Bài văn nghị luận về đạo đức sống

ngan trang

New member
Bài văn nghị luận về đạo đức sống Gửi bạn vài ý, bạn tự xây dựng lại để hoàn chỉnh bài văn.
Văn hoá đời sống thực chất là xây dựng đời sống mới với ba nội dung hợp thành gắn bó: đạo đức mới, lối sống mới, nếp sống mới, trong đó đạo đức đóng vai trò chủ yếu nhất. Bởi vì, có dựa trên nền đạo đức mới thì xây dựng được lối sống mới, nếp sống mới và đạo đức mới lại được thể hiện trong lối sống và nếp sống mới.
- Đạo đức mới :
* Đạo đức là những tiêu chuẩn, nguyên tắc được dư luận xã hội thừa nhận, quy định hành vi, quan điểm của con người với nhau và với xã hội.
* Thực hành đời sống mới trước hết là thực hành đạo đức mới như “trung với nước, hiếu với dân”, “ cần kiệm liêm chính, chí công vô tư”, “ yêu thương con người” ...
- Lối sống mới :
* Nói tổng quát , lối sống là toàn bộ hoạt động của con người. Lối sống mới là lối sống có lí tưởng, có đạo đức; kết hợp hài hoà truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại, tạo nên lối sống văn minh tiên tiến.
* Hoạt động của con người gồm : ăn, mặc, ở, đi lại, làm việc. Tính văn hoá ở đây là biết cách ăn, cách mặc, cách ở ... không phải cứ ăn đắc tiền, ở sang trọng ... là có văn hoá. Cũng không phải có học vấn cao là ăn, mặc, đi lại... có văn hoá.
* Con người văn hoá trong lối sống là phải có một phong cách sống khiêm tốn, giản dị, chừng mực, điều độ, ngăn nắp, vệ sinh, yêu lao động, quý thời gian, ít lòng ham muốn về vật chất, về chức quyền, danh lợi. Trong quan hệ với nhân dân, bạn bè, đồng chí thì cởi mở chân tình, ân cần tế nhị. Giàu lòng thương yêu, quý trọng con người; đối với mình thì nghiêm khắc, đối với người thì khoan dung, độ lượng.
* Cần nhận thức đúng theo tư tưởng Hồ Chí Minh là ai cũng muốn ăn ngon, mặc đẹp và phải phấn đấu tới điều đó. Nhưng phải đúng thời, đúng hoàn cảnh; cho đa số nhân dân chứ không phải chỉ một thiểu số người.
- Nếp sống mới:
* Nếp sống là mặt bản năng, ổn đinh của lối sống, trở thành thói quen của mỗi người, thành phong tục, tập quán của cả một cộng đồng.
* Nếp sống mới ( nếp sống văn minh ) là xây dựng những thói quen và phong tục tập quán tốt đẹp. Nó được kế thừa từ những nét đẹp truyền thống và phát triển, bổ sung cho thuần phong mỹ tục lâu đời của dân tộc.
* Phải bổ sung, xây dựng thuần phong mĩ tục trong các vấn đề vệ sinh, giỗ tết, ma chay, cưới hỏi ... Đồng thời, phải chống các hủ tục như cờ bạc, hút xách ...
* Xây dựng nếp sống mới rất khó khăn, phức tạp. Đây là cả một cuộc chiến đấu khổng lồ.
Tóm lại, văn hoá đơi sống có thể biểu hiện ở riêng từng người, có thể chung từng nhà đến cả nước. Nhưng phải bắt đầu từ từng người, từng gia đình. Nếu làm tốt thì Việt Nam trở nên một nước văn minh. Mà văn minh thì nhất định thắng bạo tàn. Vì vậy, Đảng ta và mỗi cán bộ, đảng viên phải tự vươn lên, xứng đáng là đạo đức, là văn minh.
(st).
 
eo`

Bài văn nghị luận về đạo đức sống Gửi bạn vài ý, bạn tự xây dựng lại để hoàn chỉnh bài văn.
Văn hoá đời sống thực chất là xây dựng đời sống mới với ba nội dung hợp thành gắn bó: đạo đức mới, lối sống mới, nếp sống mới, trong đó đạo đức đóng vai trò chủ yếu nhất. Bởi vì, có dựa trên nền đạo đức mới thì xây dựng được lối sống mới, nếp sống mới và đạo đức mới lại được thể hiện trong lối sống và nếp sống mới.
- Đạo đức mới :
* Đạo đức là những tiêu chuẩn, nguyên tắc được dư luận xã hội thừa nhận, quy định hành vi, quan điểm của con người với nhau và với xã hội.
* Thực hành đời sống mới trước hết là thực hành đạo đức mới như “trung với nước, hiếu với dân”, “ cần kiệm liêm chính, chí công vô tư”, “ yêu thương con người” ...
- Lối sống mới :
* Nói tổng quát , lối sống là toàn bộ hoạt động của con người. Lối sống mới là lối sống có lí tưởng, có đạo đức; kết hợp hài hoà truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại, tạo nên lối sống văn minh tiên tiến.
* Hoạt động của con người gồm : ăn, mặc, ở, đi lại, làm việc. Tính văn hoá ở đây là biết cách ăn, cách mặc, cách ở ... không phải cứ ăn đắc tiền, ở sang trọng ... là có văn hoá. Cũng không phải có học vấn cao là ăn, mặc, đi lại... có văn hoá.
* Con người văn hoá trong lối sống là phải có một phong cách sống khiêm tốn, giản dị, chừng mực, điều độ, ngăn nắp, vệ sinh, yêu lao động, quý thời gian, ít lòng ham muốn về vật chất, về chức quyền, danh lợi. Trong quan hệ với nhân dân, bạn bè, đồng chí thì cởi mở chân tình, ân cần tế nhị. Giàu lòng thương yêu, quý trọng con người; đối với mình thì nghiêm khắc, đối với người thì khoan dung, độ lượng.
* Cần nhận thức đúng theo tư tưởng Hồ Chí Minh là ai cũng muốn ăn ngon, mặc đẹp và phải phấn đấu tới điều đó. Nhưng phải đúng thời, đúng hoàn cảnh; cho đa số nhân dân chứ không phải chỉ một thiểu số người.
- Nếp sống mới:
* Nếp sống là mặt bản năng, ổn đinh của lối sống, trở thành thói quen của mỗi người, thành phong tục, tập quán của cả một cộng đồng.
* Nếp sống mới ( nếp sống văn minh ) là xây dựng những thói quen và phong tục tập quán tốt đẹp. Nó được kế thừa từ những nét đẹp truyền thống và phát triển, bổ sung cho thuần phong mỹ tục lâu đời của dân tộc.
* Phải bổ sung, xây dựng thuần phong mĩ tục trong các vấn đề vệ sinh, giỗ tết, ma chay, cưới hỏi ... Đồng thời, phải chống các hủ tục như cờ bạc, hút xách ...
* Xây dựng nếp sống mới rất khó khăn, phức tạp. Đây là cả một cuộc chiến đấu khổng lồ.
Tóm lại, văn hoá đơi sống có thể biểu hiện ở riêng từng người, có thể chung từng nhà đến cả nước. Nhưng phải bắt đầu từ từng người, từng gia đình. Nếu làm tốt thì Việt Nam trở nên một nước văn minh. Mà văn minh thì nhất định thắng bạo tàn. Vì vậy, Đảng ta và mỗi cán bộ, đảng viên phải tự vươn lên, xứng đáng là đạo đức, là văn minh.
(st).

bai viet qua han. hep
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top