Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
VĂN HỌC
Lý luận & Phê bình Văn học
Bài thơ "Nỗi niềm thị nở" và lời bình
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="thutrang6384" data-source="post: 8029" data-attributes="member: 29"><p>Bài thơ in năm 1992 trên báo Văn Nghệ được rất nhiều người chuyển tay nhau đọc và rất thích thú. Khi còn là sinh viên năm thứ nhất mình tình cờ đọc được bài thơ này, lúc đầu chỉ nghĩ đây là một bài thơ châm biếm, gây cười ngộ nghĩnh thôi. Nhưng càng đọc càng thấy hay, hay không phải vì bài thơ dựa trên cốt truyện "Chí Phèo" nổi tiếng của nhà văn Nam Cao, cũng không phải hay ở cách gieo vần mà hay ở ý nghĩa bài thơ mang đến cho người đọc. </p><p></p><p></p><p>NỖI NIỀM THỊ NỞ </p><p><span style="color: Blue">Quang Huy </span></p><p></p><p>Người ta cứ bảo dở hơi </p><p>Chấp chi miệng thế lắm lời thị phi </p><p>Dở hơi nào dở hơi gì </p><p>Váy em sắn lệch nhiều khi cũng tình </p><p></p><p>Làng này khối kẻ sợ anh </p><p>Rượu be với chiếc mảnh sành cầm tay </p><p>Sợ anh chửi đổng suốt ngày </p><p>Chỉ mình em biết anh say rất hiền </p><p>Anh không nhà cửa bạc tiền </p><p>Không ưa luồn cúi không yên phận nghèo </p><p>Cái tên mơ mộng Chí Phèo </p><p>Làm em đứt ruột mấy chiều bờ ao </p><p></p><p>Quần anh ống thấp ống cao </p><p>Làm em hồn vía nao nao đêm ngày </p><p>Khen cho con Tạo khéo tay </p><p>Nồi này thì úp vung này chứ sao </p><p></p><p>Đêm nay trời ở rất cao </p><p>Sương thì đãm quá trăng sao lại nhoà </p><p>Người ta mặc kệ người ta </p><p>Chỉ em rất thật đàn bà với anh </p><p></p><p>Thôi rồi đắt lắm tiết trinh </p><p>Hồn em nhập bát cháo hành nghìn năm./.</p><p></p><p></p><p></p><p></p><p><strong>Lời bình</strong></p><p>Bài thơ in năm 1992 trên báo Văn Nghệ được rất nhiều người chuyển tay nhau đọc và rất thích thú. Khi còn là sinh viên năm thứ nhất mình tình cờ đọc được bài thơ này, lúc đầu chỉ nghĩ đây là một bài thơ châm biếm, gây cười ngộ nghĩnh thôi. Nhưng càng đọc càng thấy hay, hay không phải vì bài thơ dựa trên cốt truyện "Chí Phèo" nổi tiếng của nhà văn Nam Cao, cũng không phải hay ở cách gieo vần mà hay ở ý nghĩa bài thơ mang đến cho người đọc. </p><p></p><p>Thơ ca thường nói về cái đẹp, ca ngợi cái đẹp nhất là những người phụ nữ đẹp. Một nửa thế giới là phụ nữ, phụ nữ rất đáng yêu; phụ nữ đẹp lại càng đáng yêu. Không ít nhà thơ đã tốn không biết bao nhiêu giấy mực để ca ngợi vẻ đẹp của những người phụ nữ nghiêng nước, nghiêng thành nhưng tôi chưa từng được đọc một bài thơ nào viết về một người phụ nữ xấu cho đến khi bắt gặp bài thơ "Nỗi niềm Thị Nở" của Quang Huy (Cũng có thể có nhưng mà mình chưa được đọc ). Quang Huy thật dũng cảm khi chọn đề tài viết về một người phụ nữ được coi là "xấu nhất trong những người phụ nữ xấu" là "tượng trưng cho người phụ nữ xấu". Đâu dễ thành công khi chọn con đường không ai chọn. Bạn là con trai, thử hỏi bạn có thích đọc một tác phẩm mà trong tác phẩm ấy các nhân vật nữ đều xấu không? Chắc chắn là không thể thích bằng đọc tác phẩm viết về toàn người đẹp rồi . Vậy mà Quang Huy đã rất thành công khi chọn thể thơ lục bát để nói về Thị Nở: </p><p></p><p></p><p>Người ta cứ bảo dở hơi </p><p>Chấp chi miệng thế lắm lời thị phi </p><p>Dở hơi, nào dở hơi gì </p><p>Váy em xắn lệch nhiều khi cũng tình </p><p></p><p></p><p>Bốn câu mở đầu đã làm tăng thêm giá trị con người Thị Nở. Thị Nở đã vượt lên trên sự dè biểu, chê bai thị phi của miệng lưỡi thế gian, thị đã có được sự tự tin về giá trị bản thân, về giá trị con người trong cộng đồng. Thị không thèm chấp miệng lưỡi thế gian, không nhận mình là dở hơi mà thị đã biết tìm ra cái đẹp của riêng mình "Váy em xắn lệch nhiều khi cũng tình". (Thị Nở mặc váy còn đẹp nữa là, thảo nào mà thấy phụ nữ thích mặc váy ) Quang Huy đã khai thác được cách nghĩ của người bình dân là phát huy được điểm mạnh của mình. Có ai đó đang sung sướng tự hào khoe vợ mình xinh, vợ mình đẹp chắc cũng điếng người khi nghe đến câu "Tắt đèn nhà tranh cũng như nhà ngói". </p><p></p><p>Thị Nở và Chí Phèo là hai nhân vật song hành của Nam Cao. Nói đến Thị Nở người ta nghĩ ngay đến Chí Phèo và ngược lại. Thị Nở xấu ma chê quỷ hờn nhưng Chí Phèo không chê là được rồi. Chí Phèo dưới con mắt của dân làng Vũ Đại ngày ấy là một kẻ bất lương, suốt ngày say khướt, chửi đổng và rạch mặt ăn vạ: </p><p></p><p></p><p>Làng này khối kẻ sợ anh </p><p>Rượu be với chiếc mảnh sành cầm tay </p><p>Sợ anh chửi đổng suốt ngày </p><p></p><p></p><p>Chỉ có Thị Nở hiểu được vẻ đẹp bên trong con người Chí Phèo "Chỉ mình em biết anh say rất hiền". Tư cách của nhân vật Chí Phèo được đẩy cao thêm trong khổ thơ tiếp theo: </p><p></p><p></p><p>Anh không nhà cửa, bạc tiền </p><p>Không ưa luồn cúi, không yên phận nghèo </p><p></p><p></p><p>Chí Phèo một con người ở đáy của xã hội, vậy mà Thị Nở vẫn tìm thấy những nét rất đẹp trong con người hắn, vẫn thấy hắn "rất hiền", người ta vẫn thường nói rằng lúc say là lúc con người ta sống thật nhất với chính mình. Lúc say Chí Phèo "rất hiền" bởi lẽ bản chất hắn vốn lương thiện, hiền lành. Thị không những thấy hắn rất hiền mà còn thấy hắn tuy nghèo khổ nhưng không ưa luồn cúi. Thị đã làm được cái điều mà dân làng Vũ Đại ngày ấy không ai làm được đó là biết "gạn đục khơi trong". Nếu cả làng Vũ Đại ai cũng nhận ra những nét đẹp trong con người Chí Phèo thì có lẽ hắn đã không trở thành kẻ bất lương đến thế và kết cục câu chuyện cũng không bi thảm đến thế. </p><p></p><p>Đã bao giờ bạn tự hỏi mình liệu có nhìn nhận đánh giá đúng giá trị của những người xung quanh bạn chưa? Đã bao giờ bạn tự hỏi bạn có bỏ qua được vẻ về ngoài, bỏ qua những tính xấu của những người xung quanh để hiểu được giá trị đích thực của tâm hồn họ, của con người họ chưa? Tôi không dám khẳng định là tôi làm được điều đó với tất cả mọi người. Tôi có một một số người bạn bị nhiều người ghét vì họ không có vẻ bề ngoài hào hoa, vì họ có một số tính mà người khác không thích nhưng tôi yêu quý họ vì tôi thấy được những nét đẹp trong tính cách của họ (có lẽ là vì mình cũng biết gạn đục khơi trong ). Bạn hãy tìm hiểu những người xung quanh bạn đi bạn sẽ thấy rất thú vị vì tính cách của con người ta giống như nguyên lý tảng băng trôi "Có 3 phần nổi,7 phần chìm". Vì thế đừng vội đánh giá người ta qua vẻ bề ngoài hay qua những gì người ta thể hiện. </p><p></p><p>Trở lại với bài thơ, có lẽ chính vì Thị Nở tìm ra những nét đẹp bên trong con người Chí Phèo nên Thị đã "yêu" hắn: </p><p></p><p></p><p>Cái tên thơ mộng Chí Phèo </p><p>Làm em đứt ruột mấy chiều bờ ao </p><p></p><p>Quần anh ống thấp ống cao </p><p>Làm em hồn vía nao nao đêm ngày </p><p>Khen cho con tạo khéo tay </p><p>Nồi này thì úp vung này chứ sao! </p><p></p><p></p><p>Khi đã yêu con người ta thấy cái gì cũng đẹp, đến cái tên "Chí Phèo" cũng thật "thơ mộng", đến cái quần "ống thấp, ống cao" cũng làm Thị "nao nao đêm ngày". Câu thành ngữ "Nồi tròn úp vung tròn, nồi méo úp vung méo" được nhà thơ vận dụng một cách sinh động và đầy sự tự tin của Thị Nở lên cao ở hai chữ "chứ sao" khá vênh váo ở cuối câu. </p><p></p><p>Bốn câu tiếp theo được viết ra một cách thanh cao bằng một sự thăng hoa tột đỉnh: </p><p></p><p></p><p>Đêm nay trời ở rất cao </p><p>Sương thì đẫm quá, trăng sao lại nhòa </p><p>Người ta... mặc kệ người ta </p><p>Chỉ em rất thật đàn bà với anh </p><p></p><p></p><p>Bài thơ khép lại bằng hai câu nặng về tự biện khi tất cả các khổ thơ đều ngồn ngộn chất sống và tràn trề cảm xúc. </p><p></p><p>Phải thương xót cho những con người dưới đáy của xã hội nhà thơ Quang Huy mới viết được bài thơ giàu tính nhân văn như thế. Tính nhân văn của bài thơ tình yêu, hạnh phúc không chỉ đến với những người giàu sang phú quý, không chỉ đến với những đôi uyên ương trai tài gái sắc mà tình yêu, hạnh phúc sẽ đến với bất kỳ ai kể cả những con người ở tận cùng của xã hội. Đâu phải chỉ có những cô gái, chàng trai đẹp, tài năng mới được yêu, tình yêu, hạnh phúc sẽ đến nếu ta biết tìm kiếm, biết chia sẻ, cảm thông, biết nhận ra những điều tốt đẹp của những người sống quanh ta. Tôi thiết nghĩ con người ta sinh ra đã có ai đó dành cho mình, hợp với mình và cho dù mình có là ai đi chăng nữa cũng sẽ có người thật sự hợp với mình. Tôi vẫn tin rằng người yêu của tôi là một người hoàn toàn bình thường, không có gì đặc biệt đối với người khác nhưng thật đặc biệt đối với tôi. Đặc biệt bởi lẽ đó là người dành riêng cho tôi và tôi tin điều đó (nhưng có lẽ không đặc biệt như Chí Phèo đâu hihi) (lại lan man nữa rồi ). </p><p></p><p>Ở một khía cạnh nào đó, bài thơ "hạ nhiệt" một phần những cô gái trời cho nhan sắc và an ủi rất nhiều những người phụ nữ không được vừa mắt thiên hạ bởi lẽ "Cái đẹp của gương mặt con người không đơn thuần chỉ là hình thức mà còn nhờ vào sự tỏa sáng của tâm hồn và trí tuệ nữa !".</p><p></p><p> sưu tầm</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="thutrang6384, post: 8029, member: 29"] Bài thơ in năm 1992 trên báo Văn Nghệ được rất nhiều người chuyển tay nhau đọc và rất thích thú. Khi còn là sinh viên năm thứ nhất mình tình cờ đọc được bài thơ này, lúc đầu chỉ nghĩ đây là một bài thơ châm biếm, gây cười ngộ nghĩnh thôi. Nhưng càng đọc càng thấy hay, hay không phải vì bài thơ dựa trên cốt truyện "Chí Phèo" nổi tiếng của nhà văn Nam Cao, cũng không phải hay ở cách gieo vần mà hay ở ý nghĩa bài thơ mang đến cho người đọc. NỖI NIỀM THỊ NỞ [COLOR="Blue"]Quang Huy [/COLOR] Người ta cứ bảo dở hơi Chấp chi miệng thế lắm lời thị phi Dở hơi nào dở hơi gì Váy em sắn lệch nhiều khi cũng tình Làng này khối kẻ sợ anh Rượu be với chiếc mảnh sành cầm tay Sợ anh chửi đổng suốt ngày Chỉ mình em biết anh say rất hiền Anh không nhà cửa bạc tiền Không ưa luồn cúi không yên phận nghèo Cái tên mơ mộng Chí Phèo Làm em đứt ruột mấy chiều bờ ao Quần anh ống thấp ống cao Làm em hồn vía nao nao đêm ngày Khen cho con Tạo khéo tay Nồi này thì úp vung này chứ sao Đêm nay trời ở rất cao Sương thì đãm quá trăng sao lại nhoà Người ta mặc kệ người ta Chỉ em rất thật đàn bà với anh Thôi rồi đắt lắm tiết trinh Hồn em nhập bát cháo hành nghìn năm./. [B]Lời bình[/B] Bài thơ in năm 1992 trên báo Văn Nghệ được rất nhiều người chuyển tay nhau đọc và rất thích thú. Khi còn là sinh viên năm thứ nhất mình tình cờ đọc được bài thơ này, lúc đầu chỉ nghĩ đây là một bài thơ châm biếm, gây cười ngộ nghĩnh thôi. Nhưng càng đọc càng thấy hay, hay không phải vì bài thơ dựa trên cốt truyện "Chí Phèo" nổi tiếng của nhà văn Nam Cao, cũng không phải hay ở cách gieo vần mà hay ở ý nghĩa bài thơ mang đến cho người đọc. Thơ ca thường nói về cái đẹp, ca ngợi cái đẹp nhất là những người phụ nữ đẹp. Một nửa thế giới là phụ nữ, phụ nữ rất đáng yêu; phụ nữ đẹp lại càng đáng yêu. Không ít nhà thơ đã tốn không biết bao nhiêu giấy mực để ca ngợi vẻ đẹp của những người phụ nữ nghiêng nước, nghiêng thành nhưng tôi chưa từng được đọc một bài thơ nào viết về một người phụ nữ xấu cho đến khi bắt gặp bài thơ "Nỗi niềm Thị Nở" của Quang Huy (Cũng có thể có nhưng mà mình chưa được đọc ). Quang Huy thật dũng cảm khi chọn đề tài viết về một người phụ nữ được coi là "xấu nhất trong những người phụ nữ xấu" là "tượng trưng cho người phụ nữ xấu". Đâu dễ thành công khi chọn con đường không ai chọn. Bạn là con trai, thử hỏi bạn có thích đọc một tác phẩm mà trong tác phẩm ấy các nhân vật nữ đều xấu không? Chắc chắn là không thể thích bằng đọc tác phẩm viết về toàn người đẹp rồi . Vậy mà Quang Huy đã rất thành công khi chọn thể thơ lục bát để nói về Thị Nở: Người ta cứ bảo dở hơi Chấp chi miệng thế lắm lời thị phi Dở hơi, nào dở hơi gì Váy em xắn lệch nhiều khi cũng tình Bốn câu mở đầu đã làm tăng thêm giá trị con người Thị Nở. Thị Nở đã vượt lên trên sự dè biểu, chê bai thị phi của miệng lưỡi thế gian, thị đã có được sự tự tin về giá trị bản thân, về giá trị con người trong cộng đồng. Thị không thèm chấp miệng lưỡi thế gian, không nhận mình là dở hơi mà thị đã biết tìm ra cái đẹp của riêng mình "Váy em xắn lệch nhiều khi cũng tình". (Thị Nở mặc váy còn đẹp nữa là, thảo nào mà thấy phụ nữ thích mặc váy ) Quang Huy đã khai thác được cách nghĩ của người bình dân là phát huy được điểm mạnh của mình. Có ai đó đang sung sướng tự hào khoe vợ mình xinh, vợ mình đẹp chắc cũng điếng người khi nghe đến câu "Tắt đèn nhà tranh cũng như nhà ngói". Thị Nở và Chí Phèo là hai nhân vật song hành của Nam Cao. Nói đến Thị Nở người ta nghĩ ngay đến Chí Phèo và ngược lại. Thị Nở xấu ma chê quỷ hờn nhưng Chí Phèo không chê là được rồi. Chí Phèo dưới con mắt của dân làng Vũ Đại ngày ấy là một kẻ bất lương, suốt ngày say khướt, chửi đổng và rạch mặt ăn vạ: Làng này khối kẻ sợ anh Rượu be với chiếc mảnh sành cầm tay Sợ anh chửi đổng suốt ngày Chỉ có Thị Nở hiểu được vẻ đẹp bên trong con người Chí Phèo "Chỉ mình em biết anh say rất hiền". Tư cách của nhân vật Chí Phèo được đẩy cao thêm trong khổ thơ tiếp theo: Anh không nhà cửa, bạc tiền Không ưa luồn cúi, không yên phận nghèo Chí Phèo một con người ở đáy của xã hội, vậy mà Thị Nở vẫn tìm thấy những nét rất đẹp trong con người hắn, vẫn thấy hắn "rất hiền", người ta vẫn thường nói rằng lúc say là lúc con người ta sống thật nhất với chính mình. Lúc say Chí Phèo "rất hiền" bởi lẽ bản chất hắn vốn lương thiện, hiền lành. Thị không những thấy hắn rất hiền mà còn thấy hắn tuy nghèo khổ nhưng không ưa luồn cúi. Thị đã làm được cái điều mà dân làng Vũ Đại ngày ấy không ai làm được đó là biết "gạn đục khơi trong". Nếu cả làng Vũ Đại ai cũng nhận ra những nét đẹp trong con người Chí Phèo thì có lẽ hắn đã không trở thành kẻ bất lương đến thế và kết cục câu chuyện cũng không bi thảm đến thế. Đã bao giờ bạn tự hỏi mình liệu có nhìn nhận đánh giá đúng giá trị của những người xung quanh bạn chưa? Đã bao giờ bạn tự hỏi bạn có bỏ qua được vẻ về ngoài, bỏ qua những tính xấu của những người xung quanh để hiểu được giá trị đích thực của tâm hồn họ, của con người họ chưa? Tôi không dám khẳng định là tôi làm được điều đó với tất cả mọi người. Tôi có một một số người bạn bị nhiều người ghét vì họ không có vẻ bề ngoài hào hoa, vì họ có một số tính mà người khác không thích nhưng tôi yêu quý họ vì tôi thấy được những nét đẹp trong tính cách của họ (có lẽ là vì mình cũng biết gạn đục khơi trong ). Bạn hãy tìm hiểu những người xung quanh bạn đi bạn sẽ thấy rất thú vị vì tính cách của con người ta giống như nguyên lý tảng băng trôi "Có 3 phần nổi,7 phần chìm". Vì thế đừng vội đánh giá người ta qua vẻ bề ngoài hay qua những gì người ta thể hiện. Trở lại với bài thơ, có lẽ chính vì Thị Nở tìm ra những nét đẹp bên trong con người Chí Phèo nên Thị đã "yêu" hắn: Cái tên thơ mộng Chí Phèo Làm em đứt ruột mấy chiều bờ ao Quần anh ống thấp ống cao Làm em hồn vía nao nao đêm ngày Khen cho con tạo khéo tay Nồi này thì úp vung này chứ sao! Khi đã yêu con người ta thấy cái gì cũng đẹp, đến cái tên "Chí Phèo" cũng thật "thơ mộng", đến cái quần "ống thấp, ống cao" cũng làm Thị "nao nao đêm ngày". Câu thành ngữ "Nồi tròn úp vung tròn, nồi méo úp vung méo" được nhà thơ vận dụng một cách sinh động và đầy sự tự tin của Thị Nở lên cao ở hai chữ "chứ sao" khá vênh váo ở cuối câu. Bốn câu tiếp theo được viết ra một cách thanh cao bằng một sự thăng hoa tột đỉnh: Đêm nay trời ở rất cao Sương thì đẫm quá, trăng sao lại nhòa Người ta... mặc kệ người ta Chỉ em rất thật đàn bà với anh Bài thơ khép lại bằng hai câu nặng về tự biện khi tất cả các khổ thơ đều ngồn ngộn chất sống và tràn trề cảm xúc. Phải thương xót cho những con người dưới đáy của xã hội nhà thơ Quang Huy mới viết được bài thơ giàu tính nhân văn như thế. Tính nhân văn của bài thơ tình yêu, hạnh phúc không chỉ đến với những người giàu sang phú quý, không chỉ đến với những đôi uyên ương trai tài gái sắc mà tình yêu, hạnh phúc sẽ đến với bất kỳ ai kể cả những con người ở tận cùng của xã hội. Đâu phải chỉ có những cô gái, chàng trai đẹp, tài năng mới được yêu, tình yêu, hạnh phúc sẽ đến nếu ta biết tìm kiếm, biết chia sẻ, cảm thông, biết nhận ra những điều tốt đẹp của những người sống quanh ta. Tôi thiết nghĩ con người ta sinh ra đã có ai đó dành cho mình, hợp với mình và cho dù mình có là ai đi chăng nữa cũng sẽ có người thật sự hợp với mình. Tôi vẫn tin rằng người yêu của tôi là một người hoàn toàn bình thường, không có gì đặc biệt đối với người khác nhưng thật đặc biệt đối với tôi. Đặc biệt bởi lẽ đó là người dành riêng cho tôi và tôi tin điều đó (nhưng có lẽ không đặc biệt như Chí Phèo đâu hihi) (lại lan man nữa rồi ). Ở một khía cạnh nào đó, bài thơ "hạ nhiệt" một phần những cô gái trời cho nhan sắc và an ủi rất nhiều những người phụ nữ không được vừa mắt thiên hạ bởi lẽ "Cái đẹp của gương mặt con người không đơn thuần chỉ là hình thức mà còn nhờ vào sự tỏa sáng của tâm hồn và trí tuệ nữa !". sưu tầm [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
VĂN HỌC
Lý luận & Phê bình Văn học
Bài thơ "Nỗi niềm thị nở" và lời bình
Top