Sau chiến tranh thế giới thứ hai, một trật tự thế giới mới được xác lập do Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi cục. Sự phân chia thành hai phe tư bản chủ nghĩa vã xã hội chủ nghĩa đã được trở thành đặc trưng lớn nhất, chi phối tình hình chính trị thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai. Cùng mình làm một số bài tập sau để củng cố kiến thức về bài ''Trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai''

Bài tập về trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai

A. Bài tập sách giáo khoa

Trang 45 sgk Lịch sử 9

Hội nghị I –an –ta đã có những quyết định nào và hệ quả của các quyết định đó?

Bài làm:
- Những quyết định của hội nghị I –an –ta:
  • Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát Xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật để nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
  • Thống nhất thành lập tổ chức Liên Hợp Quốc nhằm gìn giữ hòa bình, an ninh thế giới sau chiến tranh.
  • Thỏa thuận việc đóng quân tại các nước phát xít chiến bại và phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa các nước chiến thắng.
- Hệ quả: Những quyết định của hội nghị đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới từng bước được thiết lập sau chiến tranh thường được gọi là “trật tự hai cực I – an –ta” mà đứng đầu là Liên Xô và Mĩ.

Trang 46 sgk Lịch sử 9

Nhiệm vụ chính của Liên Hợp Quốc là gì? Em hãy nêu những việc làm của Liên Hợp Quốc giúp nhân dân Việt Nam mà em biết?

Bài làm:
- Nhiệm vụ của liên hợp quốc gồm:
  • Duy trì hào bình và an ninh thế giới
  • Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền của các dân tộc và thực hiện sự hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hóa, xã hội và nhân đạo…
- Những việc làm của Liên Hợp Quốc giúp nhân dân Việt Nam mà em biết:
  • Chăm sóc trẻ em, bà mạ mang thai nuôi con nhỏ
  • Tiêm chủng, phòng dịch
  • Đào tạo nguồn nhân lực, các dự án trồng rừng, cải cách hành chính.
  • Giúp đỡ các vùng bị thiên tai, gặp nhiều khó khăn

Trang 46 sgk Lịch sử 9

Hãy nêu những biểu hiện của tình trạng “chiến tranh lạnh” và hậu quả của nó?

Bài làm:
- Biểu hiện của chiến tranh lạnh là:
Mĩ và đồng minh ráo riết chạy đua vũ trang, tăng cường ngân sách quân sự, thành lập các khối quân sự, xây dựng nhiều căn cứ quân sự bao quanh Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, tiến hành nhiều cuộc chiến tranh xâm lược.
Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa phải tăng ngân sách quốc phòng, củng cố khả năng phòng thủ.
- Hậu quả:
Thế giới luôn ở trong tình trạng căng thẳng, có lúc còn đứng trước nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới. Các cường quốc phải chi một khối lượng lớn tiền của và sức người, để chế tạo và sản xuất vũ khí hủy diệt, xây dựng quân sự. Từ đó đời sống nhân dân nhiều nước bị giảm sút, tình hình xã hội bất ổn do sự đầu tư quá lớn về tiền của và sức người vào cuộc chạy đua vũ trang, phục vụ cho tham vọng của giới cầm quyền.

Câu 1: Trang 47 sgk Lịch sử 9

Hãy nêu lên các xu thế phát triển của thế giới ngày nay?

Bài làm:
- Xu thế phát triển của thế giới ngày nay là:
  • Xu thế hòa hoãn và hòa dịu trong quan hệ quốc tế.
  • Trật tự thế giới đa cực, nhiều trung tâm đang dần dần hình thành
  • Các nước đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển, lấy kinh tế làm trọng tâm.
  • Ở nhiều khu vực, xảy ra những vụ xung đột quân sự hoặc nội chiến.
Tuy nhiên, nhìn chung, xu thế hiện nay của thế giới là xu thế hòa bình, ổn định hợp tác phát triển kinh tế. Đây vừa là thời cơ vừa là thách thức của các dân tộc, trong đó có Việt Nam.

Câu 2: Trang 47 sgk Lịch sử 9

Nhiệm vụ to lớn nhất hiện nay của nhân dân ta là gì?

Bài làm:
- Trước xu thế phát triển của thế giới, theo em, nhiệm vụ to lớn nhất của nhân dân ta hiện nay là:
  • Nâng cao trình độ dân trí, hòa nhập với xu hướng phát triển chung của toàn nhân loại.
  • Phát triển và ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất
  • Xóa đói, giảm nghèo, lạc hậu, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
B. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Đầu năm 1945, những vấn đề cần giải quyết trong phe Đồng minh là gì?

A. Tổ chức trật tự thế giới sau chiến tranh.
B. Phân chia khu vực chiếm đóng, phạm vi ảnh hưởng của các nước.
C. Thực hiện chế độ quân quản ở các nước phát xít bại trận.
D. Nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

Câu 2: Những thỏa thuận của Hội nghị Ianta đã dẫn đến sự hình thành một trật tự thế giới như thế nào?

A. Trật tự thế giới một cực do Mĩ đứng đầu.
B. Trật tự thế giới một cực do Mĩ đứng đầu.
C. Trật tự thế giới hai cực do Liên Xô và Mĩ đứng đầu mỗi cực.
D. Trật tự thế giới đa cực, nhiều trung tâm.

Câu 3: Hội nghị I-an-ta lịch sử đã diễn ra trong thời gian nào?

A. Từ ngày 04 đến 12 tháng 02 năm 1945.
B. Từ ngày 04 đến 12 tháng 03 năm 1945.
C. Từ ngày 04 đến 12 tháng 04 năm 1945.
D. Từ ngày 04 đến 12 tháng 05 năm 1945.

Câu 4: Hội nghị cấp cao ba cường quốc: Liên Xô, Mĩ, Anh họp tại đâu?

A. Liên Xô.
B. Pháp.
C. Mĩ
D. Anh.

Câu 5: Nhân vật nào không có mặt tại hội nghị I-an-ta?

A. Ru-dơ-ven
B. ĐờGôn
C. Xta-lin
D. Sớc-sin

Câu 6: Nội dung nào sau đây không có trong "Trật tự hai cực I-an-ta"?

A. Trật tự thế giới mới hình thành sau chiến tranh.
B. Trật tự thế giới được hình thành sau hội nghị I-an-ta (04/1945).
C. Sự phân chia ảnh hưởng giữa Mĩ và Liên Xô trong quan hệ quốc tế.
D. Mĩ và Liên Xô chuyển từ đối đầu sang đối thoại, hợp tác.

Câu 7: Tại sao gọi là "trật tự hai cực I-an-ta"?

A. Đại diện hai nước Liên Xô và Mĩ phân chia khu vực ảnh hưởng.
B. Tại hội nghị I-an-ta, Liên Xô và Mĩ phân chia khu vực ảnh hưởng và đại diện cho hai phe.
C. Thế giới đã xảy ra nhiều cuộc xung đột ở I-an-ta.
D. Tất cả các lý do trên.

Câu 8: Tháng 2 – 1945, Hội nghị Ianta được tổ chức với sự tham gia của nguyên thủ những nước nào?

A. Mĩ, Anh, Pháp.
B. Mĩ, Liên Xô, Đức
C. Mĩ, Liên Xô, Nhật Bản.
D. Mĩ, Liên Xô, Anh.

Câu 9: Theo sự thỏa thuận của Hội nghị cấp cao Anh, Mĩ, Liên Xô tại I- an-ta (từ 4-12/4/1945), Việt Nam thuộc phạm vi ảnh hưởng của nước nào?.

A. Các nước phương Tây
B. Pháp
C. Liên Xô
D. Mĩ

Câu 10: Hiến chương Liên Hợp Quốc và quyết định chính thức thành lập Liên Hợp Quốc được thông qua tại Hội nghị nào?

A. Hội nghị I-an-ta (Liên Xô): 9/2/1945
B. Hội nghị Xan-phran-xi-xcô (Mĩ): 4-6/1945
C. Hội nghị Pôt-xơ-đam (Đức): 7-8/1945
D. a, b đúng

Câu 11: Để giữa gìn hòa bình, an ninh và trật tự thế giới sau chiến tranh, Hội nghị Ianta đã quyết định vấn đề gì?

A. Thành lập tổ chức Liên Hợp Quốc.
B. Tổ chức trật tự thế giới sau chiến tranh.
C. Phân chia các khu vực chiếm đóng và phạm vi ảnh hưởng trên thế giới.
D. Thực hiện chế độ quân quản ở các nước bại trận.

Câu 12: Việt Nam gia nhập tổ chức Liên Hợp Quốc vào thời gian nào?

A. 8/1977
B. 9/1977
C. 1/1987
D. 11/1987

Câu 13: Sự kiện nào dẫn đến sự tan vỡ mối quan hệ Đồng minh chống phát xít giữa Liên Xô và Mĩ.

A. Sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
B. Sự ra đời của "Chủ nghĩa Tơ-ru-man" và "chiến tranh lạnh" (3/1947).
C. Việc Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử (1949).
D. Sự ra đời của khối NATO.

Câu 14: Thế nào là "chiến tranh lạnh" do Mĩ phát động theo phương thức đầy đủ nhất?

A. Chuẩn bị gây ra một cuộc chiến tranh thế giới mới.
B. Dùng sức mạnh quân sự để đe dọa đối phương.
C. Thực tế chưa gây chiến tranh, nhưng chạy đua vũ trang làm cho nhân loại "luôn luôn ở trong tình trạng chiến tranh" thực hiện "chính sách đu đưa bên miệng hố chiến tranh".
D. Chưa gây chiến tranh nhưng dùng chính sách viện trợ để khống chế các nước.

Câu 15: Mục tiêu của "chiến tranh lạnh" là gì?

A. Mĩ và các nước đế quốc thực hiện chính sách thù địch, chống Liên Xô và các nước XHCN
B. Mĩ lôi kéo các nước Đồng minh của mình chống Liên Xô.
C. Chống lại sự ảnh hưởng của Liên Xô.
D. Phá hoại phong trào cách mạng thế giới.

Câu 16: Sự kiện nào khởi đầu Chiến tranh lạnh?

A. Sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
B. Sự ra đời của “Học thuyết Truman”.
C. Sự ra đời của khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO)
D. Sự ra đời của Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va.

Câu 17: Hậu quả lớn nhất về kinh tế do cuộc "chiến tranh lạnh" mang lại là gì?

A. Thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng.
B. Các cường quốc phải chi một khoản tiền khổng lồ để chế tạo và sản xuất vũ khí.
C. Nhân dân các nước châu Á, châu Phi chịu bao khó khăn, đói nghèo và bệnh tật.
D. a, b, c đúng.

Câu 18: Chiến tranh lạnh chủ yếu là cuộc chạy đua trên lĩnh vực nào?

A. Kinh tế
B. Chính trị
C. Khoa học – kĩ thuật
D. Quân sự

Câu 19: Mĩ và Liên Xô chính thức tuyên bố chấm dứt "chiến tranh lạnh" vào năm nào?

A. 1988.
B. 1989.
C. 1990.
D. 1991.

Câu 20: Sau Chiến tranh lạnh, hầu hết các nước đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển với trọng điểm là lĩnh vực nào?

A. Chính trị
B. Kinh tế
C. Văn hóa
D. Quân sự

Câu 21: Vì sao "trật tư hai cực I-an-ta" bị sụp đổ?

A. Xô - Mĩ mất dần vai trò của mình đối với các nước
B. Xô - Mĩ quá chán ngán trong chạy đua vũ trang
C. Các nước Tây Âu, Nhật Bản đã vượt xa Xô- Mỹ về khoa học kĩ thuật.
D. Tất cả đều đúng.

Câu 22: Quan hệ quốc tế chuyển từ đối đầu sang đối thoại vào thời gian nào?

A. Từ nửa sau những năm 70 của thế kỉ XX.
B. Từ nửa đầu những năm 80 của thế kỉ XX.
C. Từ nửa sau những năm 80 của thế kỉ XX.
D. Từ nửa đầu những năm 90 của thế kỉ XX.

Câu 23: Chủ trương của Mĩ sau khi thế "hai cực I-an-ta" bị phá vỡ là gì?

A. Thiết lập một trật tự thế giới mới đa cực.
B. Biến Liên Xô thành đồng minh đắc lực của mình.
C. Liên kết chặt chẽ với các nước phương Tây, Nhật Bản.
D. Thiết lập "Thế giới đơn cực" để dễ bề chi phối thống trị.

Câu 24: Sau "chiến tranh lạnh", dưới tác động của cách mạng khoa học kĩ thuật các nước ra sức điều chỉnh chiến lược với việc:

A. Lấy quân sự làm trọng điểm.
B. Lấy chính trị làm trọng điểm.
C. Lấy kinh tế làm trọng điểm.
D. Lấy văn hóa, giáo dục làm trọng điểm.

Câu 25: Đầu những năm 90 của thế kỉ XX, nhiều khu vực trên thế giới lại xảy ra những vụ xung đột quân sự hoặc nội chiến do đâu?

A. Mâu thuẫn vệ dân tộc.
B. Mâu thuẫn về tôn giáo.
C. Tranh chấp về biên giới, lãnh thổ.
D. A, B, C đúng.

Câu 26: Bước vào thế kỉ XXI xu thế chung của thế giới ngày nay là gì?

A. Hòa bình ổn định và hợp tác phát triển.
B. Xu thế hòa hoãn và hòa dịu trong quan hệ quốc tế
C. Cùng tồn tại trong hòa bình, các bên cùng có lợi.
D. Hòa nhập nhưng không hòa tan.

Tóm lại, qua bài chúng ta cần nắm được sự hình thành trật tự thế giới mới, sự thành lập liên hợp quốc và cuộc chiến tranh lạnh giữa Mĩ và Liên Xô. Hy vọng tài liệu trên giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập. Chúc các bạn học tốt
Nguồn: Sưu tầm
 
Sửa lần cuối:

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top