gây ra nỗi sợ về thứ chứa biết đối với những người chưa bao giờ cảm nhận bất kì điều gì ngoại trừ đau khổ.


- Sự bất mãn trở thành một động lực để làm việc chăm chỉ hơn, thay đổi công việc, ăn uống lành mạnh hơn, dành nhiều thời gian hơn cho bạn bè và gia đình, hoặc ngăn ngừa những hành vi hoặc những tình huống không mong muốn.


- Một số người xem việc gánh vác những vấn đề của thế giới như là sứ mệnh cá nhân của họ. Những người đó không thể cho phép bản thân họ cảm thấy vui vẻ hạnh phúc khi, ví dụ, có những người đang đói khát hoặc trái đất nóng lên đang đe dọa hành tinh.


Đó là lý thuyết về những người thích những cảm xúc tiêu cực. Một nghiên cứu bởi Eduardo Andrade và Joel Cohen, đánh giá tại sao con người thích phim kinh dị, kết luận rằng một số người vui khi đau khổ. Các nhà nghiên cứu phát hiện thấy con người trải nghiệm cả những cảm xúc tích cực và tiêu cực cùng lúc, có nghĩa là họ không chỉ tận hưởng sự giải tỏa, nhẹ nhõm khi mối đe dọa biến mất mà còn tận hưởng cảm giác sợ hãi. Họ cho rằng lý thuyết này có thể giúp lý giải tại sao con người bị thu hút vào những môn thể thao cực đoan và những hoạt động mạo hiểm khác gây ra sự sợ hãi hoặc ghê tởm.


Những đặc điểm của sự đau khổ kinh niên


Làm sao biết được liệu bạn có phải là một trong những người sống trong một trạng thái đau khổ không ngừng? Người nghiện đau khổ có xu hướng:


- Tìm những lý do để sống đau khổ khi cuộc sống trở nên “quá tốt”


- Thích đóng vai nạn nhân và đổ lỗi cho người khác hơn là chịu trách nhiệm cá nhân cho những lựa chọn của họ


- Ganh đua với bạn bè và đồng nghiệp để xem ai khổ nhất


- Gặp khó khăn trong việc đặt ra và đạt được mục tiêu, hoặc ngược lại đạt được các mục tiêu chỉ để tìm thấy là họ không thể thưởng thức thành công của họ


- Chống lại việc hồi phục khi sự việc không diễn ra như ý họ.


- Trốn thoát, làm sao lãng hoặc đương đầu bằng cách sử dụng thuốc, rượu, tình dục, thức ăn hoặc những hành vi nghiện ngập hoặc bốc đồng khác


- Dừng quan tâm đến những nhu cầu cơ bản của họ, như một chế độ ăn lành mạnh, tập thể dục đều đặn và ngủ đủ


- Cảm giác là nô lệ cho những cảm xúc của họ và hoàn toàn không có khả năng để thay đổi


- Cảm thấy bất mãn ngay cả khi cuộc sống đang tốt đẹp


- Có những mối quan hệ không thỏa mãn


Hạnh phúc có phải là một lựa chọn?


Người ta thường nói “hạnh phúc là một sự lựa chọn.” Nhưng tại sao không có nhiều người hạnh phúc?


Theo kinh nghiệm của tôi, hạnh phúc là phức tạp. Một số người tìm thấy hạnh phúc ngay cả trong những tình huống sẽ thách thức một người lạc quan nhất; một số người bất hạnh mặc dù họ có tất cả. Đối với một số người, hạnh phúc là thoáng qua và phụ thuộc vào những hoàn cảnh sống hiện tại của họ, trong khi đó những người khác nhìn chung có vẻ hạnh phúc hoặc bất hạnh bất kể chuyện gì đang xảy ra trong cuộc đời họ. Khi đó có vấn đề về định nghĩa hạnh phúc – bởi sự thành công bên ngoài, sự thỏa mãn bên trong hoặc một thứ gì khác?


Trong nhiều trường hợp, hạnh phúc là một sự lựa chọn có lẽ là sự thật. Ở mức độ nào đó, chúng ta lựa chọn những ý nghĩ và phản ứng của riêng chúng ta, điều đó tác động đến cách chúng ta cảm nhận, và có thể cải thiện hạnh phúc của chúng ta bằng việc tiến hành các bước để thay đổi lối suy nghĩ của chúng ta (ví dụ, viết nhật kí biết ơn, sống tỉnh thức). Chúng ta có thể xem những cảm xúc của chúng ta như một dấu hiệu cho thấy một số mặt của cuộc sống cần thay đổi và hành động để quay về một trạng thái tinh thần tốt hơn.


Nhưng đối với khoảng 20% người Mĩ trưởng thành, thì những chứng rối loạn sức khỏe tinh thần như trầm cảm hoặc lo lắng có thể có nghĩa rằng hạnh phúc luôn nằm ngoài tầm tay của họ. Họ không lựa chọn trầm cảm hoặc lo lắng; họ không biết về lối sống khác. Có một lựa chọn quan trọng mà họ có thể đưa ra trong những trường hợp đó: quyết định xin sự trợ giúp, như trị liệu hành vi nhận thức.


Thực tế không may là đa số những người đau khổ kinh niên từ chối sự giúp đỡ. Gần một nửa số người mắc bệnh tâm thần chưa bao giờ tìm kiếm sự điều trị. Cho dù nó là sự sỡ hãi, sự thoải mái, sự thiếu ý thức hoặc một thứ gì đó khác, chúng ta không thể chắc chắn. Điều chúng ta biết đó là bất hạnh không phải là tận cùng. Với việc điều trị và tham vấn thì vẫn có hy vọng để sống hạnh phúc.




Nguồn: https://www.psychologytoday.com/blo...the-steps/201403/are-you-addicted-unhappiness
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top