rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
Tham khảo
Darling, Should You Maintain Your Privacy?
Honesty has ruined more marriages than infidelity.
Published on May 29, 2009 by Aaron Ben-Zeév, Ph.D. in In the Name of Love
Chúng ta thường phải thỏa hiệp giữa nhu cầu về sự riêng tư của chúng ta và ước muốn duy trì 1 mối quan hệ gần gũi quan trọng. Chúng ta không thể gần gũi ai đó mà không tiết lộ một số thông tin cá nhân, riêng tư về bản thân chúng ta. Những mối quan hệ lãng mạn có nghĩa là chia sẻ, và chia sẻ nghĩa là xoá bỏ một số sự riêng tư. Những người yêu nhau nên ưu tiên điều nào: sự cởi mở hay sự riêng tư của họ?
Từ phần sau của thế kỷ 20 trở đi, sự cởi mở, cụ thể là sự bộc lộ bản thân và hạn chế sự riêng tư của 1 người được xem là dấu hiệu của 1 mối quan hệ thân mật. Sự trao đổi dần những thông tin thân mật được xem là quá trình chính nhờ đó mà mối quan hệ lãng mạn giữa 2 người phát triển. Quả thật, sự bộc lộ bản thân có vẻ giảm đi khi mối quan hệ đi qua những giai đoạn xuống cấp. Tuy nhiên, một số người cho rằng sự bộc lộ bản thân và truyền thông cởi mở không phải là tất cả những gì quan trọng đối với những cặp vợ chồng có hôn nhân ổn định. Họ nhấn mạnh tầm quan trọng của sự phụ thuộc lẫn nhau và không gian cá nhân trong những mối quan hệ gần gũi. Đối với những người này, sự bộc lộ bản thân có tầm quan trọng khác nhau trong những mối quan hệ thân mật khác nhau.
Sống trong xã hội và có những mối quan hệ cảm xúc gần gũi có nghĩa là mất đi một số sự riêng tư. Bằng cách để cho cảm xúc đóng 1 vai trò chủ yếu trong cuộc sống của chúng ta, chúng ta đồng ý để bị phô bày ở một mức độ nhất định; chúng ta loại bỏ một số sự riêng tư để có thể sống tình cảm. Đây chính xác là những gì bạn bè của chúng ta có thể đánh giá mối quan hệ của chúng ta với họ - rằng chúng ta thể hiện sự sẵn sàng bị thu hút về cảm xúc, tính dễ bị tổn thương, đánh mất sự riêng tư và tiết lộ những bí mật của chúng ta. Tình bạn đòi hỏi phải có ít sự riêng tư hơn. Kể bí mật của chúng ta cho ai đó có thể thiết lập 1 tình bạn, nhưng nó cũng đặt chúng ta vào tình thế dễ bị tổn thương. Những người gần gũi chúng ta có thể dễ dàng làm tổn thương chúng ta và chúng ta cũng có thể làm tổn thương họ dễ dàng. Một số người thực sự tránh có bạn bè vì lý do này.
Sự lựa chọn mà chúng ta phải đối mặt là chúng ta sẵn sàng từ bỏ sự riêng tư của mình đến mức độ nào để được đáp lại bằng những quan hệ gần gũi về cảm xúc. Như vậy, có 1 sự tương quan đối nhau giữa một bên là sự gần gũi cảm xúc và cởi mở với bên kia là sự riêng tư.
Những mối bận tâm về sự riêng tư ít quan trọng hơn khi chúng ta gặp những người hoàn toàn xa lạ, không gần gũi về cảm xúc với chúng ta, và theo ý nghĩa là không quan tâm đến chúng ta. Chúng ta có thể bộc lộ thông tin riêng tư với người xa lạ vì họ đóng vai trò không quan trọng trong cuộc sống chúng ta.
Có 1 sự trao đổi thú vị giữa 1 bên là sự cởi mở, gần gũi cảm xúc với 1 bên là tính riêng tư: sự cởi mở và gần gũi cảm xúc lớn ám chỉ sự riêng tư ít hơn và sự riêng tư càng lớn ám chỉ sự suy giảm gần gũi cảm xúc và sự cởi mở. Chúng ta càng gần gũi với 1 người nào đó, chúng ta càng muốn trở nên chân thành và cởi mở hơn bằng cách tiết lộ những thông tin riêng tư; do đó, vùng riêng tư của chúng ta có khả năng bị thu hẹp. Tuy nhiên, chúng ta càng gần gũi với 1 người nhất định, chúng ta càng đặt cược nhiều vào mối quan hệ, và những thông tin riêng tư có khả năng gây nguy hại cho chúng ta; do đó chúng ta muốn mở rộng 'vùng riêng tư' của mình. Theo đó, chúng ta cần tìm được sự cân bằng phù hợp giữa sự gần gũi cảm xúc và sự riêng tư.
Sự riêng tư là 1 thuộc tính phụ thuộc vào ngữ cảnh: những ranh giới của nó phụ thuộc vào kiểu quan hệ và kiểu thông tin được tiết lộ. Do đó, chúng ta có thể tiết lộ với 1 người bạn những thông tin nào đó mà chúng ta có thể không muốn chia sẻ với bạn đời của mình.
Trong những quan hệ mặt đối mặt, sự riêng tư xung đột với 2 đặc điểm cảm xúc chính: sự gần gũi và sự cởi mở. Những xung đột đó yếu hơn trong không gian mạng. Sự ẩn danh tương đối của không gian mạng và khả năng tiết lộ chỉ những vấn đề chúng ta thích tiết lộ mang đến 1 cơ hội để bảo vệ sự riêng tư trong khi đó gia tăng được sự cởi mở và sự gân gũi cảm xúc.
Không gian mạng là 1 thế giới riêng tư lý tưởng mà ở đó mỗi người kiểm soát được thông tin được tiết lộ. Trong thế giới này, toàn bộ bản sắc của con người không được tiết lộ, và 2 người xa cách về mặt vật lý. Do đó, bạn dễ dàng hơn để giữ sự riêng tư ở bất kỳ lĩnh vực nào bạn muốn. Những hoàn cảnh đó không làm cho những người tham gia giữ được sự bí ẩn hoàn toàn - ngược lại, trong nhiều trường hợp nó làm người tham gia tiết lộ nhiều hơn về bản thân hơn họ thường làm ngoài đời sống thực. Khi chúng ta có thể giữ riêng tư những thông tin có vẻ đe doạ chúng ta thì chúng ta có thể cởi mở hơn về những vấn đề khác. Mức độ cởi mở lớn hơn tạo ra 1 mức độ gần gũi cảm xúc lớn. Theo đó, trong những mối quan hệ qua mạng, chúng ta có thể tìm thấy cả sự riêng tư lớn hơn và sự gần gũi cảm xúc lớn hơn - điều này làm giảm đi đáng kể sự xung đột phổ biến giữa sự cởi mở và sự riêng tư.
Theo quan điểm về sự xung đột giữa tính riêng tư-sự cởi mở, những mối quan hệ qua mạng dường như là những mối quan hệ lý tưởng. Tuy nhiên, quan hệ này được xem là không đầy đủ vì nó thiếu trải nghiệm ở bên nhau trực tiếp. Khi 1 mối quan hệ qua mạng là thỏa mãn, những người tham gia muốn chuyển nó thành 1 mối quan hệ thực, tại thời điểm này thì sự xung đột giữa tính riêng tư-sự cởi mở xuất hiện lại một lần nữa.
Trong 1 mối quan hệ phát triển, tầm quan trọng của không gian cá nhân quan trọng không thể bị phóng đại. Sự tồn tại của 1 không gian như vậy cho phép mỗi người có 1 cuộc sống dầy đủ hơn, nhiều ý nghĩa hơn. Không gian này cho phép 2 người yêu nhau có thể tách rời, mỗi hành động của 1 người không cần phải có sự đồng thuận của người kia. Sau tất cả, mỗi người có tâm trí và cơ thể của riêng mình. Trong tình yêu lãng mạn, những người yêu nhau có thể muốn ở cạnh nhau càng nhiều càng tốt nhưng họ không muốn xoá bỏ bản sắc của họ hoặc của bạn đời và sự riêng tư. Tình yêu chỉ có thể được duy trì nếu nó ở giữa 2 người sẵn sàng và riêng biệt.
Nhu cầu về sự riêng tư có thể không nhất quán một chút, khi hầu hết mọi người muốn bảo vệ sự riêng tư của chính họ, thì họ thường tìm cách xâm phạm không gian riêng tư của người khác. Tương tự như vậy, trong khi quyền giữ kín những khía cạnh nhất định trong cuộc sống 1 người là quyền tự do cơ bản thì chúng ta cũng nên nhớ rằng, có quá nhiều bí mật thường không lành mạnh vì chúng cho thấy có nhiều khía cạnh trong cuộc sống của chúng ta không chịu được sự kiểm tra bởi người khác. Giới hạn thích hợp của sự riêng tư phụ thuộc vào bối cảnh, nhưng cũng như mọi điều khác, chúng ta nên luyện tập sự điều độ khi quyết định giữ điều gì đó riêng tư và thổ lộ điều gì.
Nguồn: psychologytoday.com
Darling, Should You Maintain Your Privacy?
Honesty has ruined more marriages than infidelity.
Published on May 29, 2009 by Aaron Ben-Zeév, Ph.D. in In the Name of Love
Chúng ta thường phải thỏa hiệp giữa nhu cầu về sự riêng tư của chúng ta và ước muốn duy trì 1 mối quan hệ gần gũi quan trọng. Chúng ta không thể gần gũi ai đó mà không tiết lộ một số thông tin cá nhân, riêng tư về bản thân chúng ta. Những mối quan hệ lãng mạn có nghĩa là chia sẻ, và chia sẻ nghĩa là xoá bỏ một số sự riêng tư. Những người yêu nhau nên ưu tiên điều nào: sự cởi mở hay sự riêng tư của họ?
Từ phần sau của thế kỷ 20 trở đi, sự cởi mở, cụ thể là sự bộc lộ bản thân và hạn chế sự riêng tư của 1 người được xem là dấu hiệu của 1 mối quan hệ thân mật. Sự trao đổi dần những thông tin thân mật được xem là quá trình chính nhờ đó mà mối quan hệ lãng mạn giữa 2 người phát triển. Quả thật, sự bộc lộ bản thân có vẻ giảm đi khi mối quan hệ đi qua những giai đoạn xuống cấp. Tuy nhiên, một số người cho rằng sự bộc lộ bản thân và truyền thông cởi mở không phải là tất cả những gì quan trọng đối với những cặp vợ chồng có hôn nhân ổn định. Họ nhấn mạnh tầm quan trọng của sự phụ thuộc lẫn nhau và không gian cá nhân trong những mối quan hệ gần gũi. Đối với những người này, sự bộc lộ bản thân có tầm quan trọng khác nhau trong những mối quan hệ thân mật khác nhau.
Sống trong xã hội và có những mối quan hệ cảm xúc gần gũi có nghĩa là mất đi một số sự riêng tư. Bằng cách để cho cảm xúc đóng 1 vai trò chủ yếu trong cuộc sống của chúng ta, chúng ta đồng ý để bị phô bày ở một mức độ nhất định; chúng ta loại bỏ một số sự riêng tư để có thể sống tình cảm. Đây chính xác là những gì bạn bè của chúng ta có thể đánh giá mối quan hệ của chúng ta với họ - rằng chúng ta thể hiện sự sẵn sàng bị thu hút về cảm xúc, tính dễ bị tổn thương, đánh mất sự riêng tư và tiết lộ những bí mật của chúng ta. Tình bạn đòi hỏi phải có ít sự riêng tư hơn. Kể bí mật của chúng ta cho ai đó có thể thiết lập 1 tình bạn, nhưng nó cũng đặt chúng ta vào tình thế dễ bị tổn thương. Những người gần gũi chúng ta có thể dễ dàng làm tổn thương chúng ta và chúng ta cũng có thể làm tổn thương họ dễ dàng. Một số người thực sự tránh có bạn bè vì lý do này.
Sự lựa chọn mà chúng ta phải đối mặt là chúng ta sẵn sàng từ bỏ sự riêng tư của mình đến mức độ nào để được đáp lại bằng những quan hệ gần gũi về cảm xúc. Như vậy, có 1 sự tương quan đối nhau giữa một bên là sự gần gũi cảm xúc và cởi mở với bên kia là sự riêng tư.
Những mối bận tâm về sự riêng tư ít quan trọng hơn khi chúng ta gặp những người hoàn toàn xa lạ, không gần gũi về cảm xúc với chúng ta, và theo ý nghĩa là không quan tâm đến chúng ta. Chúng ta có thể bộc lộ thông tin riêng tư với người xa lạ vì họ đóng vai trò không quan trọng trong cuộc sống chúng ta.
Có 1 sự trao đổi thú vị giữa 1 bên là sự cởi mở, gần gũi cảm xúc với 1 bên là tính riêng tư: sự cởi mở và gần gũi cảm xúc lớn ám chỉ sự riêng tư ít hơn và sự riêng tư càng lớn ám chỉ sự suy giảm gần gũi cảm xúc và sự cởi mở. Chúng ta càng gần gũi với 1 người nào đó, chúng ta càng muốn trở nên chân thành và cởi mở hơn bằng cách tiết lộ những thông tin riêng tư; do đó, vùng riêng tư của chúng ta có khả năng bị thu hẹp. Tuy nhiên, chúng ta càng gần gũi với 1 người nhất định, chúng ta càng đặt cược nhiều vào mối quan hệ, và những thông tin riêng tư có khả năng gây nguy hại cho chúng ta; do đó chúng ta muốn mở rộng 'vùng riêng tư' của mình. Theo đó, chúng ta cần tìm được sự cân bằng phù hợp giữa sự gần gũi cảm xúc và sự riêng tư.
Sự riêng tư là 1 thuộc tính phụ thuộc vào ngữ cảnh: những ranh giới của nó phụ thuộc vào kiểu quan hệ và kiểu thông tin được tiết lộ. Do đó, chúng ta có thể tiết lộ với 1 người bạn những thông tin nào đó mà chúng ta có thể không muốn chia sẻ với bạn đời của mình.
Trong những quan hệ mặt đối mặt, sự riêng tư xung đột với 2 đặc điểm cảm xúc chính: sự gần gũi và sự cởi mở. Những xung đột đó yếu hơn trong không gian mạng. Sự ẩn danh tương đối của không gian mạng và khả năng tiết lộ chỉ những vấn đề chúng ta thích tiết lộ mang đến 1 cơ hội để bảo vệ sự riêng tư trong khi đó gia tăng được sự cởi mở và sự gân gũi cảm xúc.
Không gian mạng là 1 thế giới riêng tư lý tưởng mà ở đó mỗi người kiểm soát được thông tin được tiết lộ. Trong thế giới này, toàn bộ bản sắc của con người không được tiết lộ, và 2 người xa cách về mặt vật lý. Do đó, bạn dễ dàng hơn để giữ sự riêng tư ở bất kỳ lĩnh vực nào bạn muốn. Những hoàn cảnh đó không làm cho những người tham gia giữ được sự bí ẩn hoàn toàn - ngược lại, trong nhiều trường hợp nó làm người tham gia tiết lộ nhiều hơn về bản thân hơn họ thường làm ngoài đời sống thực. Khi chúng ta có thể giữ riêng tư những thông tin có vẻ đe doạ chúng ta thì chúng ta có thể cởi mở hơn về những vấn đề khác. Mức độ cởi mở lớn hơn tạo ra 1 mức độ gần gũi cảm xúc lớn. Theo đó, trong những mối quan hệ qua mạng, chúng ta có thể tìm thấy cả sự riêng tư lớn hơn và sự gần gũi cảm xúc lớn hơn - điều này làm giảm đi đáng kể sự xung đột phổ biến giữa sự cởi mở và sự riêng tư.
Theo quan điểm về sự xung đột giữa tính riêng tư-sự cởi mở, những mối quan hệ qua mạng dường như là những mối quan hệ lý tưởng. Tuy nhiên, quan hệ này được xem là không đầy đủ vì nó thiếu trải nghiệm ở bên nhau trực tiếp. Khi 1 mối quan hệ qua mạng là thỏa mãn, những người tham gia muốn chuyển nó thành 1 mối quan hệ thực, tại thời điểm này thì sự xung đột giữa tính riêng tư-sự cởi mở xuất hiện lại một lần nữa.
Trong 1 mối quan hệ phát triển, tầm quan trọng của không gian cá nhân quan trọng không thể bị phóng đại. Sự tồn tại của 1 không gian như vậy cho phép mỗi người có 1 cuộc sống dầy đủ hơn, nhiều ý nghĩa hơn. Không gian này cho phép 2 người yêu nhau có thể tách rời, mỗi hành động của 1 người không cần phải có sự đồng thuận của người kia. Sau tất cả, mỗi người có tâm trí và cơ thể của riêng mình. Trong tình yêu lãng mạn, những người yêu nhau có thể muốn ở cạnh nhau càng nhiều càng tốt nhưng họ không muốn xoá bỏ bản sắc của họ hoặc của bạn đời và sự riêng tư. Tình yêu chỉ có thể được duy trì nếu nó ở giữa 2 người sẵn sàng và riêng biệt.
Nhu cầu về sự riêng tư có thể không nhất quán một chút, khi hầu hết mọi người muốn bảo vệ sự riêng tư của chính họ, thì họ thường tìm cách xâm phạm không gian riêng tư của người khác. Tương tự như vậy, trong khi quyền giữ kín những khía cạnh nhất định trong cuộc sống 1 người là quyền tự do cơ bản thì chúng ta cũng nên nhớ rằng, có quá nhiều bí mật thường không lành mạnh vì chúng cho thấy có nhiều khía cạnh trong cuộc sống của chúng ta không chịu được sự kiểm tra bởi người khác. Giới hạn thích hợp của sự riêng tư phụ thuộc vào bối cảnh, nhưng cũng như mọi điều khác, chúng ta nên luyện tập sự điều độ khi quyết định giữ điều gì đó riêng tư và thổ lộ điều gì.
Nguồn: psychologytoday.com