BẨM SINH NHỮNG ĐỨA TRẺ THUẬN TAY TRÁI
Con người dù lớn nhỏ gì cũng vậy, đều thuận tay mặt. Tuy nhiên, có 2% đến 50% trong đa số ấy lại thuận tay trái. Theo thống kê của việc tính tỉ lệ trung bình, con gái thuận tay trái nhiều hơn con trai, nhưng lại không nổi bật lắm vì con gái thuận tay trái, tay mặt dễ cho người ta nhận thấy rằng thuận tay trái không phải là do tật xấu, lối giáo dục xấu mà ra, hay do sự bắt chước của cha, mẹ. Việc thuận tay trái là việc hết sức tự nhiên ngay từ khi đứa trẻ còn bé đã thấy có dấu hiệu chứng tỏ sự việc ấy.
Thuận tay trái thật sự có nghĩa là đã có từ trong bẩm chất của đứa trẻ, chứ không phải do hoàn cảnh bên ngoài tạo nên, đã có ngay từ những cử chỉ đầu tiên của đứa trẻ sơ sinh. Như vậy, người ta phải kết luận rằng việc sử dụng tay trái thường thường là tự nhiên, do bẩm sinh. Con người sinh ra để thuận tay mặt, nhưng trường hợp đặc biệt có tính cách rõ rệt, không tuyệt đối giúp cho người ta quả quyết đó là một trường hợp tật nguyền.
View attachment 9771
Bán cầu não sọ bên mặt là một bộ phận chỉ huy phần trái của cơ thể. Người ta sẽ không lấy làm ngạc nhiên mà nhận thấy rằng bán cầu não bên mặt của người thuận tay trái lại lớn hơn. Cũng bởi lí do ấy, những con bé quen sử dụng tay trái thường thường lại nghe bên mặt rõ hơn bên trái, nói một cách khác tổng quát phần đầu nằm trên hai sống mũi của trẻ thuận tay mặt lại nở lớn hơn phía trái, và ở những kẻ dùng tay trái lại nở lớn hơn về bên mặt.
Ở người thuận tay trái, những đặc điểm về cơ thể như thế phát hiện trên phương diện sinh lí do tánh cách ưu thế trong việc thuận tay trái và toàn thể phần bên trái của cơ thể. Muốn chứng minh rõ ràng, người ta thử bịt mắt người quen thuận tay trái và bắt họ đi thì người ấy hơi hướng về bên mặt một chút và ngược lại. Chúng ta nghĩ rằng lối chỉ dẫn ấy chứng tỏ rằng việc sử dụng tay trái không phải là một tật xấu, mà đó là kết quả đặc biệt của cơ thể con người và riêng biệt của bộ óc.
View attachment 9772
Tại sao nhiều cha mẹ cứ nhất định cho rằng đứa trẻ thuận tay trái là đứa trẻ bất thường, và phải sửa đổi. Vì bị bó buộc, dọa nạt hoặc bởi sức mạnh bắt ép, người ta thường nhận thấy ở các trẻ này những khó khăn trên phương diện tinh thần (nói năng khó nhọc, học hành vi tối, nói đầu quên đuôi) và những rối loạn về tình cảm sợ hãi hoặc mặc cảm, nhút nhát…
Chúng ta nên nhớ rằng đứa trẻ thuận tay trái không nên bị cưỡng chế, nếu đặt đứa trẻ vào trạng thái hơi kém sút trong xã hội mà đa số con người đều dùng tay mặt, đồng thời cũng phải lưu ý rằng phần cường tráng mặc dầu người ta có thể tìm cách kéo về mặt những em bé chỉ hơi khuynh về bên trái, với điều kiện là không nên áp dụng lối cưỡng chế.
Phải bắt đầu ngay từ lúc còn bé, sự chỉnh đốn thế nào để cho việc này được chấm dứt trước năm trẻ lên hai tuổi. Sau sáu tuổi, người ta phải nhận thấy rằng không một lề lối giáo dục nào sửa đổi được, nếu lối giáo dục ấy lại kèm theo những hăm dọa bạc đãi mà có thể thành công và luôn luôn gây khó khăn về tâm lí.
Việc thận trọng và hữu ích là trau dồi và phát triển ở trẻ quen thuận tay trái. Còn nói về chân thường người ta vẫn không lo đến vai trò của nó trong xã hội vì không quan trọng bằng tay. Sau cùng phải tự an ủi và chấp nhận sự việc xảy ra đối với trẻ.
Theo Vĩnh Thuyên - Nghệ thuật giáo hóa giúp trẻ nên người*