Bài tập về polime-Tơ sợi
Câu 1 (B-07): Dãy gồm các chất được dung để tổng hợp cao su buna-S là
A. CH2=C(CH¬3)-CH=CH2, C6H5-CH=CH2. B. CH2=CH-CH=CH2, C6H5-CH=CH2.
C. CH2=CH-CH=CH2, CH3-CH=CH2. D. CH2=CH-CH=CH2, lưu huỳnh.
Câu 2 (A-07): Nilon-6,6 là một loại
A. polieste. B. tơ axetat. C. tơ poliamit. D. tơ visco.
Câu 3 (A-07): Clo hoá PVC thu được một polime chứa 63,96% clo về khối lượng, trung bình 1 phân tử clo phản ứng với k mắt xích trong mạch PVC. Giá trị của k là
A. 6. B. 5. C. 3. D. 4.
Câu 4: Vinilon có công thức [-CH2-CH(OH)-]n được tổng hợp từ
A. CH2=CH-OH. B. CH2=CH-COOCH3.
C. CH2=CH-OCOCH3. D. [-CH2-CH(Cl)-]n.
Câu 5: Một trong các loại tơ được sản xuất từ xenlulozơ là
A. tơ nilon-6,6. B. tơ capron. C. tơ visco. D. tơ tằm.
Câu 6: Cho một polime sau: [-NH-CH2-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH2-CH2-CO-]n. Số lượng phân tử monome tạo thành polime trên là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 7: Sự kết hợp các phân tử nhỏ (monome) thành các phân tử lớn (polime0, đông fthời có loại ra các phân tử nhỏ (như nước, amoniac…) được gọi là
A. sự pepti hoá. B. sự polime hoá. C. sự tổng hợp. D. sự trùng ngưng.
Câu 8: Loại tơ không phải tơ nhân tạo là
A. tơ lapsan (tơ polieste). B. tơ đồng – amoniac.
C. tơ axetat. D. tơ visco.
Câu 9: Loại tơ không phải tơ tổng hợp là tơ
A. capron. B. clorin. C. polieste. D. axetat.
Câu 10: Dựa vào nguồn gốc, tơ sợi được chia thành 2 loại, đó là
A. tơ hoá học và tơ tổng hợp. B. tơ hoá học và tơ tự nhiên.
C. tơ tổng hợp và tơ tự nhiên. D. tơ tự nhiên và tơ nhân tạo.
Câu 11: Để sản xuất tơ đồng amoniac từ xenlulozơ, đầu tiên người ta hoà tan xenlulozơ trong
A. axeton. B. dung dịch Svâyze. C. điclometan. D. etanol.
Câu 12: Polipeptit [-NH-CH2-CO-]n là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng
A. axit b-amino propionic. B. axit glutamic
C. glixin. D. alanin.
Câu 13: Người ta trùng hợp 0,1 mol vinyl clorua với hiệu suất 90% thì số gam PVC thu được là
A. 7,520. B. 5,625. C. 6,250. D. 6,944.
Câu 14: Monome dùng để điều chế polime trong suốt không giòn (thuỷ tinh hữu cơ) là
A. CH2=C(CH3)COOCH3. B. CH2=CH-COOCH3.
C. CH2=CH-CH3. D. CH3COO-CH=CH2.
A. 2-metyl-3-phenylbutan. B. propilen và stiren.
C. isopren và stiren. D. 2-metyl-3-phenylbut-2-en.
Câu 16: Polime nào được tạo thành từ phản ứng đồng trùng ngưng là
A. caosu buna-S. B. thuỷ tinh hữu cơ. C. nilon-6. D. nilon-6,6.
Câu 17: Xét về mặt cấu tạo thì số lượng polime thu được khi trùng hợp buta-1,3-đien là.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 18: Tơ capron (nilon-6) được trùng hợp từ
A. caprolactam. B. axit caproic. C. caprolacton. D. axit ađipic.
Câu 19: polietylenterephtalat được tạo thành từ phản ứng trùng ngưng giữa etylenglicol với
A. p-HOOC-C6H4-COOH. B. m-HOOC-C6H4-COOH.
C. o-HOOC-C6H4-COOH. D. o-HO-C6H4-COOH.
Câu 20: Tơ enang được điều chế bằng cách trùng ngưng axit aminoenantoic có công thức cấu tạo là
A. H2N-[CH2]6-COOH. B. H2N-[CH2]4-COOH.
C. H2N-[CH2]3-COOH. D. H2N-[CH2]5-COOH.
Câu 21: Tơ poliamit kém bền dưới tác dụng của axit và kiềm là do
A. chúng được tạo từ aminoaxit có tính chất lưỡng tính.
B. chúng có chứa nitơ trong phân tử.
C. liên kết peptit phản ứng được với cả axit và kiềm.
D. số mắt xích trong mạch poliamit nhỏ hơn các polime khác.
Câu 22: Để sản xuất tơ visco từ xenlulozơ, đầu tiên người ta xenlulozơ tác dụng với
A. dung dịch NaOH. B. dung dịch Svâyze.
C. axeton và etatnol. D. anhiđrit axetic.
Câu 23: Điều kiện của monome để tham gia phản ứng trùng ngưng là phân tử phải có
A. liên kết p. B. vòng không bền.
C. 2 nhóm chức trở lên. D. 2 liên kết đôi.
Câu 24: Điều kiện để polime tổng hợp có thể dùng để chế thành tơ là
A. phân tử polime phải ở dạng mạch thẳng, có thể kéo thành sợi, có điểm nóng chảy xác định, có khả năng nhuộm màu, bền với ánh sáng và không gây độc hại với cơ thể.
B. phân tử polime phải ở dạng mạch thẳng, có thể kéo thành sợi, có điểm nóng chảy tương đối cao, bền màu, bền với ánh sáng và không gây độc hại với cơ thể.
C. phân tử polime phải ở dạng mạch nhánh, có điểm nóng chảy tương đối cao, có khả năng nhuộm màu, bền với ánh sáng và không gây độc hại với cơ thể.
D. phân tử polime phải ở dạng mạch thẳng, có thể kéo thành sợi, có điểm nóng chảy tương đối cao, có khả năng nhuộm màu, bền với ánh sáng và không gây độc hại với cơ thể.
Câu 25: Khi tiến hành trùng ngưng giữa phenol với lượng dư fomanđehit có chất xúc tác kiềm, người ta thu được nhựa
A. novolac. B. rezol. C. rezit. D. phenolfomanđehit.
Câu 26: Khi tiến hành trùng ngưng giữa fomanđehit với lượng dư phenol có chất xúc tác axit, người ta thu được nhựa
A. novolac. B. rezol. C. rezit. D. phenolfomanđehit.
Câu 27: Nhựa rezit là một loại nhựa không nóng chảy. Để tạo thành nhựa rezit, người ta đun nóng tới nhiệt độ khoảng 150oC hỗn hợp thu được khi trộn các chất phụ gia cần thiết với
A. novolac. B. PVC. C. rezol. D. thuỷ tinh hữu cơ.
Câu 28: Hợp chất hữu cơ X là dẫn xuất của benzen có công thức phân tử C8H10O. X có khả năng tách nước tạo thành hợp chất có khả năng trùng hợp. Số đồng phân của X thoả mãn các điều kiện trên là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 29: Để điều chế PVC từ than đá, đá vôi, các chất vô cơ và điều kiện cần thiết, người ta cần phải tiến hành qua ít nhất
A. 3 phản ứng. B. 4 phản ứng. C. 5 phản ứng. D. 6 phản ứng.
Câu 30: Để tạo thành PVA, người ta tiến hành trùng hợp
A. CH2=CH-COO-CH3. B. CH3-COO-CH=CH2.
C. CH2=C(CH3)-COO-CH3. D. CH3-COO-C(CH3)=CH2.
Câu 31: Để tạo thành thuỷ tinh hữu cơ (plexiglat), người ta tiến hành trùng hợp
A. CH2=CH-COO-CH3. B. CH3-COO-CH=CH2.
C. CH3-COO-C(CH3)=CH2. D. CH2=C(CH3)-COO-CH3.
Câu 32: Một mắt xích của tơ teflon có cấu tạo là
A. -CH2-CH2- . B. -CCl2-CCl2-. C. -CF2-CF2-. D. -CBr2-CBr2-.
Câu 33: Để phân biệt da thật và da giả làm bằng PVC, người ta thường dùng phương pháp đơn giản là
A. đốt thử. B. thuỷ phân. C. ngửi. D. cắt.