VIÊM GAN SIÊU VI B
1. SỰ PHÁT HIỆN BỆNH
Viêm gan siêu vi B trước đây được gọi là viêm gan huyết thanh vì khi đó ta tưởng là bệnh chỉ truyền khi nhận máu, khi dùng cùng kim chích nhiễm độc, khi xâm da, xỏ lỗ tai. Ngày nay khoa học đã chứng minh là siêu vi trùng bệnh viêm này có trong nước miếng, nước mắt, tinh dịch người bệnh và có thể truyền từ người này qua người khác do hành động ái ân. Bệnh gây những triệu chứng giống như bị cảm gây ung thư thứ hai, sau thuốc lá, nó dễ lây hơn bệnh HIV. Mỗi năm riêng tại Hoa Kỳ có cả trên 200.000 người mắc bệnh và có tới trên 4.000 người chết vì các bệnh liên hệ tới viêm gan B.
Năm 1930, người ta thấy các sinh vật nhiễm siêu vi đề kháng với một tình trạng cùng nhiễm bệnh với siêu vi thứ 2: hiện tượng này gọi là giao thoa siêu vi. Đến năm 1957, Isaacs và Lindermann chứng tỏ hiện tượng đó là do một chất hòa tan mà họ gọi là Interferon, có khả năng giúp sinh vật chống lại siêu vi.
2. LOẠI VI RÚT VI KHUẨN
Viêm gan siêu vi B (gây ra bởi Hepatitis B virus-HBV), là bệnh khá phổ biến ở nước ta. Nếu mắc nhẹ thì khỏi hẳn, nhưng nếu nặng sẽ dẫn đến teo gan cấp, viêm gan mạn, xơ gan và ung thư (K) gan. GS. Phạm Hoàng Phiệt (năm 2005) khảo sát trên 9.087 bệnh nhân trong cả nước từ 1-60 tuổi cho thấy, nhóm tuổi mang mầm bệnh HBV cao nhất là 6-14 tuổi. Yếu tố lây truyền từ mẹ sang con chiếm 4%. Trong số mắc K gan, 60-80% có nguyên nhân từ HBV;tỷ lệ mắc HBV ở Việt Nam là 15-20%. Hàng năm, trên thế giới có khoảng 1,1 triệu người tử vong vì viêm gan mạn, xơ gan, K gan, phần lớn là do hậu quả của HBV.
Virus gây viêm gan B thuộc chi Orthohepadna virus họ Hepadnaviridae là virus ADN. Hiện nay người ta đã biết có 7 loại virus gây viêm gan là: A, B, C, D, E, G, TT. Virus gây viêm gan B có các kháng nguyên: HBsAg, HbeAg, HBcAg và protein HBX. Với 3 kháng thể: Anti-HBs, anti-HBe, anti-HBc. Virus bị diệt trong nước sôi 10 phút, hấp khô 1600C trong 2 giờ, các chất sát trùng (Formaline, hơi ethylene oxide…).
hình virus viêm gan B
3. CƠ CHẾ LÂY TRUYỀN
Nếu không được bảo vệ tốt ngay khi chào đời, nguy cơ trẻ bị nhiễm viêm gan siêu vi B từ mẹ sẽ lên tới 90%. Khi trưởng thành, các em dễ bị xơ gan hoặc viêm gan mãn tính.
Nguy cơ truyền viêm gan siêu vi B từ mẹ sang thai nhi phụ thuộc vào thời điểm mắc bệnh. Nếu mẹ bị bệnh vào quý I của thai kỳ thì tỷ lệ truyền bệnh là 1%, vào quý II là 10% và quý III là 60-70%. Ngoài ra, nguy cơ truyền bệnh còn phụ thuộc vào kết quả xét nghiệm huyết thanh.
Đến nay, cơ chế lây truyền viêm gan siêu vi B lúc sinh và sau sinh vẫn chưa được xác định, song người ta cho rằng nó có thể xảy ra qua nhau thai khi chuyển dạ. Vì thế, việc can thiệp bằng phẫu thuật không ngăn chặn được sự lây lan. Hiện tượng truyền bệnh trong tử cung là một trường hợp ngoại lệ. Trong quá trình mang thai, siêu vi B không gây ảnh hưởng xấu tới bào thai, thai nhi phát triển tốt và không có nguy cơ dị dạng. Chỉ khi mẹ bị viêm gan siêu vi B nặng vào quý III của thai kỳ thì mới có nguy cơ sinh non.
4. CÁC CON ĐƯỜNG LÂY TRUYỀN
Các bác sĩ nhấn mạnh, viêm gan siêu vi B do siêu vi trùng gây ra và chỉ lây truyền qua đường máu, quan hệ tình dục. Bởi siêu vi trùng gây viêm gan chủ yếu lưu hành trong máu. Ngoài khả năng lây truyền từ mẹ sang con, qua đường tình dục, qua việc truyền máu hoặc chế phẩm máu nhiễm siêu vi B, dùng chung kim tiêm, người ta còn có thể bị nhiễm siêu vi B vì xăm mình, châm cứu, xỏ lỗ tai... với vật dụng không được vô trùng.
Lây nhiễm do dùng chung kim tiêm. HBV dễ dàng lây truyền qua kim và ống tiêm có máu người bị nhiễm. Vì vậy nên hạn chế tối đa dùng các loại thuốc chích và tốt nhất nên dùng kim và ống tiêm loại dùng một lần duy nhất.
Do tai nạn. Bạn bị kim hoặc các dụng cụ lấy máu và các sản phẩm từ máu những người bị nhiễm đâm chích. Để phòng ngừa những tai nạn như vậy, bạn cần chủng ngừa vaccine trước.
Lây truyền từ mẹ qua con. Mẹ có thai bị nhiễm HBV có thể truyển nhiễm cho con của họ. Nếu bạn đã bị nhiễm HBV, hãy chích một liều huyết thanh chứa kháng thể kháng HBV (H-BIG: Hepatitis B immune globulin) cho em bé ngay sau khi nó vừa được sinh ra, theo sau đó là một mũi đầu trong loạt 3 mũi vaccin chủng ngừa VGSV B, như vậy có thể giảm rất nhiều khả năng trẻ bị nhiễm HBV.
Quan hệ tình dục. Bạn có thể bị nhiễm HBV từ người phối ngẫu đã bị nhiễm nếu quan hệ tình dục bằng đường bình thường hoặc qua hậu môn hay bằng miệng nếu không có biện pháp bảo vệ. Máu và các chất dịch của cơ thể như nước bọt, tinh dịch hoặc dịch âm đạo đều chứa virus. HBV còn hiện diện trong nước mắt của người bị nhiễm và có thể lây cho bạn khi quan hệ tình dục.
Bạn chỉ bị nhiễm một khi máu và các dịch chất bị nhiễm HBV như tinh dịch, dịch tiết âm đạo hoặc nước bọt đi vào trong cơ thể bạn. Bạn không thể bị nhiễm từ những tiếp xúc thông thường như vuốt ve âu yếm, nhảy chung hay bắt tay nhau. Bạn cũng không thể bị nhiễm theo bất kỳ đường nào sau đây:
• Tiếp xúc với mồ hôi hay nước mắt của người bị nhiễm bệnh.
• Dùng chung bồn tắm, điện thoại, toalet bàn cầu ngồi với người bị nhiễm virus.
• Hiến máu nhân đạo.
Yếu tố nguy cơ
Bất cứ người nào, độ tuổi, chủng tộc hay giới tính nào cũng có khả năng bị nhiễm HBV. Nhưng bạn sẽ có nguy cơ rất cao bị nhiễm nếu:
• Dùng chung kim chích (thuốc điều trị, xì-ke,…)
• Quan hệ tình dục không an toàn, cả quan hệ khác giới và đồng giới.
• Quan hệ tình dục không an toàn với nhiều người.
• Dược chẩn đoán có mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác, nhất là lậu và Chlamydia.
• Làm những công việc thường tiếp xúc với máu hoặc các sản phẩm của máu (nhân viên các phòng xét nghiệm máu, …)
• Được truyền máu hoặc các sản phẩm của máu (huyết thanh, huyết tương, hồng cầu, tiểu cầu,…) mà chưa được xét nghiệm siêu vi B. hiện nay, với nhiều phương pháp xét nghiệm hiện đại và chính xác, khả năng lây truyền của HBV qua con đường này ngày càng giảm đi.
• Chung sống cùng nhà với người bị nhiễm HBV mạn tính.
• Chạy thận nhân tạo (những bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối).
• Đi đến những vùng có tỷ lệ nhiễm HBV cao (Đông Nam Á, lưu vực sông Amazon, Trung Đông,…)
• Trẻ sơ sinh cũng có nguy cơ cao nếu mẹ đã bị nhiễm, hoặc được sinh ra tại những vùng dịch tễ.
• Bạn cũng có thể bị nhiễm ngay cả trong trường hợp không có yếu tố nguy cơ nào của bệnh.
Những người có nguy cơ cao gồm: Người nghiện ma túy dùng chung kim, truyền máu không sàng lọc kỹ (ngoài virus viêm gan B còn có virus Delta, virus C…), chạy thận nhân tạo, thẩm phân phúc mạc, đồng tính luyến ái, xăm mình v.v… Những người có nguy cơ: Nhân viên y tế và nhân viên phòng xét nghiệm, người trong gia đình bệnh nhân HBV, quan hệ tình dục với người có HBV dương tính (+), qua nhau thai hay lúc sinh… Trong bụng mẹ, nguy cơ nhiễm HBV rất thấp (5-10%), lây nhiễm nhiều lúc sinh. Tất cả các thành viên trong gia đình có người HBsAg (+) đều có nguy cơ bị nhiễm. HBV không lây qua ăn uống, đường hô hấp hay cách tiếp xúc thông thường. Theo BS. Bùi Hữu Hoàng thì HBV lây cao hơn HCV 10 lần, hơn HIV 10 lần. Virus gây viêm gan B nhân lên trong tế bào gan và phá hủy chúng, hoặc làm tăng sinh tế bào xơ, hoặc làm thay đổi thông tin di truyền tế bào. Ngoài ra, còn gây thương tổn một số bộ phận khác như viêm khớp và thận, ban đỏ, mề đay…
Sưu tầm.
1. SỰ PHÁT HIỆN BỆNH
Viêm gan siêu vi B trước đây được gọi là viêm gan huyết thanh vì khi đó ta tưởng là bệnh chỉ truyền khi nhận máu, khi dùng cùng kim chích nhiễm độc, khi xâm da, xỏ lỗ tai. Ngày nay khoa học đã chứng minh là siêu vi trùng bệnh viêm này có trong nước miếng, nước mắt, tinh dịch người bệnh và có thể truyền từ người này qua người khác do hành động ái ân. Bệnh gây những triệu chứng giống như bị cảm gây ung thư thứ hai, sau thuốc lá, nó dễ lây hơn bệnh HIV. Mỗi năm riêng tại Hoa Kỳ có cả trên 200.000 người mắc bệnh và có tới trên 4.000 người chết vì các bệnh liên hệ tới viêm gan B.
Năm 1930, người ta thấy các sinh vật nhiễm siêu vi đề kháng với một tình trạng cùng nhiễm bệnh với siêu vi thứ 2: hiện tượng này gọi là giao thoa siêu vi. Đến năm 1957, Isaacs và Lindermann chứng tỏ hiện tượng đó là do một chất hòa tan mà họ gọi là Interferon, có khả năng giúp sinh vật chống lại siêu vi.
2. LOẠI VI RÚT VI KHUẨN
Viêm gan siêu vi B (gây ra bởi Hepatitis B virus-HBV), là bệnh khá phổ biến ở nước ta. Nếu mắc nhẹ thì khỏi hẳn, nhưng nếu nặng sẽ dẫn đến teo gan cấp, viêm gan mạn, xơ gan và ung thư (K) gan. GS. Phạm Hoàng Phiệt (năm 2005) khảo sát trên 9.087 bệnh nhân trong cả nước từ 1-60 tuổi cho thấy, nhóm tuổi mang mầm bệnh HBV cao nhất là 6-14 tuổi. Yếu tố lây truyền từ mẹ sang con chiếm 4%. Trong số mắc K gan, 60-80% có nguyên nhân từ HBV;tỷ lệ mắc HBV ở Việt Nam là 15-20%. Hàng năm, trên thế giới có khoảng 1,1 triệu người tử vong vì viêm gan mạn, xơ gan, K gan, phần lớn là do hậu quả của HBV.
Virus gây viêm gan B thuộc chi Orthohepadna virus họ Hepadnaviridae là virus ADN. Hiện nay người ta đã biết có 7 loại virus gây viêm gan là: A, B, C, D, E, G, TT. Virus gây viêm gan B có các kháng nguyên: HBsAg, HbeAg, HBcAg và protein HBX. Với 3 kháng thể: Anti-HBs, anti-HBe, anti-HBc. Virus bị diệt trong nước sôi 10 phút, hấp khô 1600C trong 2 giờ, các chất sát trùng (Formaline, hơi ethylene oxide…).
hình virus viêm gan B
3. CƠ CHẾ LÂY TRUYỀN
Nếu không được bảo vệ tốt ngay khi chào đời, nguy cơ trẻ bị nhiễm viêm gan siêu vi B từ mẹ sẽ lên tới 90%. Khi trưởng thành, các em dễ bị xơ gan hoặc viêm gan mãn tính.
Nguy cơ truyền viêm gan siêu vi B từ mẹ sang thai nhi phụ thuộc vào thời điểm mắc bệnh. Nếu mẹ bị bệnh vào quý I của thai kỳ thì tỷ lệ truyền bệnh là 1%, vào quý II là 10% và quý III là 60-70%. Ngoài ra, nguy cơ truyền bệnh còn phụ thuộc vào kết quả xét nghiệm huyết thanh.
Đến nay, cơ chế lây truyền viêm gan siêu vi B lúc sinh và sau sinh vẫn chưa được xác định, song người ta cho rằng nó có thể xảy ra qua nhau thai khi chuyển dạ. Vì thế, việc can thiệp bằng phẫu thuật không ngăn chặn được sự lây lan. Hiện tượng truyền bệnh trong tử cung là một trường hợp ngoại lệ. Trong quá trình mang thai, siêu vi B không gây ảnh hưởng xấu tới bào thai, thai nhi phát triển tốt và không có nguy cơ dị dạng. Chỉ khi mẹ bị viêm gan siêu vi B nặng vào quý III của thai kỳ thì mới có nguy cơ sinh non.
4. CÁC CON ĐƯỜNG LÂY TRUYỀN
Các bác sĩ nhấn mạnh, viêm gan siêu vi B do siêu vi trùng gây ra và chỉ lây truyền qua đường máu, quan hệ tình dục. Bởi siêu vi trùng gây viêm gan chủ yếu lưu hành trong máu. Ngoài khả năng lây truyền từ mẹ sang con, qua đường tình dục, qua việc truyền máu hoặc chế phẩm máu nhiễm siêu vi B, dùng chung kim tiêm, người ta còn có thể bị nhiễm siêu vi B vì xăm mình, châm cứu, xỏ lỗ tai... với vật dụng không được vô trùng.
Lây nhiễm do dùng chung kim tiêm. HBV dễ dàng lây truyền qua kim và ống tiêm có máu người bị nhiễm. Vì vậy nên hạn chế tối đa dùng các loại thuốc chích và tốt nhất nên dùng kim và ống tiêm loại dùng một lần duy nhất.
Do tai nạn. Bạn bị kim hoặc các dụng cụ lấy máu và các sản phẩm từ máu những người bị nhiễm đâm chích. Để phòng ngừa những tai nạn như vậy, bạn cần chủng ngừa vaccine trước.
Lây truyền từ mẹ qua con. Mẹ có thai bị nhiễm HBV có thể truyển nhiễm cho con của họ. Nếu bạn đã bị nhiễm HBV, hãy chích một liều huyết thanh chứa kháng thể kháng HBV (H-BIG: Hepatitis B immune globulin) cho em bé ngay sau khi nó vừa được sinh ra, theo sau đó là một mũi đầu trong loạt 3 mũi vaccin chủng ngừa VGSV B, như vậy có thể giảm rất nhiều khả năng trẻ bị nhiễm HBV.
Quan hệ tình dục. Bạn có thể bị nhiễm HBV từ người phối ngẫu đã bị nhiễm nếu quan hệ tình dục bằng đường bình thường hoặc qua hậu môn hay bằng miệng nếu không có biện pháp bảo vệ. Máu và các chất dịch của cơ thể như nước bọt, tinh dịch hoặc dịch âm đạo đều chứa virus. HBV còn hiện diện trong nước mắt của người bị nhiễm và có thể lây cho bạn khi quan hệ tình dục.
Bạn chỉ bị nhiễm một khi máu và các dịch chất bị nhiễm HBV như tinh dịch, dịch tiết âm đạo hoặc nước bọt đi vào trong cơ thể bạn. Bạn không thể bị nhiễm từ những tiếp xúc thông thường như vuốt ve âu yếm, nhảy chung hay bắt tay nhau. Bạn cũng không thể bị nhiễm theo bất kỳ đường nào sau đây:
• Tiếp xúc với mồ hôi hay nước mắt của người bị nhiễm bệnh.
• Dùng chung bồn tắm, điện thoại, toalet bàn cầu ngồi với người bị nhiễm virus.
• Hiến máu nhân đạo.
Yếu tố nguy cơ
Bất cứ người nào, độ tuổi, chủng tộc hay giới tính nào cũng có khả năng bị nhiễm HBV. Nhưng bạn sẽ có nguy cơ rất cao bị nhiễm nếu:
• Dùng chung kim chích (thuốc điều trị, xì-ke,…)
• Quan hệ tình dục không an toàn, cả quan hệ khác giới và đồng giới.
• Quan hệ tình dục không an toàn với nhiều người.
• Dược chẩn đoán có mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác, nhất là lậu và Chlamydia.
• Làm những công việc thường tiếp xúc với máu hoặc các sản phẩm của máu (nhân viên các phòng xét nghiệm máu, …)
• Được truyền máu hoặc các sản phẩm của máu (huyết thanh, huyết tương, hồng cầu, tiểu cầu,…) mà chưa được xét nghiệm siêu vi B. hiện nay, với nhiều phương pháp xét nghiệm hiện đại và chính xác, khả năng lây truyền của HBV qua con đường này ngày càng giảm đi.
• Chung sống cùng nhà với người bị nhiễm HBV mạn tính.
• Chạy thận nhân tạo (những bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối).
• Đi đến những vùng có tỷ lệ nhiễm HBV cao (Đông Nam Á, lưu vực sông Amazon, Trung Đông,…)
• Trẻ sơ sinh cũng có nguy cơ cao nếu mẹ đã bị nhiễm, hoặc được sinh ra tại những vùng dịch tễ.
• Bạn cũng có thể bị nhiễm ngay cả trong trường hợp không có yếu tố nguy cơ nào của bệnh.
Những người có nguy cơ cao gồm: Người nghiện ma túy dùng chung kim, truyền máu không sàng lọc kỹ (ngoài virus viêm gan B còn có virus Delta, virus C…), chạy thận nhân tạo, thẩm phân phúc mạc, đồng tính luyến ái, xăm mình v.v… Những người có nguy cơ: Nhân viên y tế và nhân viên phòng xét nghiệm, người trong gia đình bệnh nhân HBV, quan hệ tình dục với người có HBV dương tính (+), qua nhau thai hay lúc sinh… Trong bụng mẹ, nguy cơ nhiễm HBV rất thấp (5-10%), lây nhiễm nhiều lúc sinh. Tất cả các thành viên trong gia đình có người HBsAg (+) đều có nguy cơ bị nhiễm. HBV không lây qua ăn uống, đường hô hấp hay cách tiếp xúc thông thường. Theo BS. Bùi Hữu Hoàng thì HBV lây cao hơn HCV 10 lần, hơn HIV 10 lần. Virus gây viêm gan B nhân lên trong tế bào gan và phá hủy chúng, hoặc làm tăng sinh tế bào xơ, hoặc làm thay đổi thông tin di truyền tế bào. Ngoài ra, còn gây thương tổn một số bộ phận khác như viêm khớp và thận, ban đỏ, mề đay…
Sưu tầm.