Nước ta được chia ra thành các vùng khác nhau. Mỗi vùng có điều kiện khác nhau để phát triển kinh tế xã hội. Vậy vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ gồm có những điều kiện thuận lợi gì để phát triển. Chúng ta cùng đến với bài “vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ” địa lí 12.

Bài tập vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ

Câu 1: Hãy chứng minh nhận định:Trung du và miền núi Bắc Bộ có vị trí địa lí đặc biệt, lại có mạng lưới giao thông vận tải đang được đầu tư, nâng cấp, nên ngày càng thuận lợi cho việc giao thông với các vùng khác trong cả nước và xây dựng nền kinh tế mở?

Bài làm:
Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ nằm ở vùng phía bắc nước ta, tiếp giáp với Trung Quốc, Lào và liền kề với vùng kinh tế đồng bằng sông Hồng, vùng Bắc Trung Bộ và giáp với biển Đông.
Nhờ sự đầu tư và nâng cấp nền mạng lưới hệ thống giao thông ở đây ngày càng được hoàn thiện hơn. Tiêu biểu một số tuyến quốc lộ như quốc lộ 2, quốc lộ 3, quốc lộ 4, đường 3A hay quốc lộ 37, quốc lộ 4D
Bên cạnh đó, hệ thống đường sắt tuyến Hà Nội – Đồng Đăng dài 123 km nối với ga Băng Trường (Trung Quốc). Đây là tuyến đường sắt quan trọng trong việc tạo ra các mối liên hệ qua một số khu vực kinh tế và quốc phòng xung yếu…Ngoài ra, còn có các tuyến Hà Nội –Việt Trì –Yên Bái –Lào Cai hay Hà Nội – Quan Triều nối liền với nhiều cụm công nghiệp cơ khí, luyện kim quan trọng như Đông Anh, Gò Đầm, Uông Bí…
Hơn nữa, trung du và miền núi Bắc Bộ lại nằm kề bên vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, nên Trung du và miền núi Bắc Bộ chịu tác động lan toả ngày càng lớn của vùng này.

Câu 2: Dựa vào bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam (hoặc Atlat Địa lí Việt Nam), hãy kể tên các loại khoáng sản chủ yếu và tên các mỏ chính ở Trung du và miền núi Bắc Bộ?

Bài làm:
Loại khoáng sảnTên mỏ
Đồng -nikenSơn La
ThanQuảng Ninh
SắtThái Nguyên, Yên Bái
ThiếcTĩnh Túc (Cao Bằng)
ApatitLào Cai
Kẽm –chìChợ Điền (Bắc Kạn)
Đồng, vàngLào Cai
Đất hiếmLai Châu

Câu 3: Tại sao nói việc phát huy các thế mạnh của Trung du và miền núi Bắc Bộ có ý nghĩa kinh tế lớn, ý nghĩa chính trị, xã hội sậu sắc?

Bài làm:
Việc phát huy các thế mạnh của Trung du và miền núi Bắc Bộ có ý nghĩa kinh tế lớn, ý nghĩa chính trị, xã hội sâu sắc. Cụ thể:
Có ý nghĩa kinh tế lớn vì: Trung du miền núi Bắc Bộ có rất nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế, trong đó đáng nói nhất chính là nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng, nhưng nó chỉ mới được khai thác một phần nhỏ. Do đó, việc phát huy các thế mạnh của vùng sẽ nâng cao vị thế kinh tế của vùng trong cả nước và đóng góp quan trọng đối với nền kinh tế của nước ta và cung cấp cho cả nước nguồn năng lượng, cung cấp, khoáng sản, nông sản…cho thị trường trong và ngoài nước.
Có ý nghĩa chính trị -xã hội sâu sắc vì:
Đây là vùng tập trung nhiều dân tộc ít người, do đó việc phát huy thế mạnh phát triển kinh tế sẽ góp phần xóa bỏ dần sự chênh lệch về trình độ phát triển nhất là dân tộc kinh với các dân tộc khác, tạo nên một tập thể phát triển đồng đều, cùng nhau xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
So với các vùng khác, trung du và miền núi Bắc Bộ có nền kinh tế còn chậm phát triển, đời sống của các dân tộc ít người còn nghèo nàn và lạc hậu. Do đó, sự phát triển kinh tế ở khu vực này sẽ giúp cho đời sống người dân được nâng lên, đảm bảo sự bình đẳng giữa các dân tộc.
Người dân ở khu vực này chủ yếu là đi làm nương rẫy và một bộ phận nhỏ chủ yếu xuống miền xuôi đồng bằng để đi làm thuê. Vì vậy, khi phát triển kinh tế ở chính khu vực này sẽ giải quyết được vấn đề việc làm cho nhiều người dân của vùng, tạo công ăn việc làm ổn định, có thu nhập cao hơn cho người dân, hạn chế việc di dân.
Đây là khu vực đầu mối quan trọng không chỉ các khu vực trong nước mà còn cả nước ngoài như Trung Quốc, Lào và một số nước khác thông qua cảng biển Quảng Ninh…Vì vậy, góp phần đẩy mạnh giao lưu kinh tế trao đổi hàng hóa với các nước…

Câu 4: Hãy phân tích khả năng và hiện trạng phát triển cây công nghiệp và cây đặc sản của vùng?

Bài làm:
Khả năng phát triển cây công nghiệp và cây đặc sản của vùng là:
  • Đất: Có phần lớn là đất Feralit trên đá phiến, đá vôi và một số đất phù sa cổ ở dọc các thung lũng sông và cánh đồng ở miền núi…
  • Khí hậu: Nhiệt đới ẩm gió mùa, chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Đông Bắc nên có mùa đông lạnh nhất. Do đó vùng thích hợp trồng các loại cây công nghiệp có nguồn gốc nhiệt đới và ôn đới.
  • Ngoài ra, ở vùng núi giáp biên giới Cao Bằng, Lạng Sơn, trên vùng núi cao Hoàng Liên Sơn có điều kiện khí hậu thuận lợi cho trồng các loại cây thuốc quí (tam thất, đương quy, đỗ trọng, hồi, thảo quả…), các cây ăn quả (mận, đào và lê). Ở Sa Pa có thể trồng rau ôn đới và sản xuất hạt giống quanh năm, trồng hoa xuất khẩu.
  • Khả năng mở rộng diện tích và nâng cao năng suất cây CN, cây đặc sản và cây ăn quả của vùng còn rất lớn.
  • Người dân nơi đây có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, vùng cũng đã bắt đầu xuất hiện các cơ sở công nghiệp chế biến…
  • Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số khó khăn như khí hậu mùa đông rét đậm rét hại, sương muối khiến cây khó phát triển. Mạng lưới giao thông còn thấp kém chưa được đầu tư nhiều, các cơ sở công nghiệp chế biến chưa thực sự tương xứng với tiềm năng hiện có của vùng…
Hiện trạng cây công nghiệp và cây đặc sản của vùng là:
  • Cây công nghiệp: Đây là khu vực trồng chè lớn nhất cả nước với các loại chè nổi tiếng ở Thái Nguyên, Phú Thọ, Yên Bái…
  • Rau, quả: Các loại rau ôn đới, các loại quả táo, lê, mận, đào…
  • Cây dược liệu: Hồi, tam thất, đỗ trọng….ở các khu vực Hoàng Liên Sơn, Cao Bằng, Lạng Sơn…

Câu 5: Hãy phân tích khả năng và hiện trạng phát triển chăn nuôi gia súc lớn của vùng?

Bài làm:
Khả năng phát triển chăn nuôi gia súc của vùng:
  • Có các đồng cỏ, cao nguyên rộng lớn có thể chăn thả trâu bò, ngựa, dê…
  • Nhờ giải quyết tốt vấn đề lương thực nên có thể đáp ứng lương thực cho chăn nuôi..
  • Người dân có kinh nghiệm trong việc chăn nuôi.
Hiện trạng chăn nuôi gia súc của vùng:
  • Đàn trâu bò của vùng được chăn nuôi rộng rãi, chiiems ½ đàn trâu cả nước và chiếm 16% đàn bò cả nước.
  • Bên cạnh bò thịt, còn nuôi bò sữa và tập trung chủ yếu ở Mộc Châu (Sơn La).
  • Đàn lợn có hơn 5,8 triệu con năm 2005 chiếm 21% đàn lợn cả nước
  • Bên cạnh đó, người dân cũng chăn nuôi thêm cả ngựa, dê…
=> Có thể nói, tiềm năng phát triển chăn nuôi của vùng rất lớn. Tuy nhiên, do cơ sở hạ tầng, công tác vận chuyển sản phẩm chăn nuôi tới các đô thị để tiêu thụ còn gặp nhiều khó khăn như đường sá còn hiểm trở, xa xôi đã phần nào làm hạn chế phát triển chăn nuôi của vùng…

Câu 6: Hãy xác định trên bản đồ các mỏ lớn trong vùng và phân tích những thuận lợi và khó khăn trong việc khai thác thế mạnh về tài nguyên khoáng sản của vùng?

Bài làm:
Xác định các mỏ khoáng sản của vùng:
  • Đồng –niken tập ở Sơn La
  • Than tập trung khối lượng lớn ở Quảng Ninh
  • Sắt có ở Thái Nguyên, Yên Bái
  • Thiếc ở Tĩnh Túc (Cao Bằng)
  • Apatit ở Lào Cai
  • Kẽm –chì ở Chợ Điền (Bắc Kạn)
  • Đồng, vàng ở Lào Cai
  • Đất hiếm ở Lai Châu
Thuận lợi khai thác thế mạnh về tài nguyên khoáng sản của vùng là:
  • Vùng có nhiều tài nguyên khoáng sản khác nhau với trữ lượng lớn, có thể kể đến như than, sắt, đồng…
  • Điều này tạo ra lợi thế của vùng về các ngành công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, từ đó tạo ra cơ cấu ngành công nghiệp nặng.
Khó khăn của khai thác thế mạnh về tài nguyên khoáng sản của vùng là:
  • Các mỏ khoáng sản nằm sâu ở trong lòng đất lại tập trung chủ yếu ở những khu vực có địa hình hiểm trở, hệ thống giao thông còn hạn chế, khiến việc khai thác trở nên khó khăn, thiếu nhân lực lành nghề và có chuyên môn.

Câu 7: Hãy xác định trên bản đồ các trung tâm công nghiệp quan trọng của vùng?

Bài làm:
Trung tâm công nghiệpQuy môCơ cấu ngành
Thái NguyênDưới 9 nghìn tỉ đồngLuyện kim đên, kim màu, chế biến nông sản, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí.
Việt TrìDưới 9 nghìn tỉ đồngChế biến nông sản, sản xuất vật liệu xây dựng, dệt mau, sản xuất giấy xenlulo, hóa chất phân bón
Hạ LongTừ 9 đến 40 nghìn tỉ đồngChế biến nông sản, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, than đá, nước khoáng, đóng tàu
Cẩm PhảDướng 9 nghìn tỉ đồngCơ khí, than đá

Câu 8: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy so sánh sự khác nhau về thế mạnh tự nhiên để phát triển nông nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên?

Bài làm:

Nội dungTrung du và miền núi Bắc BộTây Nguyên
ĐấtPhần lớn là đất feralit trên đá phiến, đá vôi và các đá mẹ khác.
Đất đất phù sa cổ ở trung du, đất phù sa ven các thung lũng sông…
=>Trồng được nhiều loại cây
Đất badan màu mỡ, tập trung với diện tích rộng
=>Trồng cây công nghiệp lâu năm.
Khí hậuNhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh
=>Trồng cây nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới, rau ôn đới,…
Khí hậu cận xích đạo và khí hậu mát mẻ ở các cao nguyên
=>Trồng cây có nguồn gốc nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Yếu tố khácCó nhiều đồng cỏ =>Chăn nuôi trâu, bò, ngựa, dê…Một số nơi có đồng cỏ =>Chăn nuôi bò…

Câu 9: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, trình bày sự khác biệt về đặc điểm mạng lưới đô thị giữa hai vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên?

Bài làm:

Nội dungTrung du và miền núi Bắc BộTây Nguyên
Số lượng đô thị16754
Quy mô dân số đô thịNhiều đô thị có số dân lớnChủ yếu là các đô thị thưa dân
Phân cấp đô thịCó 9 thành phố, 13 thị xã và 145 thị trấnCó 3 thành phố, 4 thị xã và 47 thị trấn
Chức năng đô thịđa dạng hơn, chủ yếu hành chính, một số có chức năng công nghiệp, du lịchchủ yếu hành chính
Phân bốkhông đều, tập trung hơn ở vùng trung du, ven biểnPhân bố khá đồng đều giữa các khu vực

Câu 10: Chứng minh Trung du và miền núi Bắc Bộ có nhiều tiềm năng để phát triển công nghiệp nhưng sự phát triển chưa tương xứng với tiềm năng của vùng. Tại sao cần phải chú ý đến vấn đề môi trường trong việc phát triển thủy điện ở vùng này?

Bài làm:
Trung du miền núi và Bắc Bộ có nhiều tiềm năng để phát triển:
  • Có nhiều khoáng sản với trữ lượng lớn và có giá trị kinh tế cao.
  • Nhiều sông có khả năng thủy điện
  • Có nguồn nguyên liệu từ nông – lâm – ngư nghiệp.
Tuy nhiên, sự phát triển chưa xứng đáng với tiềm năng của vùng. Điều đó được thể hiện chỗ:
  • Gía trị sản lượng công nghiệp của vùng thấp.
  • Tỉ trọng công nghiệp trong GDP thấp (29,5%)
  • Quy mô công nghiệp của vùng còn nhỏ lẻ, trừ một số tỉnh phụ cận ĐBSH như Quảng Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên….
  • Cơ cấu công nghiệp đơn giản, chủ yếu là thiên về khai thác chế biến thực phẩm, thủy điện….
Trong quá trình phát triển thủy điện, vùng cần phải chú ý đến vấn đề môi trường vì:
  • Các công trình thủy điện tác động lớn đến môi trường sinh thái: làm mất diện tích rừng, đất rừng, ảnh hưởng đến sự đa dạng sinh học,...
  • Các hồ thủy điện có ảnh hưởng lớn đến nguồn nước của các khu dân cư trong vùng và các vùng lân cận.

Câu 11: Phân tích việc sử dụng đất nông nghiệp ở Trung du và miền núi nước ta? Tại sao sử dụng hợp lí đất đai ở đây trở thành vấn đề phát triển rất quan trọng?

Bài làm:
Việc sử dụng đất nông nghiệp ở Trung du và miền núi ở nước ta là:
  • Đất thích hợp trồng rừng và cây lâu năm
  • Trước đây, diện tích nương rẫy không ngừng mở rộng.
  • Hiện nay, đẩy mạnh thâm canh ở những nơi có khả năng tưới tiêu. Ngoài ra, chuyển một phần nương rẫy thành vườn cây ăn quả, cây công nghiệp…Các mô hình sản xuất nông – lâm kết hợp đang được phổ biến.
  • Việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp với sự hỗ trợ tích cực của công nghiệp chế biến mang lại nhiều lợi ích hơn. Tuy nhiên cần phải cân đối với việc bảo vệ và phát triển rừng.
Sử dụng đất đai ở trung du và miền núi lại trở thành vấn đề rất quan trọng vì:
  • Đảm bảo hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và môi trường.
  • Đồi núi chiếm ¾ diện tích cả nước trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, tài nguyên đất dễ bị suy thoái.

Câu 12: Trung du và miền núi Bắc Bộ gồm những tỉnh nào? Hãy phân tích thế mạnh về tự nhiên và hiện trạng phát triển thủy điện của vùng này?

Bài làm:
  • Các tỉnh thuộc Trung du và miền núi Bắc Bộ: Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Quảng Ninh.
  • Thế mạnh về tự nhiên để phát triển thuỷ điện: Các sông suối có trữ năng thuỷ điện lớn (hệ thống sông Hồng 11 triệu kW, chiếm hơn 1/3 trữ năng thuỷ điện của cả nước ; riêng sông Đà gần 6 triệu kW).
  • Hiện trạng phát triển thuỷ điện :
    • Nhiều nhà máy thuỷ điện đã được xây dựng: Thác Bà trên sông Chảy (110 MW), Hoà Bình trên sông Đà (1920 MW), Tuyên Quang trên sông Gâm (342 MW) và hàng loạt nhà máy thuỷ điện nhỏ.
    • Đang xây dựng nhà máy thuỷ điện Sơn La trên sông Đà (2400 MW)

Câu 13: Trình bày việc phát triển nghề cá và du lịch biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ. Vì sao đánh bắt hải sản xa bờ đang được đẩy mạnh ở vùng này?

Bài làm:
Việc phát triển nghề cá và du lịch biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ:
  • Nghề cá:
    • Biển giàu hải sản, nhất là các tỉnh Nam Trung Bộ và có ngư trường Hoàng Sa – Trường Sa, sản lượng đánh bắt lớn, nhất là cá biển.
    • Bờ biển có nhiều vũng vịnh, đầm phá thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản, việc nuôi trồng được phát triển ở nhiều tỉnh.
    • Hoạt động chế biến thủy sản đa dạng, phong phú với một số đặc sản (nước mắm Phan Thiết).
    • Trong quá trình khai thác chú ý việc khai thác hợp lí và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
  • Du lịch biển:
    • Có hiệu quả cao về kinh tế - xã hội, bảo vệ tài nguyên sinh vật ở ven bờ.
    • Khẳng định chủ quyền và góp phần bảo vệ biển – đảo của nước ta.
Nguồn: Tổng hợp
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top