Cũng như cuộc cách mạng công nghiệp trước đây, cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật ngày nay diễn ra nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của đời sống con người, nhất là trong tình hình bùng nổ dân số thế giới và các nguồn tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt.

Bài tập về những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của cách mạng khoa học kĩ thuật

A. Bài tập sách giáo khoa

Trang 51 sgk Lịch sử 9

Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật trong thời gian gần đây có những thành tựu nào quan trọng đáng chú ý?

Bài làm:
Đó là:
  • Các nhà khoa học đã tạo ra được một con cừu bằng phương pháp sinh sản vô tính – cừu Đô –li.
  • Tháng 6 năm 2000, tiến sĩ Cô –lin đã công bố “bản đồ gen người” => tương lai sẽ chữa được bệnh ung thư.
  • Tháng 3 nam 2002, người Nhật đã sử dụng cỗ máy tính lớn nhất thế giới, giải được 35 ngàn tỉ phép tính /giây để nghiên cứu sự nóng lên của Trái Đất và thảm họa thiên tai.
  • Gần đây người ta chế ra một chất Tê – phơ – rông là chất cách điện rất tốt, không cháy không thấm nước.
  • Ngày nay, trên 80 thứ kim loại, trong đó có nhôm và ti tan được mệnh danh là “kim loại của thời đại nguyên tử và vũ trụ”.
  • Để tránh ô nhiễm môi trường, hiện nay, người ta chế tạo ra ô tô chạy bằng năng lượng mặt trời.

Trang 52 sgk Lịch sử 9

Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện nay đã và đang có những tác động như thế nào đối với cuộc sống của con người?

Bài làm:
Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện nay đã và đang có những tác động tích cực và tiêu cực đối với cuộc sống của con người.
  • Tác động tích cực: Cách mạng khoa học – kĩ thuật đã cải tiến công cụ sản xuất , giống mới trong sản xuất nông nghiệp, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng tạo ra năng suất cao, chất lượng tốt. Phương tiện giao thông vận tải , liên lạc ngày càng hiện đại: ô tô, tàu hỏa, máy bay, truyền hình, điện thoại…
  • Tác động tiêu cực: Ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước, bầu không khí, tai nạn giao thông…

Câu 1: Trang 52 sgk Lịch sử 9

Hãy nêu những tiến bộ về khoa học – kĩ thuật và những hạn chế của việc áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất

Bài làm:
- Những tiến bộ về khoa học kĩ thuật:
  • Khoa học cơ bản: Thu những thành tựu trong ngành Toán, Vật lý, Hóa, Sinh được ứng dụng vào kĩ thuật và sản xuất.
  • Công cụ sản xuất mới: Máy tính điện tử, máy tự động, hệ thống máy tự động.
  • Tìm ra nguồn năng lượng mới: Năng lượng nguyên tử, năng lượng mặt trời,thủy triều…
  • Sáng chế ra vật liệu mới: Chất Pôlime
  • Cuộc “Cách mạng xanh” trong nông nghiệp đã khắc phục được nạn thiếu lương thực thực phẩm.
  • Giao thông vận tải và thông tin liên lạc có máy bay siêu âm khổng lồ, tàu hỏa siêu tốc, vệ tinh nhân tạo phát sóng truyền hình rất hiện đại.
  • Chinh phục vũ trụ: Đưa con người lên vũ trụ, đặt chân lên mặt Trăng…
- Hạn chế của việc áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất là:
  • Tài nguyên cạn kiệt, môi trường ô nhiễm nặng (khí quyển, đại dương, sông hồ…)
  • Sinh ra nhiều loại bệnh tật, tai nạn gắn liền với kĩ thuật hiện đại
  • Nhiễm phóng xạ nguyên tử, tai nạn lao động, giao thông, dịch bệnh và tệ nạn xã hội….

Câu hỏi: Vì sao nói cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật có ý nghĩa tích cực và những hạn chế?

Bài làm:
Trước tình trạng tài nguyên thiên nhiên đang ngày càng cạn kiệt cùng với nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật đã ra đời.
Từ khi cuộc khoa học - kĩ thuật ra đời đã có những ý nghĩa tích cực đối với con người.
Nó cho phép thực hiện những bước nhảy vọt chưa từng thấy về sản xuất và năng suất lao động, nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người với những hàng hóa mới và tiện nghi sinh hoạt mới.
Cách mạng đã đưa tới những thay đổi lớn về cơ cấu lao động. Theo đó, tỉ lệ lao động nông nghiệp và công nghiệp giảm dần, tỉ lệ lao động trong các ngành dịch vụ ngày càng tăng nhất là các nước phát triển. Ngoài ra, chính cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật đã hình thành một thị trường thế giới với xu thế toàn cầu hóa.
Tuy nhiên, bên cạnh những ý nghĩa tích cực, cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật cũng đã có những tác động tiêu cực, hạn chế không mong muốn. Đó là sự chạy đua vũ khí có sức hủy diệt lớn đe dọa đến tính mạng con người. Môi trường sống ngày càng ô nhiễm nặng nề, bệnh tật xảy ra triền miên đặt ra cho xã hội nhiều vấn đề cần giải quyết…
=>cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật có ý nghĩa tích cực và những hạn chế

B. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1:
Nước nào là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai?

A. Anh
B. Pháp
C. Mĩ
D. Liên Xô

Câu 2: Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Thời gian từ phát minh khoa học đến ứng dụng vào sản xuất ngày càng rút ngắn. Đó là đặc điểm của:

A. Cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ nhất
B. Cách mạng công nghiệp
C. Cách mạng văn minh Tin học
D. Cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai

Câu 3: Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại bắt đầu vào thời gian nào?

A. Những năm 40 của thế kỉ XX.
B. Những năm 50 của thế kỉ XX.
C. Những năm 60 của thế kỉ XX.
D. Những năm 70 của thế kỉ XX.

Câu 4: Những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật gây nên những lo ngại gì về mặt đạo đức?

A. Già hóa dân số
B. Sao chép con người
C. Ô nhiễm môi trường.
D. Tai nạn lao động.

Câu 5: Nhân loại đã trải qua hai cuộc cách mạng trong lĩnh vực khoa học - kĩ thuật đó là những cuộc cách mạng nào?

A. Cuộc cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII và cách mạng khoa học kĩ thuật thế ki XX
B. Cuộc cách mạng kĩ thuật thế kỉ XVIII vả cách mạng khoa hoc kĩ thuật thế kỉ XX.
C. Cuộc cách mạng kĩ thuật và cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII - XIX và cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đang diễn ra từ những năm 40 của thể kỉ XX đen nay.
D. Cuộc cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII - XIX và cuộc cách mạng công nghệ thể kỉ XX.

Câu 6: Đâu là hạn chế cơ bản của cuộc Cách mạng khoa học – kĩ thuật?

A. Nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến tranh hạt nhân.
B. Hàng hóa sản xuất ra nhiều dễn đến khủng hoảng kinh tế.
C. Chế tạo các loại vũ khí và phương tiện có sức hủy diệt sự sống, ô nhiễm môi trường, tai nạ, dịch bệnh,..
D. Nạn khủng bố gia tăng.

Câu 7: Người máy rô-bốt lần đầu tiên ra đời ở nước nào?

A. Mĩ.
B. Nhật
C. Anh.
D. Đức.

Câu 8: “Bản đồ gen người” được công bố vào thời gian nào?

A. Tháng 6 – 2000
B. Tháng 4 – 2003
C. Tháng 3 – 1997
D. Tháng 6 – 1997

Câu 9: Nội dung tổng quát của kĩ thuật là gì?

A. Cải tiến việc tổ chức sản xuất.
B. Cải tiến, hoàn thiện những phương tiện sản xuất (công cụ, máy móc, vật liệu).
C. Cải tiến việc quản lí sản xuất.

Câu 10: Cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật lần thứ hai diễn ra theo những phương hướng nào?

A. Đẩy mạnh các phát minh cơ bản.
B. Đẩy mạnh tự động hóa công cụ lao động, chế tạo công cụ mới.
C. Tìm những nguồn năng lượng mới.
D. a, b, c đúng

Câu 11: Nguồn gốc sâu xa của cuộc các mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại là gì?

A. Do sự bùng nổ dân số.
B. Do những đòi hỏi của cuộc sống, của sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và kĩ thuật ngày càng cao của con người.
C. Yêu cầu của việc cải tiến vũ khí.
D. Yêu cầu của cuộc chạy đua vũ trang giữa các nước tư bản.

Câu 12: Máy tính điện tử đầu tiên ra đời ở nước nào?

A. Mĩ.
B. Nhật.
C. Liên Xô.
D. Anh.

Câu 13: Loại vật liệu nào giữ vị trí quan trọng nhất trong cuộc sống hàng ngày và trong các ngành công nghiệp?

A. Vật liệu siêu bền
B. Vật liệu Nano
C. Vật liệu siêu dẫn
D. Polime

Câu 14: Khoa học khác với kĩ thuật ở điểm nào?

A. Khoa học cơ bản đi trước kĩ thuật.
B. Khoa học phát minh, phát hiện các quy luật trong các lĩnh vực Toán, Lý, Hóa, Sinh.
C. Khoa học tạo điều kiện để kĩ thuật phát triển.
D. a, b, c đúng.

Câu 15: Một trong những thành tựu kĩ thuật được đánh giá quan trọng nhất của thế kỉ XX là:

A. tìm ra phương pháp sinh sản vô tính.
B. chế tạo thành công bom nguyên tử.
C. công bố “Bản đồ gen người”.
D. phát minh ra máy tính điện tử.

Câu 16: Cuộc "cách mạng xanh" trong nông nghiệp bắt nguồn từ nước nào?

A. Mĩ
B. Ấn Độ.
C. Nhật.
D. Mê-hi-cô.

Câu 17: Thành tựu quan trọng nào trong nông nghiệp đã góp phần giải quyết vấn đề lương thực cho con người?

A. Chế tạo công sản xuất mới.
B. Những phát minh về công nghệ sinh học.
C. Cuộc “Cách mạng xanh”.
D. Chế tạo phân bón sinh học.

Câu 18: Nước nào mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ?

A. Mĩ.
B. Liên Xô.
C. Nhật.
D. Trung Quốc.

Câu 19: Điểm khác biệt cơ bản giữa cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ hai với cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ nhất là gì?

A. Mọi phát minh về kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học.
B. Mọi phát minh về kĩ thuật đều bắt nguồn từ thực tiễn.
C. Mọi phát minh về kĩ thuật đều bắt dựa vào các ngành khoa học cơ bản.
D. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

Câu 20: Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật đưa đến sự thay đổi như thế nào trong cơ cấu dân cư lao động?

A. Cân bằng tỉ dân cư lao động trong các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.
B. Tỉ lệ cư dân lao động trong nông nghiệp và công nghiệp giảm dần, tỉ lệ cư dân lao động trong các ngành dịch vụ tăng lên.
C. Tỉ lệ cư dân lao động trong nông nghiệp và công nghiệp tăng lên, tỉ lệ cư dân lao động trong các ngành dịch vụ giảm dần.
D. Tỉ lệ cư dân lao động trong nông nghiệp giảm dần, tỉ lệ cư dân lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ tăng lên.

Qua bài chúng ta nắm được những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của cách mạng khoa học kĩ thuật. Từ đó áp dụng được vào thực tiễn. Chúc các bạn thành công
Nguồn: Sưu tầm
 
Sửa lần cuối:

VnKienthuc lúc này

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top