• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội?

  • Thread starter Thread starter tityeu
  • Ngày gửi Ngày gửi

tityeu

New member
Xu
0
Bằng sự hiểu biết về bản chất hiện tượng tâm lý người, hãy giải thích câu nói của Mác "Trong tính hiện thực của nó về bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội".
 
Theo quan điểm của Tâm lý học thì con người khi mới sinh ra, bản chất là trống rỗng, tâm hồn của một đứa trẻ được ví như một tờ giấy trắng, gia đình, nhà trường và xã hội sẽ "vẽ" những nét vẽ lên tâm hồn của đứa trẻ. Bản chất của một con người sẽ là sự giao hòa của ba nét vẽ: Gia đình, nhà trường và xã hội.

Tâm lý học không phủ nhận bản chất của di truyền. Tuy nhiên, di truyền cũng chỉ là một yếu tố nhỏ trong "tổng hòa các mối quan hệ xã hội" mà thôi.
 
Bằng sự hiểu biết về bản chất hiện tượng tâm lý người, hãy giải thích câu nói của Mác "Trong tính hiện thực của nó về bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội".

Trong tổng hòa các mối quan hệ ấy có mối quan hệ cơ bản và mối quan hệ không cơ bản nên mỗi người sẽ có thuộc tính cơ bản và thuộc tính không cơ bản. Tôi là giáo viên, là người cha, là thành viên diễn đàn kiến thức, là võ sinh câu lạc bộ võ thuật...tất cả hợp lại con người tôi nhưng vẫn phải có một vai chính trong người tôi.

Tuy vậy luận điểm này vẫn còn đang tranh cãi. Vì thực tế cho thấy khi ta ở trong đám đông, nhờ tâm lí bầy đàn ta thấy mình mạnh mẽ lên, nhưng khi ta ở một mình bỗng lại thấy sợ hãi. Người này khi hoạt động trong xã hội, do có luật pháp và người khác giám sát nên anh ta phải thực hiện. Nếu tự giác hơn, khi ở một mình anh ta cũng tự ý thức được và hành động như vậy. Nhưng có hiện tượng mà Tâm Phân Học đã làm để trị bệnh thần kinh là đưa người ta vào phòng kín biệt lập, tách khỏi cộng đồng, thôi miên làm mất ý thức trong đầu và người bệnh sẽ làm theo đúng bản chất thật của mình. Ở đây muốn nói là cần phân biệt rõ cái Ta thật và cái Ta giả.

Khi sinh sống trong cộng đồng con người phải "tha hóa" bản chất mình vào những luật lệ phép tắc của bên ngoài, nếu cứ mãi như vậy thì vẫn chỉ là sự tha hóa. Sự phát triển sẽ phủ định sự tha hóa để đảo ngược lại, đưa con người về với chính mình,dù tốt hay xấu nhưng đó vẫn là quy luật biện chứng của tạo hóa.
Sự tự lực tự cường của mỗi cá nhân vẫn giữ vai trò tiên quyết, xã hội chỉ có vai trò hỗ trợ mà thôi, nếu đề cao vai trò xã hội quá mức sẽ làm con người mất bản năng tự thân vận động. Đứa trẻ sinh ra dù cha mẹ có chăm đến mấy thì vẫn có những cái nó không cần phải học mà tự biết như ăn uống, bú mớm...nếu không nó sẽ chết. Còn nếu khoe rằng ngày nay chúng ta có điều kiện như lồng kính, dụng cụ y học cao cấp để hỗ trợ con người thì chứng tỏ sức sống của loài người đã xuống cấp.

Học sinh đi học cũng cần được tôn trọng sự tự do độc lập trong học tập, nghiên cứu thầy cô chỉ là dẫn dắt.
Nếu như mỗi người tự rèn được cái Tâm của mình trong sáng, lương thiện thì chắc cũng chẳng cần tới luật pháp, nhà tù để điều chỉnh trừng phạt họ.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top