Trang Dimple

New member
Xu
38
BẢN CHẤT VÀ CẤU TẠO CỦA ÂM THANH LỜI NÓI

1. Âm thanh của lời nói. Bản chất và cấu tạo

Lời nói là các chuỗi âm thanh được phát ra từ bộ máy phát âm của con người, dùng để trao đổi tư tưởng, tình cảm giữa các thành viên trong xã hội.

Là chuỗi âm thanh, lời nói có mặt giống những âm thanh khác trong thế giới tự nhiên, chúng đều là những sóng âm được truyền đi trong không khí và phải được xem xét về mặt vật lí; là âm thanh được phát ra từ bộ máy phát âm của con người, lời nói tinh vi, phức tạp hơn nhiều so với các loại âm thanh khác, nó phải được xem xét về mặt sinh lí; là âm thanh dùng trong giao tiếp thường nhật của xã hội, lời nói còn phải được xem xét về mặt xã hội, nghĩa là xem xét chức năng của nó trong một cộng đồng ngôn ngữ nhất định.

Việc miêu tả âm thanh về mặt tự nhiên (vật lí, sinh lí) đã được thực hiện từ lâu, đặc biệt là vào cuối thế kỉ XIX; ngày nay, việc miêu tả ấy càng được thực hiện tỉ mỉ, chính xác hơn nhờ những thành tựu mới của vật lí học và sinh lí học. Việc miêu tả âm thanh về mặt xã hội, nghĩa là nghiên cứu để chỉ ra giá trị khu biệt của các yếu tố ngữ âm trong mặt biểu đạt của ngôn ngữ được thực hiện từ những năm 20 của thế kỉ này với công đầu của Câu lạc bộ ngôn ngữ Praha.

Trường phái Praha đưa ra khái niệm âm vị và phân biệt hai bộ môn: ngữ âm học (phonétique /phonetics) và âm vị học (phonologie /phonology).

Ngữ âm học nghiên cứu âm thanh lời nói về mặt tự nhiên, nghĩa là nghiên cứu bản chất âm học của chúng và những phương thức cấu tạo của chúng về mặt sinh lí; nói cách khác, nghiên cứu cơ chế cấu âm - âm học của âm thanh lời nói.

Ngữ âm học được hoàn thiện từ cuối thế kỉ XIX và có bước tiến mới từ khi có máy ghi âm, máy ghi sóng âm (kymographe), máy quay phim bằng tia X, và ngạc đồ để ghi vị trí của bộ máy phát âm, máy quang phổ (intonographe), máy phân tích thanh phổ hiện đại (sonagraph) để phân tích thanh phổ.

Âm vị học chuyên nghiên cứïu các âm có tổ chức của tiếng nói tức là nghiên cứu thêm âm thanh về mặt xã hội; xem chúng có chức năng biểu đạt như thế nào trong giao tiếp xã hội, từ đó tìm ra và miêu tả hệ thống những đơn vị biểu đạt của một ngôn ngữ nhất định.

Sự phân biệt như trên là cần thiết và quan trọng nhưng không nên cô lập chúng một cách siêu hình. Hiện nay, ngữ âm học hiện đại luôn tự coi mình có nhiệm vụ nghiên cứu ngữ âm của các ngôn ngữ đồng thời về cả hai mặt tự nhiên và xã hội

2. Nguyên âm


Ðể việc nghiên cứu cấu tạo của âm thanh lời nói được kĩ lưỡng, cần phải xem xét hệ thôïng âm thanh lời nói từ những yếu tố ngữ âm nhỏ nhất.

Một câu nói (chẳng hạn: Lan đọc sách) không phải là một khối âm thanh kết liền mà là một chuỗi gồm nhiều đơn vị phát âm có thể phân xuất được.

Nói thật chậm, ta sẽ thấy chuỗi âm thanh làm nên câu nói trên gồm ba tiếng, kết quả của ba lần phát âm. Nói chậm thêm nữa, số tiếng cũng là ba. Ðó là ba đơn vị phát âm tự nhiên nhỏ nhất: Lan - đọc - sách. Chúng là các âm tiết.

Mỗi đơn vị phát âm tự nhiên nhỏ nhất này có thể phân xuất tiếp được. Trong thực tiễn phát ngôn có thể có các câu nói:

Lan đọc sách

- học -

- bọc -

- rọc -

- thọc -

Ðối chiếu đọc - học - bọc - rọc: chúng sở dĩ khác nhau vì có âm mở đầu khác nhau. Người nói cà lăm thường làm bộc lộ sự phân xuất này. Ðối lập Ðọc và Ðạc /Ðục /Ðộc... sẽ làm bộc lộ tư cách của âm giữa. Ðối lập Ðọc và Ðọi /Ðọt /Ðọng, sẽ làm bộc lộ tư cách của âm cuối. Ta nói: "Ðọc" là một đơn vị phát âm gồm 3 âm. Ðơn vị âm này không thể phân xuất nhỏ thêm được nữa. Ngôn ngữ học gọi nó là âm tố (son /sound).

Âm tố là đơn vị ngữ âm nhỏ nhất (không thể phân chia được nữa) trong chuỗi âm thanh lời nói. Một đơn vị phát âm tự nhiên có thể chỉ gồm một âm tố, thường thì gồm nhiều âm tố. Nếu không xét thanh điệu, một đơn vị phát âm tự nhiên nhỏ nhất của tiếng Việt có nhiều nhất là 4 âm tố :

chuong17.gif


Trong thực tế nói năng, từng âm, từng từ cho đến cả câu "Lan đọc sách" thường được mỗi người phát âm ít nhiều khác nhau. Ngay một người cũng phát âm mỗi lần mỗi khác nhau. Các âm "đờ, o, cờ" trong từ "đọc" có thể được phát âm không hoàn toàn như nhau trong mọi hoàn cảnh nói năng. Như vậy, phẩm chất âm thanh xét về mặt tự nhiên (vật lí và sinh lí) là khác nhau trong các trường hợp phát âm khác nhau và ta sẽ có vô số âm "đờ", âm "o", âm "cờ cụ thể. Nói cách khác, âm tố là sản phẩm của một cá nhân, có tính cụ thể và có số lượng vô hạn.

Chữ viết của các ngôn ngữ trên thế giới rất khác nhau. Trong nội bộ một ngôn ngữ cũng không phải mỗi kí tự luôn được dùng ghi một âm cố định. Ðể có sự thống nhất chung trong cách ghi âm thanh lời nói giữa các nhà nghiên cứu ngôn ngữ trên phạm vi toàn cầu, Hội ngữ âm học quốc tế đã đề xuất chọn dùng một bộ kí tự thống nhất khả dĩ có thể ghi được các âm trong mọi trường hợp. Bộ kí tự này lấy chữ La Tinh làm cơ sơ,í bổ sung thêm một số kí tự cải biến từ chữ La Tinh hoặc chọn từ chữ viết của một vài ngôn ngữ khác. Các kí tự này được đặt giữa hai cái ngoặc vuông với nguyên tắc mỗi con chữ chỉ dùng để ghi một âm tố. Thí dụ:

chuong18.gif


3. Ðặc trưng của âm tố


3.1 Ðặc trưng vật lí:

Âm thanh, về bản chất là những sóng âm được tạo ra từ dao động của vật thể và được truyền đi trong một môi trường truyền âm nhất định. Âm thanh của lời nói, tương tự, là những sóng âm được tạo ra từ dao động của các bộ phận trong bộ máy phát âm và được truyền đi trong môi trường truyền âm (thường là không khí). Những sóng âm này truyền đến tai người nghe, đập vào màng nhĩ, tạo ra rung động để người nghe nhận biết được lời nói. Chúng có đặc trưng được xác định bởi các yếu tố sau đây:

- Ðộ cao (hauteur /pitch): do tần số dao động của dây thanh và/hoặc của các bộ phận khác trong bộ máy phát âm quyết định. Tần số dao động (số chu kì dao động trong một giây) càng lớn thì âm thanh càng cao và ngược lại. Ðơn vị để đo độ cao của âm thanh là Hertz (viết tắt là Hz). Tai người có thể nghe được âm thanh có tần số dao động từ 16 đến 20.000 Hz. Âm vực dùng trong lời nói hẹp hơn thế nhiều. Trong lời nói của một người, độ cao của âm thanh là yếu tố cơ bản tạo nên thanh điệu, ngữ điệu và cả trọng âm.

- Ðộ mạnh (intensité/intensity): do biên độ dao động của vật thể quyết định. Biên độ dao động là trị số lớn nhất mà dao động đạt tới trong một nửa chu kì. Biên độ dao động càng lớn, âm thanh càng vang to và ngược lại. Ðơn vị đo độ mạnh của âm thanh là décibel (viết tắt là dB). Trong lời nói của một người, độ mạnh của âm thanh là yếu tố cơ bản tạo nên âm lượng của âm và trọng âm của từ.

- Ðộ dài (durée/length): do thời gian dao động của vật thể quyết định. Ðộ dài của âm thanh tạo nên sự tương phản giữa các bộ phận của lời nói, là yếu tố tạo nên trọng âm, tạo nên các nguyên âm đối lập nhau về độ dài. Hai từ "tang" và "tăng" trong tiếng Việt có sự đối lập âm a dài (trong "tang") và âm a ngắn (trong "tăng").

- Âm sắc (timbre): phụ thuộc vào độ cao, độ dài và độ mạnh tham gia bổ sung vào các thành phần kết cấu của âm. Ðây là vẻ riêng biệt của một âm. Âm sắc được quyết định bởi: thể chất của vật thể dao động, tính chất phức hợp do hiện tượng cộng hưởng âm thanh và phương pháp làm cho vật thể dao động. Một âm có cùng độ cao, độ mạnh, độ dài được phát ra từ dây tơ sẽ khác với từ một dây đồng; từ một ống sáo to dài, sẽ khác với từ một ống sáo nhỏ, ngắn; từ việc gẩy sẽ khác với từ việc gõ, búng, cọ xát hoặc thổi. Âm sắc chính là cái sắc thái riêng của từng âm. Âm sắc còn được quyết định bởi vật thể dao động theo chu kì đều đặn hay không đều đặn; dao động theo chu kì đều đặn thì tạo ra âm vang (sonants), chu kì không đều đặn thì tạo ra âm ồn hay âm có nhiều tiếng động (non - sonants hoặc bruyants)

Các đặc trưng vật lí nói trên làm nên bản chất âm học của âm tố, cũng được gọi là đặc trưng âm học của âm thanh lời nói. Ngữ âm học âm học (phonétique acoustique/Acoustic phonetics) chuyên nghiên cứu các đặc trưng âm học ấy.

3.2 Ðặc trưng sinh lí:

Âm thanh lời nói được phát ra từ bộ máy phát âm. Tiöm hiểu mặt sinh lí của âm thanh lời nói, tất phải xem xét cấu tạo của bộ máy phát âm và cơ chế tạo âm thanh lời nói của bộ máy ấy.

a. Bộ máy phát âm gồm: 1. Các cơ quan tạo năng lượng cho hoạt động phát âm là phổi, khí quản. 2. Các cơ quan tạo lập, khuếch đại và phát ra âm thanh là các bộ phận trong thanh hầu, trong khoang hầu, khoang miệng và khoang mũi. Thanh hầu và các khoang nói trên là các cộng minh trường (hộp cộng hưởng) chứa nhiều bộ phận mà sự vận động của chúng có tác dụng tạo nên các âm thanh với các âm sắc khác nhau.

chuong19.gif


Thanh hầu giống như một cái hộp nằm phía trên của khí quản do bốn miếng sụn hợp lại, có tác dụng khuếch đại âm thanh được phát ra do sự dao động của dây thanh.

Dây thanh là hai cơ thịt mỏng dài chừng 2 cm sóng nhau theo chiều dọc trong thanh hầu. Dưới sự chỉ huy của hệ thần kinh, dây thanh có thể mở ra, khép vào, căng lên, chùng xuống và dao động. Dây thanh của nam giới thường dày hơn của nữ giới và dầy dần lên theo lứa tuổi, đặc biệt nhanh ở lứa tuổi dậy thì (nguyên nhân của hiện tượng vỡ tiếng).

Khoang hầu ở ngay trên thanh hầu, nằm phía dưới khoang miệng và có một đường nhỏ thông lên khoang mũi. Nắp họng đóng vai trò của một cái van giúp cho đồ ăn thức uống chỉ đi vào thực quản, và không đi vào khí quản. Khoang hầu và khoang miệng, nhờ vào hoạt động của lưỡi và môi mà thể tích, hình dáng và lối thoát của khí có thể thay đổi rất linh hoạt Chúng có vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra các âm với những âm sắc khác nhau. Giữa khoang hầu và khoang mũi có cái lưỡi con. Lưỡi con cũng có vai trò của một cái van thoát khí. Nó có tác dụng tạo ra sự khu biệt giữa âm miệng (buccal/oral) và âm mũi (nasale/nasal). Ngăn cách giữa khoang miệng và khoang mũi là vòm miệng mà phía trước là ngạc cứng hay cúa cứng, phía sau là ngạc mềm hay cúa mềm, cũng còn gọi là mạc. Sự phối hợp hoạt động của môi, lưỡi, răng, lợi, ngạc, mạc có thể tạo ra những chỗ cản đa dạng trong khoang miệng. Chúng là cơ sở để tạo ra các phụ âm.

b. Cơ chế tạo âm thanh:

Ðể phát âm, dưới sự điều khiển của hệ thần kinh, nói chung không khí từ phổi được đẩy qua khí quản, vào thanh hầu rồi thoát qua các cộng minh trường phía trên thanh hầu để thoát ra ngoài. Có thể thấy hai trường hợp. Trường hợp 1, không khí thoát ra làm rung dây thanh với một tần số nào đó đểï tạo nên một âm với một thanh điệu nhất định. Âm này nhỏ, được uốn nắn, được khuếch đại nhờ các cộng minh trường (thanh hầu, khoang hầu, khoang miệng, khoang mũi) để trở thành âm thanh lời nói. Trong trường hợp này, ta sẽ có các âm hữu thanh (sons sonores/voiced sounds). Nếu dây thanh có chu kì rung đều đặn, ta sẽ có âm chứa nhiều tiếng thanh. Ngôn ngữ học gọi các âm loại này là các âm vang. Các nguyên âm và các phụ âm mũi, phụ âm bên, phụ âm rung là các âm vang. Trường hợp nói thì thào, không khí từ phổi ra tuy mạnh nhưng dây thanh ở xa nhau và chỉ rung động rất nhẹ; ngôn ngữ học gọi các âm thì thào là các âm giọng thở (sons soufflés/breathed sounds).

Trường hợp 2, không khí thoát ra không làm rung dây thanh thì lượng khí sẽ cọ xát, lách qua hoặc phá vỡ chỗ cản được tạo ra bởi các bộ phận hoạt động được của bộ máy phát âm để tạo ra âm, rồi được khoang hầu, khoang miệng, khoang mũi cộng hưởng, khuếch đại thành âm thanh lời nói. Ngoài cộng minh trường là thanh hầu chứa dây thanh, các cộng minh trường còn lại có tác dụng khống chế một số tần số này và tăng cường một số tần số khác tạo nên các hòa âm. Việc không khí cọ xát hoặc bật phá chỗ cản sẽ tạo nên những dao động có chu kì không đều đặn làm thành những tiếng động (tiếng ồn). Những âm có tiếng động, không có sự tham gia của tiếng thanh được gọi là các âm vô thanh (sons sourds/ voiceless sounds).

Tóm lại, để phát âm, bắt buộc phải có không khí được đẩy ra, tạo năng lượng phát âm; phải có hoạt động cấu âm của các cơ quan trong bộ máy phát âm. Khi phát âm, nói chung luồng hơi được đẩy ra từ phổi. Tuy nhiên, ở một số ít ngôn ngữ, có những âm thanh được phát ra từ khoang hầu hoặc từ mạc. Khi luồng hơi được phát ra từ khoang hầu, thanh hầu từ vị trí bình thường nhấc lên cao hơn hoặc hạ xuống thấp hơn và có tác dụng tạo âm; luồng hơi cũng có thể được phát ra từ mạc để tạo âm. Với người Việt, khi chặc lưỡi hay khi "pập pập" gọi gà (không phải âm thanh lời nói tiếng Việt), đã thực sự phát ra một âm loại này.

Những đặc trưng sinh lí nói trên thực chất là những đặc trưng cấu tạo âm thanh của bộ máy phát âm. Chúng được gọi là các đặc trưng cấu âm của các âm. Ngữ âm học sinh học (Phonétique physiologique/Physiologic phonetics) chuyên nghiên cứu các đặc trưng cấu âm ấy. Người ta cũng dùng thuật ngữ đặc trưng cấu âm - âm học để chỉ chung đặc trưng tự nhiên (vật lí, sinh lí) của âm thanh lời nói.

3.3 Ðặc trưng xã hội:

a. Sự hình thành khái niệm âm vị:

Xét âm tiết quãi, boàn, thưởn, khuỹa... và quai, bàn, thưởng, khuya... Chúng chỉ khác nhau một âm tố mà các âm tiết loại trên được người Việt coi là không có nghĩa; trái lại, những âm loại dưới lại được coi là có nghĩa, có nội dung biểu đạt. Nói cách khác âm thanh ngôn ngữ không phải là âm thanh đơn thuần mà là âm thanh được một cộng đồng ngôn ngữ tổ chức và dùng để biểu đạt.

Ðối với âm tố (đơn vị nhỏ nhất trong chuỗi âm thanh lời nói), vấn đề đặt ra là: với đặc trưng cấu âm - âm học nhất định, chúng có giá trị gì xét về mặt biểu đạt trong giao tiếp xã hội? Trường phái ngôn ngữ học Praha, như đã nói, một mặt tiếp tục chú ý đến bản chất tự nhiên của âm thanh ngôn ngữ, mặt khác, đã chú tâm tìm hiểu chức năng biểu đạt của các đơn vị ngữ âm nhỏ nhất để xây dựng nên khái niệm âm vị (phonème /phoneme).

chuong20.gif


chuong21.gif


Như thế:

Âm vị là đơn vị ngữ âm nhỏ nhất được một cộng đồng ngôn ngữ sử dụng để cấu tạo và phân biệt phần âm thanh của các đơn vị có nghĩa nhỏ nhất (hình vị, từ). Chức năng của âm vị là khu biệt nghĩa và giúp cho người nghe nhận diện được các hình vị và từ trong một ngôn ngữ nhất định.

Tùy theo đặc điểm riêng của mình, mỗi dân tộc lựa chọn trong số lượng vô hạn các âm tố trong chuỗi âm thanh lời nói để xác lập một số lượng hữu hạn các âm vị với những nét chung về mặt cấu âm - âm học và về mặt chức năng biểu đạt. Vì thế mỗi ngôn ngữ có một hệ thống âm vị riêng , khác nhau cả về mặt số lượng âm vị cũng như về giá trị của từng âm vị. Thí dụ, trong tiếng Anh, có âm vị "i" đối lập với âm vị "i dài (sit [sit] ( seat [si:t]). Trong khi ở tiếng Pháp, tiếng Việt, hai âm ấy chỉ là hai cách phát âm khác nhau của cùng một âm vị /i/. Tương tự, trong tiếng Việt có âm vị "tờ" (/t/), âm vị đờ" (/d/), nhưng trong tiếng Hán, "tờ" và "đờ" chỉ là hai cách phát âm khác nhau của cùng một âm vị. Dù có nói "đại đoàn kết" hay "tại toàn kết" thì cũng chỉ có một nội dung biểu đạt.

Về đặc điểm cấu âm - âm học của từng âm vị, do mỗi dân tộc khi phát âm tiếng nước mình, có thói quen sử dụng bộ máy phát âm riêng, thêm nữa, cấu tạo sinh lí của bộ máy phát âm cũng có nét riêng, nên về nguyên tắc, rất hiếm khi một âm vị của ngôn ngữ này có đặc trưng cấu âm - âm học giống hệt với một âm vị nào đó của một ngôn ngữ khác.

chuong22.gif


b. Nét khu biệt âm vị học và tiêu chí khu biệt:

· Nét khu biệt:

chuong23.gif


Nét khu biệt còn được gọi là nét thỏa đáng âm vị học, và nét không khu biệt còn được gọi là nét không thỏa đáng âm vị học.

Giữa hai âm vị của một ngôn ngữ, có thể có một hoặc hơn một nét khu biệt. Thí dụ:

Một nét khu biệt: /m/ Phụ âm mũi, vang, môi-môi

/n / Phụ âm mũi, vang, đầu lưỡi-lợi

Nhiều nét khu biệt: /m/ Phụ âm mũi, vang, môi-môi

/t / Phụ âm tắc, vô thanh, đầu lưỡi-lợi

Trong tiếng Việt, hai từ "má", "ná" khác nhau do một nét khu biệt (môi-môi / đầu lưỡi-lợi); hai từ "mi", "ti" khác nhau do nhiều nét khu biệt (mũi / tắc; vang / vô thanh; môi-môi / đầu lưỡi-lợi).

· Tiêu chí khu biệt:

Nét khu biệt, như thế, rõ ràng là yếu tố có tính quy ước xã hội. Chúng được nhận diện trong những thế đối lập được gọi là những tiêu chí khu biệt. Tiêu chí khu biệt là những tiêu chí cấu âm - âm học mà ta dựa vào để chỉ ra các nét khu biệt của một âm vị với toàn bộ các âm vị còn lại trong hệ thống âm vị của một ngôn ngữ. Mỗi tiêu chí ấy luôn bao hàm trong nó một sự đối lập cấu âm - âm học nào đó.

Các tiêu chí khu biệt gồm:

Ðộ cao: bao hàm sự đối lập cao / thấp, bằng phẳng / không bằng phẳng, có tác dụng khu biệt các thanh điệu;

Ðộ mạnh: bao hàm sự đối lập mạnh / yếu, có tác dụng khu biệt trọng âm, không trọng âm;

Ðộ dài: bao hàm sự đối lập dài / ngắn, có tác dụng khu biệt âm dài, âm ngắn;

Tính chu kì: bao hàm sự đối lập đều / không đều, có tác dụng khu biệt âm vang, âm ồn;

Tính thanh: bao hàm sự đối lập dây thanh rung / không rung có tác dụng khu biệt âm hữu thanh, vô thanh;

Cộng minh trường: bao hàm sự đối lập nơi uốn nắn và khuếch đại âm, có tác dụng khu biệt âm mũi/miệng/hầu;

Cách thoát hơi: bao hàm sự đối lập bị cản / không bị cản, có tác dụng khu biệt nguyên âm, phụ âm; rung /bật phá /cọ xát chỗ cản có tác dụng khu biệt các loại phụ âm

Nơi cản: bao hàm sự đối lập vị trí cản luồng hơi thoát ra, có tác dụng khu biệt phụ âm môi/răng/lợi/ngạc/họng/đầu lưỡi/mặt lưỡi/gốc (cuối) lưỡi;

Ðộ mở miệng: bao hàm sự đối lập rộng / hẹp trong các nguyên âm;

Hình dáng môi: bao hàm sự đối lập chúm /không chúm, có tác dụng khu biệt âm tròn môi, không tròn môi;

v.v...

Hệ thống âm vị của một ngôn ngữ bao giờ cũng được sắp xếp dựa theo các tiêu chí khu biệt nói trên. Tuy nhiên, mỗi dân tộc đã sử dụng theo một cách riêng để lập nên hệ thống tiêu chí khu biệt âm vị học của ngôn ngữ mình.

Trên cơ sở khái niệm về nét khu biệt, có thể nói: Âm vị là "tổng thể những nét khu biệt được thể hiện đồng thời" (1). Sự khác biệt giữa nét khu biệt và âm vị là ở chỗ: nét khu biệt làm nên nội dung của âm vị, có tác dụng khu biệt các âm vị; còn âm vị là đơn vị ngữ âm học nhỏ nhất.

c. Sự thể hiện của âm vị trong lời nói - Các biến thể của âm vị:

· Sự thể hiện âm vị trong lời nói:

Âm vị thể hiện trong lời nói dưới dạng âm tố và luôn kèm theo một sự biến đổi ngữ âm.

Âm vị của ngôn ngữ được các con người cụ thể trong cộng đồng ngôn ngữ nói ra. Tùy người nói mà âm vị ấy, ngoài những nét cấu âm - âm học khiến nó đối lập với các âm vị còn lại trong hệ thống, lại có thể có các nét cấu âm - âm học bổ sung khác nhau: khác nhau về độ cao, độ mạnh, độ dài, âm sắc và các đường nét cấu âm. Những đường nét cấu âm - âm học bổ sung này không tạo ra một sự khu biệt âm vị học nào mà chỉ tạo ra các âm tố, các biến thể của âm vị, nên được gọi là những nét không khu biệt.

Trong nói năng, người ta không phát âm từng âm vị riêng lẻ mà phát âm các từ bao gồm một hoặc nhiều âm tiết. Mỗi đơn vị phát âm nhỏ nhất này thường gồm nhiều âm tố. Do ảnh hưởng các âm tố kế cận mà một âm tố được phát ra thường cũng có kèm theo một số đường nét cấu âm - âm học bổ sung, tạo ra một sự biến đổi ngữ âm nhất định. Những đường nét cấu âm - âm học bổ sung này có tính bắt buộc, tất yếu, có tác dụng phụ trợ cho chức năng khu biệt nghĩa, nhận diện từ của âm vị nên được các nhà ngôn ngữ học gọi là những nét rườm âm vị học.

chuong24.gif


Như vậy: 1) Nét khu biệt là đường nét cấu âm - âm học làm nên một âm vị có chức năng khu biệt nghĩa, nhận diện từ. 2) Nét rườm âm vị học là đường nét cấu âm - âm học bổ sung, được tạo ra do sự chi phối của các âm kế cận có chức năng phụ trợ cho việc khu biệt nghĩa, nhận diện từ. 3) Nét không khu biệt là đường nét cấu âm - âm học bổ sung có tính cá nhân do ngưòi nói tạo ra, không có chức năng khu biệt nghĩa. 4) Âm vị được thể hiện trong thực tế dưới dạng các âm tố; âm tố là sự thể hiện trong thực tế của âm vị, là hình thức tồn tại trong thực tế của âm vị. Âm vị là một đơn vị được trừu tượng hóa từ vô số âm tố cụ thể trong lời nói của cộng đồng ngôn ngữ. Nó có tính trừu tượng, tính xã hội; còn âm tố có tính cụ thể, cá nhân. Vì vậy, sự thể hiện âm vị trong lời nói luôn kèm theo sự biến đổi ngữ âm. 5) Sự biến đổi ngữ âm làì sự bổ sung những đường nét cấu âm - âm học xảy ra trong quá trình thể hiện âm vị trong lời nói; đó là hiện tượng do tính chất cá nhân của âm tố, do ảnh hưởng qua lại của các âm tố kế cận khi phát âm. Những đường nét cấu âm - âm học bổ sung này làm nên các âm khác nhau nhưng các âm này vẫn thuộc về một âm vị. Chúng chỉ là những dạng thể hiện khác nhau của một âm vị - những biến thể (variants) của âm vị.

· Các loại biến thể của âm vị:

Về mặt lí thuyết, có bao nhiêu lần phát âm thì có bấy nhiêu biến thể âm vị. Tuy nhiên, có thể xếp chúng vào hai loại: biến thể kết hợp và biến thể tự do.

Các biến thể kết hợp là các biến thể xuất hiện do sự chi phối của các âm xung quanh mà âm ấy kết hợp với. Nói cách khác, đó là biến thể xuất hiện do sự chi phối của chu cảnh. Ðây là loại biến thể có tính bắt buộc, tất yếu. Người ta thường phân biệt hai dạng biến thể kết hợp. Dạng tiêu thể là dạng ít bị chi phối bởi hoàn cảnh phát âm xung quanh; dạng biến thể là dạng bị ảnh hưởng nhiều bởi hoàn cảnh phát âm xung quanh. Thí dụ: Trong tiếng Việt:

chuong25.gif


Khi miêu tả một âm vị, ta phải chỉ ra những đặc điểm cấu âm - âm học khiến nó đối lập với các âm vị khác trong hệ thống, tức là chỉ ra tổng thể những nét khu biệt âm vị học của nó; đồng thời phải chỉ ra khả năng kết hợp của nó với các âm vị khác, các dạng cụ thể của nó trong các âm tố cụ thể (tiêu thể và biến thể).

Thí dụ: Miêu tả âm vị /u/ trong tiếng Việt:

chuong26.gif


chuong27.gif


Không cần phải chỉ ra các biến thể tự do khi miêu tả một âm vị.

Tóm tắt về âm tố và âm vị:

Nét khu biệt âm vị học: Ðường nét cấu âm - âm học tạo nên âm vị, có tác dụng khu biệt nghĩa, giúp ta nhận diện các đơn vị có nghĩa nhỏ nhất (hình vị, từ)

Nét rườm âm vị học: Ðường nét cấu âm - âm học bổ sung do ảnh hưởng của các âm kế cận trong nói năng, có tác dụng giúp thêm vào việc khu biệt nghĩa, nhận diện đơn vị có nghĩa nhỏ nhất.

Nét không khu biệt: Ðường nét cấu âm - âm học bổ sung do cá nhân người nói tạo ra, không có tác dụng khu biệt nghĩa, nhận diện từ.

Âm tố: Ðơn vị ngữ âm nhỏ nhất trong lời nói, ứng với một yếu tố cấu âm. Nó là tổng thể những nét khu biệt và những nét không khu biệt.

Âm vị: Ðơn vị ngữ âm nhỏ nhất của ngôn ngữ, có chức năng khu biệt nghĩa, nhận diện từ. Nó là tổng thể những nét khu biệt âm vị học, là đơn vị ngữ âm được xem xét đầy đủ về mặt xã hội.

Quan hệ âm tố, âm vị:

Âm tố là sự thể hiện trong thực tế của âm vị, là hình thức tồn tại của âm vị. Âm vị tồn tại trong âm tố, được thể hiện ra trong thực tế bằng âm tố.

Âm tố thì cụ thể, thuộc lời nói, có tính cá nhân, ngẫu nhiên; âm vị thì trừu tượng, thuộc ngôn ngữ, có tính xã hội, tất yếu.

Âm tố thì vô hạn, âm vị thì hữu hạn. Âm vị được trừu tượng hóa từ âm tố; âm tố là biểu tượng vật chất của âm vị.

Với người nghiên cứu, âm tố có trước, âm vị có sau. Phải trừu tượng hóa hàng loạt âm tố mới tìm ra âm vị. Với người học ngôn ngữ, âm vị được học trước, âm tố được học sau. Phải rèn luyện, học tập mới có thể nhận biết âm tố. Chữ cái hoặc tổ hợp chữ cái, nói chung, dùng để ghi âm vị, không dùng để ghi các biến thể của âm vị. Tùy dân tộc mà chữ cái dùng để ghi âm vị rất khác nhau.

Ngữ âm học là khoa học nghiên cứu âm thanh của một hay nhiều ngôn ngữ. Âm vị học là khái niệm được dùng từ giữa thế kỉ 19 và trở thành khoa học vào đầu thế kỉ 20. Nó nghiên cứu âm với những đặc điểm cấu âm - âm học và chức năng xã hội của chúng trong từng ngôn ngữ. Mỗi dân tộc từ trong số lượng vô hạn các đơn vị ngữ âm, đã lựa chọn, trừu tượng, khái quát hóa, tổ chức chúng thành một hệ thống các âm vị có số lượng hữu hạn, có cấu trúc nội bộ chặt chẽ, lập nên kiến trúc ngữ âm của một ngôn ngữ. Số lượng âm vị của các ngôn ngữ trên thế giới dao động trong khoảng từ 13 đến 81 âm vị. Nghiên cứu cơ sở âm thanh của một ngôn ngữ là phải nghiên cứu đầy đủ cả hai mặt tự nhiên (vật lí, sinh lí) và xã hội (chức năng giao tiếp) của nó, không thể cắt chia ngữ âm học và âm vị học một cách siêu hình.

4. Phương pháp xác định âm vị và các biến thể của âm vị:
TOP

Hệ thống âm vị của nhiều ngôn ngữ trên thế giới đã được xác lập. Nhưng các nhà ngôn ngữ học đã làm thế nào để xác định một âm nào đó trong lời nói là âm vị hay chỉ là biến thể của cùng một âm vị?

Vấn đề này là phức tạp. Các thủ pháp xác định âm vị và biến thể của âm vị là nhiều và đa dạng. Dưới đây là mấy nét cơ bản:

4.1 Cách xác định một âm vị

Nhìn chung, muốn xác định một âm nào đó có phải là một âm vị hay không, người ta đem đối lập nó với các âm còn lại của hệ thống trong cùng một chu cảnh (cũng gọi là chu cảnh đồng nhất). Chu cảnh của một âm là hoàn cảnh xung quanh của âm đó. Hai âm có chu cảnh đồng nhất là hai âm có những âm xung quanh (đứng trước và đứng sau) giống hệt nhau. Nếu thấy âm đang xét có giá trị khu biệt nghĩa với các âm đối lập thì nó có tư cách âm vị.

chuong28.gif


Tóm lại, những âm xuất hiện trong những chu cảnh đồng nhất có tác dụng tạo nên các đơn vị có nghĩa nhỏ nhất (từ, hình vị) khác nhau, sẽ được coi là những âm vị riêng biệt.

Trong các mục trên, ta đã biết âm vị có các biến thể. Vậy phải làm thế nào để xác định các âm gần gũi nhau là một âm vị hay là các biến thể?

Trước hết, hai âm gần gũi nhau xuất hiện trong các chu cảnh đồng nhất nhưng không có giá trị khu biệt nghĩa, phải được coi là các biến thể nói năng của cùng một âm vị.

chuong29.gif


Tiếp theo, các âm gần gũi nhau được phân bố trong những chu cảnh loại trừ nhau, phải được coi là các biến thể của một âm vị duy nhất. Các âm được phân bố trong những chu cảnh lọai trừ nhau khi âm này đã xuất hiện trong một chu cảnh nào đó thì âm kia không bao giờ xuất hiện trong chu cảnh ấy nữa.

chuong30.gif


chuong31.gif


4.2 Cách xác định một hệ thống âm vị

Cùng nghiên cứu một ngôn ngữ, các nhà âm vị học có thể lập ra nhiều hệ thống âm vị cùng miêu tả đầy đủ và chính xác hệ thống âm vị của ngôn ngữ ấy. Trong trường hợp này, hệ thống âm vị tốt nhất là hệ thống có số lượng âm vị ít nhất tức là tiết kiệm nhất.

Trong hệ thống, các âm vị luôn quy định lẫn nhau, tạo nên tính hệ thống chặt chẽ. Ðặc trưng của một âm vị khiến nó phân biệt với các âm vị khác là do các âm vị khác trong hệ thống quy định; và ngược lại, chính sự có mặt của âm vị đó cũng lại quy định đặc trưng của các âm vị khác trong hệ thống.

Thí dụ: Trong tiếng Việt, miêu tả âm vị /a/, phải nói đến độ dài vì trong hệ thống có âm a ngắn /ă/ đối lập với nó: lan [lan] ( lăn [lăn], sao [sau] ( sau [său]. Việc này lại không cần thiết khi miêu tả âm vị /i/vì âm i dài, ngắn không có giá trị khu biệt nghĩa trong tiếng Việt. Tương tự, trong tiếng Anh, tiếng Pháp, phải chỉ ra sự phân biệt hai âm vị /r/ và /l/. Nhưng điều này lại là không cần thiết trong tiếng Hán.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top