rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
Elliott Katz đã choáng váng khi thấy bản thân anh bị đặt vào giữa 1 cuộc ly dị với 2 đứa con theo sau và 10 năm hôn nhân. Anh ấy là một nhà phân tích chính sách cho chính phủ Ottawa, đổ lỗi cho vợ anh. "Cô ấy không cảm kích tất cả những gì tôi đã làm để khiến cô hạnh phúc.” Anh đã chăm con và thay tã cho chúng. Anh tắm cho chúng, đọc truyện và ru con ngủ. Trước khi đi làm, anh làm bữa sáng cho con. Anh mua một ngôi nhà to hơn và gánh vác vấn đề tài chính, làm thêm buổi tối để kiếm đủ tiền để vợ anh có thể ở nhà toàn thời gian.
Anh nghĩ giải pháp cho sự bất mãn của anh đối với vợ là sự thay đổi. Nhưng vì nhớ con, anh không thể tránh né một số suy nghĩ. “Tôi tự hỏi liệu có một thứ gì đó mà tôi có thể làm khác đi. Sau tất cả, bạn có thể đợi nhiều năm để người khác thay đổi.”
Cuối cùng, anh ấy dừng đổ lỗi cho vợ vì những rắc rối của họ. “Bạn không thể thay đổi người khác. Bạn chỉ có thể thay đổi bản thân bạn,” anh nói. Katz nhận ra rằng việc định hình một mối quan hệ theo quan điểm bạn tình tốt hoặc không tốt là một ngõ cụt.
“Chúng ta được giao cho một mô hình nhị nguyên”, nhà tâm lý Ken Page nói. "Đúng hoặc sai/Tốt hoặc xấu, Ở lại hay bỏ đi. Chúng ta không được giao cho những công cụ đúng để nghĩ về các mối quan hệ. Con người cần một tập hợp những lựa chọn tốt hơn.”
Sớm hay muộn, sẽ đến một lúc nào đó trong mọi mối quan hệ khi bạn đang nằm trên giường, nhìn người nằm cạnh bạn và nghĩ nó là một sai lầm kinh khủng, nhà trị liệu gia đình Terrence Real nói.
Làm gì đây khi sự quyến rũ ban đầu mất đi? “Tôi gọi nó là ngày đầu tiên của cuộc hôn nhân thực sự của bạn.” Nó không phải là một dấu hiệu cho thấy bạn đã chọn người bạn đời sai. Nó là dấu hiệu cho sự trưởng thành như một cá nhân – chịu trách nhiệm cho những thất vọng của riêng bạn. Lúc nào cũng vậy, chúng ta khao khát sự hoàn hảo nhưng lại mắc kẹt với một người không hoàn hảo. Chúng ta đều bắt đầu yêu người mà chúng ta nghĩ là sẽ cứu chúng ta thoát khỏi những tổn thương của cuộc sống nhưng người đó kết thúc lại biết cách làm thế nào để chọc tức chúng ta.
Một quan điểm mới về những mối quan hệ và sự bất mãn của họ đang xuất hiện. Một mình chúng ta chịu trách nhiệm cho việc có được mối quan hệ mà chúng ta mong muốn. Và để có được nó, chúng ta phải nghiên cứu sâu bên trong bản thân chúng ta trong khi vẫn duy trì được những sự kết nối của chúng ta. Nó thường đòi hỏi sự dũng cảm – cái mà Page gọi là “sự táo bạo sáng tỏ.” Trớ trêu thay, khả năng sáng sủa nhất của nó tồn tại chỉ khi niềm đam mê dường như chết hoàn toàn. Nếu chúng ta thất bại trong việc dò xét bản thân chúng ta và nói ra những nhu cầu sâu xa nhất của chúng ta, dù nó có thể là một viễn cảnh đáng sợ, thì cuộc sống sẽ không bao giờ cảm thấy chân thực, chúng ta sẽ không bao giờ nhìn thấy bản thân mình với sự rõ ràng và mọi người sẽ luôn là người bạn đời xấu.
Bản thân sự lãng mạn gieo rắc niềm tin rằng chúng ta đã chọn sai bạn đời. Giai đoạn đầu của một mối quan hệ, hầu hết được đánh dấu bởi sự thu hút và mê đắm mãnh liệt, theo nhiều cách hơi giống với tình trạng say cocaine, theo quan sát của nhà tâm lý lâm sàng Christine Meinecke. Nó không thể kéo dài.
Các chuyên gia ước tính giai đoạn này kéo dài 9 tháng đến 4 năm – sự mê đắm có một tác động quá mạnh: Nghiên cứu cho thấy nó làm hai người đánh giá quá cao những điểm giống nhau của họ và lý tưởng hóa nhau. Chúng ta vui mừng vì anh ấy thích đồ ăn Thái, thích du lịch và phim cổ điển, giống chúng ta. Và chúng ta bỏ qua sở thích với những chiếc xe cổ và đánh bài trên mạng.
Cuối cùng thì thực tế xuất hiện. “Sự mê đắm phai nhạt với tất cả mọi người” Meinecke, tác giả cuốn Everybody Marries the Wrong Person. Đó là khi bạn phát hiện ra sự không tương hợp về mặt tâm lý của hai bạn, và sự vỡ mộng bắt đầu. Và đột nhiên, bây giờ tất cả những gì bạn có thể nhìn thấy là những điểm khác biệt của hai bạn. “Bạn tập trung vào điều gì sai trái với họ. Họ cần nhận được thông điệp về thứ họ cần thay đổi.”
Bạn kết luận là bạn đã cưới nhầm người – nhưng đó là vì bạn quen với suy nghĩ rằng chỉ có một người duy nhất phù hợp với bạn. Những hậu quả của niềm tin như vậy là khắc nghiệt. Chúng ta có những hành vi tiêu cực như đổ lỗi cho đối tác vì sự bất hạnh của chúng ta hoặc tìm kiếm một ai đó ở bên ngoài mối quan hệ.
Cùng với nhiều nhà nghiên cứu khác, Meinecke tán thành một mẫu hôn nhân mới – cái mà bà gọi là “người vợ/chồng tự chịu trách nhiệm”. Khi bạn bắt đầu tập trung vào những gì không tốt lắm, đã đến lúc thay đổi sự tập trung của bạn. “Thay vì xem xét người khác, bạn cần xem xét bản thân bạn và hỏi ‘Tại sao tôi đột nhiên trở nên rất bất hạnh và tôi cần làm điều gì?” Nó có thể không phải là một khiếm khuyết nằm ở đối tác của bạn.
Trong tình yêu trưởng thành, Meinecke nói, "chúng ta không mong đợi người yêu mang lại hạnh phúc cho chúng ta, và chúng ta không đổ lỗi cho họ vì sự bất hạnh của chúng ta. Chúng ta chịu trách nhiệm cho những kỳ vọng mà chúng ta đem theo, chịu trách nhiệm cho những phản ứng cảm xúc tiêu cực của chúng ta, chịu trách nhiệm cho những nỗi bất an của chúng ta và cho tâm trạng chán nản của chúng ta.”
Nhưng thay vì xem xét bản thân chúng ta hoặc hiểu được những huyễn tưởng của chúng ta, chúng ta bị thu hút vào một quá trình suy nghĩ làm cho những sự khác biệt của chúng ta là bi kịch và không thể chịu đựng nổi William Doherty, giáo sư tâm lý học (University of Minnesota). "Tôi ước chồng tôi không chỉ xem TV mỗi tối mà còn hứng thú ra ngoài đi chơi nhiều hơn với tôi.” Đó là một thứ gì đó mà bạn có thể chỉnh sửa.
Nhưng nó lại là rất khác khi nói "Điều này là không thể chịu đựng được. Tôi cần và xứng với một ai đó chia sẻ những sở thích quan trọng của tôi.” Hai quá trình suy nghĩ đó có thể kích thích những hành động khác nhau. Bạn có thể yêu cầu một ai đó ra ngoài nhiều hơn. Nhưng bạn sẽ không được tiếp nhận khi yêu cầu một ai đó xem xét lại toàn bộ tính cách của họ, Doherty nhận thấy, tác giả Take Back Your Marriage.
Không có ai sẽ được thỏa mãn mọi nhu cầu của họ trong một mối quan hệ. Ông nhấn mạnh sự chấp nhận người chúng ta chọn và người đã chọn chúng ta. “Tất cả chúng ta đều có khiếm khuyết.
Tuy nhiên, nền văn hóa lại thúc đẩy chúng ta theo hướng bất mãn. “Một số sự vỡ mộng và cảm giác chán nản là bình thường trong những cuộc hôn nhân dựa trên tình yêu trong nền văn hóa của chúng ta”, Doherty giải thích. "Nhưng nền văn hóa tiêu thụ nói với chúng ta rằng chúng ta không nên chấp nhận bất kì thứ gì không lý tưởng đối với chúng ta.”
Nhà tâm lý Thomas Bradbury nói, xem đối tác của bạn là một người xấu là một sự diễn giải quá đơn giản. “Chúng ta có xu hướng đổ lỗi cho người khác. Chúng ta không có xu hướng nghĩ rằng ‘Có lẽ tôi không trao cho cô ấy thứ cô cần.’ Hoặc ‘Có thể anh ấy đang vật lộn trong những mối quan hệ của anh ấy với người khác.’ Câu hỏi phức tạp hơn đó là ‘Trong hoàn cảnh nào chúng ta thất bại trong việc mang hạnh phúc đến cho nhau?’
Bây giờ trong một mối quan hệ dài hạn, Katz tin rằng "Hôn nhân không chỉ là tìm được người tốt. Nó còn là trở thành người tốt. Nhiều người cảm thấy họ đã kết hôn nhầm người, nhưng tôi biết rằng con người ta thực sự có thể phát triển để trở thành một người chồng tốt hơn.”
Điều đáng chú ý nhất về Sarah và Mark Holdt là họ có nhiều điểm khác biệt. “Anh ấy là người theo đảng cộng hòa, tôi theo đảng dân chủ. Anh ấy theo đạo Cơ đốc, tôi là một người theo thuyết không thể biết. Anh ấy thích ăn thịt và khoai tây, tôi thích nhiều đồ ăn lạ” Sarah nói. Vì vậy Mark đi nhà thờ và nghiên cứu kinh thánh mỗi tuần, còn Sarah tham gia lớp học về các chủ đề như lịch sử của Chúa ở Mĩ. “Khi anh ấy về nhà, tôi hỏi ‘Anh đã học được những gì trong lớp học Kinh thánh?” cô nói. Và cô sẽ chia sẻ những hiểu biết của cô từ lớp học của cô với anh ấy.
Nhưng khi Sarah muốn đi đến một lễ hội âm nhạc và Mark muốn ở nhà, thì “tôi vẫn đi”, Sarah nói. “Tôi không cần anh ấy ở cạnh tôi mọi lúc mọi nơi.” Anh ấy ở cạnh tôi lúc quan trọng nhất - ở nhà, ở bàn ăn tối, trên giường. “Chúng tôi dành 30 phút mỗi buổi sáng sớm để âu yếm nhau.” Họ đã kết hôn được 14 năm.
Bạn cần một cảm giác thoải mái về cái tôi và nỗ lực để làm cho những mối quan hệ có đủ rộng rãi để chịu đựng những sự khác biệt đó. Điều nổi bật về gia đình Holdts là thời gian họ chia sẻ với nhau về những gì diễn ra trong cuộc sống của họ - và trong đầu họ - khi họ xa nhau.
Giả sử một người thích đi du lịch còn người kia thì không. “Nếu bạn nghĩ về điều này với một cảm giác tức giận thì nó sẽ làm bạn tổn thương nhiều lần lặp đi lặp lại”, Doherty nói. Nếu bạn có thể chấp nhận nó, điều đó tốt – giả định là hai bạn không bắt đầu sống trong 2 thế giới riêng rẽ.
Điều bạn không muốn làm là phát triển một nhóm những bạn bè độc thân đi du lịch, khi họ đang ở trên đường, đi dự các cuộc vui và tán tỉnh người khác. Bạn bắt đầu làm những việc mà bạn không thoải mái để chia sẻ với bạn tình của bạn. Rất thường xuyên, những sự khác biệt lớn đó đi cùng với rất nhiều sự thất vọng mà hai bên phản ứng theo những cách không hỗ trợ cho mối quan hệ.
Bằng chứng cho thấy phụ nữ hay mang một số yếu tố của huyễn tưởng vào một mối quan hệ hơn là đàn ông. Nhìn chung phụ nữ khởi xướng nhiều cuộc chia tay và 2/3 cuộc ly dị, trở nên vỡ mộng nhiều hơn đàn ông. Họ so sánh bạn tình của họ với bạn bè họ nhiều hơn đàn ông, Doherty nói.
Ông nhận thấy, “Họ có xu hướng có một kiểu mẫu về một mối quan hệ nên là gì. Họ có xu hướng so sánh giữa thứ họ có và thứ họ nghĩ là họ nên có. Đàn ông có xu hướng điều khiển khoảng cách giữa thứ họ có và thứ họ nghĩ là họ xứng đáng chỉ trong phạm vi tình dục. Họ không điều khiển chất lượng cuộc hôn nhân của họ hằng ngày.”
Đến một mức nào đó khi con người có một người tình lý tưởng và một mối quan hệ lý tưởng trong đầu của họ, thì họ đang đặt bản thân họ trước thảm họa, chuyên gia về gia đình Michelle Givertz nói. Những bản sắc của mối quan hệ được thương lượng giữa 2 người. Mối quan hệ không phải là một vật tĩnh, chúng luôn luôn đang tiến hành.
Bước vào một mối quan hệ với một quan điểm rằng nó nên trông như thế nào hoặc nó nên tiến triển như thế nào thì quá kiểm soát. Cần có 2 người để tạo ra một mối quan hệ. Một người không quyết định được mối quan hệ nên là gì. Và đến một chừng mực nào đó khi anh/cô ấy làm vậy thì người kia sẽ trở nên không hạnh phúc.
“Con người có thể dành cả cuộc đời của họ để cố gắng làm cho một mối quan hệ trở thành một thứ gì đó dựa trên một ảo tưởng được lý tưởng hóa. Bà không rõ tại sao nhưng bà phát hiện thấy những kì vọng không đúng chỗ đó đang gia tăng. Những ý nghĩ về việc kết hôn phải người bạn đời không phù hợp chỉ là sự tự lừa dối bản thân.
Vâng, một số người thực sự không tốt.
Đôi khi chúng ta thực sự chọn sai người – một ai đó không thích hoặc không thể đáp ứng những nhu cầu của chúng ta, vì bất kì lý do nào đó. Đứng đầu danh sách gồm những người nhìn chung là không tốt với bất kì ai là những người lạm dụng chất – như rượu, những loại thuốc bị cấm – từ chối nhận sự giúp đỡ cho vấn đề của họ.
“Sự trung thành chủ yếu của một người nghiện không phải là với mối quan hệ, mà nó là sự nghiện ngập”, Ken Page giải thích. “Những người nghiện đánh mất tính chính trực hoặc khả năng làm điều đúng khi nó khó khăn. Đó là những phẩm chất quan trọng ở một người tình mà bạn cần để dựa vào.”
Người từng lừa dối ở một hoặc nhiều mối quan hệ trước đây cũng không phải là người tình tốt. Họ hủy hoại lòng tin và sự thân mật cơ bản để xây dựng một mối quan hệ. Doherty xem hành vi đó cùng với sự bạo hành thân thể và những hình thức kiểm soát quá mức khác là “những lý do nghiêm khắc” để kết thúc mối quan hệ.
Trong một cuộc hôn nhân thì “sự không tương hợp không bao giờ là lý do thực sự để ly dị.” Nó là một lý do để chia tay một mối quan hệ hẹn hò. Doherty phát hiện thấy, khi người ta nói “cô ấy là một người tử tế nhưng chúng tôi không hợp nhau” thì một thứ gì đó đã xảy ra và cả hai người cho phép mối quan hệ trở nên xấu đi. Nó là một cách tử tế để nói bạn không đổ lỗi cho đối tác của bạn.
Lí do thực sự có thể là cả hai đều không quan tâm đến mối quan hệ. Có lẽ một hoặc cả hai người đặt bản thân họ vào vai trò làm cha mẹ. Hoặc một công việc. Họ dừng làm những việc mà họ từng làm khi hẹn hò.Và cặp vợ chồng đó cần dành thời gian nói chuyện. Hoặc có thể tình yêu của họ bị hao mòn bởi sự không có khả năng xử lý xung đột.
Cái làm cho người này là bạn tình tốt dành cho người kia là sự sẵn sàng của cả hai người trở nên cởi mở và chịu bị tổn thương; để lắng nghe và quan tâm nhau.
Dù không có sự bảo đảm, thì có những đặc điểm tính cách ổn định nhìn chung là tốt và nhìn chung là xấu cho các mối quan hệ. Về mặt tốt: như óc hài hước; sự sẵn sàng bỏ qua những khuyết điểm của bạn, nhạy cảm trước bạn và nhạy cảm trước điều bạn quan tâm; khả năng thể hiện sự quan tâm. Về mặt không tốt: thường xuyên nói dối; thường xuyên lo lắng hoặc tâm thần bất ổn; phản ứng cảm xúc quá mức; xu hướng giận dữ; thiên hướng nuôi dưỡng sự hận thù; lòng tự trọng thấp; khả năng kiểm soát cơn bốc đồng kém; xu hướng gây hấn; hướng về bản thân hơn là hướng về người khác. Những tình huống khác, như thường xuyên tiếp xúc với stress ngoài hôn nhân ở cả hai người cũng có khả năng phá hoại mối quan hệ.
Thêm nữa, có những người rõ ràng là không tốt đối với bạn, vì họ không chia sẻ những giá trị và những mục tiêu mà bạn lưu giữ tha thiết nhất. Những khác biệt trong những giá trị cốt lõi thường gây tai họa cho những người kết hôn sớm, trước khi họ có đủ kinh nghiệm sống để khám phá ra họ thực sự là ai. Hầu hết mọi người vẫn đang phát triển những hệ niềm tin của họ qua những thời kì cuối tuổi thiếu niên và những năm đầu 20 tuổi và vẫn sàng lọc những sự lựa chọn về lối sống của họ. Tất nhiên, bạn phải biết bạn coi trọng điều gì nhất và nó có thể là một thách thức với bất kì ai ở bất kì độ tuổi nào, chứ không chỉ người trẻ.
Một trong những lí do phổ biến nhất mà chúng ta lựa chọn đối tượng sai đó là chúng ta không biết chúng ta là ai hoặc chúng ta thực sự muốn gì. Thật khó để lựa chọn một ai đó có thể hiểu bạn và đáp ứng được những nhu cầu cảm xúc được giữ gìn nhất của bạn và với người mà những giá trị của bạn tương hợp với họ, khi bạn không biết những nhu cầu hoặc những giá trị của bạn là gì hoặc không phát triển được sự tự tin bày tỏ chúng một cách không nao núng.
Carly là một luật sư kết hôn với một đầu bếp. "Tôi đánh giá cao tính cách, sự kết nối, tâm hồn” cô nói. “Anh ấy duyên dáng, hài hước, đối xử với tôi một cách đáng kinh ngạc, và chúng tôi rất hòa hợp.” Nhưng theo thời gian, những khác biệt về trí tuệ xuất hiện. “Anh ấy không thể theo kịp phân tích hoặc logic của tôi trong những cuộc tranh luận về một điều gì đó.”
Carly tâm sự rằng cô đánh mất sự tôn trọng với người chồng đầu bếp của cô. “Tôi không nhận ra làm thế nào mà sự tôn trọng dành cho bạn đời của tôi lại kết thúc. Tôi nghĩ điều này là do tôi không hiểu bản thân mình đủ tốt, và không hiểu sự kích thích về mặt trí tuệ quan trọng như thế nào đối với tôi, và (thậm chí tệ hơn) làm thế nào nó có thể cột chặt với yếu tố tôn trọng.”
Dấu hiệu phát triển
Sự thật là giống như những mặt cơ bản khác của cuộc sống, như công việc và con cái, hôn nhân không phải lúc nào cũng là một nguồn đem lại sự thỏa mãn. Không có ai được yêu thương một cách hoàn hảo; một số phần của cái tôi chân thực của chúng ta sẽ không bao giờ được đáp ứng bởi một người bạn đời.
“Đôi khi hôn nhân sẽ là một nguồn đem lại nỗi đau và sự buồn phiền”, Givertz nói. "Và điều đó cần thiết cho sự phát triển cá nhân và phát triển liên nhân cách.” Thực tế thì bạn không thể lúc nào cũng hạnh phúc cuồng nhiệt trong hôn nhân nếu bạn đang thực hiện những việc mang tính thách thức trong cuộc sống, như nuôi con, bắt đầu một công việc hoặc chăm sóc bố mẹ lớn tuổi.
Sự vỡ mộng trở thành một động cơ cho sự trưởng thành, phát triển vì nó buộc chúng ta khám phá ra những nhu cầu của chúng ta. Hiểu được bản thân, nhận ra những nhu cầu của bạn và nói chúng ra trong một mối quan hệ thường là hành động dũng cảm, Page nói. Đa số chúng ta đều vì lợi ích cá nhân, vì chúng thường là những lĩnh vực nhạy cảm và dễ bị tổn thương nhất của chúng ta.
Đồng thời, mạo hiểm phơi bày cuộc sống nội tâm của bạn với bạn đời của bạn hóa ra lại trở thành cơ hội tuyệt vời cho việc mở rộng sự thân mật và cảm giác kết nối. Đây là nguồn sức mạnh lớn của các mối quan hệ.
Givertz nói, yếu tố quan trọng khác của sự phát triển trong những mối quan hệ là một sự thay đổi động cơ – từ những lợi ích vị kỷ sang điều tốt nhất cho mối quan hệ và tương lai của nó.
Sự điều tiết, thích nghi đóng một vai trò. Sự hy sinh cũng đóng 1 vai trò. Sự sẵn sàng và khả năng kìm nén một thôi thúc phản ứng tiêu cực trước một kích thích tiêu cực, bất kể nó mang lại sự thỏa mãn cá nhân như thế nào vào thời điểm đó. Nó đòi hỏi khả năng lưu giữ trong tâm trí những mục tiêu dài hạn của mối quan hệ. Với sự thay đổi động cơ, hai người có khả năng dành thời gian để cân nhắc đáp ứng như thế nào.
Yếu tố duy nhất để nhận biết những ai cuối cùng sẽ ly dị là những phản ứng tiêu cực và bảo về bản thân trong suốt những cuộc thảo luận về những khó khăn của mối quan hệ và những phản ứng không hỗ trợ nhau trong cuộc thảo luận về một vấn đề cá nhân. Bôc lộ sự tức giận, khinh thường hoặc cố gắng đổ lỗi là điềm đoán trước, ngay cả khi hai người cảm thấy cuộc hôn nhân của họ hoạt động tốt, các nhà nghiên cứu thông báo trong tạp chí Journal of Family Psychology.
"Không có cái gọi là hai người sinh ra dành cho nhau” Michelle Givertz nói. "Nó là vấn đề của sự điều chỉnh và thích nghi.” Nhưng bạn phải hiểu bản thân bạn để bạn có thể thỏa mãn những nhu cầu về tình cảm quan trọng nhất đối với bạn. Những cặp vợ chồng thành công tái định nghĩa mối quan hệ của họ nhiều lần. Những mối quan hệ cần tiếp tục phát triển để phù hợp với những hoàn cảnh luôn thay đổi. Họ cần hợp nhất những sự thay đổi của mỗi người và tìm ra các cách để đáp ứng những nhu cầu mới của họ.
Doherty nói, "Tất cả chúng ta đều khó làm vừa lòng. Tất cả những người đã kết hôn đều là một người bạn đời khó làm vừa lòng. Chúng ta nhấn mạnh rằng người bạn đời của chúng ta khó làm vừa lòng và quên mất chúng ta cũng khó làm vừa lòng đối với họ như thế nào.” Nếu bạn muốn có một người bạn đời trong cuộc sống của bạn thì bạn sẽ phải trải qua quá trình lý tưởng hóa và vỡ mộng – nếu không phải với người tình hiện tại của bạn thì sau đó sẽ là người tiếp theo.
Một sự khác biệt quan trọng
Có một sự khác biệt giữa việc đấu tranh cho thứ bạn muốn trong mối quan hệ của bạn và trở nên kiểm soát trực tiếp người bạn đời của bạn, yêu cầu anh/cô ấy thay đổi, Real nói.
Kiên quyết bảo vệ cho những nhu cầu và mong muốn của bạn trong một mối quan hệ. Hầu hết mọi người không có kỹ năng nói ra và đấu tranh cho thứ họ muốn trong một mối quan hệ. Họ không nói thẳng thắn thứ duy trì tình yêu nhưng lại nói ra thứ tạo ra sự oán giận. Sự oán giận là một lựa chọn, sống oán giận có nghĩa là sống không hạnh phúc. Hoặc họ chỉ than phiền, nói thẳng thắn nhưng không theo cách yêu thương.
Nghệ thuật nói thẳng thắn là chuyển từ một lời than phiền thành một lời đề nghị. Đừng nói “Tôi không thích cách bạn nói chuyện với tôi” mà hãy nói “Bạn có thể hạ thấp giọng của bạn để tôi có thể nghe bạn tốt hơn?” Real nhận thấy, nếu bạn đang cố gắng đạt được thứ bạn muốn trong một mối quan hệ, tốt nhất là giữ nó tích cực và tập trung vào tương lai.
Nguồn
Are You with the Right Mate?
At some point in every relationship it's natural to ask whether your partner is the right one for you.
By Rebecca Webber, published on January 01, 2012 - last reviewed on November 06, 2012
PsychologyToday