Bùi Khánh Thu
Member
- Xu
- 25,443
Do thực dân Pháp bội ước, từ ngày 19/12/1946 nhân dân ta đã bước vào cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp xâm lược (1946 – 1950) với niềm tin chiến thắng. Vậy cuộc kháng chiến đã diễn ra như thế nào và kết quả làm sao? Chúng ta cùng đến với bài tập bài “những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 – 1950)” nhé
A. BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA
Câu 1: Trang 131 – sgk lịch sử 12
Vì sao cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược bùng nổ ngày 19 - 12 – 1946?
Bài làm:Sau hiệp định sơ bộ và tạm ước năm 1946, Pháp gây chiến với Ta:
- Ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, thực dân Pháp tiến đánh các vùng tự do của ta.
- Ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, Pháp khiêu khích ở Hải Phòng và Lạng Sơn
- Trắng trợn hơn, ngày 18/12/1946, Pháp gởi tối hậu thư đòi giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, để quân Pháp làm nhiệm vụ giữ trật tự ở Hà Nội.Nếu không chậm nhất là vào sáng 20/12/1946, quân Pháp sẽ chuyển sang hành động.
Câu 2: Trang 131 – sgk lịch sử 12
Phân tích nội dung cơ bản đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng?
Bài làm:Nội dung: cuộc kháng chiến toàn dân ; toàn diện ; trường kỳ ; tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế .
Phân tích nội dung cuộc kháng chiến:
- Kháng chiến toàn dân : Xuất phát từ truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc ta ; từ quan điểm “ Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng “của chủ nghĩa Mác – Lênin; từ tư tưởng“ chiến tranh nhân dân “ của Chủ Tịch Hồ Chí Minh … Có lực lượng toàn dân tham gia mới thực hiện được kháng chiến toàn diện và tự lực cánh sinh .
- Kháng chiến toàn diện : Do địch đánh ta toàn diện nên ta phải chống lại chúng toàn diện . cuộc kháng chiến của ta bao gồm cuộc đấu tranh trên tất cả các mặt quân sự ,chínhtrị; kinh tế ,văn hoá ,giáo dục Nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp . Đồng thời, ta vừa“ kháng chiến” vừa “ kiến quốc” , tức là xây dựng chế độ mới nên ta phải kháng chiến toàn diện .
- Kháng chiến lâu dài: So sánh lực lượng lúc đầu giữa ta và địch chênh lệch; địch mạnh hơn ta về nhiều mặt; ta chỉ hơn địch về tinh thần và có chính nghĩa . Do đó; phải có thời gian để chuyển hóa lực lượng làm cho địch yếu dần; phát triển lực lượng của ta; tiến lến đánh bại kẻ thù .
- Kháng chiến tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế: Mặc dù rất coi trọng những thuận lợi và sự giúp đỡ của bên ngoài; nhưng bao giờ cũng theo đúng phương châm kháng chiến của ta là tự lực cánh sinh vì bất cứ cuộc chiến tranh nào cũng phải do sự nghiệp của quần chúng; sự giúp đỡ bên ngoài chỉ là sự hổ trợ thêm.
Câu 3: Trang 133 – sgk lịch sử 12
Ta đã làm gì để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài?
Bài làm:Để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài, quân và dân ta đã:
- Thực hiện công tác di chuyển, thực hiện tiêu thổ kháng chiến:
- Hơn hai tháng sau khi rút khỏi Hà Nội, các cơ quan Đảng, chính Phủ, mặt trận, đoàn thể …lên tới Việt Bắc.
- Nhân dân ở các đô thị nhanh chóng tản cư ra các vùng hậu phương và tiến hành phá hoại nhà cửa, đường sá, cầu cống với những khẩu hiệu “vườn không nhà trống”, “tản cư cũng là kháng chiến”, …
- Xây dựng lực lượng mọi mặt cho cuộc kháng chiến lâu dài
- Về chính trị: Chính phủ quyết định chia cả nước thành 14 khu hành chính. Các ủy ban Hành chính chuyển thành Ủy ban kháng chiến Hành chính để thực hiện nhiệm vụ kháng chiến và kiến quốc, thành lập Hội Liên hợp Quốc dân Việt Nam.
- Về kinh tế: Chính phủ đề ra các chính sách nhằm duy trì và phát triển sản xuất, trước hết là sản xuất lương thực.
- Về quân sự: Chính phủ quy định mọi người dân từ 18 đến 45 tuổi được tuyển chọn tham gia lực lượng chiến đấu. Lực lượng vũ trang không ngừng tăng lên về số lượng và trang bị.
- Về văn hóa: Phong trào bình dân học vụ được tiếp tục duy trì và phát triển. Trường phổ thông các cấp được xây dựng. việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được chú trọng.
Câu 4: Trang 135 – sgk lịch sử 12
Chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947 đã diễn ra như thế nào? Nêu kết quả và ý nghĩa của chiến dịch?
Bài làm:- Diễn Biến:
- Quân ta bao vây tiến công địch ở Bắc Cạn, Chợ Mới, Chợ Đồn, buộc Pháp phải rút khỏi chợ Đồn ; chợ Rã ( cuối tháng 11-1947 )
- Ở mặt trận hướng Đông, ta đánh địch trên đường số 4, tiêu biểu là trận đèo Bông Lau (30/10/1947 ).
- Ở hướng tây: ta phục kích, đánh địch trên sông Lô, tiêu biểu là trận Đoan Hùng, Khe Lau, đánh chìm nhiều tàu chiến, tiêu diệt hàng trăm tên địch. Ngày 19-12-1947, Pháp phải rút khỏi việt Bắc.
- Kết quả và ý nghĩa
- Ta tiêu diệt hơn 6000 tên địch, bắn rơi 16 máy bay, bắn chìm 11 tàu chiến và ca nô.
- Cơ quan đầu não kháng chiến được bảo toàn, bộ đội chủ lực của ta trưởng thành.
- Đưa cuộc kháng chiến của ta chuyển sang giai đoạn mới
- Buộc Pháp phải thay đổi chiến lược Chuyển từ đánh nhanh thắng nhanh sang đánh lâu dài với ta.
Câu 5: Trang 135 – sgk lịch sử 12
Cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện của ta được đẩy mạnh như thế nào sau chiến thắng Việt Bắc thu - đông năm 1947?
Bài làm:Chủ trương: củng cố chính quyền dân chủ nhân dân, tăng cường lực lượng vũ trang, đẩy mạnh kháng chiến toàn dân, toàn diện:
- Về chính trị:
- Đầu năm 1949: tổ chức bầu cử Hội đồng nhân dân và Ủy ban kháng chiến hành chính các cấp.
- Tháng 6 -1 949: thống nhất Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt thành Mặt trận Liên Việt.
- Về quân sự: Tiếp tục gây dựng cơ sở kháng chiến, phát triển lực lượng, phát triển chiến tranh du kích.
- Về kinh tế: Thực hiện hàng loạt các chính sách có lợi như: giảm tô, xóa nợ, chia lại ruộng đất, cấp ruộng đất cho nông dân.
- Văn hóa, giáo dục: Tháng 7 - 1950, đưa ra chủ trương cải cách giáo dục phổ thông, xây dựng lại hệ thống các trường đại học và trung học chuyên nghiệp.
Câu 6: Trang 138 – sgk lịch sử 12
Chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 của ta được mở trong hoàn cảnh như thế nào? Nêu diễn biến, kết quả, ý nghĩa của chiến dịch?
Bài làm:- Hoàn cảnh lịch sử:
- Thuận lợi:
- Tháng 10/1949, cách mạng trung Quốc thành công.
- Đầu năm 1950, Trung Quốc, Liên Xô và các nước XHCN khác công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với ta.
- Khó khăn:
- Tháng 5-1949, với sự đồng ý của Mĩ, Pháp đề ra kế hoạch Rơ-ve
- Tăng cường hệ thống phòng thủ đường số 4
- Lập hành lang Đông-Tây: Hải Phòng-Sơn La
- Chuẩn bị tiến công Việt Bắc lần thứ hai.
- Thuận lợi:
- Diễn biến
- Mở đầu ta đánh Đông Khê (16-9-1950). Thất Khê bị uy hiếp, Cao Bằng bị cô lập, Pháp phải rút khỏi Cao Bằng theo đường số 4.
- Quân ta đánh nhiều nơi trên đường số 4, buộc Pháp phải rút khỏi hàng loạt vị trí Thất Khê, Na Sầm…đường số 4 được giải phóng.
- Kết quả:
- Loại khỏi vòng chiến đấu hơn 8000 tên…
- Giải phóng đường biên giới từ Cao Bằng đến Đình Lập với 35 vạn dân…
- Thế bao vây của địch đối với căn cứ Việt Bắc bị phá vỡ…
- Kế hoạch Rơ-ve bị phá sản
- Ý nghĩa:
- Đường liên lạc của ta với các nước XHCN được khai thông
- Bộ đội ta trưởng thành hơn
- Ta đã giành thế chủ động trên chiến trường chính (Bắc Bộ), mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến
Câu 1: Trang 138 – sgk lịch sử 12
Phân tích tính chất chính nghĩa và tính nhân dân của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng?
Bài làm:- Tính chính nghĩa:
- Đường lối nêu rõ mục đích của cuộc kháng chiến là để tiếp tục sự nghiệp cách mạng tháng Tám, đánh thực dân Pháp xâm lược, hoàn thành giải phóng dân tộc, giành độc lập và thống nhất thật sự cho Tổ quốc.
- Thể hiện trực tiếp qua 3 văn kiện chính: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh (20 - 12 - 1946), Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến” của Trung ương Đảng (22 - 12 - 1946) và tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” của đồng chí Trường Chinh (9 - 1947).
- Tính nhân dân:
- Đường lối khẳng định cuộc kháng chiến của ta là chiến tranh nhân dân, chiến tranh chính nghĩa. Vì vậy, cuộc kháng chiến của ta có tính chất dân tộc giải phóng và dân chủ mới.
- Nêu cao tinh thần toàn dân đánh giặc, “bất kỳ đàn ông, đàn bà không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc, bất kỳ người già, người trẻ. Hễ là người Việt Nam đứng lên đánh thực dân Pháp”.
Câu 2: Trang 138 – sgk lịch sử 12
Nêu từ 5 đến 7 sự kiện tiêu biểu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp từ khi bùng nổ đến chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950?
Bài làm:5 sự kiện tiêu biểu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp từ khi bùng nổ đến chiến dịch biên giới thu đông năm 1950:
- Ngày 19 - 12 - 1946, mở đầu kháng chiến chống Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
- Tháng 3/1947, tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi của đồng chí Trường Chinh ra đời, giải thích cụ thể về đường lối kháng chiến.
- Ngày 19/12/1947, chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947 đã dành thắng lợi bằng cuộc rút chạy của đạu hội quân Pháp khởi Việt Bắc.
- Ngày 16/9/1950, các đơn vị quân đội đã nổ súng mở đầu chiến dịch bằng trận đánh Đông Khê…
- Ngày 22/10/1950, quân ta dành thắng lợi chiến dịch biên giới thu đông 1950, quân Pháp hoảng loạn, phải bỏ chạy.
Câu 1: Đại đoàn quân chủ lực được thành lập đầu tiên của quân đội ta là đại đoàn nào
A. Đại đoàn 307.
B. Đại đoàn 308.
C. Đại đoàn 316.
D. Đại đoàn 325.
Câu 2: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bắt đầu từ lúc nào?
A. Ngày 18 - 12 - 1946.
B. Đêm 19 - 12 - 1946.
C. Đêm 20 - 12 - 1946.
D. Ngày 22 - 12 - 1946.
Câu 3: Chủ trương cơ bản nhất của Đảng và Chính phủ trong những năm 1948 - 1950 trên lĩnh vực kinh tế là gì?
A. Phát động phong trào thi đua ái quốc, đẩy mạnh sản xuất.
B. Xây dựng kinh tế kháng chiến, tự cấp tự túc.
C. Bảo vệ mùa màng.
D. Câu A và B đúng.
Câu 4: Ai đã chỉ huy binh đoàn dù đổ quân xuống Việt Bắc trong chiến dịch thu đông 1947 ?
A. Sô-va-nhắc.
B. Com-muy-nan.
C. Sác-tông.
D. Lơ Pa-giơ.
Câu 5: Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến vào thời điểm nào?
A. Sáng ngày 19 – 12 - 1946
B. Trưa ngày 19 - 12 - 1946
C. Chiều ngày 19 – 12 - 1946
D. Tối ngày 19 – 12- 1946
Câu 6: Điền thêm những từ còn thiếu trong câu sau : "Chứng ta muốn ... , chúng ta ... nhân nhượng" (Hồ Chí Minh).
A. Độc lập, phải.
B. Tự do, đã.
C. Hoà bình, phải.
D. Thống nhất, đã.
Câu 7: Chủ trương cải cách giáo dục phổ thông đầu tiên được Chính phủ ban hành vào thời gian nào?
A. Tháng 5 - 1950
B. Tháng 6 - 1950
C. Tháng 7 - 1950
D. Tháng 8 - 1950
Câu 8: Nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp?
A. Hội nghị Ở Phông-ten-blô không thành công.
B. Pháp đánh chiếm Hải phòng (27 - 1 - 1946); Pháp gây ra vụ thảm sát ở Hà Nội (17 – 12- 1946); Pháp gửi tối hậu thư (18- 12- 1946).
C. Pháp đã kiểm soát Thủ đô Hà Nội.
D. Tất cả đều đúng
Câu 9: Hai hệ thống phòng ngự mà Pháp thiết lập ở Việt Nam năm 1950 là:
A. Tăng cường hệ thống phòng ngự trên đường số 4 và thiết lập “hành lang Đông Tây” (Hải Phòng, Hà Nội, Hoà Bình, Sơn La).
B. Xây dựng hệ thống phòng ngự ở đồng bằng Bắc Bộ và trung du.
C. Lập phòng tuyến “boong ke” và “vành đai trắng” xung quanh trung du và đồng bằng Bắc Bộ.
D. Tất cả đều sai.
Câu 10: Hiệu lệnh chiến đấu trong toàn thủ đô Hà Nội, mở đầu cho cuộc kháng chiến toàn quốc là?
A. Công nhân nhà máy điện Yên Phụ phá máy, Hà Nội mất điện.
B. Quân dân Hà Nội phá nhà máy xe lửa.
C. Nhà máy nước Hà Nội ngừng hoạt động.
D. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến được phát trên đài phát thanh.
Câu 11: - Tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch.
- Khai thông biên giới Việt - Trung.
- Củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt - Bắc.
Đó là ba mục đích trong chiến dịch nào của ta?
A. Chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947.
B. Chiến dịch Biên gIới thu đông 1950
C. Chiến dịch Hoà Bình - Tây Bắc - Thượng Lào
D. Câu A và B đúng.
Câu 12: Hiệu lệnh kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp nổ ra đầu tiên ở đâu?
A. Thái Bình.
B. Hải Phòng.
C. Hà Nội.
D. Thanh Hoá.
Câu 13: Lối đánh nào được quân dân ta thể hiện trong chiến dịch Biên giới thu - đông 1950.
A. Đánh du kích.
B. Bám thắt lưng địch mà đánh.
C. Công kiên, đánh điểm, diệt viện
D. Đánh du kích, mai phục dài ngày
Câu 14: Vạch rõ nguyên nhân gây ra cuộc chiến tranh này là do chính sách xâm lược của thực dân Pháp, chính nghĩa thuộc về nhân dân ta, nên quyết tâm chiến đấu của nhân dân ta là để bảo vệ độc lập và chính quyền giành được. Nêu lên tính chất của cuộc kháng chiến, khẳng định niềm tin của dân tộc, đó là nội dung của văn kiện nào?
A. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19 - 12 - 1946).
B. Bản chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Ban Thường vụ Trung ương Đảng.
C. Tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” của Trường Chinh.
D. Câu A và B đúng.
Câu 15: Chiến dịch Việt Bắc kết thúc ngày nào?
A. 17-12- 1947
B. 18- 12- 1947
C. 19- 12- 1947
D. 20- 12- 1947
Câu 16: Văn kiện nào trình bày đây đủ nhất đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng ta?
A. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
B. Bản chỉ thị “Toàn dân kháng chiến” của Ban Thường vụ Trung ương Đảng.
C. Tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi ” của Trường Chinh.
D. Câu A và B đúng.
Câu 17: Mục đích cuộc chiến đấu của quân dân ta trong giai đoạn mở đầu cuộc kháng chiến toàn quốc (cuối năm 1946 đầu 1947) là gì?
A. Để vây hãm địch, đảm bảo cho việc chuyển quân của ta.
B. Ta chủ động tiến công, bao vây, giam chân tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch.
C. Để hậu phương kịp thời huy động lực lượng kháng chiến.
D. Câu A và B đúng.
Câu 18: Ý nghĩa của cuộc chiến đấu của quân dân ta trong giai đoạn mở đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc (cuối năm 1946 đầu 1947)?
A. Đảm bảo an toàn cho việc chuyển quân của ta.
B. Giam chân địch trong các đô thị, tiêu hao nhiều sinh lực địch.
C. Đã tạo ra thế trận chiến tranh nhân dân, chuẩn bị cho cuộc chiến đấu lâu dài, toàn dân toàn diện.
D. Tạo ra thế trận mới, đưa cuộc chiến đấu bước sang giai đoạn mới.
Câu 19: Cuộc tấn công Việt Bắc của địch năm 1947 diễn ra trong bao nhiêu ngày?
A. 55 ngày đêm
B. 65 ngày đêm
C. 75 ngày đêm
D. 85 ngày đêm
Câu 20: Trung đoàn thủ đô được lệnh rút khỏi Hà Nội ngày nào?
A. 15 - 2- 1947.
B. 16 - 2 - 1947.
C. 17 – 2 - 1947.
D. 18 – 2 - 1947.
Câu 21: Kết quả lớn nhất của quân và dân ta đạt được trong chiến dịch Việt Bắc là gì?
A. Bảo vệ được cơ quan đầu não kháng chiến của ta.
B. Bộ đội của ta được trưởng thành lên trong chiến đấu.
C. Loại khỏi vòng chiến đấu 6000 tên địch
D. Làm thất bại âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” buộc địch phải chuyển sang "đánh lâu dài” với ta.
Câu 22: Kết quả lớn nhất của quân và dân ta đạt được trong chiến dịch Việt Bắc là:
A. Bảo vệ được cơ quan đầu não kháng chiến của ta.
B. Bộ đội của ta được trưởng thành lên trong chiến đấu.
C. Loại khỏi vòng chiến đấu 6000 tên địch.
D. Làm thất bại âm mưu "đánh nhanh thắng nhanh" buộc địch phải chuyển sang đánh lâu dài với ta.
Câu 23: Mục đích của cuộc chiến đấu của quân dân ta trong giai đoạn mở đầu cuộc kháng chiến toàn quốc (cuối năm 1946 đầu 1947) là
A. Để vây hãm địch, đàm bảo cho việc chuyền quân của ta.
B. Ta chủ động tiến công, bao vây, giam chân tiêu diệt một bộ phận lực địch.
C. Để hậu phương kịp thời huy động lực lượng kháng chiến cho kháng chiến lâu dài.
D. A và B đúng.
Sửa lần cuối: