Bài tập về gluxit

nhi kẹo

New member
Xu
0
BÀI TẬP VỀ GLUXIT
Câu 1. Để phân biệt các dung dịch glucozơ, glixerin (glixerol), andehit axetic, rượu etylic và lòng trắng trứng ta dùng:
A. NaOH B. AgNO3/NH3 C. Cu(OH)2 D. HNO3
Câu 2. Khi thuỷ phân tinh bột trong môi trường axit vô cơ, sản phẩm cuối cùng là:
A. glucozơ B. fructozơ C. saccarozơ D. mantozơ
Câu 3. Để phân biệt các dung dịch riêng biệt mất nhãn gồm: glucozơ, sacarozơ, andehit axetic, protit, rượu etylic, hồ tinh bột, ta dùng thuốc thử:
A. I2 và Cu(OH)2, t0 B. I2 và Ag2O/NH3
C. I2 và HNO3 D. Ag­2O/NH3, HNO3, H2 (to)
Câu 4. Dãy các chất đều tác dụng được với xenlulozơ:
A. Cu(OH)2, HNO3 B. , HNO3
C. AgNO3/NH3, H2O (H+) D. AgNO3/NH3, CH3COOH
Câu 5. Khí CO2 chiếm 0,03% thể tích không khí. Thể tích không khí (đktc) để cung cấp CO2 cho phản
ứng quang hợp tạo ra 162g tinh bột là
A. 4,032 l. B. 134,4 l. C. 4480 l. D. 448000 l.
Câu 6. Dãy gồm các dung dịch đều tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 là :
A. glucozơ , fructozơ , saccarozơ . C. glucozơ , fructozơ , mantozơ.
B. glucozơ , saccarozơ , mantozơ . D. glucozơ , mantozơ, glixerin.
Câu 7. Phản ứng nào sau đây chứng tỏ glucozơ có dạng mạch vòng ?
A. Phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 .
B. Phản ứng với Cu(OH)2/OH-.
C. Phản ứng với CH3OH/H+.
D. Phản ứng với CH3COOH/H2SO4đặc.
Câu 8. Giả sử 1 tấn mía cây ép ra được 900kg nước mía có nồng độ saccarozơ là 14%. Hiệu suất của quá trình sản xuất saccarozơ từ nước mía đạt 90% . Vậy lượng đường cát trắng thu được từ 1 tấn mía cây là:
A. 113,4kg . B. 810kg . C. 126kg . D. 213,4kg.
Câu 9. Cặp gồm các polisaccarit là

A. saccarozơ và mantozơ. B. glucozơ và fructozơ.
C. tinh bột và xenlulozơ. D. fructozơ và mantozơ.
Câu 10 . Dung dịch được dùng làm thuốc tăng lực trong y học là

A. saccarozơ. B. glucozơ.
C. fructozơ. D. mantozơ.
Câu 11. Một loại tinh bột có khối lượng mol phân tử là 939600 đvc. Số mắt xích (C6H10O5) có trong phân tử tinh bột đó là:

A. 56. B. 57. C. 58. D. 59.
C âu 12. Nhỏ ít giọt dung dịch I2 lên vết cắt của: quả chuối xanh(1), quả chuối chín(2), củ khoai (3) , cây đay(4). Ta thấy xuất hiện màu xanh lam trên các mẩu là

A. (1) và(2). B. (1) và (3).
C. (2) và (3). D. (3) và (4).
Câu 13. D ãy g ồm c ác ch ất khi đun n óng trong môi trường axit đều tạo ra sản phẩm có phản ứng tráng gương là

A. lipit, saccarozơ, tinh bột. B. metyl axetat, glucozơ, xenlulozơ.
C. mantozơ, saccarozơ, tinh bột. D. protein, tinh bột, xenlulozơ.
Câu 14. Có các chất: glucoz ơ, CH3COOH, CH3CHO, Cu(OH)2, nước Br2, C6H5NH2. Khi cho các chất

trên tác dụng với nhau từng đôi một , thì tổng số cặp chất phản ứng được với nhau là
A. 6. B. 7. C. 8. D. 9.
Câu 15. Để phân biệt các chất: glucozơ, glixerol, lòng trắng trứng, etanal, etanol, ta chỉ cần dùng thêm một thuốc thử là

A. Cu(OH)2. B. dung d ịch AgNO3/NH3.
C. nước Br2. D. kim loại Na.
Câu 16. Một loại tinh bột có khối lượng mol phân tử là 939600 đvc. Số mắt xích (C6H10O5) có trong phân tử tinh bột đó là

A. 56. B. 57.
C. 58. D. 59.
Câu 17. Những hợp chất sau phản ứng được với Ag2O trong NH3:
A. Butin-1, butin-2, etylfomiat. B. etanal, glucozơ, etin.
C. butin-1, propen, anđêhit axetic. D. mantozơ, saccarozơ, metanol.
Câu 18. Lượng glucozơ thu được khi thuỷ phân 1 Kg khoai chứa 20% tinh bột (hiệu suất đạt 81%) là:
A. 162g. B. 180g. C. 81g. D. 90g.
Câu 19. Cấu tạo của phân tử xenlulo khác với cấu tạo của phân tử tinh bột dạng amilopeptin ở chỗ:
A. Xenlulozơ có cấu tạo mạch thẳng
B. Xen lulozơ cấu tạo gồm các phân tử ỏ-glucôzơ
C. Xenlulozơ có cấu tạo mạch nhánh.
D. Xenlulozơ có cấu tạo mạch thẳng, gồm các phân tử ỏ-glucôzơ
Câu 20. cấu tạo mạch hở của glucozo khác cấu tạo mạch hở của phân tử fructozơ ở chỗ:
A. Glucozơ có nhóm CHO B. Glucôzơ có cấu tạo mạch nhánh
C. Glucozơ có 4 nhóm OH D. glucozơ có nhóm xeton (C=O)
Câu 21. Trong các chất sau : tinh bột, glucozơ, fructozơ, saccrozơ, chất thuộc loại polisaccarit là:
A. Saccarozơ B. Glucozơ C. Fructozơ D. Tinh bột
Câu 22. Trong các chất sau: tinh bột,xenlulozơ, saccrozơ, mantozơ,chất khi thuỷ phân chỉ thu được glucozơ là:
A. Tinh bột, xenlulzơ, mantozơ B. Tinh bột, saccarozơ

C. Xenlulozơ, saccarozơ, matozơ D. Tinh bột, mantozơ
Câu 23. Hợp chất nào sau đây vừa có tính chất của rượu đa chức vừa có tính chất của anđehit đơn chức :
A. Saccarozơ B. Glucozơ C.Glixerin D. Xenlulozơ
Câu 24. Xenlulozơ có phản ứng hoá học với :
A. NaOH B. Na C. I2 D. HNO3
Câu 25. Trong số các chất sau, chất không phản ứng với Cu(OH)2 là:
A. Glucozơ B. Saccarozơ C. Glixerin D. Etanol



BÀI TẬP VỀ POLIME

Câu 1. Trong các Polime: P.V.C, P.E, amilopectin trong tinh bột, cao su lưu hoá, số polime có cấu trúc mạng không gian là:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 2. Polime sau đây được điều chế bằng phương pháp trùng ngưng:
A. cao su Buna B. P.V.C C. thuỷ tinh hữu cơ D. nilon 6.6
Câu 3. Trong các loại tơ: tơ tằm, tơ visco, tơ xenlulozơ axetat, tơ capron, tơ nilon 6.6, số tơ tổng hợp là:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 4. Tơnilon 6,6 là
A. Hexacloxiclohexan. B. Poliamit của axitađipic và hexametylenđiamin.
C. Poliamit của axit - aminocaproic. D. Polieste của axitađipic và etylenglicol.
Câu 5. Thủy phân hòan toàn 1mol peptit X đư­ợc các aminoaxit A, B, C, D, E mỗi loại 1mol. Nếu thủy phân từng phần X đư­ợc các đipeptit và tripeptit AD, DC, BE, DCB. Trình tự các aminoaxit trong X là
A. BCDEA. B. DEBCA. C. ADCBE. D. EBACD.
Câu 6. Khi trùng hợp isopren thì thu được bao nhiêu loại polime mạch hở ?
A. 1 . B. 2 . C. 3 . D. 4.
Câu 7. Polime nào dễ bị thuỷ phân trong môi trường kiềm ?
A. (-CH2-CH2-)n . B. (-CH2-CH2-O-)n
C. (-HN-CH2-CO-)n . D. (-CH2-CH=CH-CH2-)n
Câu 8. Dãy gồm các polime được dùng làm tơ sợi là

A tinh b ột, xenlulozơ, nilon-6,6 B. xenlulozơ axetat, polivinyl xianua, nilon-6,6.
C. PE, PVC, polistiren. D. xenluloz ơ, protit, nilon-6,6.
Câu 9. T ừ 23,6 gam NH2(CH2)6NH2 và một lượng vừa đủ axit ađipic ta tổng hợp được nilon-6,6. Khối lượng của nilon-6,6 thu được là.

A. 46,5 gam. B. 46,2 gam. C. 45,5 gam. D. 45,2 gam.
Câu 10. Dãy gồm các chất có khả năng trực tiếp tham gia phản ứng tổng hợp polime là

A. CH2=CH2, CH2=CHCl, CH3COOH.
B. NH2CH2C OOH, CH3CH3, C2H5OH.
C. CH3CH2CH3, CH2=CHCl, NH2CH2C OOH.
D. NH2CH2COOH, CH2=CH2, CH2=CHCl.
Câu 11. Cao su buna có công thức cấu tạo thu gọn là


Câu 12. Trong môi trường axit và môi trường kiềm, các polime trong dãy sau đều kém bền:
A. tơ nilon- 6,6; tơ capron; tơ tm. B. sợi bông; tơ capron; tơ nilon -6,6.
C. polistren; polietilen; tơ tằm. D. nhựa phenolfomađehit; polivinylclorua; tơ capron.
Câu 13. Poli etyl acrilat được điều chế bằng cách trùng hợp monome sau:
A. CH2=CHCOOCH2CH3. B. CH2=CHOOCCH3.
C. CH3COOCH=CHCH3. D. CH2=CH-CH2OOCH.
Câu 14. Những chất và vật liệu nào sau đây là chất dẻo
(1) Polietilen (2) Polistiren (3) Đất sét ướt
(4) Nhôm (5) Bakelit (6) Caosu
  1. (1), (2) B. (1), (2), (5) C. (2), (4), (6) D. (3), (4)
Câu 15. Trong số các polime sau đây
(1) Sợi bông (2) Tơ tằm (3) Len (4) Tơ visco
(5) Tơ enang (6) Tơ axetat (7) Tơ nilon-6,6
Loại tơ có nguồn gốc xenlulozơ là
  1. (2), (3), (4) B. (5), (6), (7) C. (1), (4), (6) D. (2), (4), (7)
Câu 16. Cao su buna được tổng hợp bằng phương pháp
A. trùng hợp B. đồng trùng hợp
C. trùng ngưng D. đồng trùng ngưng
Câu 17. Chất dẻo là những vật liệu:
A. gồm polime, chất độn, chất hoá dẻo, chất phụ
B. không cháy, bền với nhiệt
C. có khả năng bị biến dạng khi chịu tác dụng của nhiệt độ, áp suất mà vẫn giữ nguyên hình dạng đó khi thôi tác dụng.
D. có khả năng không bị biến dạng khi chịu tác dụng của nhiệt độ, áp suất mà vẫn giữ nguyên hình dạng đó khi thôi tác dụng
Câu 18. Thành phần chính của chất dẻo là:
A. Chất độn B. Chất phụ C. Polime D. Chất hoá dẻo
Câu 19. Tơ nilon 6, 6 được điều chế từ phản ứng:
A. Trùng ngưng B. Trùng hợp C. Thuỷ phân D. Cộng hợp

BÀI TẬP ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI
Câu 1. Kim loại có khả năng dẫn điện tốt nhất là:
A. Ag. C.Cu. B.Al. D.Fe.
Câu 2. Cho Al từ từ đến dư vào dung dịch hỗn hợp Cu(NO3)2, AgNO3, Mg(NO3)2, Fe(NO3)3 thì thứ tự các ion bị khử là:
A. Fe3+, Ag+, Cu2+, Mg2+ B. Ag+, Cu2+, Fe3+, Mg2+
C. Ag+, Fe3+, Cu2+, Fe2+ D. Ag+, Fe3+, Cu2+, Mg2+
Câu 3. Quá trình sau không xẩy ra sự ăn mòn điện hoá:
A. vật bằng Al - Cu để trong không khí ẩm
B. cho vật bằng Fe vào dung dịch H2SO4 loảng cho thêm vài giọt dung dịch CuSO4
C. phần vỏ tàu bằng Fe nối với tấm Zn để trong nước biển
D. nung vật bằng Fe rồi nhúng vào H­2O.
Câu 4. Mục đích của việc gắn những tấm kẽm ngoài vỏ tàu biển bằng thép ở phần chìm trong n­ước là
A. tránh sự tiếp xúc của vỏ tàu với nư­ớc biển B. giảm lực t­ương tác giữa vỏ tàu với nư­ớc biển
C. chống ăn mòn điện hoá. D. chống ăn mòn vỏ tàu
Câu 5. Để tinh luyện đồng thô thì ngư­ời ta dùng phương pháp nào trong các phương pháp sau đây ?
A. Cho đồng thô vào HNO3đặc,­ rồi nhiệt phân Cu(NO3)2, sau đó dùng CO để khử CuO.
B. Điện phân dung dịch CuSO4 có anot làm bằng đồng thô, thu đồng tinh khiết ở catot.
C. Hoà tan đồng thô trong HNO3 rồi dùng kim loại đẩy đồng ra khỏi dung dịch muối Cu(NO3)2.
D. Cho đồng thô vào dung dịch HCl để cho tạp chất tan hết còn lại đồng.
Câu 6. Mục đích của việc gắn những tấm kẽm ngoài vỏ tàu biển bằng thép ở phần chìm trong n­ước là
A. tránh sự tiếp xúc của vỏ tàu với nư­ớc biển B. giảm lực t­ương tác giữa vỏ tàu với nư­ớc biển
C. chống ăn mòn điện hoá. D. chống ăn mòn vỏ tàu
Câu 7. Cho các cặp oxi hoá- khử của kim loại : Zn2+/Zn , Ag+/ Ag , Fe2+/Fe , Cu2+/Cu . Số cặp oxihoa – khử phản ứng với nhau là :
A. 5. B. 6. C. 7. D. 3.
Câu 8. Tính khử của các nguyên tử Na, K, Al, Mg được xếp theo thứ tự tăng dần là

A. K, Na, Mg, Al. B. Al, Mg,Na,K.
C. Mg, Al, Na,K. D. Al,Mg, K, Na.
Câu 9. Khi để trong không khí nhôm khó bị ăn mòn hơn sắt là do

A. nhôm có tính khử mạnh hơn sắt. B. trên bề mặt nhôm có lớp Al2O3 bền vững bảo vệ.
C. nhôm có tính khử yếu hơn sắt. D.trên bề mặt nhôm có lợp Al(OH)3 bảo vệ.
Câu 10. Khi cho kim loại Mg vào dung dịch chứa đồng thời các muối: Cu(NO3)2, AgNO3, Fe(NO3)2,

khuấy đều để các phản ứng xảy ra hoàn toàn, ta thu được chất rắn B gồm 2 kim loại. hai kim loại đó là
A. Cu, Fe. B. Fe, Ag. C. Ag, Mg. D. Cu, Ag.
Câu 11. Cho 0,3 mol Mg và 0,2 mol Al vào 200 ml dung dịch chứa Cu(NO3)2 1M và Fe(NO3)2 1,5M .Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn ta thu được chất rắn A có khối lượng là
A. 29,6 gam. B. 32,3 gam. C. 30,95 gam. D. 31,4 gam.
Câu 12. Yếu tố quy ết định tính chất vật lý chung của các kim loại là do trong tinh thể kim loại có sự chuyển động tự do của:

A. các eletron . B. các ion dương .
C. các proton . D các nguyên tử kim loại
Câu 13. Dãy gồm các chất tan hoàn toàn trong nước ở điều kiện thường là

A. Na, K, Be, Ba. B. Ba, Na, K, Mg.
C. Al, K,Na, Ca. D. K, Ca, Na, Ba.
Câu 14. Nhóm gồm các kim loại có thể điều chế từ các hợp chất của chúng bằng phương pháp nhiệt luyện là

A. Mg, Cu, Zn. B. Fe, Cu, Al.
C. Cu, Fe, Zn. D. Na, Mg, Al.
Câu 15. Cho 0,5 mol Mg vào 200 ml dung dịch chứa Cu(NO3)21M , Fe(NO3)2 2M v à AgNO3 1M, Khuấy đều để các phản ứng xảy ra hoàn toàn , khi phản ứng kết thúc ta thu được chất rắn B có khối lượng là
A. 56,8 gam. B. 29,6 gam. C. 44,2 gam. D. 45,6 gam.
Câu 16. Để bảo vệ tàu thuỷ( thân tàu làm bằng thép), người ta thường áp phía ngoài thân tàu các tấm kim loại bằng

A. Zn. B. Sn. C. Pb. D. Ni.
Câu 17. Thép không gỉ ( inoc) là hợp kim có thành phần là

A. Fe – Cr -Ni. B. Fe- W-Mo-Cr.
C. Fe-C. D. Fe-Mn.
Câu 18. Để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép, phần vỏ tàu ngâm trong nước biển thường được người ta gắn chặt những tấm kim loại:
A. Zn. B. Pb. C. Cu. D. Fe.
Câu 19. Dung dịch CuSO4 sẽ không oxi hóa được các kim loại trong dãy sau:
A. Zn,Al, Fe. B. Au, Cu, Ag.
C. Pb, Fe, Ag. D. Fe, Cu, Hg.
Câu 20. Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế kim loại nào trong các kim loại sau: Al, Fe, Cu, Ag, Na bằng cách cho kim loại có tính khử mạnh hơn đẩy kim loại yếu hơn ra khỏi dung dịch muối:
A. Cu, Ag B.Ag,Fe, Al C.Cu, Ag,Na D. Al,Fe,Na
Câu 21. Tính khử của các nguyên tử nguyên tố kim loại được sắp xếp theo chiều tăng dần :
A. Cu, Fe, Pb, Al, B.Cu, Pb, Fe, Al, C.Al,Cu,Fe,Pb D.Pb.Al,Fe,Cu
Câu 22. Kim loại bị ăn mòn điện hoá trong những thí nghiệm nào sau đây:
A.Cho Fe vào trong dung dịch HCl B.Để một vật băng thép ngoài không khí
C. Đốt cháy kim loại Na trong khí Clo D.Cả ba thí nghiệm kim loại đều bị ăn mòn điện hoá
Câu 23. Hiện tượng hoá học nào sau đây xảy ra khi cho Cu dư vào trong dung dịch AgNO3.
A.Không có hiện tượng gì vì Cu có tính khử yếu hơn Ag
B.Cu tan, dung dịch có màu xanh lam.
C.Dung dịch có màu xanh lam, Cu tan dần,có một lớp kim loại trắng bóng bám trên thanh Cu
D. Ban đầu Cu tan, sau đó không tan nửa do có lớp kim loại Ag bám phía ngoài
Câu 24. :Để điều chế kim loại phân nhóm chính nhóm I thì ta dùng phương pháp:
A.Nhiệt luyện B.Thuỷ luyện C.Điện phân nóng chảy D.Cả ba phương pháp trên
Câu 25. Khi cho Fe vào dung dịch hỗn hợp Cu(NO3)2 và AgNO3 có thể xảy ra tối đa :
A.1 phản ứng B.2 phản ứng C.3 phản ứng D.4 phản ứng
Câu 26. Khối lượng kết tủa thu được khi cho 200 ml dung dịch FeCl2 1M tác dụng với 500 ml dung dịch AgNO3 1M là:
A.57,4 gam B.71,75 gam C.68,2 gam D.26 gam
Câu 27. Trong hợp kim nhất thiết phải có liên kết:
A.Cộng hoá trị B.Kim loại C.ion D.phối trí
Câu 28. Cho 11,6 gam hỗn hợp các kim loại Zn,Mg, Al tác dụng với dung dịch HCl 0,1M dư thu được 7,84 lít khí đktc. Khối lượng muối clorua thu được khi cô cạn dung dịch là:
A.36,45 gam B.18,25 gam C.72,9 gam D.kết quả khác
Câu 29. Trong các phản ứng hoá học mà kim loại tham gia phản ứng thì:
A.Kim loại luôn luôn thể hiện tính oxi hoá
B.Kim loại có thể thể hiện tính khử hoặc tính oxi hoá tuỳ thuộc chất phản ứng với nó.
C.Kim loại vừa thể hiện tính khử, vừa thể hiện tính oxi hoá.
D.Kim loại luôn luôn thể hiện tính khử.
Câu 30. Cho các kim loại sau: Na, Fe, Al, Cu, K thì số kim loại có phản ứng với nước ở nhiệt độ thường là:
A. Fe, Na, Al B.K, Na,Fe, Cu C.K,Na,Al D. K và Na
Câu 31. Cho m gam Fe tác dụng với 400 ml dung dịch AgNO3 1M và Cu(NO3)2 1M sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch A có màu xanh và 32,4 gam chất rắn. Giá trị của m là;
A.5,6 gam B.11,2 gam C. 8,4 gam D.kết quả khác
Câu 32.Cho các nguyên tử nguyên tố hoá học sau: Mg(Z=12),Al(Z=13), Na(Z=11),O(Z=8). Thứ tự sắp xếp các nguyên tố trên theo thứ tự tăng dần bán kính nguyên tử là:
A.O,Na,Al,Mg B.Al,O,Mg,Na C.O,Al,Mg,Na D.Na,Mg,Al,O
Câu 33.Có hỗn hợp bột các kim loại:Ag,Cu và Fe. Hoá chất nào trong số các hoá chất cho dưới đây có thể tách được Ag ra khỏi hỗn hợp mà khối lượng của Ag không thay đổi.
A.Dung dịch AgNO3 B.Dung dịch HCl C.Dung dịch AgNO3 dư D.Dung dịch FeCl3
Câu 34. Một vật bằng sắt tráng một lớp kẽm, bị sây sát tới lớp sắt bên trong để lâu trong không khí ẩm thì có hiện tượng.
A.Vật đó bị ăn mòn nhanh ở phần bên trong
B.Vật đó bị ăn mòn nhanh ở phần bên ngoài
C.Vật đó Bị ăn mòn nhanh chóng cả hai phía
D.Vật đó không bị ăn mòn
Câu 35. Nguyên tử các nguyên tố kim loại có tính chất đặc trưng là:
A. nhường electron tạo thành ion âm. B. nhường electron tạo thành ion dương.
C. Nhận electron tạo thành ion âm. D. không nhường, không nhận electron
Câu 36. Để điều chế nhôm kim loại người ta dựa trên nguyên tắc
A. khử ion nhôm thành nhôm kim loại B. Sự oxi hoá ion nhôm thành nhôm kim loại
C. Sự khử Al3+ thành Al kim loại D. Oxi hoá ion nhôm thành nhôm kim loại.


BÀI TẬP VỀ ĐIỆN PHÂN
Câu 1. Cho các cặp oxi hóa khử sau: Cu2+/Cu; Al3+/Al; Fe3+/Fe2+; H+/H; Fe2+/Fe
Hãy sắp xếp các cặp theo thứ tự tăng dần khả năng oxi hóa của các dạng oxi hoá.
A. Fe2+/Fe < Al3+/Al < H+/H < Cu2+/Cu <FE3+/Fe2+
B. Al3+/Al < Fe2+/Fe < H+/H < Fe3+/Fe2+ < Cu2+/Cu
C. Al3+/Al < H+/H < Fe2+/Fe < Fe3+/Fe2+ < Cu2+/Cu
D. Al3+/Al < Fe2+/Fe < H+/H < Cu2+/Cu < Fe3+/Fe2+

Câu 2. Cho dãy sau: Fe, Fe2+; Zn, Zn2+; Ni, Ni2+; H, H+; Hg,Hg2+; Ag,Ag+
Sắp xếp theo chiều giảm tính khử của các nguyên tử và ion là:

A. Zn, Ni, Fe, H, Fe2+, Ag, Hg B. Fe, Zn, H, Ni, Fe2+, Ag, Hg
C. Zn, Fe, H, Ni, Fe2+, Hg, Ag D. Zn, Fe, Ni, H, Fe2+, Ag, Hg
Câu 3. Cho dãy sau: Fe, Fe2+; Zn, Zn2+; Ni, Ni2+; H, H+; Hg,Hg2+; Ag,Ag+
Sắp xếp theo chiều tăng tính khử của các nguyên tử và ion là:

A. Zn2+, Ni2+, Fe2+, Fe3+, H+, Ag+, Hg2+ B. Ni2+, Zn2+, Fe2+, H+, Fe3+ , Ag+, Hg2+
C. Zn2+, Ni2+, H+, Fe3+, Fe2+, Hg2+, Ag+ D. Zn2+, Fe2+, Ni2+, H+, Fe3+, Ag+, Hg2+
Câu 4. Hãy sắp xếp các cặp oxi hóa khử sau đây theo thứ tự tăng dần tính oxi hóa của các ion kim loại.
(1): Fe+/Fe; (2): Pb2+/Pb; (3): 2H+/H2; (4): Ag+/Ag;(5): Na+/Na; (6): Fe3+/Fe2+; (7): Cu2+/Cu

A. (5) < (1) < (2) < (3) < (7) < (6) < (4) B. (4) < (6) < (7) < (3) < (2) < (1) < (5)
C. (5) < (1) < (6) < (2) < (3) < (4) < (7) D. (5) < (1) < (2) < (6) < (3) < (7) < (4)
Câu 5. Cho 4 cặp oxi hóa khử sau: Fe2+/Fe; Fe3+/Fe2+; Cu2+/Cu; 2H+/H2
Hãy sắp xếp thứ tự tính oxi hóa tăng dần của các cặp trên.

A. Fe2+/Fe < 2H+/H2 < Cu2+/Cu < Fe3+/Fe2+ B. Fe2+/Fe < Cu2+/Cu < 2H+/H2 < Fe3+/Fe2+
C. Fe3+/Fe2+ < 2H+/H2 < Cu2+/Cu < Fe2+/Fe D. Fe2+/Fe < 2H+/H2 < Cu2+/Cu < Fe3+/Fe2+
Câu 6. Khi điện phân dung dịch hỗn hợp MgCl2, FeCl3, CuCl2 thì thứ tự bị khử tại catốt là:
A. Cu2+, Fe3+, Mg2+, H2O B. Fe3+, Cu2+, Mg2+, H2O
C. Fe3+, Cu2+, Fe2+, H2O D. Fe3+, Cu2+, Fe2+, Mg2+
Câu 7. Điện phân dung dịch chứa a mol NaCl và b mol CuSO4 với điện cực trơ màng ngăn xốp đến khi H2O đều bị điện phân ở 2 cực thì dừng lại, dung dịch thu được làm xanh quỳ tím. Vậy:
A. a = b B. a = 2b C. a < 2b D. a > 2b
Câu 8. Thứ tự điện phân của các cation ở catot khi điện phân dung dịch chứa hỗn hợp 2 muối Fe2(SO4)3 và CuSO4 là :
A. Cu2+, Fe3+, H+ . B. Fe3+, Cu2+, Fe2+, H+ . C. Fe3+ , Fe2+ , Cu2+ ,H+ , D. Fe3+, Cu2+, H+, Fe2+.
Câu 9. Khi điện phân dung dịch NaCl thì ở catốt xảy ra quá trình :

A. khử Na+. B. khử H2O. C. oxihoa Cl-. D. khử Cl-.
Câu 10. Có hai bình điện phân mắc nối tiếp, điện cực trơ:
Bình 1 đựng dung dịch AgNO3, bình 2 đựng dung dịch KCl(có màng ngăn). Sau một thời gian điện phân, trong mỗi bình muối vẫn còn dư, ở catot bình 1 thoát ra 10,8gam Ag thì ở anot bình 1 và anot bình 2 thoát ra các khí với thể tích tương ứng (đktc) là:
A. O2(0,56 lít) và Cl2(1,12 lít) B. O2(1,12 lít) và Cl2(0,56 lít)
C. O2(5,6 lít) và Cl2(11,2 lít) D. O2(0,56 lít) và H2(1,12 lít)
Câu 11. Khi điện phân 25,98 gam iotđua của một kim loại X nóng chảy, thì thu được 12,69 gam iot. Cho biết iotđua của kim loại nào đã bị điện phân?
A. KI. B. Cal2 C. &shy; Nal D. Csl
Câu 12. Chia 8,84 gam hỗn hợp một muối kim loại (l) clorua và BaCl2 thành hai phần bằng nhau. Hòa tan hoàn toàn phần thứ nhất vào nước rồi cho tác AgNO3 thì thu được 8,61gam kết tủa. Đem điện phân nóng chảy phần thứ hai thì thu được V lít khí X bay ra ở anot. Thể tích khí V (ở 27,30C và 0,88atm) là:
A. 0,42 lít B. 0,84 lít C. 1,68 lít D. Kết quả khác.
Câu 13. Chia 8,84 gam hỗn hợp một muối kim loại (l) clorua và BaCl2 thành hai phần bằng nhau. Hòa tan hoàn toàn phần thứ nhất vào nước rồi cho tác AgNO3 thì thu được 8,61gam kết tủa. Đem điện phân nóng chảy phần thứ hai thì thu được V lít khí X bay ra ở anot. Biết số mol kim loại (l) clorua gấp 4 lần số mol BaCl2, hiệu suất phản ứng 100%. Xác định kim loại hóa trị l.
A. Li B. Na C. K D. Rb
Câu 14. Trong 500ml dung dịch X có chứa 0,4925 gam một hỗn hợp gồm muối clorua và hiđroxit của kim loại kiềm. Đo pH của dung dịch là 12 và khi điện phân 1/10 dung dịch X cho đến khi hết khí Cl2 thì thu được 11,2ml khí Cl2 ở 2730C và 1 atm. Kim loại kiềm đó là:
A. K B. Cs C. Na D.Li
Câu 15. Đem điện phân 200ml dung dịch NaCl 2M (d = 1,1 g/ml) với điện cực bằng than có màng ngăn xốp và dung dịch luôn luôn được khuấy đều. Khi ở catot thoát ra 22,4 lít khí đo ở điều kiện 200C, 1 atm thì ngưng điện phân. Cho biết nồng độ phần trăm của dung dịch NaOH sau điện phân.
A. 8% B. 10% C. 16,64% D. 8,32%
Câu 16. Điện phân một dung dịch muối MCln với điện cực trơ. Khi catot thu được 16 gam kim loại M thì ở anot thu được 5,6 lít khí (đktc). Kim loại M có thể là:
A. Ca B. Fe C. Cu D. Al
Câu 17. Dung dịch chứa đồng thời 0,01 mol NaCl; 0,02 mol CuCl2; 0,01 FeCl3; 0,06 mol CaCl2. Kim loại đầu tiên thoát ra ở catot khi điện phân dung dịch trên là:
A. Fe B. Zn C. Cu D. Ca
Câu 18. Điện phân dùng điện cực trơ dung dịch muối sunfat kim loại hóa trị 2 với cường độ dòng 3A. Sau 1930 giây thấy khối lượng catot tăng 1,92 gam. Cho biết tên kim loại trong muối sunfat?
A. Fe B. Ca C. Cu D. Mg
Câu 19. Khi điện phân một dung dịch muối với điện cực trơ, giá trị pH ở khu vực gần 1 điện cực tăng lên . Dung dịch muối đem điện phân là :
A. NaCl B. CuCl2 C. CuSO4 D. K2SO4.
Câu 20. Khi điện phân dung dịch CuSO4 ở anốt chỉ xảy ra quá trình : 2H2O – 4 e ®4H+ +O2
.Như vậy ở anốt được làm bằng :
A. Zn B. Cu C. Mg D. Pt




BÀI TẬP VỀ XÁC ĐỊNH KIM LOẠI
Câu 1. Cho 16,2 gam kim loại M tác dụng hoàn toàn với 0,15 mol oxi, chất rắn thu được tác dụng hết với dung dịch HCl tạo ra 0,6 mol H2.. M là:
A. Fe B. Al C. Ca D. Mg
Câu 2. Hoà tan 0,88 gam hỗn hợp A gồm một kim loại M hoá trị II và oxit của M vào dung dịch HCl vừa đủ thu được 200ml dung dịch B chứa 2,22 gam muối . Biết M có tổng số hạt trong nguyên tử lớn hơn 40 . Vậy M là:
A. Mg,Ca. B. Ca. C. Mg. D. Fe.
Câu 3. Khử hoàn toàn 6,4 gam MxOy cần 2,688lít H2 (đktc). Lượng kim loại thu được tác dụng với dung dịch HCl dư sinh ra 1,792 lít H2 (đktc) . Kim loạ M trong oxit là:
A. Pb . B. Fe . C. Ni . D. Sn.
Câu 4. Nhiệt phân hoàn toàn m gam M(NO3)2 thu được 20 gam một oxit của M và 12,6 lít hỗn hợp khí A (đktc). A có tỷ khối so với hiđro là 200/9. Kim loại M là:
A. Cu . B. Al . C. Mg . D. Fe.
Câu 5. Hoà tan hoàn to àn 6 gam hỗn hợp 2 kim loại kiềm kế tiếp nhau trong bảng hệ thống tuần hoà vào H2O, sau phản ứng thấy có 2,24 lít khí H2 (đktc) bay ra. Hai kim lo ại kiềm đ ó l à

A. Na v à K. B. Li v à Na. C. K v à Rb. D. Rb v à Cs.
Câu 6. Cho 3,75gam hỗn hợp 2 kim loại kiềm tan hoàn toàn trong nước, thu được 2,8 lít khí H2 (đktc). Hai kim loại kiềm đó là:
A. Li , K. B. Na , K. C. Na , Cs. D. K , Cs.
Câu 7. Hoà tan hết 16,2 gam một kim loại chưa rõ hoá trị bằng dung dịch HNO3 loãng, sau phản ứng thu được 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm N2O và N2. Biết tỷ khối của X đối với H&shy;2 là 18, dung dịch sau phản ứng không có muối NH4NO3. Kim loại đó là:
A. Ca. B. Mg. C.Al. D. Fe.
Câu 8. Hòa tan hỗn hợp X gồm 11,2 gam kim loại M và 69,6 gam oxit MxOy của kim loại đó trong 2 lít dung dịch HCl, thu được dung dịch A và 4,48 lít khí H2 (đktc). Nếu cũng hòa tan hỗn hợp X đó trong 2 lít dung dịch HNO3 thì thu được dung dịch B và 6,72 lít khí NO (đktc). Kim loại M là:
A. Fe B. Cu C. Ca D.Na
Câu 9. Hòa tan hỗn hợp X gồm 11,2 gam kim loại M và 69,6 gam oxit MxOy của kim loại đó trong 2 lít dung dịch HCl, thu được dung dịch A và 4,48 lít khí H2 (đktc). Nếu cũng hòa tan hỗn hợp X đó trong 2 lít dung dịch HNO3 thì thu được dung dịch B và 6,72 lít khí NO (đktc). Công thức MxOy:
A. CaO B. Fe2O3 C. Fe3O4 D./FeO
Câu 10. Hòa tan hoàn toàn 9,6 gam kim loại R trong H2SO4 đặc đun nóng nhẹ thu được dung dịch X và 3,36 lít khí SO2 (ở đktc). Xác định kim loại R.
A. Fe B. Ca C. Cu D. Na
Câu 11. Một hỗn hợp X gồm 2 kim loại A, B có tỉ lệ khối lượng là 1:1 . Trong 44,8 gam hỗn hợp X, hiệu số về số mol của A và B là 0,05 mol. Mặt khác khối lượng nguyên tử của A lớn hơn B là 8 gam. Kim loại A và B có thể là:
A. Na và K B. Mg và Ca C. Fe và Cu D. Kết quả khác
Câu 12. Hòa tan 7,2 gam một hỗn hợp gồm 2 muối sunfat của 2 kim loại hóa trị (II) và (III) vào nước được dung dịch X (Giả thiết không có phản ứng phụ khác). Thêm vào dung dịch X một lượng BaCl2 vừa đủ để kết tủa ion SO42- thì thu được kết tủa BaSO4 và dung dịch Y. Khi điện phân hoàn toàn dung dịch Y cho 2,4 gam kim loại. Biết số mol của muối kim loại hóa trị (II) gấp đôi số mol của muối kim loại hóa trị (III), biết tỉ lệ số khối lượng nguyên tử của kim loại hóa trị (III) và (II) là 7/8. Xác định tên hai loại:
A. Ba và Fe B. Ca và Fe C. Fe và Al D. Cu và Fe
Câu 13. Hoà tan hoàn toàn một oxit kim loại bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được 2,24 lít khí SO2 đktc và 120 gam muối. Công thức của oxit kim loại là:
A. Al2O3 B. Fe2O3 C. Fe3O4 D. Cu2O
Câu 14. Hoà tan hoàn toàn 1,805 gam một hợp gồm Fe và mt kim loại A có hoá tr n duy nht bng dung dch HCl thu được 1,064 lít khí H2, Mặt khác cũng hoà tan hoàn toàn lượng hỗn hợp trên bằng dung dịch HNO3 loãng dư thu được 0,896 lít khí NO duy nhất .Biết các khí đo đktc.Kim loại M là: A. Cu B. Cr C. Al D. Mn
Câu 15. Hoà tan hoàn toàn 16,2 gam kim loại M chưa biết hoá trị trong dung dịch HNO3 dư thu được 5,6 lít đktc hỗn hợp khí NO và N2 có khối lượng 7,2 gam. Kim loại M là:
A.Fe B.Al C.Mg D.Cu
Câu 16. Trộn 17,6 gam hỗn hợp Fe và kim loại R trong dung dịch dư H2SO4 loãng. Thu được 4,48 lít khí đktc. Phần không tan cho vào dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được 2,24 lít khí. Kim loại R là:
A.Mg B.Pb C.Ag D.Cu
Câu 17. Hòa tan hỗn hợp X gồm 11,2 gam kim loại M và 69,6 gam oxit MxOy của kim loại đó trong 2 lít dung dịch HCl, thu được dung dịch A và 4,48 lít khí H2 (đktc). Nếu cũng hòa tan hỗn hợp X đó trong 2 lít dung dịch HNO3 thì thu được dung dịch B và 6,72 lít khí NO (đktc). Kim loại M là:
A. Fe B. Cu C. Ca D. Na
Câu 18. Hòa tan hỗn hợp X gồm 11,2 gam kim loại M và 69,6 gam oxit MxOy của kim loại đó trong 2 lít dung dịch HCl, thu được dung dịch A và 4,48 lít khí H2 (đktc). Nếu cũng hòa tan hỗn hợp X đó trong 2 lít dung dịch HNO3 thì thu được dung dịch B và 6,72 lít khí NO (đktc). Công thức MxOy:
A. CaO B. Fe2O3 C. Fe3O4 D. FeO
Câu 19. Hòa tan hoàn toàn 9,6 gam kim loại R trong H2SO4 đặc đun nóng nhẹ thu được dung dịch X và 3,36 lít khí SO2 (ở đktc). Xác định kim loại R.
A. Fe B. Ca C. Cu D. Na
Câu 20. Một hỗn hợp X gồm 2 kim loại A, B có tỉ lệ khối lượng là 1:1 . Trong 44,8 gam hỗn hợp X, hiệu số về số mol của A và B là 0,05 mol. Mặt khác khối lượng nguyên tử của A lớn hơn B là 8 gam. Kim loại A và B có thể là:
A. Na và K B. Mg và Ca C. Fe và Cu D. Kết quả khác
Câu 21. Hòa tan 7,2 gam một hỗn hợp gồm 2 muối sunfat của 2 kim loại hóa trị (II) và (III) vào nước được dung dịch X (Giả thiết không có phản ứng phụ khác). Thêm vào dung dịch X một lượng BaCl2 vừa đủ để kết tủa ion SO42- thì thu được kết tủa BaSO4 và dung dịch Y. Khi điện phân hoàn toàn dung dịch Y cho 2,4 gam kim loại. Biết số mol của muối kim loại hóa trị (II) gấp đôi số mol của muối kim loại hóa trị (III), biết tỉ lệ số khối lượng nguyên tử của kim loại hóa trị (III) và (II) là 7/8. Xác định tên hai loại:
A. Ba và Fe B. Ca và Fe C. Fe và Al D. Cu và Fe
Câu 22. Một dung dịch chứa hai muối clorua của kim loại M: MCl2 và MCl3 có số mol bằng nhau và bằng 0,03 mol. Cho Al vừa đủ để phản ứng hoàn toàn với dung dịch trên. Kim loại M là:
A. Cu B. Cr C. Fe D. Mn
Câu 23. Nhúng một thanh graphit phủ kim loại A hóa trị II vào dung dịch CuSO4 dư. Sau phản ứng thanh graphit giảm 0,04gam. Tiếp tục nhúng thanh graphit này vào dung dịch AgNO3 dư, khí phản ứng kết thúc khối lượng thanh graphit tăng 6,08 gam (sơ với khối lượng thanh graphit sau khi nhúng vào CuSO4 ). Kim loại X là.
A. Ca B. Cd C. Zn D. Cu
Câu 24. Nhúng thanh kim loại X hóa trị II vào dung dịch CuSO4 sau một thời gian lấy thanh kim loại ra thấy khối lượng giảm 0,05%. Mặt khác cũng lấy thanh kim loại như trên nhúng vào dung dịch Pb(NO3)2 thì khối lượng thanh kim loại tăng lên 7,1%. Biết số mol CuSO4 và Pb(N3)2 tham gia ở hai trường hợp bằng nhau. Kim loại X đó là:
A. Zn B. Al C. Fe D. Cu
Câu 25. Một kim loại M tác dụng với dung dịch HNO3 loãng thu được M(NO3)3, H2O và hỗn hợp khí E chứa N2 và N2O. Khi hòa tan hoàn toàn 2,16 gam kim loại M trong dung dịch HNO3 loãng thu được 604,8ml hỗn hợp khí E có tỉ khối hơi đối với H2 là 18,45. Kim loại M là:
A. Cr B. Fe C. Mg D. Al
E. Cu
Câu 26. Hoà tan hoàn toàn một kim loại oxit bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng (vừa đủ) thu được 2,24 lít khí SO3 (đktc) và 120 gam muối. Công thức của kim loại oxit là:
A. Al2O3 B. Fe2O3 C. Fe3O4 D. CuO
E. Đáp số khác
Câu 27. Hoà tan hoàn toàn một kim loại 1,805 gam một hỗn hợp gồm Fe và một kim loại A có hóa trị n duy nhất bằng dung dịch HCl thu được 1,064 lít khí H2, còn khí hòa tan 1,805 gam hỗn hợp trên bằng dung dịch HNO3 loãng, dư thì thu được 0,896 lít khí NO duy nhất. Biết các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Xác định kim loại M:
A. Cu B. Cr C. Al D. Mn
Câu 28. Đót một kim loại trong bình chứa khí Clo thu được 32,5 g muối , đồng thời thể tích Clo giảm 6,72 lit (ở đktc) .Tên kim loại bị đốt là :
A. Mg B. Fe C. Al D. Cu.



BÀI TOÁN NHIỆT LUYỆN
Câu 1. Cho luồng H2 dư đi qua các ống mắc nối tiếp nung nóng theo thứ tự: ống 1 đựng 0,2 mol Al2O3, ống 2 đựng 0,1 mol Fe2O3, ống 3 đựng 0,15 mol CaO. Đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, chất rắn trong các ống sau phản ứng theo thứ tự là:
A. Al, Fe, Ca C. Al2O3, Fe, CaO
B. Al, Fe, Ca(OH)2 D. Al2O3, Fe, Ca(OH)2
Câu 2. Khử hoàn toàn 4,06 gam một oxit kim loại bằng CO thu được 0,07 mol CO2. Lấy toàn bộ kim loại sinh ra cho vào dung dịch HCl dư thu được 1,176 lít H2 (đktc). Oxit kim loại là:
A. Fe3O4 B. Fe2O3 C. FeO D. Cr2O3
Câu 3. Cho từ từ đến dư NH3 vào dung dịch hỗn hợp FeCl3, ZnCl2, AlCl3, CuCl2. Lấy kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi được chất rắn X. Cho CO dư đi qua X nung nóng thì chất rắn thu được chứa:
A. ZnO, Cu, Fe. B. Al2O3, ZnO, Fe
C. Al2O3, Fe D. ZnO, Cu, Al2O3, Fe
Câu 4. Khi nung hỗn hợp gồm Al, CuO, MgO, FeO( lượng vừa đủ), sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn ta thu được chất rắn A gồm các chất sau:

A. Cu, Al2O3 , Mg, Fe. B. Cu, FeO, Mg, Al2O3.

C. Cu, Fe, Al, MgO, Al2O3. D. Cu, Fe, Al2O3, MgO.
Câu 5. T ừ 3 tấn quặng chứa 74% hợp chất ZnCO3.ZnS , bằng phương pháp nhiệt luyện (hiệu suất 90%) ta điều chế được một lượng kim loại Zn. Khối lượng Zn thu được là
A. 1,17 t ấn. B. 1,3 t ấn. C. 1,58 t ấn. D. 1,44 tấn
Câu 6. D ẫn 3,36 lít khí CO2 (đktc) đi qua hỗn hợp gồm 0,1 mol FeO v à 0,1 mol MgO nung n óng. Sau khi c ác ph ản ứng x ảy ra ho àn to àn ta thu đ ư ợc ch ất r ắn c ó kh ối l ư ợng l à
A. 8,8 gam. B. 9,6 gam. C. 8 gam. D. 6,8 gam.
Câu 7. Cho một luồng khí CO đi qua hỗn hợp gồm Na2O, MgO, Fe2O3, CuO nung nóng. Sau một thời gian thu được hỗn hợp chất rắn chứa tối đa:
A. 4 kim loại và 4 ôxit kim loại. B. 3 kim loại và 4 ôxit kim loại.
C. 2 kim loại và 6 ôxit kim loại. D. 2 kim loại và 4 ôxit kim loại.
Câu 8. Cho luồng khí CO dư đi qua m gam hỗn hợp X gồm CuO, Fe2O3 nung nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy khối lượng chất rắn giảm 3,2gam. Thể tích dung dịch H2SO4 2M tối thiểu để hoà tan hết m gam hỗn hợp X là:
A. 150ml. B. 200ml. C. 250ml. D. 100ml.
Câu 9. Một oxit kim loại có công thức là MxOy, trong đó M chiếm 72,41% khối lượng. Khử hoàn toàn oxit này bằng khí CO thu được 16,8 gam kim loại M. Hòa tan hoàn toàn lượng M bằng HNO3 đặc nóng thu được muối của M hóa trị 3 và 0,9 mol khí NO2 công thức của kim loại oxit là:
A. Al2O3 B. Fe2O3 C. Fe3O4 D. Cu2O
Câu 10. Cho luồng khi CO đi qua ống đụng m g Fe2O3 đun nóng , thu được 10,4 g hỗn hợp X chứa Fe , FeO , Fe2O3 . Để hòa tan hết X cần dùng dung dịch chứa 0,175 mol H2SO4 , đông thời thu được 1,12 lit H2 (ở đktc) .Giá trị m là :
A. 14 g B. 8 g C. 10 g D. 12 g.



BÀI TẬP VỀ KIM LOẠI KIỀM

Câu 1. Tính chất vật lí chung của các nguyên tố kim loại kiềm là:
A.Có nhiệt độ nóng chảy thấp, độ cứng thấp và khối lượng riêng lớn
B.Có nhiệt độ nóng chảy cao,khối lượng riêng nhỏ và độ cứng thấp
C. Có nhiệt độ nóng chảy thấp, khối lượng riêng nhỏ và độ cứng thấp
D.Có nhiệt độ nóng chảy cao, khối lượng riêng nhỏ và độ cứng cao
Câu 2. Kết luận nào sau đây đúng:
A.Kim loại kiềm là những kim loại dễ bị oxi hoá nhất
B.Kim loại kiềm là kim loại khó bị oxi hoá nhất
C.Kim loại càng đứng phía cuối dãy điện hoá càng dễ bị oxi hoá
D.Điều chế kim loại kiềm thì có thể dùng cả ba phương pháp điều chế kim loại.
Câu 3. Sục 3,36 lít CO2 (ĐKTC) vào 400 ml dung dịch NaOH 1M, thì dung dịch thu được chứa chất tan:
A. NaHCO3 B. Na2CO3 C. NaHCO3và Na2CO3 D. Na2CO3 và NaOH
Câu 4. Cho kim loại X vào dung dịch (NH4)2SO4 dư, sau phản ứng tạo 1 chất rắn không tan và có khí thoát ra. X là:
A. Na B. Ba C. Fe D. Mg
Câu 5. Kim loại X tác dụng với H2O &shy; sinh ra khí H2 , khí này khử oxit của kim loại Y ta
thu đư&shy;ợc kim loại Y. Hai kim loại X, Y lần lư&shy;ợt là
A. Fe , Cu. B. Ca, Fe. C. Cu , Ag. D. Mg, Al
Câu 6. Hoà tan hoàn toàn m gam Na vào 1 lít dung dịch HCl a M, thu được dung dịch A và a(mol) khí thoát ra .Dãy gồm các chất đều tác dụng với dung dịch A là :
A. Fe , AgNO3 , Na2CO3 , CaCO3.
B. [Cu(NH3)4]SO4 , Zn , Al2O3 , NaHSO4.
C. Mg , ZnO , Na2CO3 , NaOH.
D. Al , BaCl2 , NH4NO3 , Na2HPO3.
Câu 7. Phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. Tinh thể của các kim loại kiềm đều có kiểu mạng lập phương tâm khối.
B. Kim loại kiềm là kim loại có tính khử mạnh nhất so với kim loại khác trong cùng một chu kỳ
C. Để[FONT=.VnArial] [/FONT]bảo quản kim loại kiềm, ta phải ngâm chúng[FONT=.VnArial] [/FONT]trong dầu hoả .
D. Chỉ có kim loại kiềm mới có cấu trúc lớp vỏ ngoài cùng là : -ns1
Câu 8. Muốn bảo quản kim loại kiềm người ta ngâm kim loại kiềm trong:
A. rượu etylic B. dầu hoả . C. glixerin. D. dung dịch axit axetic.
Câu 9. Cho 4,6 gam kim loại Na vào 200 ml dung dịch CuSO4 1M, sau khi phản ứng xong ta thu được kết tủa B có khối lượng là
A. 6,4 gam. B. 9,8 gam. C. 12,8 gam. D. 19,6 gam.
Câu 10. 3,60 gam hỗn hợp gồm kali và một kim loại kiềm (A) tác dụng vừa hết với nước cho 2,24 lít khí hiđro (ở 0,5 atm, 00C).Khối lượng nguyên tử của (A) lớn hay nhỏ hơn kali?
A. A >39. B. A < 39 C. A < 36
Câu 11. Biết số mol kim loại (A) trong hỗnhợp lớn hơn 10% tổng số mol hai kim loại, vậy (A) là nguyên tè nào?
A.K B.Na C. Li D. Rb
Câu 12. Cho hỗn hợp X gồm Na và một kim loại kiềm có khối lượng 6,2 gam tác dụng với 104g nước thu được 110 gam dung dịch có d = 1,1. Biết hiệu số hai khối lượng nguyên tử < 20. Kim loại kiềm là:
A. Li B. K C. Rb D. Cu
Câu 13. Cho 1 gam kim loại hóa trị I tác dụng với lượng đủ nước; người ta thu được 487cm3 H2 (đo ở đktc). Hãy xác định khối lượng nguyên tử của kim loại trên.
A. 7 (Li) B. 39 (K) C. 23 (Na) D. 133 (Cs)
Câu 14. Cho 1 gam kim loại hóa trị I tác dụng với lượng đủ nước; người ta thu được 487cm3 H2 (đo ở đktc).
Thể tích (lít) một dung địch axit nồng độ 2M để trung hòa dung dịch vừa thu được là:
A. 0,02 lít B. 0,043 lít C. 0,03 lít D. 0,0217 lít
Câu 15. Đốt cháy 0,78 gam kali trong bình kín đựng khí O2 (dư). Phản ứng xong người ta đổ ít nước vào bình, lắc nhẹ cho chất rắn tan hết, rồi thêm nước cho đủ 200ml dung dịch M. Nồng độ của các chất trong dung dịch M là:
A. 0,025M B. 0,05M C. 0,075M D. 0,1M
Câu 16. Trong bình điện phân thứ nhất người ta hòa tan 0,3725 gam muối clorua của một kim loại kiềm vào nước. Mắc nối tiếp bình I với bình II chứa dung dịch CuSO4 sau một thời gian ở catot bình II có 0,16 gam kim loại.bám vào, còn bình I thấy chứa một dung dịch có pH = 13. Cho biết muối clorua của kim loại kiềm là muối nào?
A. NaCl B. LiCl C. KCl D. FrCl
Câu 17. Điều chế NaOH trong công nghiệp bằng phương pháp:
A. cho Na2O tác dụng với H2O. B. cho dung dịch Na2SO4 tác dụng với dung dịch Ba(OH)2.
C. điện phân dung dịch Na2SO4. D. điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn.
Câu 18. Để điều chế kim loại Na, ta có thể
A. dùng H2 khử Na2O ở nhiệt độ cao.
B. điện phân dung dịch NaCl trong nư&shy;ớc có màng ngăn.
C. nhiệt phân Na2O.
D. điện phân NaCl nóng chảy.
Câu 19. Giả sử cho 3,9gam kali kim loại vào 192.4gam nước, thu được m gam dung dịch và một lượng khí thoát ra. Giá trị của m là (cho H=1, O=16, K=39 )
A. 198gam B. 200.gam C. 196,2gam D. 203.6gam

 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top