rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
Tham khảo
Should you put all your eggs in one basket, or diversify?
Published on April 27, 2013 by Douglas T. Kenrick, Ph.D. in Sex, Murder, and the Meaning of Life
Sự đa dạng hóa như 1 chiến lược sống
Sự đa dạng hóa là 1 chiến lược được tìm thấy ở mọi nơi từ những vi sinh vật cho đến những công ty đầu tư khổng lồ Wall Street. Nhưng nó có phải luôn là sự đánh cuộc tốt nhất? Phát hiện mới tuần này ở tờ ‘Psychological Science’ cho rằng câu trả lời có thể phụ thuộc vào nơi mà bạn lớn lên.
1 cửa hàng Walmart là hình ảnh thu nhỏ của sự đa dạng hóa. Trong 1 không gian đủ lớn để chứa được cả Nhà Trắng, 1 cửa hàng Walmart điển hình trưng bày 1 chuỗi sản phẩm làm kinh ngạc – từ iPad cho đến những cái túi Ziploc (bao gồm cả những cái quần jean, máy tập thể dục, cũi trẻ em, máy giặt và cafe Starbuck). Ngược lại, 1 cửa hàng Apple điển hình chứa những sản phẩm được chọn lọc từ iPad đến iPod Apple. Walmart và Apple làm thí dụ cho 2 mô hình kinh doanh khác nhau, nhưng câu hỏi là sự đa dạng hóa được áp dụng nhiều như thế nào đối với nhiều lĩnh vực của cuộc sống từ trồng cây và mua cổ phiếu đến hẹn hò và nuôi con.
Sự đa dạng hóa nhiều thế nào là 1 câu hỏi không chỉ nảy sinh từ việc kinh doanh của con người. Trong thực tế, nó là 1 vấn đề xuyên suốt giới động vật. 1 số động vật chọn sự đa dạng hóa cao- chúng thu thập đồ ăn từ nhiều nguồn khác nhau, hoặc có nhiều con với những đối tác khác nhau. Những động vật khác thì có chiến lược tập trung nhiều hơn: chúng dựa vào nguồn thức ăn duy nhất, có năng lượng cao hoặc có ít con với cùng 1 đối tác. Chiến lược nào tốt hơn?
Câu trả lời phụ thuộc vào môi trường mà động vật đang sống. Ở những môi trường không ổn định, không thể dự đoán được, sự đa dạng hóa thường chiến thắng. Khi chúng không chắc chắn tương lai sẽ mang đến điều gì, thì đi đến sự đa dạng làm gia tăng cơ hội tìm thấy 1 nguồn thức ăn tốt hoặc đẻ 1 đứa con tồn tại được. Trong 1 môi trường ổn định và có thể dự đoán được, chúng thường đặt tất cả nguồn lực của mình vào 1 nơi. Khi 1 con vật có thể chuẩn bị cho 1 tương lai có thể dự đoán được, nó tập trung – bám vào 1 nguồn thức ăn có năng lượng cao, hoặc đầu tư nhiều hơn vào 1 đứa con duy nhất.
Nghiên cứu mới cho thấy những quy tắc tương tự cũng áp dụng với loài người. Con người có xu hướng hướng đến sự đa dạng hóa hay không dường như được quyết định bởi những trải nghiệm về môi trường sống khắc nghiệt và không thể dự đoán được từ thời thơ ấu, nhưng chỉ bộc lộ khi con người đang đối mặt với những khó khăn về sau này trong cuộc sống.
Theo Andrew White: “Khi con người đối mặt với nghịch cảnh, ví dụ như sự gia tăng bạo lực hoặc kinh tế suy thoái, liệu họ có trở nên đa dạng hóa hay không phụ thuộc vào những kinh nghiệm thời thơ ấu của họ. Người được nuôi dưỡng trong những hoàn cảnh khắc nghiệt, không thể dự đoán đáp ứng lại nghịch cảnh hiện tại bằng cách tập trung vào hiện tại và muốn có con sớm hơn (những hành vi được liên kết với những chiến lược gia tăng sự đa dạng hóa). Ngược lại, người được nuôi dưỡng trong những môi trường an toàn, dự đóan được đáp ứng lại nghịch cảnh hiện tại bằng cách xem xét về tương lai và muốn có con chậm hơn (những hành vi liên quan đến những chiến lược làm giảm sự đa dạng hóa).” Những thành viên khác của nhóm bao gồm Jessica Li ở đại học Kansas và Vladas Griskevicius đại học Minnesota đã áp dụng những quan điểm tiến hóa vào những quyết định kinh tế.
Để kiểm tra nghịch cảnh của môi trường ảnh hưởng như thế nào đến những sở thích về tính đa dạng hóa của con người, White và nhóm của ông đã yêu cầu 1 nhóm người tham gia đọc 1 câu chuyện về những vấn đề bạo lực đang gia tăng trong xã hội Mĩ hiện đại. Câu chuyện đã được trình bày thành 1 bài báo ở tờ ‘New York Times’. Nhóm khác đọc 1 câu chuyện trung tính (về tổ chức bàn làm việc). Sau đó, các nhà nghiên cứu hỏi các sinh viên về sở thích của họ về những sản phẩm được làm cho đa dạng – ví dụ, 1 gói kẹo với nhiều loại kẹo socola đối lập với 1 gói kẹo socola chứa những thanh socola giống nhau, hoặc 1 gói những cái áo thun có màu khác nhau đối lập với 1 gói với những cái áo thun cùng màu.
Khi các sinh viên đã lo lắng về tình trạng bạo lực gia tăng trên thế giới, những người đến từ những hoàn cảnh sống nghèo khó ưa thích sự đa dạng hơn, còn những người đến từ những hoàn cảnh sống giàu có ưa thích sự đa dạng ít hơn.
Trong nghiên cứu khác, các nhà nghiên cứu đã xem xét ảnh hưởng của nghịch cảnh lên những quyết định kinh tế, bằng cách yêu cầu những người tham gia đưa ra những lựa chọn giữa những loại cổ phiếu khác nhau (ví dụ, 100 cổ phần của 8 công ty điện hoặc 800 cổ phần của 1 công ty điện). Những người đến từ những hoàn cảnh nghèo khó thích những cổ phiếu được làm cho đa dạng hơn, còn những người đến từ hoàn cảnh giàu có thích sự đa dạng ít hơn.
Những phát hiện đó nêu bật logic tiến hóa sâu sắc của những quyết định kinh tế. Từ thời thơ ấu, nhiều người trong chúng ta không thích đặt tất cả nguồn lực chúng ta vào 1 nơi. Tương tự như vậy, trong địa hạt đầu tư sự đa dạng hóa được xem như 1 chiến lược cơ bản.
Tham khảo
Kenrick, D.T., & Griskevicius, V. (2013). The rational animal: How evolution made us smarter than we think. New York: Basic Books. In press, release date Sept. 10.
Kenrick, D.T., Griskevicius, V., Sundie, J.M., Li, N.P., Li, Y.J. & Neuberg, S.L. (2009). Deep rationality: The evolutionary economics of decision-making. Social cognition, 27, 764-785.
Li, Y.J., Kenrick, D.T., Griskevicius, V., & Neuberg, S.L. (2012). Economic biases in evolutionary perspective: How mating and self-protection motives alter loss aversion. Journal of Personality & Social Psychology, 102, 550–561.
Marshall, D. J., Bonduriansky, R., & Bussiere, L. F. (2008). Offspring size variation within broods as bet-hedging strategy in unpredictable environments. Ecology, 89, 2506–2517.
Olofsson, H., Ripa, J., & Jonzen, N. (2009). Bet-hedging as an evolutionary game: The trade-off between egg size and number. Proceedings of the Royal Society B, 276, 2963–2969.
White, A.E., Li, Y.J., Griskevicius, V., Li, Y.J., Neuberg, S.L. & Kenrick, D.T (2013). Putting all your eggs in one basket: Life history strategies, bet-hedging, and diversification. Psychological Science. Early online release, April.
Nguồn: PsychologyToday
Should you put all your eggs in one basket, or diversify?
Published on April 27, 2013 by Douglas T. Kenrick, Ph.D. in Sex, Murder, and the Meaning of Life
Sự đa dạng hóa như 1 chiến lược sống
Sự đa dạng hóa là 1 chiến lược được tìm thấy ở mọi nơi từ những vi sinh vật cho đến những công ty đầu tư khổng lồ Wall Street. Nhưng nó có phải luôn là sự đánh cuộc tốt nhất? Phát hiện mới tuần này ở tờ ‘Psychological Science’ cho rằng câu trả lời có thể phụ thuộc vào nơi mà bạn lớn lên.
1 cửa hàng Walmart là hình ảnh thu nhỏ của sự đa dạng hóa. Trong 1 không gian đủ lớn để chứa được cả Nhà Trắng, 1 cửa hàng Walmart điển hình trưng bày 1 chuỗi sản phẩm làm kinh ngạc – từ iPad cho đến những cái túi Ziploc (bao gồm cả những cái quần jean, máy tập thể dục, cũi trẻ em, máy giặt và cafe Starbuck). Ngược lại, 1 cửa hàng Apple điển hình chứa những sản phẩm được chọn lọc từ iPad đến iPod Apple. Walmart và Apple làm thí dụ cho 2 mô hình kinh doanh khác nhau, nhưng câu hỏi là sự đa dạng hóa được áp dụng nhiều như thế nào đối với nhiều lĩnh vực của cuộc sống từ trồng cây và mua cổ phiếu đến hẹn hò và nuôi con.
Sự đa dạng hóa nhiều thế nào là 1 câu hỏi không chỉ nảy sinh từ việc kinh doanh của con người. Trong thực tế, nó là 1 vấn đề xuyên suốt giới động vật. 1 số động vật chọn sự đa dạng hóa cao- chúng thu thập đồ ăn từ nhiều nguồn khác nhau, hoặc có nhiều con với những đối tác khác nhau. Những động vật khác thì có chiến lược tập trung nhiều hơn: chúng dựa vào nguồn thức ăn duy nhất, có năng lượng cao hoặc có ít con với cùng 1 đối tác. Chiến lược nào tốt hơn?
Câu trả lời phụ thuộc vào môi trường mà động vật đang sống. Ở những môi trường không ổn định, không thể dự đoán được, sự đa dạng hóa thường chiến thắng. Khi chúng không chắc chắn tương lai sẽ mang đến điều gì, thì đi đến sự đa dạng làm gia tăng cơ hội tìm thấy 1 nguồn thức ăn tốt hoặc đẻ 1 đứa con tồn tại được. Trong 1 môi trường ổn định và có thể dự đoán được, chúng thường đặt tất cả nguồn lực của mình vào 1 nơi. Khi 1 con vật có thể chuẩn bị cho 1 tương lai có thể dự đoán được, nó tập trung – bám vào 1 nguồn thức ăn có năng lượng cao, hoặc đầu tư nhiều hơn vào 1 đứa con duy nhất.
Nghiên cứu mới cho thấy những quy tắc tương tự cũng áp dụng với loài người. Con người có xu hướng hướng đến sự đa dạng hóa hay không dường như được quyết định bởi những trải nghiệm về môi trường sống khắc nghiệt và không thể dự đoán được từ thời thơ ấu, nhưng chỉ bộc lộ khi con người đang đối mặt với những khó khăn về sau này trong cuộc sống.
Theo Andrew White: “Khi con người đối mặt với nghịch cảnh, ví dụ như sự gia tăng bạo lực hoặc kinh tế suy thoái, liệu họ có trở nên đa dạng hóa hay không phụ thuộc vào những kinh nghiệm thời thơ ấu của họ. Người được nuôi dưỡng trong những hoàn cảnh khắc nghiệt, không thể dự đoán đáp ứng lại nghịch cảnh hiện tại bằng cách tập trung vào hiện tại và muốn có con sớm hơn (những hành vi được liên kết với những chiến lược gia tăng sự đa dạng hóa). Ngược lại, người được nuôi dưỡng trong những môi trường an toàn, dự đóan được đáp ứng lại nghịch cảnh hiện tại bằng cách xem xét về tương lai và muốn có con chậm hơn (những hành vi liên quan đến những chiến lược làm giảm sự đa dạng hóa).” Những thành viên khác của nhóm bao gồm Jessica Li ở đại học Kansas và Vladas Griskevicius đại học Minnesota đã áp dụng những quan điểm tiến hóa vào những quyết định kinh tế.
Để kiểm tra nghịch cảnh của môi trường ảnh hưởng như thế nào đến những sở thích về tính đa dạng hóa của con người, White và nhóm của ông đã yêu cầu 1 nhóm người tham gia đọc 1 câu chuyện về những vấn đề bạo lực đang gia tăng trong xã hội Mĩ hiện đại. Câu chuyện đã được trình bày thành 1 bài báo ở tờ ‘New York Times’. Nhóm khác đọc 1 câu chuyện trung tính (về tổ chức bàn làm việc). Sau đó, các nhà nghiên cứu hỏi các sinh viên về sở thích của họ về những sản phẩm được làm cho đa dạng – ví dụ, 1 gói kẹo với nhiều loại kẹo socola đối lập với 1 gói kẹo socola chứa những thanh socola giống nhau, hoặc 1 gói những cái áo thun có màu khác nhau đối lập với 1 gói với những cái áo thun cùng màu.
Khi các sinh viên đã lo lắng về tình trạng bạo lực gia tăng trên thế giới, những người đến từ những hoàn cảnh sống nghèo khó ưa thích sự đa dạng hơn, còn những người đến từ những hoàn cảnh sống giàu có ưa thích sự đa dạng ít hơn.
Trong nghiên cứu khác, các nhà nghiên cứu đã xem xét ảnh hưởng của nghịch cảnh lên những quyết định kinh tế, bằng cách yêu cầu những người tham gia đưa ra những lựa chọn giữa những loại cổ phiếu khác nhau (ví dụ, 100 cổ phần của 8 công ty điện hoặc 800 cổ phần của 1 công ty điện). Những người đến từ những hoàn cảnh nghèo khó thích những cổ phiếu được làm cho đa dạng hơn, còn những người đến từ hoàn cảnh giàu có thích sự đa dạng ít hơn.
Những phát hiện đó nêu bật logic tiến hóa sâu sắc của những quyết định kinh tế. Từ thời thơ ấu, nhiều người trong chúng ta không thích đặt tất cả nguồn lực chúng ta vào 1 nơi. Tương tự như vậy, trong địa hạt đầu tư sự đa dạng hóa được xem như 1 chiến lược cơ bản.
Tham khảo
Kenrick, D.T., & Griskevicius, V. (2013). The rational animal: How evolution made us smarter than we think. New York: Basic Books. In press, release date Sept. 10.
Kenrick, D.T., Griskevicius, V., Sundie, J.M., Li, N.P., Li, Y.J. & Neuberg, S.L. (2009). Deep rationality: The evolutionary economics of decision-making. Social cognition, 27, 764-785.
Li, Y.J., Kenrick, D.T., Griskevicius, V., & Neuberg, S.L. (2012). Economic biases in evolutionary perspective: How mating and self-protection motives alter loss aversion. Journal of Personality & Social Psychology, 102, 550–561.
Marshall, D. J., Bonduriansky, R., & Bussiere, L. F. (2008). Offspring size variation within broods as bet-hedging strategy in unpredictable environments. Ecology, 89, 2506–2517.
Olofsson, H., Ripa, J., & Jonzen, N. (2009). Bet-hedging as an evolutionary game: The trade-off between egg size and number. Proceedings of the Royal Society B, 276, 2963–2969.
White, A.E., Li, Y.J., Griskevicius, V., Li, Y.J., Neuberg, S.L. & Kenrick, D.T (2013). Putting all your eggs in one basket: Life history strategies, bet-hedging, and diversification. Psychological Science. Early online release, April.
Nguồn: PsychologyToday