BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM HÓA HỮU CƠ
Câu hỏi 1:
Hợp chất X có công thức phân tử C8H8O3. X thuộc nhóm hợp chất nào sau đây:
A. Rượu B. Phenol
C. Anđehit D. Xeton E. Este
Câu hỏi 2:
Đun nóng một rượu X với H2SO4 đậm đặc ở nhiệt độ thích hợp thu được một olefin duy nhất. Công thức tổng quát của X là:
A. CnH2n+1CH2OH
B. RCH2OH
C. CnH2n+1OH
D. CnH2n+2O
Câu hỏi 3:
Đốt cháy một rượu X, ta được hỗn hợp sản phẩm cháy trong đó nco2 < nH2O. Kết luận nào sau đây đúng.
A. (X) là ankanol
B. (X) là ankađiol
C. (X) là rượu 3 lần rượu .
D. (X) là rượu no.
Câu hỏi 4:
Công thức nào dưới đây là công thức của rượu no mạch hở ?
A. CnH2n+2-x(OH)x
B. CnH2n+2O
C. CnH2n+2Ox
D. CnH2n+1OH
Câu hỏi 5:
Cho biết sản phẩm chính của phản ứng khử nước của (CH3 )2CHCH(OH)CH 3 ?
A. 2-metyl buten-1
B. 3-metyl buten-1
C. 2-metyl buten-2
D. 3-metyl buten-2
Câu hỏi 6:
Nếu cho biết Y là một rượu, ta có thể xác định công thức phân tử và công thức cấu tạo thu gọn của X như sau:
A. CnH2n+2O; CnH2n+1-OH
B. CnH2n+2-2kOz; R(OH)z với k≥0 là tổng số liên kết π và vòng ở mạch cacbon, Z ≥1 là số nhóm, R là gốc hiđrocacbon.
C. CnH2n+2Oz; CxHy(OH)z
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu hỏi 7:
Đốt cháy hoàn toàn 2 rượu X, Y đồng đẳng kế tiếp nhau người ta thấy tỉ số mol CO2 và H2O tăng dần. Cho biết X, Y là rượu no, không no hay thơm?
A. Rượu no.
B. Rượu không no
C. Rượu thơm.
D. Phenol
Câu hỏi 8:
Cho biết số đồng phân nào của rượu no, đơn chức từ C3 đến C5 khi tách nước không tạo ra các anken đồng phân?
A. C3H7OH: 2 đồng phân; C4H9OH: 3 đồng phân; C5H11OH: 3 đồng phân.
B. C3H7OH: 1 đồng phân; C4H9OH: 4 đồng phân; C5H11OH: 3 đồng phân.
C. C3H7OH: 3 đồng phân; C4H9OH: 4 đồng phân; C5H11OH: 3 đồng phân.
D. Câu A đúng.
Câu hỏi 9:
Có các hợp chất chỉ chứa các nguyên tố C, H, O có khối lượng phân tử bằng 60 đvC. Những chất nào trong số các chất đó có thể chuyển hóa theo sơ đồ sau: CxHyOz -> CxHy-2 -> A1 -> B1 -> Glixerin
A. C2H4O2 .
B. Rượu n-propylic và rượu iso propylic
C. Etyl metyl ete
D. Metyl fomiat
Câu hỏi 10:
Đun nóng glixerin với một tác nhân loại nước (ví dụ KHSO4) ta được chất E có tỉ khối hơi so với nitơ bằng 2, biết E không tác dụng với Na và trong phân tử không có mạch vòng. Cho biết công thức cấu tạo của E ?
A. CH≡C-CH2-OH
B. CH2=C=CH-OH
C. CH2=CH-COH
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu hỏi 11:
Có những loại hợp chất hữu cơ mạch hở nào ứng với công thức tổng quát CnH2nO.
A. Rượu không no đơn chức
B. Ete không no
C. Anđehit no
D. Xeton
E. Tất cả đều đúng
Câu hỏi 12:
Khi đốt cháy các đồng đẳng của một loại rượu thì tỉ lệ số mol T = nCO2 / nH2O tăng dần khi số nguyên tử C trong rượu tăng dần. Vậy công thức tổng quát của dãy đồng đẳng rượu là:
A. CnH2nOk, n ≥ 2
B. CnH2n+2O, n ≥ 1
C. CnH2n+2Oz, 1 ≤ x ≤ 2
D. CnH2n-2Oz
Câu hỏi 13:
Cho hỗn hợp Z gồm 2 rượu có công thức CxH2x+2O và CyH2yO biết: x + y = 6 và y ≠ x ≠ 1. Công thức phân tử hai rượu là:
A. C3H8O và C5H10O
B. CH4O và C3H6O
C. C2H6O và C4H8O
D. C4H10O và C6H12O
Câu hỏi 14:
Hai hợp chất thơm X, Y đều có công thức CnH2n-8O2. Hơi của Y, X có khối lượng riêng là 5,447 g/lit (ở 00C, 1 atm). X là hợp chất tạp chức có phản ứng tráng gương; Y là axit yếu nhưng mạnh hơn axit cacbonic. Xác định công thức cấu tạo của X, Y.
A. C6H4(CHO)2 và C6H5OH
B. HO-C6H3-CHO và C6H5OH
C. C6H4(OH)2 C6H5OH
D. HO-C6H4-CHO và C6H5COOH
Câu hỏi 15:
Công thức cấu tạo của hợp chất C4H4O2 có thể là:
A. Một axit hay este mạch hở chưa no có 1 liên kết π ở mạch cacbon.
B. Anđehit 2 chức no.
C. Rượu 2 chức no có 2 liên kết π
D. Hợp chất tạp chức: rượu - anđehit chưa no.
E. Tất cả đều đúng.
Câu hỏi 16:
Hợp chất Y là dẫn xuất chứa oxi của benzen, khối lượng phân tử của Y bằng 94 đv.C. Cho biết công thức cấu tạo của Y ?
A. C6H5-CH2-OH
B. C6H5OH
C. C6H4(CH3)OH
D. Kết quả khác
Câu hỏi 17:
Đồng phân nào của C4H9OH khi tách nước sẽ cho hai olefin đồng phân?
A. Rượu iso-butylic
B. 2-metyl propanol-2
C. Butanol-1
D. Butanol-2
Câu hỏi 18:
Trong dãy đồng đẳng rượu đơn chức no, khi mạch cacbon tăng, nói chung:
A. Độ sôi tăng, khả năng tan trong nước tăng.
B. Độ sôi tăng, khả nặng tan trong nước giảm
C. Độ sôi giảm, khả năng tan trong nước tăng.
D. Độ sôi giảm, khả năng tan trong nước giảm.
Câu hỏi 19:
Hãy sắp xếp các chất sau đây theo trật tự tăng dần tính bazơ: NH3, CH3NH2, C6H5NH2; (CH3)2NH và (C6H5)2NH
A. (C6H5)2NH < NH3 < C6H5NH2 < (CH3)2NH < CH3NH
B. (C6H5)2NH < C6H5NH2 <NH3 < CH3NH2 < (CH3)2NH
C. (CH3)2NH > CH3NH2 > NH3 > C6H5NH2 > (C6H5)2NH
D. Câu C đúng.
Câu hỏi 20:
Phát biểu nào sau đây không đúng:
A. Anilin là bazơ yếu hơn NH3 vì ảnh hưởng hút electron của nhân lên nhóm NH2 bằng hiệu ứng
liên hợp.
B. Anilin không làm đổi màu giấy quỳ tím ẩm.
C. Anilin tác dụng được với HBr vì trên N còn dư đôi electron tự do.
D. Nhờ có tính bazơ, anilin tác dụng được với dung dịch Br2
Câu hỏi 21:
Cho sơ đồ chuyển hóa sau:
HO-CH2-COONa -> B -> C -> D ->C2H5OH . Các chất B, C, D có thể là:
A. CH3OH; HCHO và C2H6O12
B. C2H6; C2H5Cl và C2H4
C. CH4; C2H2 và C2H4
D. Câu B đúng
Câu hỏi 22:
Cho các phản ứng sau:
(A) + (B) -> © + (D)
© + (E) -> "Nhựa phenol fomanđehit
(E) + O2 -> (H)
(I) -> (J) + K) .(J) -> (L)
(L) + Cl2 -> (M) + (B)
(M) + (N) -> © + (D)
Natri + (F) -> (N) + (K)
Các chất A, I, M có thể là:
A. C2H5ONa; C2H6Cl và C2H5Cl
B. C6H5OH; C3H8 và C3H7Cl
C. C6H5ONa; CH4 và C6H5Cl
D. Câu A đúng
Câu hỏi 23:
Cho các phản ứng sau: (A) + H2O -> (B) + (K)
(B) -> (D) + H2O
(D) + (E) -> (F) + HCl
(F) + © -> (G) + (H)
(G) + (H2)-> (B)
(G) + [O] + H2O -> (I)
(I) + (J) -> TNG + H2O
Các Chất A, D, G có thể là:
A. CH3COOC2H5 ; CH2=CH2 và CH≡C-CH 2OH
B. CH3COOC4H9 ; CH2=CH-CH2-CH3 và CH3-CH=CH-CH2-OH
C. CH3COOC3H7 ; CH2=CH-CH3 và CH2=CH-CH 2-OH
D. Tất cả đều sai.
Câu hỏi 24:
Cho biết sản phẩm hình thành khi đun nóng C3H7OH và hơi HBr?
A. CH3-CH2-CH2Br và H2O
B. CH3OH ub>-CH2Br và CH3CH2Br
C. BrCH2-CH2-CH2OH và H2
D. CH3-CH2-CH3 và HOBr
Câu hỏi 25:
Phát biểu nào sau đây đúng:
(1) Phenol có tính axít mạnh hơn etanol vì nhân benzen hút electron của nhóm -OH bằng hiệu ứng liên hợp, (H linh động) trong khi nhóm -C2H5 lại đẩy electron vào nhóm -OH (H kém linh dộng).
(2) Phenol có tính axit mạnh hơn etanol và được minh họa bằng phản ứng phenol tác dụng với dung dịch NaOH còn C2H5OH thì không phản ứng.
(3) Tính axit của phenol yếu hơn H2CO3 vì sục CO2 vào dung dịch C6H5ONa ta sẽ được C6H5OH kết tủa .
(4) Phenol trong nước cho môi trường axit, quỳ tím hóa đỏ.
A. (1), (2)
B. (2), (3)
C. (3), (1)
D. (1), (2), (3), (4)
Câu hỏi 26:
Một rượu đa chức no X có số nhóm -OH bằng số nguyên tử cacbon với xấp xỉ 10% hiđro theo khối lượng. Đun nóng X với chất xúc tác và nhiệt độ thích hợp để tách loại nước thì thu được một chất hữu cơ Y có MY = Mx - 18. Kết luận nào dưới đây hợp lí nhất?
A. Y là etanal CH3-CHO
B. X là glixerin C3H5(OH)3
C. Y là propenal CH2=CH-CHO
D. Tỉ khối hơi Y so với X là 0,8
Câu hỏi 27:
Lấy một lượng Na kim loại tác dụng vừa đủ với 18,7 gam hỗn hợp X gồm 3 rượu đơn chức thì thu được 29,7 gam sản phẩm. Tìm công thức cấu tạo của một rượu có khối lượng phân tử nhỏ nhất.
A. C2H5OH
B. CH3OH
C. C3H7OH
D. C3H6OH
Câu hỏi 28:
Cho hai rượu cùng bậc X và Y. Lấy 1,15 gam mỗi rượu cho tác dụng với Na (dư), X cho 280 cm3 hiđro, còn Y chỉ cho 214,66 cm3 hiđro. Biết khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Cho biết công thức cấu tạo của X và Y?
A. CH3OH và C2H5OH
B. C3H7OH và C4H9OH
C. C2H5OH và C3H7OH
D. C2H5OH và C4H9OH
Câu hỏi 29:
Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C2H4O2. X không tác dụng với NaOH nhưng tác dụng với Na, khi cho 1,5 gam hợp chất đó tác dụng với Na thu được 0,28 lít khí hiđro (đo ở đktc). Xác định công thức cấu tạo hợp chất X mà em đã học.
A. CH≡C-CH2-OH
B. HO-CH2-CHO
C. CH3COOH
D. Các câu A, B, C đều sai
Câu hỏi 30:
Có hợp chất hữu cơ X chỉ chứa các nguyên tố: C, H, O. Khi hóa hơi 0,31 gam X thu được thể tích hơi đúng bằng thể tích của 0,16 gam oxi đo ở cùng điều kiện. Mặt khác, cũng 0,31 gam X tác dụng hết với Na tạo ra 112ml khí H2 (đktc). Công thức cấu tạo của X là:
A. C3H5(OH)3
B. C3H6(OH)2
C. C4H8(OH)2
D. C2H4(OH)2