Bài thơ Haicư của Basho - một thế giới nghệ thuật chỉnh thể

cucphuong

New member
Xu
0
BÀI THƠ HAICƯ CỦA BASHO - MỘT THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT CHỈNH THỂ


Từ bốn phương trời xa
cánh hoa đào lả tả
gợn sóng hồ Biwa

Chúng ta biết đến thơ Hai cư với nội dung và thi pháp thơ vô cùng thâm diệu. Bài thơ trên của Basho chỉ có 14 âm tiết, được ngắt ra thành ba đoạn, dung lượng ngôn từ cực tiểu đã tạo nên những khoảng trống tối đa giữa các từ ngữ, hình ảnh bên trong bài thơ. Thế nhưng những khoảng trống ấy đã không làm mất đi tính chỉnh thể của thế giới nghệ thuật mà nhà thơ đã tạo dựng. Là nhà thơ lãng du, yêu thiên nhiên say đắm, Basho ngắm hoa để cửa hồn rộng mở, tinh thế trước những đổi thay của cỏ cây, đất trời; và có lẽ cũng chính vì thế mà thế giới nghệ thuật trong thơ ông cũng rất riêng, rất khác.

Bài thơ tuy ngắn nhưng đã kể lại cho chúng ta một câu chuyện về những cánh hoa đào, câu chuyện chỉ có hai sự kiện: gió từ bốn phương trời xa thổi về làm rụng cánh hoa đào; hoa đào rụng làm gợn sóng hồ Biwa. Câu chuyện ấy đã làm nổi bật lên một triết lí của Thiền tông, triết lí về sự tương giao hòa hợp, bởi Thiền tông cho rằng vạn vật trong vũ trụ gắn bó trong một mối quan hệ hòa hợp – tương tác – chuyển hóa lẫn nhau. Vậy mối quan hệ này được thể hiện như thế nào? Đây là cảnh vật được nhìn qua cái nhìn của Thiền sư – người thấu hiểu sự tương tác của vạn vật trong vũ trụ. Không gian nghệ thuật của bài thơ là “bốn phương trời xa”, là những cánh đào rơi lả tả, là mặt hồ Biwa gợn sóng. Không gian ấy mang đặc trưng của thiên nhiên mùa xuân Nhật Bản bởi ai chẳng biết những cánh hoa đào (quý ngữ của bài thơ) mỏng manh phớt hồng đã từ lâu trở thành biểu tượng của đất nước, con người Nhật Bản, là loài hoa báo hiệu mùa xuân đã trở về . Từ không gian của vũ trụ bao la, điểm nhìn của nhân vật trữ tình đã dịch chuyển tới những gì nhỏ bé hữu hạn trong cuộc sống hàng ngày. Không gian chuyển động từ xa đến gần, từ rộng đến hẹp, từ cái vô hạn đến cái hữu hạn, trong động lại có tĩnh, mà trong tĩnh lại có động. Không gian dịch chuyển đồng thời với sự dịch chuyển của thời gian. Bài thơ không hề có một từ ngữ chỉ thời gian nhưng qua cảm nhận, thời gian vẫn đang chảy trôi theo dòng cảm xúc của con người. Phải nói rằng đây là thời gian trong khoảnh khắc, khoảnh khắc khi những cánh đào lả tả rơi! Khoảnh khắc ấy đã đánh thức phần sâu kín nhất của tâm hồn thi nhân, để rồi Basho có thể nghe thấy một thứ âm thanh rất nhẹ tưởng chừng như không có. Đó là thời gian của sự tĩnh lặng (sabi), là không gian của sự dịu nhẹ, trong sáng, thanh tao (khinh thanh). Không gian có dịch chuyển, tưởng như đối lập nhưng không, không gian ấy tồn tại trong mối quan hệ tương giao hòa hợp, những cánh đào rơi như xóa nhòa đi khoảng cách giữa phương trời xa và mặt hồ Biwa, mọi vật như có sự gắn kết đến đặc biệt, thật mềm mại, thật nhẹ nhàng (shiori).


Nguồn: diendankienthuc.net*
 
Haiku là một thể thơ ngắn rất độc đáo của Nhật Bản. Mỗi bài chỉ 17 âm tiết, chia thành ba phần, người Nhật viết liền một dòng nhưng khi dịch ra tiếng nước ngoài được ngắt thành ba câu. Vì chưa quen, người đọc lần đầu có thể hơi ngỡ ngàng, nhưng đọc kỹ và suy ngẫm, ta sẽ thấy thơ Haiku thật sâu sắc. Mỗi bài tưởng như không nói gì mà thực tế gợi cho ta rất nhiều điều. Nội dung và triết lý của thơ Haiku không nằm ở câu chữ mà ở sự tưởng tượng của chính người đọc.

Matsuô BASHO là nhà thơ nổi tiếng nhất viết loại thơ này. Dưới đây là khoảng gần 1000 bài Haiku của ông, được dịch ra hầu hết các thứ tiếng chủ yếu trên tế giới. Ở nhiều nước còn có các Hôi, các Câu lạc bộ những người yêu thơ Haiku và sáng tác thơ Haiku bằng ngôn ngữ nước mình.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top